Hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại

Thẻ ngân hàng được hiểu như một phương tiện thanh toán được sử dụng để thực hiện dịch vụ thanh toán qua ngân hàng bên cạnh các phương tiện thanh toán khác; với những tính năng ưu việt như gọn nhẹ, thuận lợi, thẻ ngân hàng đã và đang được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nói chung, cũng như ở Việt Nam nói riêng. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mở ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức về sự an toàn của các loại thẻ ngân hàng.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Vũ Văn Thực* TÓM TẮT không những chỉ gây thiệt hại cho chính chủ thẻ, ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh, vị thế của chính các ngân hàng, cũng như an ninh trật tự xã hội. Bài viết sẽ trình bày khái quát về thực trạng rủi ro trong hoạt động thẻ, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro của loại hình dịch vụ này Từ khóa: rủi ro kinh doanh thẻ, thẻ ngân hàng * TS. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Tân Bình. Thẻ ngân hàng là một trong những loại hình dịch vụ hiện đại, có ích cho lưu thông tiền tệ của quốc gia và tính thuận tiện cao cho chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ, ngân hàng. Do đó, dịch vụ thẻ được các ngân hàng ưu tiên phát triển và ngày càng được nhiều khách hàng sử dụng. Bên cạnh những mặt tích cực mang lại thì dịch vụ thẻ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, RISK LIMITS ON TRADING IN CARDS COMMERCIAL BANK ABSTRACT Bank card is a modern type of service, which helps national currency’s circulation and is highly convenience for parties such as cardholders, card accepters and banks. Therefore, cards are becoming a priority development of banks and increasingly used by customers. However, bank cards can imply many risks, which are not only harmful for cardholders, but also affect the image and position of the banks themselves, not to mention security and order of the society. This article will present an overview in card operation and propose risk mitigation measure of this service. Keywords: business card risk, bank card 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thẻ ngân hàng được hiểu như một phương tiện thanh toán được sử dụng để thực hiện dịch vụ thanh toán qua ngân hàng bên cạnh các phương tiện thanh toán khác; với những tính năng ưu việt như gọn nhẹ, thuận lợi, thẻ ngân hàng đã và đang được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nói chung, cũng như ở Việt Nam nói riêng. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mở ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức về sự an toàn của các loại thẻ ngân hàng. Vì thế, đảm bảo an toàn, chính xác và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thẻ là vấn đề tất yếu đặt ra đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Điều này không chỉ hạn chế rủi ro cho bản thân ngân hàng, bảo toàn tài sản khách hàng mà còn đảm bảo an ninh trật tự xã hội của quốc gia. 35 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ Thời gian qua, hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại (NHTM) có sự phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên bên cạnh đó rủi ro về thẻ còn xảy ra ở nhiều ngân hàng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng, ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Dưới đây là một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt Nam: Mới đây, khách hàng của một ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh đã bị kẻ gian đột nhập vào nhà lấy cắp thẻ tín dụng mà khách hàng không hề hay biết. Cho đến khi khách đang ngồi nhà vào buổi tối thì tin nhắn điện thoại rung lên, kiểm tra nội dung tin nhắn, khách hàng tá hỏa thấy có hai giao dịch bằng thẻ tín dụng của mình đã được thanh toán tại một cửa hàng điện thoại di động với số tiền lên đến gần 40 triệu đồng. Khi đó khách hàng mới kiểm tra thẻ tín dụng thì anh không thấy thẻ của mình đâu. Ngay sau đó, anh đã gọi đến trung tâm dịch vụ khách hàng phát hành thẻ của mình để báo mất thẻ. Tuy nhiên khách hàng không thể lấy được số tiền đã mất, bởi vì đây là lỗi của anh, ngân hàng không thể bồi thường thiệt hại cho lỗi của khách hàng. Qua đó ngân hàng chỉ có thể phối hợp với khách hàng và cơ quan điều tra để tìm ra thủ phạm. Một trường hợp khác là chị Lan Anh, cư trú tại Hà Nội, trong một lần đi TP. Hồ Chí Minh chị bị đánh rơi ví, trong đó có thẻ tín dụng đứng tên chị sở hữu và bị kẻ xấu lợi dụng quẹt thẻ của chị để mua 2 chiếc iPhone 6 tại một cửa hàng điện máy, điện thoại di động.