Hãy chỉ cho tôi cách nói chuyện hài hước

Không ít lần bạn bị cuốn vào buổi nói chuyện hấp dẫn của ai đó không phải vì nội dung hữu ích đối với bạn, mà đơn giản: vì sự hài hước của người đó làm cho câu chuyện trở nên lôi cuốn, thú vị đến lạ thường. Và sau đó, bạn ngầm so sánh, tủi thân vì sao mình không biết cách nói chuyện hài hước. Mỗi lần bạn thốt lên là chính bạn cũng cảm nhận được lời mình nói thật nhạt nhẽo, vô vị, và đôi khi còn khiến người khác không muốn nói chuyện với bạn vì câu chuyện nhạt quá. Vậy làm thế nào để nói chuyện hài hước, có duyên, thu hút trong mắt người khác?

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hãy chỉ cho tôi cách nói chuyện hài hước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hãy chỉ cho tôi cách nói chuyện hài hước Không ít lần bạn bị cuốn vào buổi nói chuyện hấp dẫn của ai đó không phải vì nội dung hữu ích đối với bạn, mà đơn giản: vì sự hài hước của người đó làm cho câu chuyện trở nên lôi cuốn, thú vị đến lạ thường. Và sau đó, bạn ngầm so sánh, tủi thân vì sao mình không biết cách nói chuyện hài hước. Mỗi lần bạn thốt lên là chính bạn cũng cảm nhận được lời mình nói thật nhạt nhẽo, vô vị, và đôi khi còn khiến người khác không muốn nói chuyện với bạn vì câu chuyệnnhạt quá. Vậy làm thế nào để nói chuyện hài hước, có duyên, thu hút trong mắt người khác? Trước hết, hãy hiểu rằng, sự hài hước không phải là bẩm sinh: nó hoàn toàn được rèn luyện qua quá trình nói chuyện, ảnh hướng của sách vở, phim ảnh, hay nhiều khi đơn giản chỉ là bạn sống gần một người hài hước thì bạn cũng trở nên vui tính, dễ gần. Song dù sao thì sự hài hước trong nói chuyện đều xuất phát từ sự rèn luyện và học hỏi từ bản thân bạn. Một vài yếu tố sau của cách nói chuyện hài hước sẽ giúp bạn hình dung cụ thể hơn về sự hài hước trong câu chuyện từ đó lựa chọn cho mình cách tập luyện phù hợp: Cách sử dụng từ ngữ Bạn có để ý thấy rất nhiều câu chuyện nhàm chán trở nên hấp dẫn chỉ vì từ ngữ đã được thay đổi bằng những từ độc đáo, thú vị, ngộ nghĩnh hơn? Hay đơn giản, nhiều người tạo nên sự hài hước cho câu chuyện từ việc sử dụng các từ ngữ có tính tạo hình, gợi cảm xúc, từ láyđể câu chuyện trở nên sinh động hơn. Ví dụ, một câu chuyện bình thường sẽ như thế này: Hôm nọ tôi vừa mới ngủ dậy, đi ra cửa định đánh răng thì gặp ngay bà chủ nhà đến đòi tiền phòng. Lúc đó tôi lại chưa có đủ tiền, liền khất bà chủ, nhưng bà ấy không chịu. Cuối cùng phải chạy sang nhà bé hàng xóm hỏi mượn để cho đủ tiền. Thật là ngại quá. Mới sáng sớm Một người hài hước sẽ kể dạng như thế này: Các cậu có biết xấu hổ nhất là gì không? Chính là việc đi mượn tiền em út vào lúc sáng sớm. Tôi đã từng rơi vào trường hợp như vậy đấy. Mới sáng ra, chưa kịp đánh cái răng, bà chủ đã hùng hổ lao vào phòng đòi tiền phòng của tháng. Hoàn cảnh éo le, tôi đã có đủ tiền đâu. Nài nỉ bà ơi cho cháu đến ngày mai, bố cháu mới gửi lên, giờ cháu không đủ tiềnbà ta vẫn nằng nặc đòi trả đủ. Tức mình, tôi liền sang nhà bé hàng xóm mượn tạm ít tiền cho xong chuyện. Hừm, khỏi phải nói cái mặt của tôi lúc đó, chao ôi chẳng khác nào gấc chín, vậy mà vẫn phải chường cái mặt ra để mượn tiền em ấy. Xấu hổ bao nhiêu lại càng hận bà chủ bấy nhiêu Bạn thấy câu chuyện thứ hai sinh động và hấp dẫn hơn đúng không? Cùng một nội dung, nhưng cách bạn sử dụng từ, câu sẽ khiến cho câu chuyện thêm thú vị, hài hước. Để sử dụng từ ngữ tạo tính hài hước cho câu chuyện, bạn nên đọc nhiều sách, tiểu phẩm, truyện ngắn để trau dồi vốn từ của mình. Đọc các hài kịch để xem cách biến tấu và sử dụng ngôn ngữ của họ. Hài kịch của Molière có thể là nguồn tham khảo của bạn với tính chất trào phúng đầy tính kịch của nó. Xem nhiều hài kịch có ý nghĩa (chứ không phải hài nhảm đâu bạn nhé) cũng là cách để bạn nâng cao tính hài hước của mình. Tiết tấu câu chuyện Tiết tấu câu chuyện là sự nhanh chậm, ngắt giọng đúng lúc để tạo ra một nhịp điệu phù hợp, tạo tính hài cho câu chuyện. Bên cạnh đó, giọng điệu cũng là một yếu tố bạn nên lưu ý để câu chuyện trở nên vui vẻ hơn. Câu chuyện vui thường được kể với giọng trầm, nhịp điệu nhanh. Câu chuyện buồn thường bị ngắt quãng nhiều lần, kể với tiết tấu chậm hơn, giọng cũng trầm hơn (xuống giọng). Và bạn hoàn toàn có thể làm chủ các tiết tấu, giọng điệu này, nếu bạn muốn. Để luyện tập điều này, nên xem nhiều vở hài kịch, nghe đài để học cách điều chỉnh giọng điệu của phát thanh viênbạn sẽ học được nhiều điều đấy Chọn chủ đề phù hợp để pha trò Đôi khi bạn sẽ gặp một tay mơ nào đó cố pha trò cho người nghe bằng những câu chuyện cười NHẠT NHẼO, hoặc chủ đề pha trò lệch pha với người nghe, để khi nói xong chỉ một mình bạn cảm thấy buồn cười và cười một mình Thật là xấu hổ, nhưng không sao, chỉ cần bạn tránh các lỗi này là được: - Không chọn chủ đề dung tục, phản cảm - Không lấy nỗi buồn, tai họa của người khác ra để châm biếm, chế nhạo - Không nói mãi một chủ đề vốn thú vị nhưng đã cũ, trừ khi bạn có cách nhìn mới về nó - Không kể một câu chuyện nhiều lần. Câu chuyện có hay đến mấy cũng sẽ trở thành nhạt nhẽo khi bạn kế nó đến lần thứ 3. Nguyên tắc này cũng đúng với những câu nói hài hước bạn học lỏm ở đâu đó hoặc bạn cho nó là thú vị. Không ngừng cập nhật thông tin Bạn sẽ làm gì khi mọi người cùng bình luận về một tấm hình vui nhộn nào đó, được cộng đồng mạng truyền tay nhau đã lâu nhưng bạn chẳng biết tí gì về nó? Mọi người lại cười ồ lên chỉ còn bạn nghệt mặt ra nhìn và xôn xao hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Không phải cứ quá phụ thuộc vào mạng xã hội nhưng thỉnh thoảng cũng nên cập nhật thông tin xem mọi người đang bàn tán chuyện gì, những loại từ ngữ mới mà mọi người đang dùng để hiểu được câu chuyện của người khác và cũng góp phần tạo nên vốn sống phong phú, tạo ra câu chuyện của chính bạn. Chú trọng người nghe Người hài hước được đề cao không chỉ lối nói chuyện hài hước mà còn việc dùng sự hài hước đúng chỗ. Đừng cố pha trò khi đối tượng nói chuyện là người lớn tuổi, thích nghiêm túc, hoặc khi người ta đang có tâm trạng. Bạn sẽ chỉ trở thành một kẻ pha trò vô duyên mà thôi Chúc bạn nói chuyện ngày càng dí dỏm!
Tài liệu liên quan