Hát Then và các hình thức sinh hoạt Then

Tày - Nùng là hai dân tộc có chung nguồn gốc lịch sử, đặc điểm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng gần gũi, thời gian chung sống lâu dài. Trong đời sống văn hoá tinh thần của hai dân tộc này, Then, Tào, Bụt có vị trí quan trọng đặc biệt. Then là loại hình nghệ thuật, sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng nổi bật nhất, phổ biến nhất và không thể thiếu trong các lễ nghi gia đình, xã hội và các nghi lễ chu kỳ đời người của dân tộc Tày-Nùng ở Việt Bắc, đặc biệt ở 5 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Then có nhiều tên gọi khác nhau như Pựt, Bựt, Vửt, Giàng nhưng tên gọi Then vẫn là phổ biến nhất.

doc17 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hát Then và các hình thức sinh hoạt Then, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hát Then và các hình thức sinh hoạt Then I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG Tày - Nùng là hai dân tộc có chung nguồn gốc lịch sử, đặc điểm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng gần gũi, thời gian chung sống lâu dài. Trong đời sống văn hoá tinh thần của hai dân tộc này, Then, Tào, Bụt…có vị trí quan trọng đặc biệt. Then là loại hình nghệ thuật, sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng nổi bật nhất, phổ biến nhất và không thể thiếu trong các lễ nghi gia đình, xã hội và các nghi lễ chu kỳ đời người của dân tộc Tày-Nùng ở Việt Bắc, đặc biệt ở 5 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Then có nhiều tên gọi khác nhau như Pựt, Bựt, Vửt, Giàng… nhưng tên gọi Then vẫn là phổ biến nhất. 1. Về khái niệm Then còn nhiều điều còn tranh cãi song đa số mọi người thống nhất quan niệm chung, Then là tiên (sliên), là con trời. Then giữ mối liên hệ trần gian với Ngọc Hoàng và Long Vương. Khi làm Then, đại diện cho người trời giúp người trần gian, mong sự tốt lành, điều thiện cứu giúp. Người Tày - Nùng quan niệm thế giới tâm linh Then là một thế giới đa thần trong đó có thần mặt đất, trên trời, và dưới đất. Người sống trên trời có quyền uy hơn cả, là thần ngọc hoàng. Thần linh trên trời chi phối đời sống muôn loài ở dưới đất. Có thể ban bình yên hay bất hạnh. Người ta tin Then giữ vai trò quan trọng trung gian giữa thế giới thần linh và con người. Then có thể giao tiếp với thần linh, truyền nguyện vọng của con người với thần linh và thông qua Then, thần linh giúp con người thực hiện nguyện vọng đó. Mỗi khi thực hiện cuộc hành trình từ mặt đất lên trời, Then và đội quân dùng lời hát, tiếng đàn diênt ả cuộchành trình của mình. Cuộc hành trình phải vượt qua nhiều cửa ải khó khăn như: cửa thổ công, cửa thành hoàng, cửa táo quân, cửa tổ tiên, cửa pháp sư, cửa tướng, đường ve sầu, cửa ô khuông, ô khắc, vượt biển…Then đem đến cho con người niềm tin. Nó đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người cho dù đó là niềm tin hão huyền, phi lý, song nó vẫn cứu cánh cho cuộc sống và là hạt nhân của mọi quan hệ với sự tồn tại cân bằng và ổn định của xã hội, cộng đồng, cá nhân. Then còn là thầy thuốc chữa bệnh, người nghệ sĩ dân gian của bản làng. Then đem đến liều thuốc tinh thần, thực hiện hành động tín ngưỡng cụ thể giải toả tâm lý người bệnh. Với tư cách người nghệ sĩ, Then được nhiều người mến mộ, là người giỏi thơ văn, biết đàn, hát, biết múa các điệu múa, điệu dân vũ của dân tộc. Buổi lễ Then không khí linh thiêng, huyễn hoặc cuốn hút người nghe, người xem bằng nghệ thuật của mình. Người làm Then là một nhạc sĩ, một nhạc công, vừa đánh đàn, vừa hát, đôi khi kiêm xóc nhạc, vũ công biểu diễn trước đám đông. 2. Nguồn gỗc của Then Qua các giai thoại ở Cao Bằng có thể biết Then có từ rất lâu, vào khoảng thế kỷ XVI-XVII khi Mạc Kính Cung lên chiếm cứ đất Cao Bằng đánh lại nhà Lê (1598-1625). Có nhiều giai thoại về Then khác nhau nhưng thống nhất trên 5 tỉnh của ViệtBắc thì Then có nguồn gốc ở Cao Bằng. Lời ca có nhiều chi tiết nhất quán, phổ biến trong Then là đi sứ (pây sử) khảm hải (vượt biển), bắt phu phen…Những đoạn “lập cầu hào quang” nói về việc đúc đồng, đúc gang rèn sắt để bắc cầu, “thấu quang thấu nạn” kể về việc quân Then dùng súng ống săn hươu nai. Nhiều chỗ nói quân Then được tổ chức thành đội, có câu nói việc đốt hoả tiễn thăng thiên dùng làm pháo lệnh/ Đoạn miêu tả chợ Tam Quang mua bán nhộn nhịp đông vui…Cho thấy Then xuất hiện trong xã hội có tôn ti trật tự, có phân chia đẳng cấp rõ rết, phân công lao động, nghề thủ công phát triển. II. CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT THEN Then có nhiều hình thức sinh hoạt phong phú và tuỳ vào phong tục tập quán của từng vùng mà có mức độ khác nhau. Có những loại Then phổ biến sau: 1. Then cầu mong Lễ cầu an: Người Tày - Nùng thường tổ chức lễ này vào tháng giêng hàng năm. Người ta đón ông bà Then về nhà lễ để cầu an bình. Lễ cầu an còn là ngày hội tụ xóm làng, vui xuân. Đây là loại Then vui, hát về tình ca, sử ca. Thường thì người ta mời các ông bà Then có giọng hát hay, biết nhiều làn điệu đàn giỏi về làm lễ trong ngày này để mọi người cùng thưởng thức. Lễ giải hạn: Lễ này được tổ chức vào bất kỳ ngày nào dịp nào trong năm. Bởi cứ khi thấy có điều không lành, người ta thường mời Then về cúng để cầu mong sự may mắn, an bình, tai qua nạn khỏi/ Lễ cầu bjoóc, cầu va hay còn gọi là cầu tự. Người Tày - Nùng ví con cái là bông hoa. Do vậy, những đôi vợ chồng mới cưới hay không có con đều mời Then về làm lễ câu bjoóc, cầu va…Họ hy vọng Then hoặc mo hoặc sliên sẽ hát cầu xin với Hoa VươngThánh Mẫu vốn là nữ thần trong coi về tình yêu, hạnh phúc, con cái của thiên hạ. Người Tày-Nùng cho rằng bà là bà mụ của những đứa trẻ, do vậy bà có quyền ban phát hoa vàng hoa bạc cho ai là tuỳ. Mặt khác, bà còn có thể ban pháu sức khoẻ cho bọn trẻ… Lễ câu mùa, cầu đảo, diệt trùng. Đây là lễ mang tính chất cộng đồng làng bản. Thường được tổ chức vào ngày đầu xuân tại nơi thờ thổ công, miếu thần hoặc trên thửa ruộng của làng. Người ta mời ông Then, bà Then có nơi mời thầy mo thầy tạo về làm lễ với mục đích cầu mùa. Lễ này ngoài những đoạn hát mang tính nghi