Cây Chùm ngây là cây gỗ nhỏ, cao từ 5 - 10m. Lá kép thường là 3 lần lông chim, có 6-9 đôi lá chét hình trứng, mọc đối. Hoa trắng có cuống, hơi giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, mỗi một hoa là một tổ hợp gồm 5 cánh hoa bằng nhau, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm, bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn đính phôi trắc mô [9]. Quảnang treo, có 3 cạnh, dài 25 - 30cm, hơi gồ lên ở chỗ có hạt, khía rãnh dọc.
19 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu về cây chùm ngây (moringa oleiferalam.), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA LAM.)
1.1.1. Giới thiệu chung
Cây Chùm ngây tên khoa học là Moringa oleifera Lam. hay M. Pterygosperma,
thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae). Tên chi Moringa có lẽ do từ tên Mã Lai của cây
là Murinna; tên loài oleifera có nghĩa là chứa dầu [5].
1.1.2. Vị trí phân loại [50]
Giới Thực vật :Plantae
Ngành Ngọc lan :Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan :Magnoliopsida
Bộ Cải :Brassicales
Họ Chùm ngây :Moringaceae
Chi : Moringa
Loài : Moringa oleifera Lam.
1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây Chùm ngây
¾ Đặc điểm sinh học:
Cây Chùm ngây là cây gỗ nhỏ, cao từ 5 - 10m. Lá kép thường là 3 lần lông
chim, có 6-9 đôi lá chét hình trứng, mọc đối. Hoa trắng có cuống, hơi giống hoa đậu,
mọc thành chùy ở nách lá, mỗi một hoa là một tổ hợp gồm 5 cánh hoa bằng nhau, vểnh
lên, rộng khoảng 2,5 cm, bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do
3 lá noãn đính phôi trắc mô [9]. Quả nang treo, có 3 cạnh, dài 25 - 30cm, hơi gồ lên ở
chỗ có hạt, khía rãnh dọc. Hạt màu đen, to bằng hạt đậu Hà Lan, hình tròn có 3 cạnh và
3 cánh màu trắng dạng màng. Cây ra hoa vào tháng 1–2 (Võ Văn Chi, 1999) [3].
Quả dạng nang treo, dài 25-30 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên,
dọc theo quả có khía rãnh, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt màu đen, tròn dẹp có 3
cạnh, to khoảng 1 cm (cỡ hạt đậu Hòa Lan), có 3 cánh mỏng bao quanh [49].
- 2 -
Thân có vỏ màu trắng xám, dày, mềm, sần sùi nứt nẻ, gỗ mềm và nhẹ. Khi bị
thương tổn, thân rỉ ra nhựa màu trắng, sau chuyển dần thành nâu.
Hệ thống rễ phát triển mạnh nếu được trồng từ hạt, phình to như củ màu trắng
với những rễ bên thưa. Nếu trồng bằng cách giâm cành, hệ thống rễ sẽ không được như
vậy [38].
Cây Chùm ngây phát triển nhanh chóng ở những vùng có điều kiện thuận lợi, có
thể tăng trưởng chiều cao từ 1-2 m/năm trong vòng 3 đến 4 năm đầu. Tuy nhiên, trong
một thử nghiệm ở Tanzania, cây trồng từ hạt có thể đạt được chiều cao trung bình 4,1
m trong năm đầu tiên. Trong điều kiện tự nhiên, không biết cây sống được bao lâu. Cây
bắt đầu cho quả từ thân và nhánh từ sau 6 đến 8 tháng trồng [38].
¾ Sinh sản, tái sinh, nhân giống:
Ở Việt Nam cây trổ hoa vào tháng 1-2. Cây ra hoa rất sớm, thường ngay trong
năm đầu tiên, khoảng 6 tháng sau khi trồng. Cây khoảng 12 năm tuổi là cho hạt tốt
nhất. Quả chín, hạt giống phát tán khắp nơi theo gió và nước, hoặc được mang đi bởi
những loài động vật ăn hạt.
Khả năng nảy mầm của hạt còn mới là 60–90%. Tuy nhiên khả năng này không
giữ được nếu hạt được lưu giữ ở điều kiện thường quá 2 tháng. Tỉ lệ nảy mầm giảm
dần từ 60%, 48% và 7,5% tương ứng với thời gian lưu trữ hạt là 1, 2 và 3 tháng (kết
quả thử nghiệm ở Ấn Độ) [42].
