1. Khái niệm:
- Mạng xã hội (mạng xã hội ảo - social network) là dịch vụ kết nối những thành viên cùng sở thich trên internet với những mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng.
2. Sự cấu thành:
- Nút (node): Là một thực thể trong mạng, thực thể này có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp
- Liên kết (tie): là mối quan hệ giữa các thực thể đó. Trong mạng có thể có nhiều kiểu liên kết giữa các nút với nhau.
18 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu một số mạng xã hội nổi tiểng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐHQG TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
___&___
KỸ NĂNG MỀM
BÀI CÁO BÁO
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẠNG XÃ HỘI NỔI TIỂNG
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THANH HƯỞNG – 1412220
HCM, tháng 12 năm 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình II1: Giao diện FB năm 2005 4
Hình II2: Thời gian truy cập FB 6
Hình II3: Đằng sau nút Like 7
Hình II4: Nghiện FB? 8
Hình II5: Chúng ta đang nghiện FB? 8
Hình II6: Truy cập FB 9
Hình III1: Mạng Google+ 11
Hình III2: Google Circles 11
Hình III3:Google Instant Upload 11
Hình III4: Google+ Hangouts 11
Hình III5: Goolge Sparks 12
Hình IV1: Giao diện Zing Me 13
Hình IV2: Trang chủ Zing Me 14
Hình IV3: Giao diện Chat trên ZM 15
Hình IV4: Giao diện không cải thiện của ZM 15
Hình IV5: Trình xem ảnh trên ZM 15
Hình IV6:Cộng đồng Game 16
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ II1: Tốc độ phát triển người dùng 5
Biểu đồ II2: Số lượng người dùng các mạng xã hội 6
TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI
Khái niệm và sự cấu thành
Khái niệm:
Mạng xã hội (mạng xã hội ảo - social network) là dịch vụ kết nối những thành viên cùng sở thich trên internet với những mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng.
Sự cấu thành:
Nút (node): Là một thực thể trong mạng, thực thể này có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp
Liên kết (tie): là mối quan hệ giữa các thực thể đó. Trong mạng có thể có nhiều kiểu liên kết giữa các nút với nhau.
Các đặc trưng cơ bản của mạng xã hội
Có các tính năng cơ bản: Chat, e‐mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog, xã luận.
Cung cấp các công cụ cho phép mọi người chia sẻ thông tin với nhau như phim ảnh, trang web, tương tác online với nhau theo nhiều cách như: bình luận, kết nối về một nội dung, blog hay trang web nào đó.
Có sự tham gia trực tiếp của nhiều đối tượng, thành phần: cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Là một website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia
Số liệu thống kê tham gia Mạng xã hội
Theo số liệu thống kê (2014) về đối tượng và lãnh thổ địa lí của mạng xã hội do Search Engine Journal thống kê cho thấy, có 72% số người sử dụng Internet hiện nay đang hoạt động trên các mạng xã hội, 71 % người dùng truy cập mạng xã hội từ thiết bị di động.
Trong đó, tỉ lệ người sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi 18-29 đạt tới 89%, trong khi đó độ tuổi 30-49 chỉ là 72%; 60% những người trong độ tuổi từ 50 đến 60 đang hoạt động trên các mạng xã hội, còn nhóm người ở độ tuổi trên 65 chỉ là 43%.
MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
Sự hình thành và phát triển
Sự hình thành
Thành lập vào tháng 2 năm 2004, tên ban đầu là Facemash. Đây là một phiên bản “Hot or Not” của trường đại học Harvard. Sau đó, MarkZuckerberg thành lập “The Facebook” đặt trên domain thefacebook.com. Dịch vụ mạng xã hội này ban đầu chỉ dành riêng cho các sinh viên của Đại học Harvard. Chỉ sau một tháng, hơn nửa số sinh viên Đại học Harvard đã đăng ký sử dụng dịch vụ này.
Mark Zuckerberg đã cùng với ba người bạn của mình là Eduardo Saverin, Dustin Moskivitz và Andrew McCollum mở rộng quảng cáo cho Website “thefacebook.com” giúp trang này phát triển mạnh mẽ. Mark Zuckerberg quyết định mở rộng phạm vi hoạt động của thefacebook.com tại hầu hết các trường đại học của Mỹ và Canada.
