Giới thiệu lịch sử phát triển nhân trắc học và các nghiên cứu ở Việt Nam

Nhân trắc học là một bộ môn khoa học nghiên cứu kích thước con người. Nhân trắc học xuất phát từ tiếng Hy Lạp ‚nhân‛ có nghĩa là con người, ‚trắc‛ có nghĩa là đo lường. Theo Pheassant, nhân trắc học là môn khoa học ứng dụng dựa trên các số liệu về kích thước, hình dạng và những đặc tính thể trạng khác của cơ thể con người. Nhân trắc học có thể được ứng dụng trong việc thiết kế các sản phẩm công nghiệp trong đó có sản phẩm dệt may.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu lịch sử phát triển nhân trắc học và các nghiên cứu ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
633 GIỚI THIỆU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÂN TRẮC HỌC VÀ CÁC NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Hồng Kim, Lê Ngọc Thủy Tiên, Võ Thị Anh Đào, Nguyễn Vân Anh Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD:ThS. Trần Thị Hồng Mỹ TÓM TẮT Nhân trắc học là một bộ môn khoa học nghiên cứu kích thước con người. Nhân trắc học xuất phát từ tiếng Hy Lạp ‚nhân‛ có nghĩa là con người, ‚trắc‛ có nghĩa là đo lường. Theo Pheassant, nhân trắc học là môn khoa học ứng dụng dựa trên các số liệu về kích thước, hình dạng và những đặc tính thể trạng khác của cơ thể con người. Nhân trắc học có thể được ứng dụng trong việc thiết kế các sản phẩm công nghiệp trong đó có sản phẩm dệt may. Từ khóa: Nhân trắc học, đo lường, kích thước cơ thể, đo đạc, ergonomics. 1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU NHÂN TRẮC HỌC 1.1 Sơ lược lịch sử phát triển nhân trắc học ở Việt Nam Ở nước ta nhân trắc học đã được bắt đầu chú ý từ những năm 1930 của thế kỷ trước bằng một số công trình nghiên cứu lẻ tẻ về đo đạc một số kích thước như chiều cao, cân nặng và vòng ngực của học sinh Hà Nội. Các công trình này chưa vận dụng được thống kê toán học vào việc nhận định kết quả đo đạc, nên giá trị phần nào bị hạn chế. Trong thời kỳ này, hầu hết các công trình nghiên cứu đều do một bác sĩ người Pháp và người Việt Nam thực hiện tại Ban Nhân học thuộc Viện Viễn đông bác cổ (École d’ Extrême Orient) và tại Viện Giải phẫu học thuộc Trường Đạihọc Y khoa Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu về kích thước cơ thể người các dân tộc Việt Nam như H’Mông, Êđê, Chàm, Thượng, đã được đăng rải rác trong 9 tập tạp chí ‚Công trình nghiên cứu của Viện Giải phẫu học, Đại học Y khoa Đông Dương‛ xuất bản năm 1936-1944 do P. Huard làm chủ biên. Cuốn ‚Hình thái học người và giải phẩu học mỹ thuật‛ là tác phẩm đầu tiên của Giáo sư, Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp – nhà Nhân trắc học đầu tiên của Việt Nam, cộng tác với Giáo sư P.Huard xuất bản năm 1942, đã tập hợp được nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc học trên người Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đóng góp cho việc tìm hiểu các đặc điểm nhân trắc học và hình thái học của người Việt Nam và cũng góp phần vào việc bước đầu tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc (1945-1954), Giáo sư, Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp đã cùng một số bác sĩ và sinh viên tiến hành những công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may quân trang, giày, mũ cho bộ đội. 634 Từ sau năm 1954 đến nay, do nhu cầu khôi phục và phát triển nền kinh tế, các bộ phận nghiên cứu nhân trắc học dần dần được thành lập ở một số Viện nghiên cứu khoa học: Viện Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động, Viện Khoa học Lao động, Viện Vệ sinh Dịch tễ học, Viện Đo lường Tiêu chuẩn, Viện Khảo sát học, và các Trường Đạihọc: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm, Đại học Mỹ thuật, Đại học Thể dục thể thao, để làm nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy. Nhiều đối tượng người ở hầu hết các lứa tuổi của hầu hết các thành phần được điều tra nghiên cứu. Số kích thước và thông số đo đạc cho mỗi đối tượng lên đến hàng trăm, các chỉ số thể lực và các thông số sinh học dần dần được thiết lập. Toán thống kê cũng được vận dụng tối ưu để nhận định và đánh giá kết quả một cách chính xác hơn. 1.2 Các nghiên cứu nhân trắc học ở Việt Nam Bước đầu sau một thời gian nghiên cứu, đã quy định được một số tiêu chuẩn về thang phân loại các kích thước cơ thể và các chỉ số thể lực người Việt Nam ở các thành phần làm cơ sở cho một số ngành nghề như quy cách thiết kế máy móc, đóng bàn ghế v.v và một số quy luật sự phát triển cơ thể người Việt Nam, về đặc điểm các dân tộc Việt Nam cũng đã được nêu ra. Có thể khái quát các kết quả nghiên cứu nhân trắc theo các hướng chính sau đây: – Các kết quả đi theo hướng tìm hiểu về đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộng đồng người Việt Nam. Những tác giả và tác phẩm tiêu biểu theo hướng này phải kể đến Nguyễn Đình Khoa với hai chuyên khảo: ‚Các dân tộc ở Việt Nam‛ và ‚Nhân chủng học Đông Nam Á‛; Cố Giáo sư Nguyễn Quang Quyền với tác phẩm ‚Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam‛[1]; Những tác giả khác như Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Hưng, Nguyễn Duy, Trịnh Hữu ách cũng có nhiều đóng góp trong hướng nghiên cứu này. Trong hướng nghiên cứu này, tác phẩm ‚Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam‛ với nội dung tập hợp những công trình nghiên cứu nhân trắc học trong vòng mấy chục năm, mang tính ứng dụng cao, giới thiệu các bước tiến hành nghiên cứu; các mốc đo nhân trắc thông dụng trên cơ thể người, trên xương; các dụng cụ đo đạc và những nội dung cơ bản về toán thống kê, ứng dụng trong nghiên cứu nhân trắc, được xem là một tài liệu quan trọng hướng dẫn cho nhiều nhà nghiên cứu sau này đi vào lĩnh vực nhân trắc học Việt Nam. – Các nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá thể lực, sự tăng trưởng phát triển về hình thái cơ thể được phát triển hơn cả với khá nhiều các tác giả tham gia. Các nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng, phát triển của trẻ em, thanh thiếu niên mà đại diện là: + Năm 1967 và năm 1972 hai hội nghị hằng số sinh học người Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng. Hàng trăm công trình nghiên cứu về nhân trắc học đã được tập hợp để báo cáo trong hai hội nghị đó. Cùng với tác phẩm ‚Hằng số sinh học người Việt Nam‛ xuất bản năm 1975 đăng lại các công trình nghiên cứu trong hai hội nghị trên là các mốc đánh dấu một chặng đường lịch sử nghiên cứu sinh học của người Việt Nam. + Năm 1992, đề tài ‚Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một trường phổ thông cơ sở Hà Nội‛ của Thẩm Thị Hoàng Điệp đã mang lại cho lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc học ở Việt 635 Nam một bước bứt phá khi lựa chọn phương pháp theo dõi dọc (Longgitudial study) để tiến hành theo dõi một nhóm học sinh trong 10 năm liên tục (1981 – 1992), từ đó đưa ra quy luật phát triển như: quy luật phát triển về chiều cao, quy luật phát triển về cân nặng, quy luật phát triển về các kích thước vòng. Ngoài ra còn có Lê Thị Hợp, Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Hàn Nguyệt Kim Chi, cũng nghiên cứu tìm hiểu sự tăng trưởng và phát triển trẻ em. – Các công trình nghiên cứu ứng dụng cho ergonomics là hướng mới trong nghiên cứu nhân trắc. Ergonomics là một phương hướng nghiên cứu của tất cả các khoa học về con người khi giải quyết những nhiệm vụ sản xuất hay còn là sự ứng dụng trực tiếp các luận chứng của các khoa học về con người vào thiết kế và tổ chức lao động sản xuất. Từ những năm 1970 hướng nhân trắc ergonomics được hình thành do yêu cầu của thực tiễn sản xuất và tổ chức lao động khoa học. Nhân trắc ergonomics đã được ứng dụng ở Việt Nam trong các công trình nghiên cứu, đánh giá về mức độ phù hợp của các loại máy móc, thiết bị đa số được nhập từ nước ngoài vào) với người lao động Việt Nam. Những kiến nghị, đề xuất thay đổi kích thước máy, chỗ làm việc trên cơ sở kết quả của các dẫn liệu nhân trắc đã được đưa ra. Cho đến những năm đầu của thập niên 80, các công trình nhân trắc học hướng vào mục tiêu ergonomics đã góp phần trực tiếp vào việc cải thiện lao động, đại diện như năm 1980 Lê Gia Vinh và cộng sự thuộc bộ môn Giải phẫu Học viện Quân y. Tạ Tuyết Bình và cộng sự ở Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường đã tiến hành đo tầm hoạt động của một số khớp chính, và cuốn Nhân trắc ergonomics của hai tác giả Lê Gia Khải và Bùi Thụ (1985) là một đóng góp tích cực. Cuốn ‚Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động‛ (1986) do PGS.TS Võ Hưng làm chủ biên là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước ‚Nghiên cứu ứng dụng ergonomics vào bảo hộ lao động và áp dụng các dữ kiện nhân trắc học vào việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân‛ (mã số: 58.01.03.01) thuộc chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật trọng điểm của Nhà nước về bảo hộ lao động trong giai đoạn 1982-1985. Atlas đã trình bày 138 dấu hiệu nhân trắc tĩnh được đo đạc trên 13.223 người đang trực tiếp lao động sản xuất trong nhiều ngành nghề khác nhau trên cả nước Việt Nam. Trong những năm 1986-1990, tập Atlas thứ hai ‚Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động- Dấu hiệu nhân trắc động về tầm hoạt động của tay‛ ra đời. Đây cũng là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu trắc học người lao động Việt Nam (phần dấu hiệu động) và chỉ dẫn phương pháp luận đánh giá ergonomic chỗ làm việc, phòng ngừa tai nạn; sự cố do sai lầm của người điều khiển những hệ thống kỹ thuật phức tạp‛. Kết quả công trình nghiên cứu khoa học của đề tài cấp Bộ ‚Nghiên cứu tầm hoạt động khớp và giới hạn thị trường bình thường của người lao động Việt Nam‛ các kết quả đã được hội đồng khoa học cấp bộ đánh giá và nghiệm thu và đề nghị biên soạn tập Atlas thứ ba ‚Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động- Dấu hiệu hoạt động khớp và trường thị giác‛ vào năm 1997. Nội dung chủ yếu của cuốn Atlas nhân trắc học này là trình bày các thông số thống kê cơ bản của 50 dấu hiệu tầm hoạt động khớp đo trên 2.267 nam nữ lao động từ 17-59 tuổi ở hai miền Nam, Bắc 636 Việt Nam, cùng với những phân tích nhận định tổng quát về tầm hoạt động khớp theo giới tính, lứa tuổi và vùng lãnh thổ. Nước ta trước năm 1954 cũng đã ứng dụng nhân trắc học vào ngành may đó là GS. Đỗ Xuân Hợp cùng với một số bác sĩ và sinh viên đã tiến hành những công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may quân trang cho bộ đội. Đây là một trong những công trình ứng dụng nhân trắc học đầu tiên ở Việt Nam vào nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang phục vụ ngành may. Sau một thời gian dài chiến tranh, nền kinh tế kiệt quệ, nhu cầu ‚ăn no‛ cấp thiết hơn nhu cầu ‚mặc đẹp‛ dẫn đến ngành may công nghiệp cũng vì thế mà chậm phát triển; việc ứng dụng nhân trắc cho ngành may bị bỏ ngỏ. Khi kinh tế ngày càng phát triển con người không chỉ ăn no, mặc ấm mà còn phải mặc đẹp nên nhu cầu làm đẹp ngày càng được chú ý. Năm 1994, Tiêu chuẩn VN-5782 về ‚Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo‛ đã được ban hành đánh dấu một bước phát triển cho ngành may mặc Việt Nam. Từ đó các cơ sở, công ty may công nghiệp nở rộ, mặt hàng quần áo may sẵn với kiểu dáng phong phú, chủng loại đa dạng tràn ngập thị trường và một số thương hiệu dệt may Việt Nam đã có một vị trí nhất định, đã tạo được uy tín đối với người tiêu dùng trong nước và tạo được dấu ấn trên thị trường xuất khẩu. Đứng ở thời điểm này ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành công trên thương trường quốc tế, nhiều năm qua dệt may là ngành ‚tiên phong‛ trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước nguồn ngoại tệ khá lớn và cũng đứng ở thời điểm này tốc độ phát triển kinh tế của nước ta cũng rất cao, điều kiện sống và môi trường sống thay đổi, dẫn đến sự thay đổi các thông số kích thước của cơ thể người Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một hệ thống cỡ số mới được xây dựng theo tiêu chuẩn hóa Nhà nước ở các lứa tuổi của người Việt Nam, và gây khó khăn cho nhà sản xuất là không thể thiết kế công nghiệp chuẩn xác để phục vụ cho việc sản xuất may hàng loạt và đáp ứng được các dạng cơ thể khác nhau, thoả mãn nhu cầu người sử dụng trong nước, hệ thống cỡ số quần áo của nước ta được xây dựng từ năm 1994 đã trở nên lạc hậu. Hầu hết, các công ty may lớn nhỏ khi thiết kế quần áo hoặc dựa trên hệ thống cỡ số riêng của công ty được xây dựng từ kinh nghiệm sản xuất, hoặc vay mượn từ các hệ thống cỡ số của một số nước sau đó về chỉnh sửa lại một số kích thước để phù hợp cho sản xuất. Năm 2001, trong đề tài ‚Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo phương pháp nhân trắc học‛, TS. Nguyễn Thị Hà Châu cùng các cộng sự đã tiến hành xây dựng thành công hệ thống cỡ số quân trang và được ứng dụng may quân trang cho cả nước. Đề tài đã cho kết quả triệt để và chính xác do ứng dụng hệ thống các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu hiện đại, xử lý thống kê toán bằng phần mềm chuyên dụng, đánh dấu một bước chuyển vượt bậc của việc ứng dụng phương pháp nghiên cứu nhân trắc học phục vụ ngành May tại Việt Nam. Cùng năm 2001, KS. Trần Thị Hường và PGS. TS. Nguyễn ăn Lân cũng ứng dụng phương pháp nhân trắc học vào đề tài cấp cơ sở ‚ Thống kê cỡ số và thiết kế cơ bản trang phục nữ Việt Nam ‚. Đề tài này cũng đã xây dựng được hệ thống cỡ số của phụ nữ chưa sinh con và phụ nữ đã sinh con thông qua việc kiểm định các giả thiết trong quá trình xây dựng hệ thống cỡ số bằng cơ sở toán thống kê sinh học. Sau đó, kết quả nghiên cứu đã được đưa vào kiểm nghiệm trong thực tiễn. Đề tài này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành may công nghiệp. Việc ứng dụng nghiên cứu 637 nhân trắc học để xây dựng hệ thống cỡ số nước ta còn hạn chế vì chưa có thiết bị đo hiện đại, vẫn sử dụng phương pháp đo trực tiếp. Trong khi đó, ở các nước phát triển trên thế giới, việc ứng dụng nhân trắc để xây dựng hệ thống cỡ số đã có những bước tiến vượt bậc, là nhờ sự hỗ trợ của thiết bị đo cơ thể người 3D, ứng dụng công nghệ chụp hình toàn bộ cơ thể bằng tia hồng ngoại hiện đại, thực hiện tính toán xử lý số liệu các kích thước bằng máy tính trong một chu trình khép kín cho kết quả rất nhanh và chính xác, phương pháp này còn được gọi là phương pháp đo gián tiếp. Trên đây mới chỉ là sơ lược lịch sử nghiên cứu nhân trắc học ở Việt Nam với những điểm mốc quan trọng, vì trong khuôn khổ giới hạn của bài báo mà nhóm tác giả không thể liệt kê đầy đủ bề dày lịch sử hình thành và phát triển nhân trắc học cho đến ngày hôm nay. 2 ỨNG DỤNG NHÂN TRẮC HỌC VÀO TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC Từ lâu nhân trắc học được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dẫn liệu nhân trắc học được sử dụng để tìm hiểu các đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộng đồng người (trong nhân chủng học ứng dụng). Để xác định những biến đổi về hình thái cơ thể dưới ảnh hưởng của bệnh lý (trong y học); điều tra, đánh giá sự phát triển thể lực trong tuyển sinh vận động viên thể dục thể thao (trong y tế học đường); để xác định những tiêu chuẩn chọn lao động trong một số ngành nghề đặc biệt (lái xe, lái tàu, lái máy bay, dầu khí,); để định tiêu chuẩn xây dựng công trình kiến trúc, nghệ thuật (trong kiến trúc, mỹ thuật); để thiết kế quân trang, quân dụng, vũ khí, tuyển quân (trong quân đội). Dẫn liệu nhân trắc học là cơ sở đầu tiên để thiết kế các thiết bị sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, cũng như chỗ làm việc và môi trường sống nhằm hợp lý hoá thao tác, tiết kiệm năng lượng vận động, giảm nguy cơ xảy ra tai nạn, hạn chế bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, duy trì và nâng cao khả năng làm việc và năng suất lao động. Từ cuối thế kỷ 19 và đầu Thế kỷ 20, ở nhiều nước phương Tây người ta đã biết vận dụng những số liệu về nhân trắc học vào việc thiết kế công nghiệp phục vụ chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Trong những năm 40 và 50 của Thế kỷ 20 không có lĩnh vực thiết kế công nghiệp nào có liên quan đến con người mà không sử dụng những dẫn liệu nhân trắc học. 3 KẾT LUẬN Nghiên cứu nhân trắc học ra đời hướng vào mục tiêu ergonomics; là một phương hướng nghiên cứu ứng dụng trực tiếp các luận chứng của khoa học về con người vào thiết kế và tổ chức lao động sản xuất, và cũng đã ứng dụng các dấu hiệu nhân trắc ergonomics; xây dựng được các quy chuẩn trong công tác tiêu chuẩn hoá Nhà nước trong các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, thiết kế sản phẩm dân dụng và môi trường sinh hoạt. Khảo sát nhân trắc học là bước đi quan trọng đầu tiên cho phát triển ngành công nghiệp may mặc Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Quang Quyền (1974), Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 638 [2] Nguyễn Thị Hà Châu (2001), Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo phương pháp nhân trắc học, Tổng Cục Hậu cần Công ty 28. [3] Nguyễn ăn Lân (2003), Xử lý thông kê số liệu thực nghiệm và những ví dụ ứng dụng trong ngành dệt may, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.