- Là đơn vị mới thành lập (Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố được thành lập từ ngày 14 tháng 3 năm 2008 theo Quyết định số 1121/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố). Vì trong giai đoạn đầu phải sửa chữa văn phòng trụ sở làm việc, củng cố tổ chức, tuyển dụng và ổn định nhân sự nên đến tháng 2 năm 2009 mới đi vào hoạt động, hoàn thành việc tiếp nhận một số dự án, nhân sự từ sở Giao thông vận tải và tuyển mới nhân sự bổ sung.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2100 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu về trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG NGẬP NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển:
- Là đơn vị mới thành lập (Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố được thành lập từ ngày 14 tháng 3 năm 2008 theo Quyết định số 1121/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố). Vì trong giai đoạn đầu phải sửa chữa văn phòng trụ sở làm việc, củng cố tổ chức, tuyển dụng và ổn định nhân sự nên đến tháng 2 năm 2009 mới đi vào hoạt động, hoàn thành việc tiếp nhận một số dự án, nhân sự từ sở Giao thông vận tải và tuyển mới nhân sự bổ sung.
- Trong điều kiện là một đơn vị sự nghiệp nên việc chuyển giao tiếp nhận các tài liệu hồ sơ liên quan trong nhiều giai đoạn thực hiện Chương trình chống ngập nước nội thị của Sở Giao thông vận tải không đầy đủ nên việc đánh giá tình hình thực hiện công tác chống ngập trên địa bàn thành phố những năm qua còn nhiều thiếu sót.
- Trung tâm chống ngập chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc thực hiện các chương trình, dự án thoát nước, chống ngập do Ủy ban nhân dân thành phố giao.
- Trung tâm chống ngập là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được cấp một phần kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước và được sử dụng nguồn thu để đảm bảo hoạt động, được mở tài khoản tại chi nhánh Kho bạc Nhà nước và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố để hoạt động theo quy định.
- Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi bằng tiếng Anh là STEERING CENTER OF URBAN FLOOD CONTROL PROGRAM (SCFC).
- Trụ sở làm việc của Trung tâm chống ngập tạm đặt tại số 10 đường Trần Nhật Duật, phường Tân Định, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại số: 3.5.267.947 - Fax : 3.5.265.354
2.2 Chức năng và nhiệm vụ:
Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước có chức năng thay mặt Ủy ban nhân dân thành phố là chủ sở hữu và quản lý hệ thống thoát nước, các nhà máy xử lý nước thải, đồng thời là chủ đầu tư các dự án đầu tư chương trình chống ngập nước, xử lý nước thải… với các nhiệm vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược và các giải pháp kiểm soát lũ, triều trên địa bàn thành phố và các vùng phụ cận, xác định các dự án ưu tiên và phân kỳ thực hiện cho từng khu vực; điều phối các hoạt động, dự án tiêu thoát nước, để giải quyết căn bản tình trạng ngập nước trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về thoát nước đô thị kể cả kế hoạch ưu tiên chống ngập và thoát nước trên địa bàn thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tổ chức thu thập, đo đạc, khảo sát, thống kê, lưu trữ đầy đủ các dữ liệu, có phân tích, đánh giá dự liệu liên quan đến các điểm bị ngập và dự báo trước tình hình ngập nước trên địa bàn thành phố để tham mưu các biện pháp phòng chống, khắc phục.
- Làm đầu mối trong việc nghiên cứu lập dự án quy hoạch tổng thể chương trình chống ngập, thoát nước trên địa bàn thành phố; thẩm tra các đồ án thiết kế có liên quan và chủ động phối hợp, đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý và giải quyết các vấn đề chống ngập và thoát nước của thành phố Hồ Chí Minh.
- Làm chủ các dự án đầu tư về chương trình chống ngập nước, quyết định và đề xuất cơ chế nguồn vốn đầu tư tại thành phố; tổ chức, kiểm tra và theo dõi tiến độ thực hiện các dự án chống ngập và thoát nước đang thực hiện, từ đó đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các hiệu quả tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố.