Tháng 9 năm 2004, Mark Zuckerberg đã chuyển trụ sở của “thefacebbook.com” về Palo, Alto, California và bỏ chữ “the” trong tên miền thefacebook.com, chuyển thành “facebook.com” Facebook nhanh chóng trở thành cái tên quen thuộc đối với người sử dụng các dịch vụ mạng xã hội.
Hình II1: Giao diện FB năm 2005
Sự phát triển
Tháng 12 năm 2004, tức chỉ 10 tháng sau khi thành lập, Facebook đã gần chạm mốc 1 triệu người dùng.
Một năm sau đó, số người dùng đã tăng vọt lên tới 5.5 triệu người. Facebook dần dần mở rộng hoạt động ra phạm vi bên ngoài các trường đại học. Các trường trung học tại Hoa Kỳ bắt đầu được thêm vào hệ thống. Bản thân Facebook cũng có nhiều sự thay đổi hướng tới người dùng.
Tháng 10 năm 2005, Facebook đã thêm tính năng chia sẻ hình ảnh vào trang mạng của mình dưới dạng một ứng dụng rồi sau đó mở rộng hệ thống hoạt động ra bên ngoài khu vực Bắc Mỹ. Tháng 6 năm 2006, ứng dụng Facebook Mobile chính thức ra mắt.
Số lượng người dùng Facebook liên tục tăng theo cấp số nhân.Tháng 10 năm 2007, số thành viên của mạng xã hội này đã vượt qua con số 50 triệu.
Tầm ảnh hưởng rộng lớn của Facebook đã trở thành công cụ kiếm bội tiền cho Mark Zuckerberg. Tháng 10 năm 2007, Facebook chính thức ký hợp đồng quảng cáo với Microsoft và đưa Facebook Ads vào hoạt động.
Với số lượng thành viên tăng nhanh chóng mặt, Facebook cũng liên tục cải tiến nền tảng ứng dụng. Một loạt các tính năng như MarketPlace, FB event, các tuỳ chỉnh riêng tư như Friend list privacy, Facebook chatđã lần lượt ra đời.
Tháng 4 năm 2008, Facebook chính thức có mặt trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với 21 ngôn ngữ khác nhau. Số thành viên của mạng xã hội này đã lên tới 100 triệu người.
Thành công đến với Facebook nhanh hơn mong đợi khi số lượng thành viên của mạng xã hội này lần lượt chạm mốc 200 triệu vào tháng 4, 300 triệu vào tháng 9 năm 2009, 400 triệu vào tháng 2 năm 2010.
Từ con số 1.23 tỉ người sau 10 năm và cho đến thời điểm hiện tại tháng 10/2014 là 1.35 tỉ người, chiếm khoảng 17% dân số thế giới. Facebook tiếp tục khẳng định là mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Số lượng người dùng Facebook trên di động cũng chạm kỷ lục mới với 1,07 tỷ người dùng hàng tháng và 645 triệu người dùng hàng ngày. (Nguồn Geohive.com).
Biểu đồ II1: Tốc độ phát triển người dùng
Đặc điểm nổi bật
Facebook hoạt động dựa trên nền tảng LAMP (Linux, Apache, MySQL và PHP) nhưng chúng đều được thay đổi, chỉnh sửa rất nhiều để phù hợp với nhu cầu riêng của mạng xã hội, với các công nghệ chủ yếu sau: Memcached, HipHop cho PHP, Haystack, BigPipe, Cassandra, Varnish,
Thành công của Facebook phần lớn nhờ vào các dịch vụ trực tuyến, doanh thu của FB cũng chủ yếu dựa vào tiền quảng cáo. Hệ thống ứng dụng rất phong phú cùng “kho” game đồ sộ đã giúp Facebook giữ chân người dùng được lâu hơn. Giao diện người dùng đơn giản, ổn định và độ bảo mật tương đối cao. Hiện tại mạng xã hội này đang có hơn 500.000 ứng dụng và hơn một nửa trong số đó có lượng người dùng mỗi tháng lên tới hơn 1 triệu.
Biểu đồ II2: Số lượng người dùng các mạng xã hội
Theo thống kê của Website-monitoring.com, top 10 quốc gia có lượng người sử dụng Facebook đông đảo nhất là Mỹ, Anh, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Ý, Canada, Philipin, Tây Ban Nha và Mexico. Việt Nam cũng là một trong số những nước đầu bảng về tốc độ tăng trưởng người dùng mạng xã hội này
Hình II2: Thời gian truy cập FB
Người dùng châu Á lướt Facebook nhiều nhất mỗi tháng (426 triệu), vượt cả châu Âu (296 triệu), Hoa Kỳ và Canada (206 triệu). Tương tự ở danh sách dùng Facebook mỗi ngày, người châu Á lại dẫn đầu bảng.
