Giới thiệu chung về cây Sứ Thái (Adenium obesum(Forssk.) Roem. & Schult.)

Chúng là các loài cây thuộc thực vật có hoa bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, cây thân thảo hay dây leo. Nhiều loài là các loại cây thân gỗ cao trong các rừng mưa nhiệt đới, và chủyếu sinh trưởng trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt. Nhưng có một số loài sinh trưởng trong các môi trường khô hạn của vùng nhiệt đới và một số loài cây lâu năm thân thảo ở khu vực ôn đới. Nhiều loài bên trong thân có nhựa trắng như sữa cũng như nhiều loài có chứa độc chất gây nguy hiểm cho tính mạng nếu ăn phải.

pdf26 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2916 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu chung về cây Sứ Thái (Adenium obesum(Forssk.) Roem. & Schult.), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây Sứ Thái (Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult.) 1.1.1. Đặc điểm chung của họ Trúc đào (Apocynaceae) Chúng là các loài cây thuộc thực vật có hoa bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, cây thân thảo hay dây leo. Nhiều loài là các loại cây thân gỗ cao trong các rừng mưa nhiệt đới, và chủ yếu sinh trưởng trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt. Nhưng có một số loài sinh trưởng trong các môi trường khô hạn của vùng nhiệt đới và một số loài cây lâu năm thân thảo ở khu vực ôn đới. Nhiều loài bên trong thân có nhựa trắng như sữa cũng như nhiều loài có chứa độc chất gây nguy hiểm cho tính mạng nếu ăn phải. Giống như một số giống khác trong họ Apocynaceae, giống Adenium có cả các loài, trong thân có nhựa trắng dạng mủ latex và nhựa trong suốt; trong khi giống Pachypodium chỉ có nhựa trong suốt. Hiện nay người ta công nhận trong họ này có 4.555 loài và khoảng 415 - 424 giống. (Endress và Bruyn, 2000). Đặc trưng các cây trong họ này có lá đơn, thông thường mọc đối và chéo chữ thập hay mọc vòng xoắn; không có lá kèm. Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, đối xứng tâm (đối xứng tỏa tia), tổ hợp thành các cụm hoa dạng hình xim hay chùm (ít khi thấy dạng hoa đơn). Hoa lưỡng tính, với đài hoa duy nhất 5 thùy. Hoa mọc ở đầu ngọn hay ở nách lá. Các nhị hoa chèn vào bên trong ống của tràng hoa. Nhụy hoa thường lớn. Quả là loại quả hạch, quả mọng, quả nang hay quả kén (Rotterdam và Brookfeild, 1999). Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 3 1.1.2. Đặc điểm của cây Sứ Thái (Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult.) * Phân loại (Võ Văn Chi, 1997) Giới : Plantae Ngành : Magnoliophyta Lớp : Magnoliopsida Phân lớp : Lamiidae Bộ : Gentianales Họ : Apocynaceae Giống : Adenium Loài : Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult. * Đặc tính sinh học của cây Sứ Thái Rễ chính và rễ phụ * Rễ chính Mọc ra trực tiếp từ thân cây, điểm tiếp giáp giữa rễ chính và thân là đoạn vòng eo (cổ rễ). Rễ chính là phần rễ lớn nhất do mọc ra trước tiên khi cây Sứ Thái hình thành bộ rễ. Rễ chính phải lớn, phải mạnh để có thể giữ cho cây Sứ Thái bám đất, không bị ngã đổ khi gió lớn. Khi trồng lâu ngày, rễ chính phình to và lồi lên trên mặt đất, mang các hình thù đặc trưng. * Rễ phụ (rễ nhánh) Là phần rễ phụ mọc ra từ rễ chính, đầu rễ phụ có nhiều rễ nhỏ hơn, có nhiều lông tơ mịn màu trắng để hút nước và các chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ phụ luôn mềm không chắc như rễ chính cho nên rất dễ bị dập, úng dẫn đến gây thối bộ củ, bộ rễ cây Sứ. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 4 Củ Chỉ có cây Sứ Thái trồng từ hạt mới có “củ” (caudex), là phần tiếp giáp giữa thân cây và bộ rễ. Cây Sứ Thái trồng từ cành giâm hoặc chiết không có củ. Đôi khi củ sứ phát triển mạnh nên dự trữ hầu hết nguồn dinh dưỡng, và bộ rệ không phát triển nhiều. Bên trong củ chứa toàn mô giữ nước và một loại nhựa đục như sữa (latex). Các mô giữ nước chứa rất nhiều nứơc, dự trữ cho cây sống qua mùa khô. Khi cây thiếu nước, cây sẽ lấy nước dự trữ ra dùng, dẫn đến thân cây mất nước bị nhăn nheo. Nếu để cây mất nước quá lâu, cây sẽ yếu và dễ bị bệnh. Thân Là phần mọc lên từ đoạn cổ rễ tiếp giáp với củ hoặc bộ rễ. Thân cây còn nhỏ màu xanh nhưng khi lớn trở thành màu xám. Thân cây có dạng thân gỗ. Bên trong là mô gỗ cứng và bên ngoài chứa mủ. Khi cắt ngang thấy xuất hiện một lớp mủ trong, dần chuyển màu sang đục trắng sữa. Thân mang nhiều cành làm nền cho bộ tán của cây. Như vậy khi muốn cây sứ ra nhiều cành, nhánh và để có bộ tán sum xuê thì thân cây thường được cắt ngang sát với gốc. Cành (nhánh) Cành sứ là phần mọc ra từ thân cây, màu xanh lá. Cành mang lá mọc so le. Trên mỗi cành lá già rụng hết, nên phần dưới trơ trụi, lá tập trung nhiều ở ngọn. Người ta thường ghép các giống mới lên cành sứ và ít khi ghép trực tiếp lên thân. Lá Lá sứ dày, mọng nước thường mọc ở đầu cành. Với nhiều giống như hiện nay thì lá cũng phong phú về kiểu dáng. Lá có thể trơn láng hoặc có lông tơ mịn; màu từ xanh đến nâu đỏ; đuôi lá có chóp nhọn có gai nhỏ hoặc bằng hoặc lõm vào trong. Giữa lá có một đường gân chính mang các gân phụ chạy dọc ngang lá. Gân có thể chìm hoặc nổi bật hẳn lên. Màu của lá nơi đỉnh ngọn sẽ cho ta biết khá chính xác về màu của hoa (Huỳnh Văn Thới, 2000; Hoàng Đức Khương, 2006). Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 5 Hoa Hoa là yếu tố quan trọng, cò nhiều màu khác nhau: đỏ, trắng, hồng, tím, vàng,…hoặc trắng hồng. đỏ đen, trắng tím hoặc có viền…rất đa dạng. Hoa nở theo từng cụm hoa, mỗi cụm hoa có từ 5 đến 10 hoa; những giống siêng ra hoa có thể có tới 20 hoa mỗi chùm và nở dần hơn 1 tháng mới hết. Có những giống hoa nở đồng loạt một thời điểm (cụm hoa dày bông nhưng mau tàn) nhưng cũng có giống hoa nở dần từng hoa một (cây luôn có hoa). Hoa lưỡng tính, có cuống ngắn thường tập trung ở đầu cành, có dạng hình phễu dài nhỏ, tận cùng bằng 5 cánh hoa loe ra. Hoa sứ có ống tràng hoa nhỏ và hẹp nên côn trùng khó xâm nhập để hút mật và thụ phấn. Giữa bao phấn và núm nhụy cái có một màng mỏng ngăn cách với phấn hoa (ảnh 1.1). Cây Sứ Thái rất khó tự thụ phấn. Cây chỉ thụ phấn khi côn trùng thò vòi vào hút mật hoa, và vòi chúng đụng vào phấn nhị hoa, vòi này tiếp tục chọc thủng màng ngăn và tiếp xúc với vùng thụ phấn bên dưới núm nhụy thì lúc đó hiện tượng thụ phấn mới diễn ra. Cây Sứ Thái trồng từ hạt từ 8 tháng đến 1 năm thì ra hoa. Cụm hoa thường tập trung ở đỉnh, hoa nở từ 8 – 9 ngày mới tàn. Cây Sứ Thái là loại cây bất định, có nhiều nhánh thì nhiều hoa và ra hoa quanh năm. Ảnh 1.1: Cấu tạo bên trong của hoa Sứ Thái ( ) Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 6 Trái Sau khi hoa sứ được thụ phấn, phần bầu nhụy sẽ phình to thành trái (tốc độ phát triển rất nhanh). Trái thường mọc thành cặp có đôi như trái đậu đũa, cũng có trái mọc thành 3 nhánh. Màu da của