- Nghiên cứu, cập nhật, đề xuất các tiêu chuẩn thoát nước, phương pháp xác định chỉ giới bảo vệ sông, kênh rạch, luồng lạch sông rạch, quy định kỹ thuật nạo vét làm cơ sở thống nhất trong thiết kế, kiểm tra, phối hợp các dự án thoát nước trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp liên ngành và liên lưu vực trong lĩnh vực thoát nước nói chung và quản lý, triển khai các dự án thoát nước nói riêng để thực hiện có hiệu quả chương trình chống ngập và thoát nước trên địa bàn thành phố.
- Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong và ngoài nước về lĩnh vực thoát nước và công tác chống ngập; tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về thoát nước, chống ngập nước đô thị để tìm nguyên nhân, biện pháp phòng chống ngập và thoát nước.
- Tổ chức bộ máy các cơ quan chức năng theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo vai trò tham mưu và nhằm thực hiện chương trình chống ngập; xây dựng chương trình kế hoạch huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực chuyên viên khoa học và công nghệ phục vụ cho nghiên cứu thiết kế sản xuất và quản lý vận hành các công trình của ngành thoát nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên ngành trong và ngoài nước để quản lý và điều hành các dự án.
- Thực hiện một số công tác khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao.
Một số nhiệm vụ cụ thể:
- Ngày 28/10/2008 Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 4576/QĐ-UBND giao Trung tâm Chống ngập làm chủ sở hữu, tổ chức quản lý toàn bộ hệ thống thoát nước và Quyết định số 4578/QĐ-UBND giao Trung tâm chống ngập theo dõi, tiếp nhận đưa vào quản lý vận hành khai thác một số hạng mục công trình của các dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ (giai đoạn 1) và dự án Vệ sinh môi trường thành phố (lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè).
- Để thực hiện Đề án “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh” đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008, Trung tâm Chống ngập được giao làm đầu mối triển khai thực hiện.
2.3 Cơ cấu tổ chức:
2.3.1 Ban lãnh đạo:
- 01 Giám Đốc: Giám đốc Trung tâm Chống ngập là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng theo quy định
- 02 Phó Giám Đốc: là người giúp Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; thay mặt Giám đốc Trung tâm khi được Giám đốc Trung tâm ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Trung tâm.
2.3.2 Các phòng ban:
- Văn phòng: tham mưu giám đốc trung tâm chống ngập về công tác quản trị văn phòng, quản trị công nghệ thông tin và công tác bảo vệ trật tự trong cơ quan.
- Phòng Tổ chức cán bộ: tham mưu giám đốc về tổ chức, bộ máy, cán bộ theo phân cấp, chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức và lao động của cơ quan, công tác thi đua khen thưởng, công tác bảo vệ nội bộ.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính: tham mưu giám đốc về công tác kế hoạch, công tác tài chính kế toán chung của cơ quan.
- Phòng Quản lý đầu tư: tham mưu giúp giám đốc xây dựng kế hoạch, quản lý các dự án đầu tư, duy tu sửa chữa hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn thành phố HCM.
- Phòng Quản lý hệ thống thoát nước: tham mưu giúp giám đốc thực hiện về quản lý thoát nước (trừ nước thải) trên địa bàn thành phố HCM.
- Phòng Quản lý nước thải: tham mưu giúp giám đốc thực hiện về quản lý thoát nước thải trên địa bàn thành phố HCM.
- Phòng Nghiên cứu và Quản lý vận hành: tham mưu giám đốc thực hiện nghiên cứu các giải pháp kiểm soát ngập, các quy trình quản lý vận hành công trình kiểm soát ngập, hệ hto61ng thu gom xử lý nước thải và xây dựng thể chế về quản lý quy hoạch phát triển đô thị trong lĩnh vực tiêu thoát nước, hệ thống kênh rạch trên địa bàn thành phố HCM.
2.3.3 Các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
- Ban QLDA cải tạo kênh Ba Bò: giúp chủ đầu tư dự án quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện dự án cải tạo kênh Ba Bò.
- Ban QLDA 1547: giúp chủ đầu tư dự án quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các dự án xây dựng các công trình kiểm soát triều.
- Ban QLDA công trình thoát nước đô thị: giúp chủ đầu tư dự án quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các dự án thoát nước.