Xu hướng di động hóa thể hiện rõ qua lượng người dùng Facebook trên thiết bị di động như smartphone tiếp tục tăng nhanh, chiếm đến 1,12 tỉ người dùng, tăng so với 1,07 tỉ từ quý trước và 29% cùng kỳ năm ngoái. Mỗi ngày có 703 triệu người dùng di động truy cập Facebook. Trong quý 2/2014 doanh thu quảng cáo của Facebook đạt 2,68 tỉ USD, quảng cáo di động chiếm 62%.
Những điều thú vị và mạng xã hội Facebook
Đằng sau những nút like
Hình II3: Đằng sau nút Like
Bạn có nghiện FB không?
Hình II4: Nghiện FB?
Hình II5: Chúng ta đang nghiện FB?
Hình II6: Truy cập FB
Tác động
Tích cực
Cập nhật thông tin dễ dàng, tiện lợi.
Tính tương tác và độ lan truyền thông tin nhanh, rộng.
Kênh quảng cáo, bán hàng hữu hiệu, chi phí thấp (đối với người Việt ).
Học hỏi, giao lưu nhanh chóng, tiện lợi, kết nối mọi người.
Tiêu cực
Ảnh hưởng đến cuộc sống thực
Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút Like trên Facebook, bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tám chuyện ngoài đời thực... trở nên ít ỏi. Chúng thực sự không tốt, bởi giao tiếp mặt đối mặt luôn mang đến trải nghiệm, cảm xúc chân thật và thú vị hơn.
Một nghiên cứu mới đây ở một trường đại học của Mỹ cho thấy:
+ Những SV sử dụng FB có kết quả học tập kém hơn 20% so với SV khác
+ Ngoài giờ học, 88% SV không sử dụng FB tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. 75% SV sử dụng FB không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học tập.
Một số ảnh hưởng tiêu cực mà mạng xã hội lớn nhất hiện nay gây ra cho trẻ là:
+ Lòng tự ái ở mức cao.
+ Rối loạn tâm lý, bao gồm các hành vi chống đối xã hội, hoang tưởng, sống tiêu cực
+ Kết quả học tập sút kém.
+ Tỷ lệ đọc thấp.
Tóm lại "Nên coi mạng xã hội nói chung hay Facebook nói riêng chỉ là nơi chia sẻ tình hình, thông tin và những sự cảm thông hữu ích, đồng thời luôn cẩn trọng với những mối quan hệ mở, những người bạn dễ dàng có được chỉ bằng một cái click chuột. Ta không thể lường được họ sẽ mang đến những bất ngờ 'tai hại' như thế nào. Nhẹ thì tổn thương về tinh thần nhưng nặng hơn thì có thể là cả về thể xác, thậm chí bị lừa đảo, lợi dụng".
MẠNG XÃ HỘI GOOGLE+
Sự hình thành và phát triển
Google+ (trước đây là Google Plus) là dịch vụ mạng xã hội vận hành bởi Google. Dịch vụ này được đưa ra công chúng vào ngày 28/6/2011, bắt đầu dưới giai đoạn kiểm nghiệm, tham gia phải có thư mời. Ngay ngày hôm sau, thành viên được cho phép mới bạn tham gia dịch vụ để tạo ra tài khoản riêng. Tuy nhiên, việc mở rộng này đã nhanh chóng bị treo lại chỉ một ngày sau đó do "nhu cầu điên cuồng" (insane demand) mở tài khoản.
Google+ được xây dựng trên cơ sở một giao thức (layer) không chỉ tích hợp các dịch vụ xã hội khác nhau của Google, như Google Profiles và Google Buzz, mà còn giới thiệu nhiều chức năng mới như Circles, Hangouts, Sparks và Huddles. Đây được coi là nỗ lực lớn nhất của Google nhằm chống lại đối thủ là mạng xã hội Facebook vốn đã đạt được hơn một nửa tỷ người sử dụng năm 2010.