Cây có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách giâm cành: trồng bằng hạt là phương
pháp dễ dàng nhất. Cây trồng từ hạt có sức sống cao, tuy nhiên, trong giai đoạn còn
non, cây yếu nên cần được chăm sóc trong điều kiện bóng mát. Biện pháp giâm cành
cũng có thể thực hiện tuy nhiên hiệu quả không bằng gieo hạt, thường tiến hành giâm
cành vào mùa mưa, khi điều kiện không khí đạt được độ ẩm thích hợp [47].
- 3 -
Hình 1.1. Cây Chùm ngây ngoài tự nhiên [47]
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA
LAM.) [20], [53]
¾ Rễ cây Chùm ngây:
Chứa hợp chất glucosinolates: như 4-(alpha-L-rhamnosyloxy) benzyl
glucosinolate (khoảng 1%), sau khi chịu tác động của enzyme myrosinase sẽ cho 4-
(alpha-L-rhamnosyloxy) benzylisothiocyanate, glucotropaeolin (khoảng 0.05%) và
benzylisothiocyanate.
¾ Hạt cây Chùm ngây:
Hạt chứa glucosinolate như trong rễ, có thể lên đến 9% sau khi hột đã được khử
chất béo. Các axit loại phenol carboxylic như 1 beta - D - glucosyl 2, 6 dimethyl
benzoate. Ngoài ra hạt còn chứa chất béo 33-38% được dùng trong dầu ăn và kỹ nghệ
hương liệu, thành phần chính gồm các axit béo như oleic axit (60-70%), palmitic axit
(3-12%), stearic axit ( 3-12%) và các axit béo khác như behenic axit, eicosanoic và
lignoceric axit [47].
¾ Lá cây Chùm ngây:
Chứa các hợp chất thuộc nhóm flavonoids và phenolic như kaempferol 3-O-
alpha-rhamnoside, kaempferol, syringic acid, gallic acid, rutin, quercetin 3-O-beta-
- 4 -
glucoside. Các flavonol glycosides được xác định đều thuộc nhóm kaempferide nối kết
với các rhamnoside hay glucoside (Natural Product Research Số 21-2007) [53].
Kaempferol Quercetin
¾ Hoa Chùm ngây:
Hoa chứa polysaccharide được dùng làm chất phụ gia trong kỹ nghệ dược phẩm.
Rễ chứa glucosinolate như : 4 - (alpha - L - rhamnosyloxy) benzyl glucosinolate (1%)
sau khi chịu tác động của myrosinase sẽ cho 4 - (alpha - L - rhamnosyloxy) benzyl
isothiocyanate (0,05%) và benzylisothicocyanate [53].
¾ Nhựa cây Chùm ngây (Gôm):
Gôm chiết từ vỏ cây có chứa arabinose, galactose, acid glucuronic và vết
rhamnose. Từ gôm, chất leucoanthocyanin đã được chiết và xác định là
leucodelphinidin , galactopyranosyl, glucopyranosid [7].
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CHÙM NGÂY
Chùm ngây được xem là một cây đa công dụng, rất hữu ích tại những quốc gia
nghèo. Vì vậy nó được nghiên cứu rất nhiều về trồng trột và thu hái; cũng như nghiên
cứu về các hoạt tính y dược học và giá trị dinh dưỡng. Đa số các nghiên cứu được thực
hiện tại Ấn Độ, Philippines và Phi Châu. Nghiên cứu nhiều nhất về giá trị của cây
Chùm ngây (Moringa oleifera) là tại Đại Học Nông Nghiệp Falsalabad-Pakistan [5].
1.3.1. Nghiên cứu về trồng trọt và thu hái ngoài tự nhiên[5], [10], [53]
Chùm ngây là một cây có giá trị kinh tế cao, cây phân bố tại nhiều quốc gia
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây vừa là một nguồn dược liệu vừa là một nguồn thực
O
OH
OH
OH
OH
O
OH
O
OH
OH
OH
OH
O
- 5 -
phẩm rất tốt. Cây trồng bằng hạt hay bằng cành, sau hai năm bắt đầu có hoa. Cây được
trồng trong các vườn gia đình làm rau ăn. Người ta thu hái các bộ phận của cây quanh
năm. Cây Chùm ngây là cây dễ trồng, có thể trồng bằng hạt hay bằng cách giâm cành,
cây tăng trưởng nhanh; cao từ 4–5 m, đường kính cổ rễ từ 5–6 cm sau 1 năm trồng và
ra hoa kết trái ngay trong năm đầu tiên và cao từ 7–8 m; đường kính cổ rễ từ 7–9 cm
khi cây được 2 năm tuổi (Nguyễn Hữu Thành và cs, 1997) [10]. Người ta có thể thu hái
quả non ăn sau 55-70 ngày kể từ ngày hoa nở và quả chín sau 100-115 ngày (J.S.