[6] Chị Trang, đang sống và làm việc tại TP.Hồ Chí Minh, mặc dù chị không đi đến nước Anh, nhưng chị lại nhận tin nhắn thông báo trừ tiền của ngân hàng với giao dịch để mua thực phẩm tại nước Anh với tổng giá trị 174 bảng (khoảng 5,7 triệu đồng); tương tự như chị Trang, một khách hàng khác đang sống và làm việc tại tỉnh Nam Định cũng giống chị Trang bị trừ cho 5 giao dịch, với số tiền 48 triệu đồng được thanh toán online bằng bảng Anh từ tài khoản Visa Debit trong khi thẻ vẫn cất tủ. [6] Gần đây, tại một ngân hàng ở tỉnh Khánh Hòa đã phát hiện một số người nước ngoài vào rút tiền ở máy ATM với nhiều nghi vấn như: liên tục đưa hàng chục thẻ vào để rút, rút ở nhiều địa điểm và rút liên tục. Sau khi phát hiện, ngân hàng đã báo tin cho công an và qua điều tra. Công an bắt Troian Aleksei, Kotets Viacheslav, Bondarenko Yury, thu giữ gần 49.000 Euro, hơn 247 triệu đồng, gần 250 thẻ ATM các loại cùng nhiều đồ vật, thiết bị khác. Tại cơ quan công an, các đối tượng này khai vào Việt Nam để thực hiện việc in, dập thẻ, sao chép dữ liệu thông tin chủ thẻ và có sự trợ giúp đắc lực của đồng phạm ở nước ngoài để nạp thông tin cá nhân đánh cắp được vào thẻ ATM giả, sau đó sử dụng thẻ tại các trụ ATM ở Việt Nam để rút tiền. [5] Vào lúc 12 giờ 32 phút ngày 21.8.2016, anh Trương Đức Anh sử dụng thẻ tín dụng Visa Credit Card mở tại ANZ anh có nhận được tin nhắn từ dịch vụ SMS Banking của ANZ, thông báo có giao dịch được hoàn thành tại trang web tiki.vn và cungmua.com, có 6 - 7 giao dịch thành công trong vòng 5 phút với mỗi giao dịch có giá trị từ 1.425.000 đồng đến 2.425.000 đồng. Trong khi đó anh không hề mua sắm hàng hóa dịch vụ tại các trang web trên. Vì vậy anh gọi điện cho tổng đài 19001276 của ANZ để yêu cầu tạm khóa thẻ tín dụng, trong khoảng thời gian trao đổi với nhân viên hỗ trợ của ANZ, đã có thêm 4 giao dịch nữa được thực hiện thành công với giao dịch có giá trị cao nhất là 6.987.000 đồng. Anh V.T.P ngụ tại TP. Hồ Chí Minh có mở thẻ Master Debit tại Vietcombank. Sáng ngày hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại 36 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 16.8.2017 anh nhận được 14 tin nhắn thông báo về phát sinh giao dịch trong tài khoản, trong đó có 10 tin nhắn bị trừ tiền với tổng số tiền gần 18 triệu đồng. Một liên quan khác đến tài khoản thẻ tín dụng của khách hàng Phan Diệu Chương, ngụ tại TP.Hà Nội, mở thẻ Visa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế cũng đã nhận được 3 tin nhắn, với tổng số tiền giao dịch hơn 1.500 USD. Khi đến ngân hàng đối chiếu, ngân hàng đưa ra bằng chứng thể hiện có người mua hàng ký xác nhận giao dịch, song khách hàng khẳng định đó là chữ ký giả, và tài khoản phụ đã bị hack. [2] Một thủ đoạn khác cũng đang có chiều hướng gia tăng đó là lách vay nóng từ thẻ, đó là dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng với mức phí trả cho các đối tượng từ 1,5 đến 1,6% một lần quẹt thẻ, trường hợp chủ thẻ tín dụng cần tiền mặt, nếu rút từ ATM với mức phí lên tới từ 4 đến 6% tổng số tiền giao dịch, trong khi đó sử dụng dịch vụ này thì chủ thẻ chịu phí thấp hơn, do đó nhiều khách hàng bị hấp dẫn bởi dịch vụ này. Thực chất rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua máy POS gần như là một hình thức lách vay tiền “nóng”, với lãi suất chỉ từ 1,5% trong vòng một tháng đến một tháng rưỡi và trong trường hợp đến hạn nếu chủ thẻ chưa có tiền chi trả, đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp luôn dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng với mức phí rất cao. [3] Ngày 25/7/2017, Tòa án Nhân dân Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử Cao Thị Anh (36 tuổi, nhân viên tín dụng Ngân hàng HSBC) về tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Quá trình làm việc, trước sức ép phải đạt chỉ tiêu đề ra, cộng với hấp dẫn của số tiền thưởng nếu tiếp thị được nhiều khách hàng mở thẻ tín dụng và vay tín chấp nên Anh đã lợi dụng mối quan hệ quen biết với các công ty tư nhân để nhờ xác nhận chức vụ, mức lương khống cho một số cá nhân để họ đủ điều kiện vay vốn. Theo đó, Anh đã lập 19 bộ hồ sơ giả mở thẻ tín dụng với hạn mức từ 20 tới 50 triệu đồng, trong 19 khách hàng chỉ có 4 người trả lại tiền, số còn lại đang nợ hơn 1,7 tỷ đồng. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Anh mức án 4 năm tù về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. [1] Một trường hợp khác, theo hồ sơ của khách hàng Hoàng Thị Na Hương cung cấp, Vietcombank đã xác định khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo, có địa chỉ là ngày 28-7-2016 qua máy điện thoại cá nhân của khách hàng. Từ việc truy cập này, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị kẻ gian đánh cắp, sau đó tài khoản khách hàng đã bị lợi dụng; các đối tượng lừa đảo đã chuyển tiền từ tài khoản khách hàng tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân hàng khác nhau tại Việt Nam, sau đó, đối tượng lừa đảo đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Vietcombank đã xử lý các biện pháp khẩn cấp, kịp thời khoanh giữ lại được 300 triệu đồng; đây là các giao dịch chuyển khoản sang ngân hàng khác, chưa kịp chuyển ra khỏi hệ thống Vietcombank.[7] Lợi dụng sơ hở, kiểm soát của các thành viên trong Ban quản lý ATM, đối tượng đã thực hiện lấy cắp tiền từ các hộp tiền tiếp quỹ ATM trong quá trình vận chuyển hộp tiền, đó là trường hợp của Ông Nguyễn Thanh Nhàn, cán bộ Agribank chi nhánh Bình Thạnh, từ cuối năm 2011, Ông Nguyễn Thanh Nhàn đã lợi dụng sự lấy cắp tiền trong quá trình vận chuyển hộp tiền ATM trong thang máy và xuống nhà xe. Khi đưa các hộp tiền vào máy ATM, đối tượng Nhàn vẫn nhập đúng số tiền tiếp quỹ. Qua điều tra, đối tượng Nhàn đã thừa nhận lấy cắp tiền từ ATM với số tiền lên đến hơn 20 tỷ đồng.[8] Theo Hội Thẻ ngân hàng, rủi ro trong hoạt động thẻ đang gia tăng, cụ thể về phát hành 37 thẻ, số thẻ bị nghi ngờ bị lộ dữ liệu trong 5 tháng đầu năm 2016 tương đương 38,2% so với cả năm 2015, trong khi đó tội phạm về thẻ tiếp tục đánh cắp dữ liệu thẻ khi chủ thẻ mua sắm các thiết bị công nghệ cao, mua sắm ở nước ngoài; sử dụng thẻ tại POS, các cửa hàng điện tử, vàng bạc đá quý, các chuỗi siêu thị lớn... Các chủ thẻ đi du lịch, công tác, du học bị đánh cắp dữ liệu thẻ nhiều nhất ở các nước như Mỹ, Canada, Anh, Pháp.[4] 3. NGUYÊN NHÂN RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ - Bộ máy tổ chức quản lý rủi ro hoạt động chưa thực sự có hiệu quả, các văn bản, qui định, qui trình mở, sử dụng, thanh toán thẻ và quản lý rủi ro chưa thực sự hoàn chỉnh và còn nhiều kẻ hở. - Một số ngân hàng còn sử dụng thẻ từ, tính bảo mật chưa cao, tội phạm thẻ dễ dàng ăn cắp thông tin để phạm tội. - Mặc dù được đầu tư nâng cấp trong những năm gần đây, song hệ thống thanh toán của ngân hàng còn chưa đạt được như kỳ vọng, còn có khoảng cách nhất định so với chuẩn mực quốc tế. - Do áp lực yêu cầu phát triển, cũng như khả năng thẩm định của cán bộ còn hạn chế, dẫn đến còn có khách hàng không đủ tiêu chuẩn điều kiện, còn có khách hàng lợi dụng lừa đảo. - Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được chú trọng đúng mức, việc kiểm soát còn qua loa, đại khái để kẻ gian lợi dụng. - Công tác tuyên truyền cho khách hàng sử dụng thẻ về cách thức sử dụng, cảnh báo rủi ro hoạt động trong sử dụng thẻ chưa được quan tâm đúng mức. - Nhiều khách hàng còn chủ quan trong việc bảo quản thông tin về thẻ, bị mất cắp, thất lạc Từ đó bị kẻ gian lợi dụng để trục lợi; hoặc vẫn còn một số đơn vị chấp nhận thẻ lợi dụng kẽ hở của NHTM để lừa đảo, trục lợi. 4. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ Một là, hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động quản lý rủi ro trong hệ thống thẻ: hoàn thiện bộ phận quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại như: nghiên cứu hoàn thiện các văn bản, qui trình nghiệp vụ, cũng như văn bản quản lý rủi ro và cảnh báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thẻ quốc tế để được hỗ trợ, cập nhật thông tin về quản lý rủi ro. Theo dõi chặt chẽ các báo cáo giao dịch thanh toán thẻ và sử dụng thẻ nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp thẻ bị nghi ngờ giả mạo, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất cho các ngân hàng thương mại; phối hợp với cơ quan pháp luật để xử lý, điều tra các trường hợp giao dịch giả mạo, thẻ giả mạo, mất cắp, thất lạc... Hai là, thay thế thẻ từ bằng thẻ chip: hiện nay một số NHTM vẫn đang còn sử dụng thẻ từ; trước tình trạng các thiết bị bị ăn cắp thông tin có chiều hướng gia tăng như hiện nay thì các NHTM cần khẩn trương phát hành thẻ chip thay thế cho thẻ từ, đây là một trong những giải pháp cấp bách cần được các NHTM triển khai; thẻ chip là loại thẻ được sử dụng công nghệ tiến tiến nhất hiện nay, sử dụng thẻ này sẽ ngăn ngừa bọn tội phạm sử dụng các thiết bị để đọc trộm thông tin mã hoá trong thẻ, qua đó sẽ hạn chế được rủi ro cho hệ thống NHTM. Ba là, thẩm định kỹ các điều kiện đối với các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trước khi khi ngân hàng ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với khách hàng, chú trọng thẩm định ngành nghề đăng ký kinh doanh, địa hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại 38 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật điểm lắp đặt máy, năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhân sự của khách hàng, cũng như uy tín và nhân thân của khách hàng, cũng như qui mô kinh doanh và chiều hướng phát triển của khách hàng. Bốn là, các NHTM cần chủ động nghiên cứu các qui chuẩn, nguyên tắc, điều kiện hệ thống thanh toán thẻ, cũng như an ninh thẻ cho phù hợp với thông lệ quốc tế, chẳng hạn như chuẩn ISO 27001 cho hệ thống công nghệ thông tin hoặc chuẩn PCI/DSS cho hệ thống thanh toán thẻ. Nghiên cứu sử dụng công nghệ bảo mật đa nhân tố trong giao dịch ngân hàng để thay thế các công nghệ bảo mật cũ không đảm bảo an toàn; ứng dụng hệ thống thanh toán hiện đại đối với hạ tầng thanh toán của mình theo chuẩn mực quốc tế. Năm là, thường xuyên kiểm tra các máy ATM, POS, đặc biệt chú trọng kiểm tra các đơn vị chấp nhận thanh toán nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi gian lận; tăng cường hệ thống đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch qua ATM, POS, cũng như các giải pháp xác thực khách hàng khi giao dịch tại ATM để phòng, chống các hành vi sử dụng thẻ giả. Tăng cường kiểm tra thiết bị thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ nhằm đảm bảo các đơn vị chấp nhận thẻ không sử dụng các thiết bị có khả năng lưu trữ thông tin giao dịch, không lắp đặt các thiết bị để skimming thẻ; đối với đơn vị chấp nhận thẻ mới là doanh nghiệp tư nhân, cá nhân kinh doanh cần thẩm định và cân nhắc kỹ việc trang bị thiết bị POS không dây, yêu cầu đơn vị chấp nhận thẻ phải ký cam kết sử dụng đúng sim POS được cấp, không cho mượn POS, sử dụng POS không đúng mục đích. Sáu là, xây dựng hệ thống dự phòng cho hoạt động thẻ: hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ là nền tảng cho hoạt động thẻ và là cơ sở quan trọng để quyết định đến sự vận hàng thông suốt, liên tục của hoạt động thẻ của mỗi ngân hàng. Do đó, các NHTM cần xây dựng một hệ thống dự phòng đủ mạnh để đảm bảo sự vận hành trơn tru, thông suốt, khi có sự cố xảy ra thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Bảy là, thường xuyên tuyên truyền có hiệu quả nhằm khuyến cáo chủ thẻ sử dụng, cũng như phòng ngừa các rủi ro phát sinh về thẻ như đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking để theo dõi sự biến động của số dư trong tài khoản của mình, trong trường hợp phát hiện những giao dịch phát sinh bất thường báo ngay cho đường dây nóng