- Ban QLDA hỗ trợ kỹ thuật lập dự án khả thi xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè: giúp chủ đầu tư dự án quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2. Lập nghiên cứu khả thi xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
2.4 Mối quan hệ liên kết với các đơn vị khác trong hoạt động của cơ quan:
2.4.1 Đối với các sở - ngành thuộc thành phố
- Trung tâm chống ngập có trách nhiệm phối hợp với các sở - ngành, các tổ chức chính trị của thành phố để hoàn thành nhiệm vụ chung và nhiệm vụ riêng của mỗi cơ quan.
- Khi giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung tâm chống ngập có liên quan đến các sở - ngành thì Trung tâm chống ngập phải trao đổi và lấy ý kiến bằng văn bản. Thủ trưởng các sở - ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu trả lời trong thời gian quy định.
2.4.2 Đối với Ủy ban nhân dân các quận - huyện
- Trung tâm chống ngập hướng dẫn phối hợp và tạo điều kiện để Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện các nội dung về công tác phòng chống ngập, thoát nước đô thị và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các quận - huyện về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực công tác do Trung tâm quản lý.
2.4.3 Đối với quan hệ quốc tế:
- Trung tâm chống ngập được trực tiếp quan hệ, làm việc với các cơ quan, viện, trường của nước ngoài, các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Trung tâm chống ngập được tổ chức đón tiếp và làm việc với các đoàn khách nước ngoài theo quy định.
2.4.4 Đối với các tổ chức Đảng, Đoàn thể:
- Đối với các Ban của Thành ủy và Đảng ủy Khối Dân Chính Đảng thành phố, Trung tâm chống ngập có mối quan hệ trực tiếp để thông qua đó tiếp nhận những chủ trương, định hướng và chỉ đạo của Thành ủy và của Đảng uỷ Khối Dân Chính Đảng thành phố.
- Phối hợp với các đoàn thể thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm nhằm tạo điều kiện để các đoàn thể tham gia ý kiến với Trung tâm trong việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến đơn vị.
- Đối với những vấn đề lớn, có liên quan đến đoàn thể quần chúng nào thì Giám đốc Trung tâm phải mời tham gia hoặc hỏi ý kiến (bằng văn bản) lãnh đạo của đoàn thể quần chúng đó trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố.
2.5 Tình hình thực hiện công tác chống ngập trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2001 – 2009:
2.5.1 Mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2001 – 2009:
Phấn đấu xóa các điểm ngập hiện hữu song song với việc ngăn chặn phát sinh các điểm ngập mới (xóa được ít nhất 70/100 điểm ngập lớn hiện có trong nội thị); tăng tốc triển khai các dự án thoát nước, nhất là các dự án ODA để giải quyết cơ bản tình trạng ngập; tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, cơ sở pháp lý, cơ chế phối hợp và phát triển các nguồn lực trong lĩnh vực thoát nước.
Hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, hiệu quả các dự án thoát nước đã được phê duyệt bao gồm: 3 dự án sử dụng vốn ODA, 68 dự án sử dụng vốn trong nước và các công trình cấp bách hàng năm của Sở Giao thông vận tải; các dự án Tham Lương – Bến Cát - rạch Nước Lên, Bờ hữu sông sài Gòn và các công trình đê bao khu vực vùng ven, ngoại thành do Sở Nông nghiệp và PTNT, các quận, huyện làm chủ đầu tư.
Ngăn chặn và cải thiện một bước cơ bản tình hình ô nhiễm vệ sinh môi trường nước của thành phố, giải quyết cơ bản tình trạng ngập trong mùa mưa và xử lý môi trường nước đô thị giai đoạn 2001 – 2009.
Vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia và tạo sự chuyển biến tích cực trong việc quản lý, bảo vệ, giữ gìn và đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thoát nước của thành phố. Đảm bảo có kế hoạch quản lý, kiểm tra để không phát sinh thêm các điểm ngập mới;
2.5.2 Kết quả thực hiện:
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VII và Thông báo số 119-TB/TU ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc triển khai thực hiện Chương trình chống ngập nội thị trong mùa mưa; Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 57/2001/QĐ-UB ngày 05 tháng 7 năm 2001 về kế hoạch thực hiện Chương trình chống ngập nội thị trong mùa mưa và xử lý môi trường nước thành phố giai đoạn 2001 – 2005; đồng thời tích cực triển khai thực hiện Quy họach tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Quyết định 752/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 6 năm 2001) và Quy họach thủy lợi chống ngập (Quyết định 1547/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 10 năm 2008) của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình triển khai, thành phố đã kết hợp thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình; tập trung chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm có nguồn vốn từ ngân sách và các dự án ODA để sớm hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác góp phần kéo giảm, xóa được nhiều điểm ngập.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Chương trình chống ngập và xử lý môi trường nước đã được thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt và đạt được những kết quả nhất định. Nhiều giải pháp về tổ chức quản lý chuyên ngành đã được thưc hiện, nhiều công trình, dự án được đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành và phát huy hiệu quả đã kéo giảm, xóa được nhiều điểm ngập. Cụ thể:
2.5.2.1 Các giải pháp quản lý đã triển khai:
- Ban hành Chỉ thị số 27/2002/CT-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2002 và Quyết định số 319/2003/CT-UB ngày 26 tháng 12 năm 2003 về quản lý sông rạch để tăng cường công tác quản lý hệ thống sông kênh rạch, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm sông, kênh rạch.
- Ban hành bộ định mức thoát nước, quyết định về điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải để đảm bảo nguồn vốn cho việc duy tu, bảo dưỡng, vận hành hệ thống thoát nước mưa, nước thải của thành phố.
- Công tác quản lý hệ thống hạ tầng thoát nước đã được tập trung vào ngành để quản lý duy tu tập trung: Tổng khối lượng quản lý, duy tu cống thoát nước cấp 2, 3 trên địa bàn thành phố đã tăng gấp 2 lần (từ 516.662 md vào năm 2001 tăng lên 1.039.512 md vào năm 2008) và số cửa xả tăng gấp 2,7 lần (từ 228 cửa xả vào năm 2001 tăng lên 627 cửa xả vào năm 2008).
Tăng cường công tác tuần tra và quản lý, bảo vệ kênh rạch thoát nước, chống san lấp, lấn chiếm trái phép; phối hợp với quận - huyện, sở - ngành trong lĩnh vực thoát nước, xóa, giảm ngập và tuyên truyền giáo dục cộng đồng.
Tổ chức lập qui hoạch chi tiết thoát nước cho 05 lưu vực còn lại theo qui hoạch tổng thể thoát nước. Huy động trí tuệ của các nhà khoa học và người dân trong việc góp ý kiến xây dựng các đề án, chương trình chống ngập.
Hoàn thiện cơ chế quản lý về tổ chức bộ máy để thống nhất quản lý hạ tầng thoát nước:
+ Giai đoạn 2001 – 2008; thành lập 04 Khu Quản lý Giao thông Đô thị và giao chức năng quản lý cho các Khu để nâng cao hiệu quả quản lý, duy tu, bão dưỡng hạ tầng thoát nước;
+ Tháng 3 năm 2008 thành lập Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố; giao Trung tâm Chống ngập làm chủ sở hữu, tổ chức quản lý toàn bộ hệ thống thoát nước; thay mặt Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình kiểm soát triều và làm chủ sở hữu, quản lý, sử dụng các công trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư trên địa bàn thành phố.
2.5.2.2 Tình hình tổ chức triển khai các dự án lớn về thoát nước, cải thiện môi trường nước và chống ngập nước:
2.5.2.2.1 Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải:
Căn cứ theo Quyết định 752/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, khu vực quy hoạch hệ thống thoát nước bẩn có diện tích 189,78 km2 chia thành 9 lưu vực với dân số 5.775.000 người bao gồm khu nội thành hiện hữu và các quận mới như Thủ Đức, quận 2,7,9,12. Mức độ yêu cầu xử lý theo tiêu chuẩn B Tiêu chuẩn Việt Nam 5942 – 1995, mỗi lưu vực sẽ đầu tư xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải, tổng cộng là 9 nhà máy xử lý nước thải cho 9 lưu vực.
Đến nay, đã hoàn thành đưa vào vận hành 2 nhà máy xử lý nước thải;
- Nhà máy Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân): công suất 30.000 m3/ngày đêm, vận hành năm 2006.
- Nhà máy Bình Hưng thuộc lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ và trạm bơm chuyển tiếp Đồng Diều, công suất 144.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1). Đã tiếp nhận và vận hành ổn định từ ngày 16/5/2009 đến nay.