Siemonsma and Kasem Pilauek et al, 1994) [53].
Tiến sĩ Reyes, (1990) đã nghiên cứu trồng trọt bằng hạt để thu hái làm dược
liệu theo phương pháp luân phiên như sau: mỗi cây con trồng cách nhau từ 10 đến 50
cm, sau 75 ngày thu hái lá và cành non ở phía trên bằng cách cắt ngang thân cây cách
gốc 20-30 cm; sau đó chăm sóc tiếp và thu hái, cây sẽ cho ra nhán và cành non sau đó.
Trung bình mỗi năm thu hoạch được 4 lần, năng xuất trung bình thu được 100 tấn/1
hecta/năm đầu tiên và 57 tấn/hecta/ năm thứ hai.
Cây Chùm ngây trồng ở nước ta thường ra hoa một vụ trong năm. Cây chủ yếu
là mọc hoang ở những vùng khô. Kỹ thuật trồng chăm sóc không phức tạp, có khả
năng chống chịu các điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Cây rất ít sâu bệnh và quá
trình gieo trồng không cần sử dụng thuốc trừ sâu bệnh. Vì vậy công tác qui hoạch
khoanh vùng trồng trọt để thu hái tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho việc nghiên cứu
và tạo nguồn dược liệu là vấn đề cần thiết [10], [53].
¾ Cách trồng như sau:
+ Trồng bằng phương pháp giâm cành:
Chặt cành (không chặt xéo), đường kính 1 tấc, mỗi cành dài 1,2 m. Chôn sâu
cành 3 tấc phần gốc, dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững, ngọn hướng
lên trên, tưới nước vừa phải. Sau 20 ngày cành sẽ đâm tượt. Khâu chuẩn bị đất, cách
trồng như trên. Nếu muốn sử dụng rễ thì để cây phát triển bình thường 6 tháng trở lên
[49].
- 6 -
+ Trồng bằng hạt (gồm 5 bước sau):[54]
1. Ngâm hạt trong nước lạnh 24 giờ.
2. Lấy hạt ra rồi bỏ trong bao nylon, đặt bao nylon vào chỗ ấm nóng và
tối để hạt nảy mầm, không thêm nước vào bao nylon.
3. Sau vài ba ngày hạt giống sẽ nảy mầm, đem hạt ra trồng vào chậu có
lớp đất mỏng phủ lên trên.
4. Trồng trong chậu khoảng 8 tuần trước khi đem trồng ngoài đất, trồng
cây cách nhau khoảng 2 - 3 m.
5. Cây Moringa thích nắng, chịu khô hạn. Có thể tưới nước nhưng đừng
để rễ cây bị úng nước.
Cây 1 tháng tuổi Cây 75 ngày
Thu hái Lá và cành non
Hình 1.2. Trồng và thu hái Chùm ngây ngoài tự nhiên [56].
- 7 -
1.3.2. Nghiên cứu về nuôi cấy in-vitro
Chồi bất định từ các cây trồng ngoài tự nhiên và chồi đỉnh của cây con in-vitro
được sử dụng làm mô cấy trên môi trường MS và Wood Plant Medium (WPM).
Khử trùng bằng NaOCl 0,25% trong 10 phút, chồi bất định và chồi đỉnh được
nuôi cấy trên môi trường MS và WPM sau 12 ngày sau đó được chuyển vào vào môi
trường MS có bổ sung Benzylaminopurine (BAP) với các nồng độ ( 0,05; 0,25; 1,25;
và 6,25 µmol). Tỷ lệ nảy chồi cao nhất là 89 %. Đồng thời khảo sát sự tạo rễ bằng cách
bổ sung AIB với các nồng độ 0,05; 0,25; 1,25 µmol (Prof. Francisco A.P. Campos
Fortaleza, 2006) [41].
1.4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY
Cây Chùm ngây Moringa oleifera Lam. là "Cây thần diệu" Moringa rất có ý
nghĩa trong việc chống suy dinh dưỡng tại các khu vực đói nghèo. Nhiều bộ phận của
cây như quả, lá non, hoa các nhánh non đều có thể dùng. Theo các nghiên cứu thì cây
Chùm ngây không chỉ là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chứa
nhiều khoáng chất và acid amin tốt cho cơ thể [5].
So sánh giá trị dinh dưỡng của nó với một số thực phẩm tự nhiên thường dùng
hàng ngày, cho thấy giá trị dinh dưỡng của lá cây Chùm ngây cao hơn nhiều. Lượng
vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng
can-xi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt và hơn 3 lần
potassium của chuối [26]. Phân tích giá trị dinh dưỡng và khoáng chất trong 100g lá
khô của cây Chùm ngây được thể hiện ở bảng 1.1 [51].
1.4.1. Công dụng trong thực phẩm [36]
Lá của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng như: chất đạm, vitamins, beta-
carotene, acid amin và nhiều hợp chất khó gặp tại các cây khác như zeatin, nhóm hợp
chất flavonoid (quercetin, rutin, ß-sistosterol, acid caffeoylquinic và kaempferol….(U
Eilert, B Wolters, A Nahrstedt, 1981). Vì vậy được ứng dụng rất nhiều trong thực
- 8 -
phẩm, như làm trà túi lọc moringa, nước uống Zija [55].
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100 gram
lá khô Moringa oleifera Lam. [51]
Protein (g) 27.1 Carbohydrate (g) 38.2
Fiber (g) 19.2 Fat (g) 2.3
Ca (mg) 2,003 MG (mg) 368
P (mg) 204 K (mg) 1,324
Cu (mg) 0.57 Fe (mg) 28.2
S (mg) 870 Vitamin A-B Carotene (mg) 16.3
Arginine (g/16gN) 1.33 % Vitamin B1 - Thiamin (mg) 2.64
Histidine (g/16gN) 0.61 % Vitamin B2 - Riboflavin (mg) 20.5
Lysine (g/16gN) 1.32 % Vitamin B3 - Nicotinic acid (mg) 8.2
Tryptophan (g/16gN) 0.43 % Vitamin C Ascorbic acid (mg) 17.3
Phenylanaline (g/16gN) 1.39 % Vitamin E Tocopherol acetate mg) 113
Methionine (g/16gN) 0.35 % Threonine (g/16gN) 1.19 %
Leucine (g/16gN) 1.95 % Isoleucine (g/16gN) 0.83 %
Valine (g/16gN) 1.06 % Calories 205
Moisture 7.5 % Oxalic acid (mg) 1.6 %
1.4.2. Công dụng trong xử lý nước
Việc nghiên cứu xử lý nước từ hạt của cây Chùm ngây đã được biết từ lâu, và
cho đến năm 1970 có những báo cáo về hoạt tính lọc nước của hạt Chùm ngây. Những
nghiên cứu về hoạt chất ngưng kết, làm trong nước và diệt khuẩn có trong hạt Chùm
ngây, đồng thời thử nghiệm qui trình lọc nước của hạt của cây Chùm ngây đã được
- 9 -
nhiều người quan tâm [27]. Dùng hột Chùm ngây để lọc nước, làm sạch nước và diệt vi
khuẩn (Nguyễn Hữu Thành và cs, 1996 – 1997) [10].
Tác dụng lắng lọc, diệt khuẩn gây bệnh đường ruột trong việc xử lý nước bẩn có
thể áp dụng cho các vùng lũ ở việt Nam. Chùm ngây là lọai cây rất gần gũi với đời
sống của chúng ta, có rất nhiều giá trị mà chúng ta chưa biết khai thác hết công năng
của nó. Hạt Chùm ngây có chứa một số hợp chất 'đa điện giải' (polyelectrolytes) tự
nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước. Phương pháp lọc này rất hữu
dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn
độ (Journal of Water and Health Số 3-2005) [18].
1.4.3. Công dụng trong y dược học [9], [25], [42], [48], [53], [54]
Các bộ phận của cây đã được sử dụng làm dược liệu tại nhiều nước trên thế
giới:
¾ Campuchia: vỏ cây được dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ
uống như là nước chóng lại sức.
¾ Thái Lan: vỏ thân được dùng làm thuốc thông hơi. Quả dùng trị bệnh
đau gan và tỳ, đau khớp, uốn ván và chứng liệt.
¾ Việt Nam: theo Võ Văn Chi (1999) [3], Phạm Hoàng Hộ (2006) [7] các
bộ phận của cây như quả, lá non, hoa các nhánh non đều có thể dùng làm
rau ăn, nhưng phải nấu chín. Lá cây kích thích tiêu hóa, trái nồng, dùng
trong cari, dầu từ hột là dầu ăn. Rễ cây có tác dụng làm giảm sự thụ thai,
chứa một isothiocyanate chống nhiều vi khuẩn trong đó có
Mycobacterium phlei, chống siêu vi khuẩn trái rạ, toi gà ngoài ra rễ
Chùm ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết,
làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hạt làm giảm
đau. Nhựa (gôm) từ thân có tác dụng làm dịu cơn đau.[1], [4]. Vỏ chứa
- 10 -
alkaloid moringenin, moringin phấn khích tim. Vỏ rễ diệt khuẩn (Vibrio
cholerae) [4].
¾ Ấn Độ: Chùm ngây là một trong những cây thuốc dân gian rất thông
dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng
khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng
(dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea
oppositifolia); trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện); trị đau quanh
cổ (thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Coccinia
cordifolia, hạt mướp và hạt Lagenaria vulgaris); trị tiểu ra máu; trị thổ tả
(dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen và Chìa vôi). Hoa
dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu; quả giã kỹ với gừng và lá Justicia
gendarussa để làm thuốc đắp trị gẫy xương; lá trị ốm còi, gây nôn và đau
bụng khi có kinh; dầu từ hạt để trị phong thấp [47], [53].
¾ Pakistan: Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm ngây
được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian.
Ngoài các cách sử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được
dùng như: Lá giả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp vào bọng
dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng
đỏ. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở.
Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai. Rễ tươi của cây non dùng
trị nóng sốt, phong thấp, gout, sưng gan và lá lách. Nhựa từ chồi non
dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng [53].
¾ Trung Mỹ: Hạt Chùm ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán.
¾ Saudi Arabia: Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt,
sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông [35].
- 11 -
1.5. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT THỨ CẤP FLAVONOID
1.5.1. Gới thiệu chung về hợp chất thứ cấp [1], [23], [32]
Thực vật sản xuất ra môt lượng lớn các chất hưu cơ mà có một số chất không
tham gia trực tiếp vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, những chất này được
gọi là sản phẩm thứ cấp, sản phẩm thứ cấp khác các sản phẩm sơ cấp ở chỗ có sự phân
bố giới hạn trong thực vật, các sản phẩm thứ cấp chuyên biệt chỉ được tìm thấy trong
một loài nhất định hoặc chỉ liên quan trong một nhóm loài được phân loại, trong khi
các con đường sơ cấp cơ bản được tìm thấy xuyên suốt trong giới thực vật [1].
Ở thực vật có những hợp chất thứ cấp đóng vai trò quan trọng gồm có alkaloids,
terpenoids, phenolics, steroids và flavonoids. Các chất này rất đa dạng về cấu trúc và
kích thước, và được tìm thấy trong rất nhiều loài thực vật khác nhau, mỗi loài có một
dẫn xuất khác nhau. Cho đến nay, người ta đã tìm thấy gần 100.000 các hợp chất thứ
cấp ở thực vật khác nhau, và hàng năm một số lượng lớn các chất mới được phát hiện
thêm. Nguồn gốc của các chất thứ cấp là các điểm cuối cùng của quá trình biến dưỡng,
với chức năng ít chuyên biệt (Harborne & Tomas-Barberan 1991) [32].
Lượng hợp chất thứ cấp được tạo ra thường rất nhỏ. Nhưng chúng có khả năng
tiềm ẩn họat tính sinh học rất mạnh ngay cả khi chúng được sản xuất thấp hơn 1%
trọng lượng mô thực vật. Các hợp chất thứ cấp có thể được sản xuất trong các loại tế
bào đặc biệt như tế bào tuyến tiết, lông tơ, biểu bì… nơi mà chúng được tiết ra có chức
năng như các chất xua đuổi, tự vệ hay dẫn dụ. Một trong những chức năng dễ nhận
thấy nhất ở các chất thứ cấp đó là có vai trò sinh hóa trong cơ chế bảo vệ cơ thể chống
lại các tác nhân gây bệnh và xâm hại (Edwads R., and Gatehouse J. A., 1999) [23].