Hình III1: Mạng Google+
Hình III2: Google Circles
II. Các chức năng nổi bật
Circles (vòng tròn):
Cho phép người dùng tổ chức danh bạ thành các nhóm để chia sẻ, across multiple of its products and services. Một giao diện drag-and-drop cho phép người dùng tham gia vào các nhóm theolựa chọn của mình."Huddle" là chức năng cho phép nối với các thiết bị Android, iPhone, và SMS để giao tiếp với các circles.
Hangouts
Hình III3:Google Instant Upload
Là nơi được sử dụng để thúc đẩy video chát theo nhóm.
Hình III4: Google+ Hangouts
Instant Upload
Chú trọng phát triển cho các thiết bị di động dùng hệ điều hành Android, nó chứa ảnh hoặc video trong các album riêng để chia sẻ sau.
Sparks
Là chức năng đầu cuối của Google Search, cho phép người dùng xác định các chủ để họ có thể thích để chia sẻ với người khác; "featured interests" sparks cũng có, dựa theo các chủ để mà nhiều ngườikhác cũng thấy thích.
Hình III5: Goolge Sparks
Streams
Thông qua "Streams", người dùng thấy được các cập nhật (updates) mới nhất từ những nhóm circles của họ
Mức độ phổ biến
Google+ hiện đã đạt đến 359 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, đạt tốc độ tăng
trưởng 33% mỗi năm.
Những người trong độ tuổi 45 đến 54 đã gia tăng mức độ sử dụng Google+ thêm 56% kể từ năm 2012.
Điều ít người nhớ là Google+ mới chỉ có mặt trên thị trường được khoảng chưa đầy 3 năm, vì vậy đây chắc chắn là một thành công trên nhiều cấp độ. Giới công nghệ dự đoán vào năm 2016 Google+ sẽ vượt qua Facebook về phương diện "chia sẻ xã hội".
Vì thế, với thực tế này thì Google hẳn rất hài lòng với với khoản tiền khoảng 500 triệu USD
đầu tư ban đầu đã bỏ vào Google+.
MẠNG XÃ HỘI ZING ME (VN)
Sự hình thành và phát triển
Sự hình thành
Zing Me là mạng xã hội cho cộng đồng Việt nhằm mục đích giải trí, kết bạn, tìm kiếm bạn bè, chia sẻ thông tin và được phát triển bởi công ty VNG.
Hình IV1: Giao diện Zing Me
Được ra đời từ năm 2006, với phiên bản tích hợp đầu tiên là yobanbe, Zing Me đã được kì vọng trở thành trang blog lớn nhất tại Việt Nam cạnh tranh với Yahoo 360. Tuy nhiên, với định hướng sản phẩm “hoàn toàn khác blog”, Facebook đã buộc Zing Me phải “tư duy lại tương lai”.
Sự phát triển
Zing Me của Công ty cổ phần VNG là mạng xã hội Việt đầu tiên tuyên bố cạnh tranh trực tiếp với Facebook tại thị trường trong nước.
Và thực tế, có những thời điểm Zing Me đã vượt mặt Facebook về lượng người sử dụng, cụ thể ngày 23/09/2009 mạng xã hội này có 945.000 người dùng, trong khi Facebook lúc đó là 918.000 người. Hay trong tháng 3/2011, số liệu từ Google Ad Planner cũng cho thấy Zing Me đã đạt 6,8 triệu khách truy cập, trong khi đó con số của Facebook là 3,1 triệu khách truy cập.
Tuy nhiên, đến năm 2012 Facebook đã vươn lên mạnh mẽ ở thị trường trong nước và đến tháng 12/2012, Vicenzo Cosenza, chuyên gia về chiến lược truyền thông mạng của Ý, đã công bố Bản đồ mạng xã hội toàn cầu (World Map of Social Network) cho thấy, Facebook đã vượt qua Zing Me tại Việt Nam.
Và từ năm 2013 trở đi, Facebook đã tăng trưởng với tốc độ “chóng mặt” tại Việt Nam, trong khi đó Zing Me lại đi xuống liên tục, VNG cũng thừa nhận thất bại trong cuộc cạnh tranh với người khổng lồ này và họ đã chuyển sang tập trung vào cuộc chiến ứng dụng OTT trên di động với sản phẩm Zalo. Zing Me thực tế bây giờ chủ yếu dùng để làm kênh phân phối ứng dụng và game là chính.
Đặc điểm nổi bật
Người dùng rất dễ tìm thấy được các chức năng cơ bản của Facebook khi sử dụng Zing Me như: bình luận (comment), thích, tag bạn bè, các gợi ý kết bạn, hội nhóm đến cách thể hiện dòng tin hoạt động của bạn bè (feed) và màu sắc chủ đạo của toàn trang.