lễ, ông bà Then còn hát về những đoạn năm tháng, lịch, kinh nghiệm làm ăn của từng tháng trong năm. Ngày này còn là ngày tụ hội làng bản vui xuân, chúc mừng năm mới vui vẻ sau một năm làm việc mệt nhọc. 2. Loại Then chữa bệnh Trước đây, dân tộc Tày - Nùng cũng như các dân tộc khác đều cho rằng người ốm, chết do nhiều nguyên nhân. Nhiều người ốm do không hiểu nguyên nhân sinh bệnh nên họ cho rằng do thần linh ma quỷ làm hại. Có thể hồn bị xúc phạm bỏ đi hay do sợ hãi quá cũng hốt hoảng bỏ đi. Khi đó, nếu muốn biết người ốm bị sao, người ta phải nhờ đến Then giải quyết có khả năng thương lượng với thần linh dùng sức mạnh trấn áp quỷ thần có khả năng sai khiến âm binh đi tìm hồn về nhập vào xác. Then chữa bệnh bằng sức truyền cảm âm nhạc, thơ ca, phần nào làm trọng chức năng an ủi, dỗ dành nỗi đau của người bệnh, làm cho mọi người thấy tâm hồn thanh thản hơn sau buổi làm Then. Đây là phương pháp chữa bệnh bằng tinh thần của người Tày - Nùng xưa. 3. Loại Then tống tiễn. Những gia đình có người chết hoặc đứa trẻ xấu số, sau khi chôn cất xong, chọn được ngày lành, người Tày - Nùng thường đón Then về làm lễ tiễn hồn người chết đi khỏi nhà để không quấy rối những người còn đang sống. 4. Loại Then vui mừng, chúc tụng, ca ngợi. Thưòng những nhà giàu xưa kia khi có việc mừng thường hày mời Then đến đàn, hát vui, chúc tụng ca ngợi. Những cuộc làm Then này phải theo trình tự như các đám cúng lễ. Lời ca phần lớn ứng tác cho phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh. Tuy nhiên, cũng có một số bài mẫu, đối tượng giao tiếp chủ yếu là người chức không phải là thần linh. 5. Loại Then trung lễ, đại lễ cấp sắc (lẩu Then, lẩu vửt…) Những người làm Then thường 3-5 năm phải làm lễ cấp sắc một lần gọi là đại lễ. Nhưng cũng có Then vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có khả năng làm lễ đúng kỳ hạn thì phải làm lễ trung để khất. Người Tày –Nùng gọi là trung lễ là Hất lẩu khao mạ, chỉ mời một người Then đến làm giúp và chỉ cần chút hương hoa quả thết đãi binh mã và tổ sư đồng thời xin khất với ngọc hoàng đến kỳ sau sẽ làm đại lễ. Đại lễ của nhà Then là lễ đem lễ vật gồm hương, hoa, trà rượu vàng bạc châu báu gạo thịt bánh trái tiến dâng lên Ngọc hoàng thượng đế để thỉnh cầu nhà vua ban cấp cho Then. Mỗi lần lẩu Then là một lần Then lên chức. Then nào lo làm lẩu Then nhiều lần thì chức tước càng cao tang thên uy tín với quần chúng có quyền hạn oai phong giải quyết nhiều việc cứu nhân độ thế. Trong Then có chức tước quyền hạn được phân chia theo từng cấp độkhác nhau và rõ ràng. Lẩu Then là một lễ quan trọng. Chức tước Then được đánh dấu bằng tua trên mũ của các ông bà Then. Số tua cao nhất có thể lên tới 15. Khi không còn làm Then nữa một số nơi làm lẩu Then nhưng với mục đích tạ ơn. 6. Then - loại hình âm nhạc Then là một loại hình diễn xướng dân gian được tổ chức chủ yếu trong nhà, thường là vào đên khuya thanh vắng. Do đó, âm nhạc trong Then là loại nhạc êm dịu, ấm cúng, nhẹ nhàng và tâm tình. Phạm vi sân khấu của nó là một chiếc chiếu