Có nhiều phương pháp để thu nhận hợp chất thứ cấp ở thực vật, một trong
những cách đơn giản đó là thu nhận từ các cơ quan: rễ, thân, lá trong thực vật, tất cả
các cơ quan này ở thực vật đều có thể sản xuất hợp chất thứ cấp, đó là nguồn cung cấp
nguồn nguyên liệu cho dược học. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi trồng tự nhiên năng
suất của các hợp chất thứ cấp không ổn định theo các giai đoạn phát triển của thực vật,
- 12 -
vì do sự ảnh hưởng của tuổi cây, thời gian thu hoạch, điều kiện dinh dưỡng…Do vậy,
để thu nhận một lượng lớn hợp chất thứ cấp ổn định về hàm lượng và xác định đúng
thời gian thu hoạch là một điều chúng ta cần quan tâm trong công tác thu hái làm dược
liệu. Bên cạnh đó các kỹ thuật phân tích và kiểm tra hoạt tính của các sản phẩm thứ cấp
cũng là những yếu tố quan trọng, để có thể tạo được nguồn nguyên liệu phục vụ trong
sản xuất ở qui mô công nghiệp trong y dược học [1], [23], [32].
1.5.2. Hợp chất flavonoid và quercetin [11]
¾ Flavonoid:
Flavonoid là một nhóm hợp chất tự nhiên lớn thường gặp trong thực vật, phần
lớn có màu vàng. Về cấu trúc hoá học flavonoid có khung cơ bản theo kiểu C6 – C3 -
C6 (2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon) và được chia làm
nhiều nhóm khác nhau. Cũng giống vitamin C, các flavonoid được khám phá bởi một
trong những nhà sinh hóa nổi tiếng nhất của thế kỷ 20: Albert Szent-Gyorgyi (1893-
1986). Ông nhận giải Nobel năm 1937 với những khám phá quan trọng về các đặc tính
của vitamin C và flavonoid [11].
Flavonoid thuộc nhóm hợp chất thứ cấp lớn gồm nhiều loại polyphenols như
anthocyanins, flavanonse, flavanols, flavones, flavonols, isoflavonoids…Các hợp chất
flavonoids được tạo ra ở trong mô thực vật nhằm chống lại tia UV (Harborne and
Williams 2000) [31].
Có khoảng trên 6000 hợp chất flavonoids tự nhiên có trong thực vật và nói
chung là có nhiều trong thực vật bậc cao (Harborne & Williams 2000), một số hợp chất
là sắc tố trong thực vật nhưng cũng là những hợp chất có hoạt tính sinh học. Hầu hết
các flavonoid đều ở dạng glycoside, đều tan trong nước và tích lũy trong không bào
của tế bào thực vật [31].
Flavonoid là nhóm hợp chất thứ cấp ở thực vật có rất nhiều chức năng quan
trọng và hữu ích cho sức khoẻ con người, từ việc tách chiết RNA và phân tích sự biểu
hiện gen cho thấy có sự xuất hiện 5 đoạn cDNA biểu hiện cho 5 enzyme trong quá
trình sinh tổng hợp flavonoid (phenylalanine ammonia-lyase/chalcone synthase/
- 13 -
flavanone 3-hydroxylase/ dihydroflavanol 4-reductase and anthocyanidin synthase). Sự
hoạt hoá của các gens trong quá trình sinh tổng hợp flavonoid đồng thời có sự tập trung
flavonoids và acid hydroxycinnamic được xác định trong lá đang phát triển dưới điều
kiện trực tiếp của ánh sáng mặt trời so với lá trong tối của một số thực vật tương tự.
Cyanidin của anthocyanins và quercetin flavonol có vai trò ưu thế hơn trong việc
chống lại ánh sáng cao của mặt trời trong lá Vaccinium myrtillus L. Flavonoid có vai
trò trong việc bảo vệ thực vật chống lại bức xạ cao của mặt trời [43].
¾ Quercetin:
Quercetin là một flavonoid làm xương sống cho nhiều loại flavonoids khác như
rutin, quercitrin và các flavonoid khác. Quer