của các ngân hàng để xử lý kịp thời giao dịch gian lận. Khi mua sắm hàng hóa dịch vụ trên mạng, chủ thẻ chỉ nên thanh toán trực tuyến tại các Website tin cậy, có uy tín, nguồn gốc rõ ràng, không nên thanh toán qua những trang web kém minh bạch; khách hàng cần bảo quản bí mật các thông tin về thẻ, chẳng hạn như: số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, số PIN, mã số bí mật của thẻ..., đặc biệt không để lộ các thông tin thẻ của mình cho người khác biết, trường hợp phát hiện thỉ đổi ngay mã PIN hoặc phát hành thẻ mới. Tám là, với tình trạng skimmer thẻ có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua, do đó để tránh bị đánh cắp dữ liệu thẻ bằng skimmer, khách hàng nên hạn chế thực hiện giao dịch ở các ATM có nguy cơ cao bị gắn thiết bị skimmer như những ATM ít người qua lại hoặc những ATM không có bảo vệ giám sát thường xuyên. Khi giao dịch trên máy ATM, nếu phát hiện đầu đọc thẻ có lung lay, hoặc có điểm gì khác biệt so với các ATM khác thì báo ngay cho ngân hàng biết để có hướng xử lý kịp thời. Chín là, khách hàng nên thường xuyên kiểm tra tài khoản ngân hàng: trường hợp không đăng ký dịch vụ biến động số dư, hoặc có đăng ký cũng nên thường xuyên kiểm tra số dư tài khoản của mình tại ngân hàng đề phòng 39 trường hợp hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng bị lỗi; khách hàng kiểm tra bằng kênh giao dịch trực tuyến nhằm kịp thời phát hiện những giao dịch gian lận, trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường khách hàng cần báo ngay cho ngân hàng biết để xử lý kịp thời. Mười là, các NHTM định kỳ nên xem lại các video giám sát ATM để phát hiện các hành vi bất thường của khách hàng, như người sử dụng ATM nhưng không thực hiện giao dịch nào hoặc phân tích lịch sử giao dịch của khách hàng để phát hiện những giao dịch bất thường. Nghiên cứu cho phép khách hàng chủ động khoá thẻ trên các kênh giao dịch trực tuyến khi nghi ngờ hay thấy có giao dịch gian lận nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào tổng đài chăm sóc khách hàng. Mười một là, các NHTM cần thông báo cho khách hàng biết ngay những thay đổi của ATM mỗi khi có sự thay đổi, qua đó sẽ giúp khách hàng có thể kịp thời phát hiện những điểm bất thường khi sử dụng thẻ để ngăn chặn rủi ro có thể phát sinh. Mười hai là, tăng cường tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên của các đơn vị chấp nhận thẻ các kiến thức về nghiệp vụ thẻ như: các thao tác cần thiết để thực hiện thanh toán thẻ, cách nhận biết thẻ giả mạo, skimming, kiểm tra và lưu trữ các hóa đơn giao dịch, hướng dẫn đơn vị chấp nhận thẻ cần tuyệt đối không cung cấp thông tin thẻ cho bên thứ ba và bảo mật thông tin trong quá trình truyền thông tin về ngân hàng; các ngân hàng in các ấn phẩm hướng dẫn cách nhận biết và thanh toán thẻ dưới dạng đề can, stick, sách, tài liệu hướng dẫn, các thiết bị giúp phát hiện thẻ giả như kính lúp. 5. KẾT LUẬN Thẻ ngân hàng đã mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế; trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cũng như sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật thì dịch vụ thẻ cũng có nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng. Bài viết đã đánh giá khái quát về thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của các NHTM trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro đối với khách hàng, ngân hàng. Hy vọng rằng những giải pháp đề xuất sẽ giúp ngân hàng, khách hàng hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất trong kinh doanh thẻ, cũng như sử dụng và thanh toán thẻ trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. N.H (2017). “Kiều nữ ngân hàng” vào tù vì xác nhận khống. Công an Nhân dân [2]. Anh Vũ(2016). Kẽ hở bảo mật ngân hàng: Rủi ro từ thẻ tín dụng. Báo Thanh Niên [3]. Hồng Anh(2017). Rủi ro rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS. Báo Nhân dân [4]. Hồng Phúc(2016). Rủi ro thẻ - những cảnh báo. Thời báo kinh tế Sài Gòn [5]. Thái Phương, Kỳ Nam, Chánh Trung (2015). Đủ chiêu trộm từ thẻ ATM. Báo người l
Tài liệu liên quan