2.5.2.2.2 Dự án, công trình thoát nước, chống ngập trọng điểm:
- Dự án, công trình thoát nước mưa.
+ Đã hoàn thành 36 dự án cải tạo, lắp mới hệ thống thoát nước bằng nguồn vốn ngân sách, riêng 3 dự án thoát nước sử dụng vốn ODA (dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dự án Cải thiện Môi trường nước lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Tẻ, kênh Đôi giai đoạn II, dự án Nâng cấp Đô thị lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm) và dự án Tham Lương – Bến Cát - rạch Nước Lên đang tiếp tục thực hiện. Đã đưa vào khai thác vận hành 184 km hệ thống thoát nước;
+ Các dự án chưa triển khai chủ yếu thuộc về nhóm cải tạo, nạo vét kênh rạch do chưa giải quyết xong các vấn đề về giải tỏa, tái định cư.
- Dự án, công trình chống ngập do triều cường.
+ Dự án đê bao bờ hữu sông Sài Gòn (đoạn từ Vàm Thuật đến Nam Rạch Tra) đã hoàn thành cơ bàn nhiều cống lớn và tuyến đê bao dài 47,4 km, giúp ngăn triều cho 3.560 ha;
+ Đã tiến hành nạo vét nhiều tuyến kênh rạch vùng ngoại thành và đang tiếp tục triển khai các dự án đê bao bờ hữu sông Sài Gòn từ Bắc Rạch Tra tới Bến Súc, bờ tả từ cầu Bình Phước đến rạch cầu Ngang (quận Thủ Đức);
+ Các công trình xây dựng kiên cố các tuyến bờ bao: Trong 2 năm 2008 – 2009, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo và bố trí vốn cho các quận, huyện có các tuyến đê bao chưa kiên cố, thường gặp sự cố khi triều cường xây dựng 272 công trình kiên cố đê bao với tổng chiều dài 228 km (trong đó có 115 km kiên cố hóa bằng bê tông theo mặt cắt định hình) để bảo vệ 5.370 ha và 10.783 hộ dân .
Số công trình đã hoàn thành: 148/272, trong đó:
i. Chiều dài đê bao đã hoàn thành: 134,2 km (đạt 58,8%);
ii. Có 38 công trình kiên cố bằng bê tông, dài 46,3 km.
2.5.2.2.3 Triển khai kế hoạch, giải pháp xóa, giảm ngập cấp bách hàng năm:
+ Các dự án quy mô nhỏ và các biện pháp nhằm giải quyết tình thế cấp bách cũng được Thành phố quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ chế, nguồn vốn để gấp rút thực hiện tại những điểm, tuyến đường, khu vực thường xuyên gây ngập (kể cả do mưa và triều) nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong thời gian chờ các dự án lớn hoàn thành, phát huy tác dụng.
+ Tăng cường công tác duy tu, nạo vét hệ thống cống thoát nước, kênh rạch, nâng cấp hệ thống thoát nước tại các vị trí hệ thống thoát nước đã bị hư hỏng, không đủ khả năng thoát nước, tập trung ưu tiên tại các tuyến thường xuyên bị ngập nước.
+ Đối với các tuyến đường trước đây xây dựng hệ thống cống thoát nước chưa liền tuyến, thực hiện công tác đấu nối để giảm ngập cho khu vực; thay thế, sửa chữa các đoạn cống bị xuống cấp; mở hướng thoát nước mới nhằm tăng cường khả năng thoát nước trong khu vực. Đối với các tuyến cống đã thi công hoàn thành của các dự án lớn, chỉ đạo đẩy nhanh việc kết nối các cống băng ngang đường và bàn giao theo hiện trạng cho đơn vị quản lý vận hành ngay để chống ngập cấp bách, không chờ các thủ tục hoàn thành.
+ Lắp đặt và vận hành các trạm bơm ứng cứu ở các khu vực bị ngập nặng; trong khi các dự án kiểm soát triều trên diện rộng đang trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án đã chỉ đạo triển khai lắp đặt hàng trăm van kiểm soát triều cục bộ tại các cửa xả dọc theo kênh rạch để chống ngập do triều cường.
2.5.2.2.4 Tăng cường kiểm tra, xử lý các vị trí ảnh hưởng do thi công các dự án đã gây ngập và có khả năng gây ngập:
Việc triển khai và đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị v