Hà Nội đào đường ký

Chưa bao giờ tôi thấy cuộc sống ở Hà Nội khổ sở như hiện nay, ra đường là tắc, sáng ra cố gắng đi sớm lắm, kể cả hai việc đưa con đến trường rồi vào cơ quan vẫn cứ muộn hơn giờ quy định 30 phút. Đấy không chỉ là tâm tư của mỗi cá nhân tôi, mà tất cả cơ quan tôi đều đang bị con “vi rút” đi làm muộn làm cho khổ sở. Có anh bạn làm bên phòng kế hoạch cuối tháng thấy mặt cứ dài ra, u sầu, ủ dột. Hỏi thì anh nhăn nhó. Chỉ tại mấy cái vụ tắt đường làm cho tôi tháng này khổ sở làm không đủ điểm chấm công. Khổ cũng đúng thôi vì nhà anh ở ngã tư Đại Cồ Việt không bị tắc đường mới là lạ. Không chỉ người trong cơ quan tôi đang đau đầu vì vụ tắc đường dài hạn, tắt triền miên, tắc không có chổ thở mà tất cả bạn bè tôi ở cơ quan khác cũng đang đàu đầu vì vụ tắc đường, nhất là những cơ quan làm việc trong nội thành. Ngồi rỗi rãi bàn chuyện tắc đường, mọi người đưa ra bao nhiêu là lý do. Anh Hòa trưởng phòng tôi cất lời đầu tiên. Theo anh chỉ tại mấy tay đại gia, đua nhau mua ô tô, đường thì chật, lấy đâu ra chỗ mà chứa nhiều ô tô thế nên mới tắc, người thì bảo : “Tại mấy thằng cha cảnh sát giao thông làm ăn chán bỏ mẹ, không điều hành nổi lương lượng xe tham gia giao thông. Mỗi người một ý kiến nhưng tôi vẫn đồng ý nhất ý kiến của chị Thủy làm ở phòng hành chính cơ quan tôi đấy là: “Hà Nội đang loạn lên về chuyện đào đường”. Đây là ý kiến tôi cho là đúng nhất, bởi theo quan sát của tôi gần đây, khắp Hà Nội đang thi nhau đào đường, nhà nhà đào đường, ngành ngành đào đường, khắp nơi ở Hà Nội đang đào đường.

doc3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hà Nội đào đường ký, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Nội đào đường ký Chưa bao giờ tôi thấy cuộc sống ở Hà Nội khổ sở như hiện nay, ra đường là tắc, sáng ra cố gắng đi sớm lắm, kể cả hai việc đưa con đến trường rồi vào cơ quan vẫn cứ muộn hơn giờ quy định 30 phút. Đấy không chỉ là tâm tư của mỗi cá nhân tôi, mà tất cả cơ quan tôi đều đang bị con “vi rút” đi làm muộn làm cho khổ sở. Có anh bạn làm bên phòng kế hoạch cuối tháng thấy mặt cứ dài ra, u sầu, ủ dột. Hỏi thì anh nhăn nhó. Chỉ tại mấy cái vụ tắt đường làm cho tôi tháng này khổ sở làm không đủ điểm chấm công. Khổ cũng đúng thôi vì nhà anh ở ngã tư Đại Cồ Việt không bị tắc đường mới là lạ. Không chỉ người trong cơ quan tôi đang đau đầu vì vụ tắc đường dài hạn, tắt triền miên, tắc không có chổ thở mà tất cả bạn bè tôi ở cơ quan khác cũng đang đàu đầu vì vụ tắc đường, nhất là những cơ quan làm việc trong nội thành. Ngồi rỗi rãi bàn chuyện tắc đường, mọi người đưa ra bao nhiêu là lý do. Anh Hòa trưởng phòng tôi cất lời đầu tiên. Theo anh chỉ tại mấy tay đại gia, đua nhau mua ô tô, đường thì chật, lấy đâu ra chỗ mà chứa nhiều ô tô thế nên mới tắc, người thì bảo : “Tại mấy thằng cha cảnh sát giao thông làm ăn chán bỏ mẹ, không điều hành nổi lương lượng xe tham gia giao thông. Mỗi người một ý kiến nhưng tôi vẫn đồng ý nhất ý kiến của chị Thủy làm ở phòng hành chính cơ quan tôi đấy là: “Hà Nội đang loạn lên về chuyện đào đường”. Đây là ý kiến tôi cho là đúng nhất, bởi theo quan sát của tôi gần đây, khắp Hà Nội đang thi nhau đào đường, nhà nhà đào đường, ngành ngành đào đường, khắp nơi ở Hà Nội đang đào đường. Ai cũng đồng quan điểm với chị Thủy, xem đây là nguyên nhân gây ùn tắc kéo dài hiện nay. Anh Hải làm bên phòng kế hoạch phát pháo đầu tiên: “Nhà tôi ở khu tập thể Kim Liên, đi làm lại phải qua ngã tư Đại Cồ Việt. Trước đây không sao, từ khi có dự án làm hầm đi bộ thì chao ôi suốt ngày nghe thấy tiếng xe máy và coi thi nhau bóp inh ỏi. Không biết cái dự án ấy khi nào mới xong, thấy hứa lên hứa xuống mà mãi vẫn cứ là một bãi chiến trường”. Anh Hải nói tiếp: “Đấy là buổi sáng còn tắc ít, buổi chiều về đến đây là muốn ngất luôn. Mấy lần tớ bị vợ mắng cho cái tội bỏ nhà không chịu ăn cơm tối, chứ cô ấy có biết đâu là tớ không về nhà được đói quá vô làm bát mì cho đỡ suốt ruột”. Anh Hòa trưởng phòng cắt ngang tiếng thở dài của đồng nghiệp mà tiếp lời: “Cậu có một chỗ tắc, tớ còn qua hai chỗ. Đây nhà tớ phải đi qua đường Chùa Bộc rồi mới đến ngã Tư Đại Cò Việt là đến cơ quan. Vợ tớ làm ở khu công nghiệp, nên giao hẳn việc đón con cho tớ. Sáng ra, hai bố con cắp sách vở đi làm, nhưng cứ đi qua được ngã này thì vứớng ngã kia. Tớ đánh liều đi vào ngã tư Vọng nhưng nó tắt còn ác hơn. Đấy, nhà tớ ở như mê cung vậy tiến không được lùi không xong, luồn lách cũng chiu cứng. Có hôm tớ còn bị vợ mắng oan cho cái tội hứa đón con nhưng không đến kịp, để con chờ mãi không được gọi mẹ đến đón, nhưng vợ tớ có biết được đâu là mình đang bị mắc kẹt ở ngã tư Đại Cồ Việt chứ có chơi bời gì đâu”. Chị Thủy cất tiếng não lòng : “Các anh còn đỡ, chứ nhà em đây còn rách việc hơn. Đầu tuần mới ra ngõ đã thấy ngay một cái hố trước nhà mình, dắt xe ra mãi không được. Đang cáu ầm lên thì một tay thợ điện thoại đến nói là hồ đào để dây điện thoại theo chủ trương. Em cũng không ý kiến gì, nhưng phải tội buổi ngày nó không làm, buổi tối nện búa, nện xẻng inh ỏi làm cho không chỉ em mà hàng xóm cũng không ngủ được Hỏi thì bảo chủ trường làm buổi tối tránh ùn tắc giao thông. Nhưng ùn tắc thì vẫn cứ tắc còn khu dân cư đi ngủ buổi tối cũng không ngủ được. Nhưng thế chưa hết đâu, cái hố hứa là 3 ngày xong nhưng mãi đến cuối tuàn vẫn đâu chưa vào đấy. Mấy ông cụ nhà em thì mệt mỏi lắm rồi. Chắc cho các cụ về quê an dưỡng vài ngày quá”. Câu chuyện về đào đường của mấy anh em trong cơ quan cứ dài vô tận, như là một nỗi bức xúc giờ mới có điều kiện trút bỏ. Câu chuyện không phải chỉ ở cơ quan mà tất cả mọi người đang phải kêu trời vì tình trạng đào đường làm công trình của mấy ông bên giao thông công chính. Mấy vị cứ thi nhau cho đào đường, xơi đường nhưng mấy vị không có chút quy hoạch trong chiến lược xây dựng cụ thể. Đáng ra làm từng công trình một theo hình thức cuốn chiếu không những giao thông vẫn được ổn định mà còn dễ dàng quản lý hơn. Đằng này, các vị lại làm theo kiểu nơi một tí không những việc chẳng xong mà mình nó như bãi chiến trường. Hà Nội đang trở thành đại công trường. Câu này không ngoa chủt nào nếu như các vị lãnh đạo sở giao thông công chính, xây dựng không có kế hoạch một cách đầy đủ trong chiến lược xây dựng và phát triển Hà Nội hiện nay./