gồm một người đàn hát và người xóc nhạc vừa đủ cho ngừơi nghe và xem trong khuôn khổ một gia đình (ngoại trừ các cuộc đại lễ Then và Then ngoài trời). Âm nhạc trong Then được diễn tả biểu hiện nội dung văn học có cốt truyện dài ngắn khác nhau. Vì thế, cấu trúc âm nhạc khác với các loại dân ca ta thường gặp. Dân ca thường là khúc hát trọn vẹn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần với lời ca khác nhau. Nhưng hát Then lời ca nhiều khi được nhắc đi nhắc lại trên một làn điệu nhưng không có kết thúc trọn vẹn mà liên tục cho đến hết bài bản nội dung của một buổi Then. Cũng do quy định nội dung chặt chẽ của văn học nên âm nhạc trong Then khá phong phú về giai điệu và chặt chẽ về tiết tấu nhịp điệu bởi nó luôn được đi đôi với nhịp điệu của tiếng đàn và bộ xóc nhạc. Nhạc điệu trong Then ở từng địa phương có sự tiếp thu các làn điệu dân ca nhưng lượn, phong slư, hát ru…có những đạo trong Then được dùng nguyên một loại lượn như lượn cọi ở Then Tuyen Quang, lượn Then hoặc lượn nàng hai ở Then Cao Bằng…Tuy nhiên, Then ở mỗi địa phương, mỗi tỉnh khác nhau đều có những màu sắc âm nhạc khác nhau. Đặc điểm này tạo cho âm nhạc trong Then có sự giàu có về mằu sắc khúc thức và tiết tấu âm nhạc. Âm nhạc trong Then có sự giao lưu với loại âm nhạc khác như chất giai điệu và phong cách diễn xướng của thầy mo, trong một số chương đoạn nhưng có phần tiếp thu và cải biến phù hợp từng nội dung văn học cũng như tính chất của Then nhẹ nhàng, ấm cúng và sinh động hơn. Then được hình thành và phát triển trong dân gian nhưng thường phát triển theo kiểu nối nghề nối nghiệp, theo kiểu cha truyền con nối, hoặc có số mệnh phải theo Then thì cũng phải theo học thầy thành thạo một thời gian dài mới đứng ra làm Then độc lập. Cách thức này đã biến Then trở thành một loại hình âm nhạc dân gian mang trình độ cao, chuyên nghiệp có tay nghề đạt tới trình độ cao về nghệ thuật. Trong lễ làm Then thường có múa và múa Then nằm trong nghi thức tôn giáo. Tuy nhiên, múa Then bao giờ cũng phải kèm theo đạo cụ. Và âm nhạc trong múa Then đơn giản, thường dùng đàn tính và chùm xóc nhạc để đệm song tiết tấu âm nhạc múa phong phú một số nơi có hát. Các hình thức âm nhạc trong Then. Bên cạnh ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng, Then còn được xem xét như một yếu tố là một loại diễn xướng do chỉ có một người hát với cây tính Then và chùm xóc nhạc. Ở trong những cuộc đại lễ Then có nhiều người cùng đàn, hát, múa. Như vậy, âm nhạc trong Then có cả nhạc hát, nhạc đệm, nhạc không lời, nhạc múa. Các nhạc cụ trong Then Nhạc cụ trong Then chủ yếu là đàn tính và đàn xóc, nhưng chuông cũng có lúc được sử dụng tuy nhiên rất ít. Tuy chỉ có hai nhạc cụ chính nhưng các cuộc Then có thể đảm nhiệm được phần nhạc đệm cho hát, cho múa và cả những bài nhạc không lời, nhạc lưu không. Hai nhạc cụ cần thiết cho múa trong Then. Một số đoạn mang nội dung cầu cúng, bẩm báo hay trình diện Then còn sử dụng cả chuông như một sự báo hiệu với tính chất nghiêm trnag kính cẩn. Qua khảo sát nhạc cụ trong Then ở nhiều địa phương, thấy chủ yếu và phổ biến những loại nhạc cụ sau: - Tính Then. Tính dùng trong Then người Tày - Nùng quen gọi là “ăn tính”, trong đó “ăn”, “tính” có nghĩa là đàn. Nhiều nơi chỉ gọi là tính có nghĩa là cây đàn tính dùng trong hát Then, làm Then. Tính Then giống tính tẩu của người Thái là nhạc cụ học dây chi gẩy. Là nhạc cụ họ dây vì có nguồn rung là dây rung, phương pháp kích âm là dùng ngón trỏ phải tác động vào dây theo hai chiều nên thuộc chi gẩy. Tính có nhiều cỡ to nhỏ, tuỳ theo từng vùng. Loại to có âm thanh to, khoẻ phù hợp với giọng trầm ấm, loại nhỏ có âm thanh cao, tươi sáng phù hợp với giọng nữ trẻ. Loại cỡ trung bình có thể phù hợp với nlhiều loại giọng. Tính Then là nhạc cụ dân gian được dùng với các nguyên lieuẹ sẵn có ở địa phương và được làm bằng phương pháp thủ công do vậy không có một kích thước cố định. Tính Then phổ biến ở vùng Tày - Nùng ở Việt Bắc, đặc biệt là các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn. - Cấu tạo. Tính Then có cấu tạo khá đơn giản. Đàn được làm bằng gỗ nhẹ, mịn thớ, ít cong vênh. Chiều dài cần đàn theo cách tính của nghệ nhân là chín nắm tay cộng lại, số đo bằng chín nắm tay này tương đương với chiều dài khoảng 75-90 cm. Cây đàn nhẵn, trơn không có phím. Phía đầu cần đàn lắp trục lên dây, tuỳ từng địa phương dùng đàn 2 dây hoặc 3 dây mà số trục có khác nhau. Mặt cần được lắp thẳng với mặt đàn, phía đầu trên trục lên dây người ta chạm khắc những hoa văn hình các con vật như rồng, long mã, con phượng, con cá hoặc bằng các thứ hoa như hoa chuối/ Có đầu đàn được chạm công phu có các chữ như Phúc thọ ninh khang ở bốn mặt. Mặt đàn xưa được làm bằng các loại gỗ dai, xốp và chống được ẩm. Nhiều nơi còn bưng mặt đàn bằng giấy bản ép và dùng nhựa của nâu nhựa cậy, nhựa hồng để gắn mặt với bầu đàn. Mặt đàn được xẻ mỏng khoảng 2,5 đến 3mm bào nhẵn tránh không có sẹo gỗ để âm thanh lan đều. Bầu đàn được làm bằng quả bầu cắt đi 1/3 để già, phơi khô. Về kích thước, các nghệ nhân thường chọn cách tính như sau: 3 nắm bầu, 9 nắm cần. Kích thước tương ứng đường kính khoảng 15-20, ckhiều cao bầu đàn khoảng 12-15cm. Tuy nhiên, tùy từng vùng và ý thích nghệ nhân mà còn có nhiều kích thước các biệt khác nhau. Để có đựoc tiếng đàn vang và chuẩn, bầu đàn phải có độ tròn và dày đều. Xung quanh bầu đàn gần sát phía mặt đàn được khoét nlhiều lỗ thoát âm, thường khoét các lỗ tròn nhỏ tuỳ theo từng cụm(khoảng từ 6 cụm) như hình hoa, mỗi cụm khoảng 9 lỗ nhỏ.Một số vùng như ở Lạng Sơn còn dùng bầu đàn bằng đồng nhưng âm thanh không hay, rè và khô. Ngựa đàn là một miếng gỗ nhỏ hình thang, chiều cao khoảng từ 1-1,4 cm, chiều dài khoảng 3-4cm. Phía dưới ngựa luôn được khoét hình tròn hoặc hình chữ M tạo cho ngựa luôn áp sát xuống mặt đàn, tránh được tiếng rè. Điểm đặt ngựa là chính giữa mặt đàn tạo sự cân đối, nên tạo sự chấn rung tốt. Do vậy, có thể thấy tiếng tính có âm hưởng vang, không bị tức tiếng và có âm sắc ấm áp. Dây đàn xưa được se bằng tơ tằm lấy sáp ong vuốt nhẵn, kêu trơn kêu gọn tiếng mà lâu hỏng. Ngày nay, người ta thường dùng dây ni lon, cước. Tính Then có hai loại, loại 2 dây và loại 3 dây. Vùng lạng sơn phổ biến là loại 3 dây. Vùng Tuyên Quang, Hà Giang phổ biến là dùng đàn 2 dây và 3 dây. Tính Then 2 dây lên dây stheo quan hệ quãng 4 hoặc quãng 5 tuỳ theo hàng âm của giai điệu bài hát hoạc nhạc đệm. Có vùng khi hát làn điệu tàng bốc người ta còn lên dây theo quãng 4, còn khi hát làn điệu tàng nặm người ta thường lên daya quãng 5. Tính Then 3 dây là loại thêm một dây trầm nhất. Dây này thấp hơn dây thứ hai một quãng 8. Vì đàn không có phím và dài ngựa đàn lại thấp nên lên dây không quá căng, do đó trên thực tế tiếng đàn chỉ vang, có âm thanh đẹp ở ba thế tay đầu tiên. Ở các thế cao tay khi bấm daya bị dính vào mặt cần tiếng bị sạn và âm thanh không chuẩn. Nghệ thuật biểu hiện và khả năng diễn tấu của tính Then. Nghệ nhân khi đánh phải đặt bầu đàn trên đùi phải, dùng ngón tay cái của tay trái đỡ lưng cần đàn, các ngón còn lại dùng để bấm dây. Tay phải, ngón cái và ngón 3,4,5 cầm ở chỗ tiếp giáp giữa bầu đàn và cần đàn, dùng ngón trỏ tay phải để gẩy đàn theo hai chieuè. Khi gẩy lên âm phát ra bởi phần thịt của đầu ngón tay tạo ra âm sắc dịu dàng mềm mại, còn khi gẩy xuống có phần ảnh hưởng của móng tay nên âm sắc cứng, thô và có phần hơi đanh. Khi trình diễn hai âm đó được trộn đan xem vào nhau tạo cho tính Then có một âm sắc độc đáo đặc biệt. Tính Then là loại đàn có tính năng động, linh hoạt trong diễn tấu. Nó có thể diễn tấu được bài nhạc đàn, nhạc đệm cho hát, đệm cho múa với các giai điệu 2, 3 bè. Và tuỳ theo tình cảm giai điệu của bài hát múa, đàn, các nghệ nhân còn trình diễn với nhiều sáng tạo phong phú khác nhau như: ở những đoạn nhộn nhịp hoặc tương đối tự do, các ngón bấm của tay trái có thể dùng ngón bấm của tay trái để dùng búng, vuốt. Các ngón 3,4,5 tay phải có thể dùng đập và mặt đàn tạo ra những âm tiết như tiếng trống đệm, tiếng gõ giữ nhịp. Tính chất của tính Then nổi bật là tính trữ tình, chất phác, hồn nhiên, vui tươi và những suy tư trong cuộc sống cảu người Tày - Nùng. Tuy không phải là cây đàn hào nhoáng có sức mạnh nổi bật ở bề ngoài nhưng nó thực sự là cây đàn phù hợp với kỹ thuật tinh tế như trượt, vuốt, láy rền, vê…Những đường nét lèo lượn mang tính chất trang trí rất phù hợp vời ngôn ngữ, âm nhạc trong Then của người Tày - Nùng. Chùm xóc nhạc Chùm xóc nhạc là nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, phương pháp kích âm là gõ chùm xóc nhạc xuống motọ miếng vải vuông, được đặt trên sàn nhà, mặt đất hoặc cầm chùm nhạc rung, lắc, đập vào vai người khi múa. Chùm xóc nhạc có những tên gọi khác nhau tuỳ theo từng địa phương, có nơi gọi là miac I ((Cao Bằng), có nơi gọi là mạ, sáu mạ…và tùy từng địa phương mà chùm xóc nhạc có kích cỡ khác nhau. Chùm xóc nhạc to hay nhỏ sẽ ảnh hưởng tới âm sắc. Chùm nhạc to thường có âm sắc vang, ấm, còn chùm nhạc mảnh và nhỏ thường có âm sắc đanh và chói hơn, chùm nhiều qua nhạc sẽ có âm lượng lớn. - Cấu tạo Cấu tạo của chùm xóc nhạc đơn giản thường gồm nhiều vòng tròn bằng kim loại bằng đồng hoặc đồng pha bạc lông vào nhau xâu thành từng chuỗi, xen vào đó ghép thêm những quả nhạc nhỏ rồi ghép nhiều chuỗi dài này vào với nhau bằng một vòng tròn nhỏ to hơn để cầm hoặc ngoắc vào ngón chân cái khi sử dụng. Chùm nhạc mỗi vùng có những hình dáng khác nhau. Nhiều vùng phần tiếp giáp còn có trang trí một miếng đồng hình tròn, đúc đặc hoặc dát mỏng chỉ để hở đủ cho vòng tròn chui lên. Miếng đồng này vừa tạo dáng đẹp cho chùm xóc nhạc đồng thời để tay cầm có độ tỳ chắc chắn khi xóc nhạc. Chùm nhạc vùng Hà Giang, Tuyên Quang ngắn gọn hơn không có những vòng tròn ngoắc vào nhau kết thành hình dài mà gồm nhiều quả nhạc kết vào nhau thành hình tròn để lọt đựoc vào lòng bàn tay để xóc khi múa và có thể ngoắc và ngón chân cái khi ông, bà Then vừa hát vừa đệm đàn. Chùm nhạc xưa kia được làm bằng chất đồng pha với bạc nên tạo ra âm thanh trong trẻo đặc biệt nhờ vào những miếng vải vuông có thêu hoa văn lót ở dưới làm cho những vòng tròn của chùm nhạc khi giao thoa lên xuống không trực tiếp chạm vào mặt bằng của chất rắn bớt được tạp âm, tạo âm hưởng hài hoà với màu âm gảy của tính Then. Nghệ thuật biểu diễnvà khả năng diễn tấu. Nghệ nhân sử dụng chùm nhạc theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất là ngoắc chùm nhạc vào ngón tay trỏ, hoặc ngón thứ ba, bàn tay ngửa tỳ khuỷu tay lên đùi rồi gõ chùm nhạc xuống một miếng vải vuông thêu hình thổ cẩm được đặt trên mặt sàn họăc mặt đất nơi gàn người làm Then. Thứ hai là người nghệ nhân Then vừa hát vừa ngoắc chùm nhạc xóc vào ngón chân cái ngồi theo tư thế xếp chân vòng tròn, dùng bàn chân dưa lên đưa xuống gõ chùm nhạc xuống mặt sàn, mặt đất theo nhịp đàn. Thứ ba là khi múa, nghệ nhân có thể cầm chùm nhạc vừa múa vừa lắc, rung hoặc đập vào vai tạo ra âm thanh với nhiều âm sắc khác nhau. Chùm xóc nhạc có khả năng diễn tấu linh hoạt, làm chức năng đệm cùng tính với Then, đệm cho hát, đó là những đoạn mà Then và đội quân Then đi ngựa, tiếng chùm nhạc vang lên cho Then và người nghe một cảm giác tiếng nhạc phát ra từ những quả nhạc trên cỏ con ngựa đang chạy nước kiệu, gợi cho người nghe xung quanh một hình ảnh Then và đội quân Then lên đường rất oai nghiêm, khí thế trên lưng ngựa có cả một đoàn ngựa người hộ tống, phục dịch. Cũng có đoạn Then dùng xóc nhạc đêm riêng cho hát. Song cũng có tới những đoạ trong các đại lễ Then có tới 4,5 bộ xóc nhạc hoà một lúc với tính và hát. Ngoài chức năng đệm, chùm xóc nhạc còn là đạo cụ gây nhiều hứng thú cho múa trong Then, ở những đoạn như chèo lừa, khảm hải…chùm xóc nhạc thực sự gây hiệu quả về âm lượng, âm sắc, giữ vững nhịp cho múa. Trong đoạn này thường dùng nhiều chùm nhạc để múa, người múa cầm bộ xóc nhạc trên tay vừa múa vừa xóc nhạc, và ít nhất cũng gồm từ 4 đến 6 hoặc 8 chùm xóc nhạc trở lên, tùy thuộc vào khả năng mời của chủ Then để hoà với nhau, kết hợp với múa và hát, tiếng hú tạo không khí sôi nổi, vui tươi hấp dẫn, có thể nói là một trong những chương đoạn hay nhất trong các cuộc đại lễ Then. Chuông