Hình IV2: Trang chủ Zing Me
Có thể nói, nhà phát triển Zing Me rất khéo kết hợp những ứng dụng dịch vụ của mình vào giao diện “kiểu Facebook”. Điểm nổi bật tại Zing Me là sự kết hợp về game xã hội vốn là “món khoái khẩu” của cộng đồng game thủ hiện tại của VNG.
Nhận thức rõ được sức mạnh của các mối quan hệ trên Facebook, Zing đã bắt tay xây dựng các chức năng gợi ý với đặc điểm mang tính chất địa phương của Việt Nam, bắt đầu từ quá trình đăng kí: kết nối bạn bè, trường lớp, cùng cơ quan... thế mạnh mà Facebook không thể có.
Tuy nhiên, mặt trái của sự tích hợp quá nhiều dịch vụ vào “giao diện kiểu Facebook” làm cho toàn bộ trang trở nên “vụn vỡ” và bị chia nhỏ với 4 cột nội dung. Font hiển thị nhỏ bạn sẽ cảm giác trang cá nhân dường như được bao vây bởi mạng dịch vụ rộng lớn bao gồm các dịch vụ giải trí của Zing Me và hướng người dùng vào việc chơi game thay vì kết nối bạn bè như chức năng chính của một mạng xã hội.
Những điều thú vị và mạng xã hội Zing Me
Hình IV3: Giao diện Chat trên ZM
Copy nhưng không sáng tạo?
Các chức năng của Zing Me có thể nói rất giống với facebook.
Giao diện chat và cập nhật thông tin hoàn toàn giống facebook.
Hình IV4: Giao diện không cải thiện của ZM
Hình IV5: Trình xem ảnh trên ZM
Trình xem ảnh trên Zing Me cũng "copy" giống với Facebook.
Khi vừa được giới thiệu, Zing Me không gây được ấn tượng vì nó gần như là bản "copy-cat" hoàn chỉnh của Facebook, từ giao diện cho tới tính năng.
Facebook liên tục thay đổi nhằm tăng trải nghiệm người dùng trong khi Zing Me dậm chân tại chỗ.
Cứ thế đi lên với lợi thế sân nhà và cộp mác sản phẩm Việt, Zing Me đạt tới nhiều mốc quan trọng với lượng người dùng lớn, thậm chí có thời điểm vượt cả Facebook về người dùng ở Việt Nam. Nhưng chuyện gì đến cũng đến, Zing Me không sáng tạo, chỉ sao chép những thứ có sẵn trong khi Facebook liên tục thay đổi, nghiên cứu người dùng nhằm đem lại trải nghiệm sản phẩm tốt nhất. Đương nhiên, người dùng sẽ tự biết lựa chọn cho mình nền tảng hấp dẫn hơn, và Facebook đã ghi điểm hoàn toàn.
Cộng đồng game thủ lớn
Hình IV6:Cộng đồng Game
Với nền tảng là công ty game, VNG nắm trong tay cộng đồng game thủ lớn nhất nhì Việt Nam. Không bỏ qua lợi thế trên, Zing Me ra mắt với việc lôi kéo phần lớn thành viên là game thủ tham gia, rất nhiều tựa game của công ty được tích hợp với mạng xã hội để "lôi kéo". Mỗi tài khoản đăng ký trên Zing Me được coi như một phần bổ trợ cho các game được phát hành, bạn muốn chơi web game của VNG - hãy đăng ký Zing Me!
Theo thời gian, người ta tìm tới nó phần lớn để chơi game và điều hiển nhiên "core-user" của mạng xã hội này chủ yếu là gamer. Nhưng một mạng xã hội muốn phát triển bao quát phải "trung tính", không thể nghiêng quá nhiều về game thủ, dễ gây nhàm chán khiến người dùng không chơi game cảm thấy bị cô lập và lạc lõng.
Dù có trong tay cộng đồng game thủ hùng hậu nhưng Zing Me đã thất bại trong việc tận dụng thế mạnh này để phát triển mạng xã hội của mình.
PHỤ LỤC
( Các nguồn tham khảo )
https://www.tinhte.vn/
vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia/
me.zing.vn/
facebook.com/
https://plus.google.com/
thongtincongnghe.com
xahoithongtin.com.vn/