trái cũng tùy thuộc vào màu hoa, hoa trắng thì trái màu xanh, hoa đỏ thì trái màu đỏ pha nâu xanh,…Trong trái có rất nhiều hạt. Do ống của tràng hoa rất nhỏ nên côn trùng ít vào tới bên trong thụ phấn được dẫn đến cây Sứ Thái ít đậu trái (Huỳnh Văn Thới, 2000; Hoàng Đức Khương, 2006) * Môi trường và dinh dưỡng thích hợp với cây Sứ Thái Môi trường Cây Sứ Thái sống và phát triển tốt trong điều kiện môi trường ấm áp, nhiều nắng và độ ẩm cao. * Nhiệt độ: Nhiệt độ cao không hề ảnh hưởng lớn tới cây Sứ Thái. Tuy nhiên hoa sứ sẽ mau rụng hơn, hoa sẽ bị phai màu nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ thấp cây không phát triển. * Độ ẩm: Cây Sứ Thái thích hợp độ ẩm cao, đặc biệt khi vào mùa mưa cây phát triển tốt nhất, nhưng dễ bị bệnh thối gốc và ít hoa. *Ánh sáng (nắng): Cây Sứ Thái cần nhiều nắng càng tốt. Cây Sứ Thái cũng cần độ thông thoáng và gió. Nắng nóng quá cũng không tốt có thể gây cháy bề mặt củ, rễ nếu bộ tàn lá không che phủ được củ, rễ. Để ra hoa tốt hầu hết các giống sứ cần ít nhất 4 -5 giờ ánh nắng chiếu sáng trực tiếp mỗi ngày. Ánh nắng yếu cây cũng ra hoa nhưng hoa ít ra thường xuyên và mỗi lần ra ít hoa. * Mưa: Một lượng mưa vừa phải luôn tốt cho cây Sứ Thái vì cây vừa được tưới nước và môi trường xung quanh duy trì được độ ẩm cao. Dinh dưỡng Nguyên tắc dinh dưỡng cho cây Sứ Thái là: từng ít một và thường xuyên. Đối với cây Sứ Thái khi được nuôi trồng trong điều kiện lí tưởng sẽ phát triển cực nhanh, thân và củ to mập do trữ lượng nitơ (N, đạm) và các chất dinh dưỡng khác nên củ luôn xốp và dễ bị thối hơn cây Sứ Thái có mức dinh dưỡng bình thường. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 7 Có 2 cách cung cấp chất dinh dưỡng cho cây: - Cung cấp chất dinh dưỡng sẵn trong chất trồng sứ: phân chuồng, phân vô cơ được trộn sẵn vào đất khi trồng cây. - Chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sứ bằng việc bón phân trên bề mặt đất trồng và phun thuốc định kì. Phân hữu cơ (chậm phân hủy): như phân chuồng, phân hữu cơ từ rác, lá cây mục được ủ,…Phân hoá học: sử dụng hỗn hợp chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, Ca, Mg,…) và vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn,…). Phân hoá học được dùng để bón thúc định kỳ trong năm. Tuỳ theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng khác nhau (Huỳnh Văn Thới, 2000). 1.2. Sinh lý về hiện tượng ghép Sự ghép là sự hợp nhất hoàn toàn giữa cành ghép và gốc ghép (Esau, 1967; Fahn, 1989). Sự ghép không dừng ở một cành ghép và một gốc ghép mà có thể nhiều hơn (Ray và Christopher , 2004) Cành ghép là những đoạn thân ngắn mang các chồi ngủ, khi được đặt trên gốc ghép sẽ phát triển trong hệ thống để tạo nên thân hay nhánh mới của cây ghép. Gốc ghép là phần phía dưới của hệ thống ghép, phần sẽ tạo ra hệ thống rễ. Gốc ghép có thể là một cây con, một khúc cắt thân tách rời có hoặc không mang rễ (Hartmann và Kester, 1983; Fahn, 1989). * Hình thái và giải phẫu học trong sự ghép Sự ghép thân trải qua 4 giai đoạn thay đổi: - Sự phản phân hóa và hình thành mô sẹo tại vùng ghép - Sự trộn lẫn vào nhau của các tế bào mô sẹo - Sự phân hóa tượng tầng mới trong vùng mô sẹo nối liền hai tượng tầng của cành ghép và gốc ghép. - Tượng tầng phân chia cho mô mạch mới nối liền với hệ thống mạch cũ của cành và gốc ghép (Hartmann và Kester, 1983). Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 8 Việc nối liền giữa cành ghép và gốc ghép được xem là sự làm lành vết thương. Khi thân cây bị cắt hoặc chẻ ra, nếu hai mảnh được áp chặt và cố định trở lại thì vết thương sẽ lành rất nhanh. Sự dính chặt các tế bào giữa cành ghép và gốc ghép nhờ một hỗn hợp “cement” gồm pectins, carbohydrates và proteins được tiết ra từ dictyosomes tại bộ máy golgi của tế bào. Hiện tượng đầu tiên được thấy là sự chết của lớp tế bào tại bề mặt tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép tạo thành lớp tế bào chết, rồi đến sự hình thành cầu nối mô sẹo và sau cùng là sự tái sinh lại tính liên tục của hệ thống mạch (Miller và Barnett, 1993). Một nhu mô mới sẽ được hình thành bởi sự tăng sinh mạnh mẽ đám tế bào từ tượng tầng của cả hai mảnh thân bị tách, tạo nên mô sẹo (Fahn, 1989). Ngoài ra từ nhu mô libe và tiền mộc cũng có sự phản phân hóa cho ra mô sẹo. Mô sẹo được tạo ra theo cách này từ cành ghép và gốc ghép sẽ trộn lẫn vào nhau. Những mô sống chưa phân hóa cao như nhu mô libe, nhu mô tủy, kể cả nhu mô mộc cũng có thể thích hợp với sự hình thành mô sẹo tại chỗ nối ghép hai thành phần cành và gốc ghép (Hartmann và Kester, 1983; Fahn, 1989). Đám nhu mô mới tạo ra đã trở nên xốp, thấm nước và có thể dẫn dinh dưỡng và hợp chất cần thiết từ gốc cung cấp cho cành ghép bên trên. Giai đoạn cuối của quá trình này, sự phát triển của các chồi trên cây ghép tổng hợp auxin và di chuyển hữu cực tác động vào chỗ ghép giúp vết thương mau chóng hồi phục, lớp tế bào phía ngoài của mô sẹo bắt đầu trở nên hóa sube (Esau, 1967). Các tế bào mô sẹo giữa cành ghép và gốc ghép sẽ dần hình thành một tượng tầng mới nối liền hai tượng tầng cũ với nhau. Sau đó, tượng tầng mới hình thành trong vùng mô sẹo này bắt đầu hoạt động theo kiểu tượng tầng chuyên biệt, trong suốt đời sống của cây ghép. Mô mộc mới xuất phát từ cành ghép thì khó hơn từ gốc ghép. Sản phẩm nhu mô mộc và libe mới này sau đó sẽ thành lập hệ thống mạch nối giữa cành ghép và gốc ghép (Esau, 1967; Hartmann và Kester, 1983). Cuối cùng, chồi mới xuất hiện ở cành ghép – dấu hiệu cho biết hệ thống ghép đã thành công. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 9 * Các sự kiện hình thành vùng ghép - Sự dính chặt giữa gốc ghép và chồi ghép. - Sự tăng nhanh của các tế bào mô sẹo tại vùng ghép tạo thành cầu nối mô sẹo. - Sự hình thành khác biệt các bó mạch xuyên qua bề mặt ghép (Moore, 1984). * Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ghép thành công ♣ Sự ghép không tương hợp Sự ghép thành công phụ thuộc vào khả năng tạo sẹo của tượng tầng hay nhu mô tại vùng ghép và sự tái sinh mô mạch để nối liền hệ thống dẫn truyền của cành ghép và gốc ghép (Hartmann và Kester, 1983). Trong những trường hợp cành ghép và gốc ghép bất tương hợp do khi ghép hai tượng tầng không gần nhau vết ghép tạo nên sự sắp xếp không bình thường của các yếu tố mạch, thay vì nối mạch theo hướng cực rễ thì lại chạy vòng theo hướng ngang hay bị tách rời bởi nhóm nhu mô làm vết ghép khó lành (Davies, 1995). Các cành ghép và gốc ghép được sử dụng cần có sự tương hợp về quan hệ họ hàng, về cấu trúc của thân, mùa tăng trưởng, trạng thái sinh lý, về tuổi của cây, tốc độ tạo mô sẹo và biến dưỡng của mô sẹo. Thông thường, khó ghép những cây không có mối quan hệ thân thuộc (Fahn, 1989; Hartmann và Kester, 1983). Cành ghép và gốc ghép phải được giữ chặt một cách chắc chắn bằng nhiều cách như: quấn quanh, buộc chặt vết ghép, tra vào chỗ ghép một kiềng nhỏ hoặc tốt nhất nên nêm chặt để cho cành ghép không bị di chuyển hoặc bật ra khỏi chỗ ghép khi đám mô sẹo phát triển (Esau, 1967; Fahn, 1989). Sự ghép không tương hợp giữa gốc ghép và cành ghép còn có thể xảy ra khi: - Sinh hoá ở gốc ghép có thể gây độc cho chồi ghép: một vài phân tử hóa học có thể gây ra sự suy giảm của libe. - Không xảy ra sự hóa gỗ bên ngoài tại vùng ghép. - Các tế bào không nhận biết được với nhau. - Cảm ứng sinh lý bất lợi giữa các vùng ghép: đường kính lớn quá khổ cả trên hoặc dưới tại vùng ghép, sự suy yếu của gốc ghép, chỗ nứt tại vùng ghép. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 10 - Sự di chuyển của virus từ gốc ghép sang chồi ghép. Sự ghép không tương hợp dẫn đến hình thái giải phẫu không bình thường của bó mạch trên cầu nối mô sẹo, sự khác biệt bó mạch không rõ ràng, libe suy giảm, tính không liên tục của bó mạch. Những triệu chứng bên ngoài của sự ghép không tương hợp như: sự vàng hóa hoặc rụng lá sớm, chồi cây chết đen và yếu, sự chết non và rụng của chồi ghép. Ở một số cây trì hoãn sự ghép không tương hợp có thể diễn ra trong 20 năm (Stoddard và McCully,1980). ♣ Điều kiện môi trường trong quá trình ghép Thời điểm ghép phải thích hợp. Nên ghép vào buổi chiều tối vì ẩm độ cao và nhiệt độ ôn hòa rất cần thiết cho việc hình thành đám tế bào mô sẹo tại chỗ ghép (Esau, 1967; Hartmann và Kester, 1983). Trong quá trình ghép, vai trò của O2 rất cần thiết vì ở giai đoạn này sự tạo mô sẹo xảy ra và hô hấp tế bào rất cao. Do đó để dễ dàng làm lành vết thương, môi trường cần phải đủ ẩm và thoáng khí. Thí dụ, ở sự ghép cành nho, để có kết quả phát triển cây ghép nhanh thì vết thương không được bó lại bởi sáp hay một chất liệu nào có thể cản không khí (Esau, 1967; Hartmann và Kester, 1983). Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hình thành mô sẹo, tùy thuộc vào từng loại thực vật (cây Sồi 45OF, Nho 75OF, Sứ 30-35OC,…) Độ ẩm cần cho sự mở rộng của cầu nối mô sẹo. Bảo vệ vùng ghép bằng cách sử dụng túi nhựa bao bên ngoài cành chép để tạo độ ẩm thích hợp. Có thể đặt thêm sơ gỗ bào tại vùng ghép cho sự hình thành mô sẹo. ♣ Những nhân tố điều hòa sinh trưởng thực vật Chất điều hòa tăng trưởng thực vật (plant growth regulator) dùng để chỉ một cách tổng quát những hợp chất hữu cơ (bao gồm các sản phẩm thiên nhiên của thực vật và các chất tổng hợp nhân tạo) có tác dụng kích thích hay cản, nói cách khác làm biến đổi một quá trình sinh lý thực vật nào đó, ở nồng độ rất thấp. Chúng không phải là những chất dinh dưỡng, tức là những vật liệu cung cấp năng lượng hay những nguyên tố khoáng cần thiết cho thực vật. Hormon thực vật (Kích thích tố thực vật) là một chất hữu cơ do tế bào tạo ra tại một nơi nào đó trong cơ thể thực vật Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 11 và được chuyển tới một nơi khác, ở đó, với nồng độ rất thấp, chất ấy gây ra một phản ứng sinh lý (Bùi Trang Việt, 2000). Các nhân tố hormon đặc biệt là auxin và cytokinin hay nồng độ đường liên quan tới cảm ứng sự phân chia và phân hóa các yếu tố mạch dẫn trong hệ thống ghép (Davies 1995; Esau, 1967; Fahn,1989; Taiz và Zeiger, 1991). Auxin là chất cần thiết cho sự phân chia tế bào. Auxin thường gây ra hiện tượng tạo bướu ở các mô và cơ quan. Hầu hết các mô thực vật không tăng trưởng trong môi trường không có auxin (Davies, 1995; Taiz và Zeiger, 1991). Vai trò của auxin trong việc phân hóa mạch được thấy qua việc các lá non phát triển vào mùa xuân kích thích sự tạo thành mộc và libe mới trong thân, mô mộc và libe mới này sẽ lan rộng theo hướng từ chồi đến rễ. Việc cắt bỏ các lá non ra khỏi thân sẽ làm giảm hay ngăn chặn sự tái sinh mạch ở phần dưới lá (Davies, 1995). Các lá thúc đẩy sự tái sinh mạch theo hướng cực rễ do auxin di chuyển hữu cực từ chồi đến cực rễ. Khi ghép chồi có mang vài sơ khởi lá lên trên mô sẹo, người ta thấy có sự hình thành mô mạch bên dưới chỗ ghép của mô sẹo (Davies, 1995; Taiz và Zeiger, 1991). Jacobs (1952), chứng minh IAA là yếu tố điều khiển sự tái sinh mạch xung quanh vết thương ở Coleus (Davies, 1995). Nhiều tác giả đề ra giả thiết dòng auxin xác định cách sắp xếp những mạch tái sinh từ chồi đến rễ. Theo thuyết này, sự tổ chức mô mạch theo từng bó được xác định bởi dòng auxin xuyên qua tế bào. Sự di chuyển của auxin từ nguồn có sẵn xảy ra theo lối khuyếch tán, khi mà auxin khuyếch tán qua tế bào nó cảm ứng sự hình thành hệ thống vận chuyển auxin theo hướng hữu cực dọc theo các tế bào dài và hẹp (Davies, 1995). Trong thí nghiệm nuôi cấy in vitro, nồng độ auxin thấp kích thích sự tái sinh libe, ngược lại nồng độ auxin cao kích thích sự tái sinh mô mộc. Ngoài ra, auxin chẳng những kích thích sự tăng trưởng chồi non mà còn khởi phát sự tạo chồi mới. Đặc biệt sự phối hợp auxin và cytokinin ở những nồng độ thích hợp sẽ kích thích sự phát triển chồi nách (Taiz và Zeiger, 1991). Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 12 Tóm lại, auxin kích thích phân chia tượng tầng, đồng thời giúp sự phân hóa hệ thống mạch dẫn. Auxin cũng có khả năng cảm ứng trực tiếp sự phân hóa tế bào nhu mô thành các tổ chức mạch dẫn ở một lượng nhất định. Các đặc tính này cần thiết cho việc tạo mô sẹo và hàn gắn vết thương trong sự ghép mô thực vật. Auxin ngoại sinh chưa được chứng minh là có ích tại vùng ghép, auxin nội sinh cần cho chồi ghép tạo callus. Cytokinin là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phân chia tế bào. Cytokinin điều khiển sự tái sinh mạch xung quanh vết thương (Taiz và Zeiger, 1991, Davies, 1995). Cytokinin cùng với auxin kích thích giai đoạn sớm của sự tái sinh mạch trong thời gian có nhiều tế bào đang phân chia. Giai đoạn cuối cùng của sự tái sinh mạch có thể xảy ra khi không có sự hiện diện của cytokinin. Mặt khác, cytokinin cũng làm tăng tính nhạy cảm của mô đối với tác dụng kích thích sự tái sinh mạch rây của auxin. Ngoài ra, cytokinin chủ yếu được tổng hợp ở rễ và di chuyển trong mô libe đến các chồi, vai trò của cytokinin trong sự tạo củ của một số loài có củ đã được chứng minh (Davies, 1995). ♣ Giới hạn di truyền trong quá trình ghép - Cây một lá mầm ghép khó hơn so với cây hai lá mầm vì có sự phân tán bó mạch. - Các cây có quan hệ họ hàng có khả năng ghép thành công cao. - Sự ghép có thể giữa giống vô tính với nhau hoặc giữa giống vô tính với một giống hữu tính. - Sự ghép giữa các loài trong cùng một giống tỉ lệ thành công là 50/50. Đặc biệt những loài sinh trưởng trái ngược nhau sự ghép không thành công. - Sự ghép giữa các giống trong cùng một họ (quan hệ xa) chỉ có thể ghép thành công ở một vài loài. - Sự ghép giữa các họ: hầu như không thành công (Stoddard và McCully,1980). Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
Tài liệu liên quan