Hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám

Văn học luôn phản ánh đời sống. Nhờvăn học màbộmặt nước ta qua từng thời kì đã hiện ra một cách chân thực và đầy đủnhất.Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945 đã có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội màtrong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo vô nhân tính. Bên cạnh VũTrọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan thì NamCao nổi lênnhưmột vì tinh tú sáng chói trên nền trời văn học việt Namthời kì thực dân nửa phong kiến. “Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua được những thửthách khắc nghiệt của thời gian, càng thửthách càng ngời sáng” (Trần Đăng Suyền, 2004:17). Có thểnói NamCao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻvang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. ỞNam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổbiến trong tác phẩm của ông, đó là đềtài hẹp màtưtưởng và chủ đềrộng lớn. Vì thế,tác phẩm của NamCao chứa đựng những giá trịhiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chínhvì những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ởchương trình phổthông và chiếm một thời lượng không ít. Nhưvậy, tài năng của ông đã được khẳng định đúng với giá trịcủa nó. Qua các tác phẩm của mình, NamCao đã chứng tỏlà một nhà văn từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Là một nhà văn có tầmnhân loại, “Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lí vềcuộc đời tìm ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bềvới thực tế diễn ra hàng ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệthuật ngôn từ: truyện” (Phạm Văn Phúc, 2000:381). Tác phẩm Nam Caocó rất nhiều khía cạnh có giá trịsâu sắc mang tính thời sự được khá nhiều người quan tâm.Qua quá trình tìmhiểu và nghiên cứu lâu dài, chúng tôi nhận thấy triết lí sống trong truyện ngắn Nam Cao là một vấn đềhết sức thú vị. Những suy nghĩ, những nhận định có tính chất bao quát của NamCao vềcuộc đời đã được nhà văn thểhiện trong tác phẩm bằng một giọng điệu tâmlí riêng hết sức thâmthúy, chứng tỏông là một người có cái nhìn rất sâu sắc. Nhận ra điều đó, chúng tôi đã chọn đềtài “Hệthống triết lí trong truyện ngắn của NamCao trước Cách mạng tháng Tám” đểnghiên cứu, đi sâu, phân tích, lí giải, một cách hệthống và toàn diện vềvấn đề này. Việc nghiên cứu sẽgiúp người viết có thêmnhiều kinh nghiệmtrong việc cảm nhận cũng nhưphân tích các tác phẩm của Nam Cao nói chung và truyện ngắn nói riêng. Như vậy nghiên cứu vấn đềnày sẽ đemlại nhiều lợi ích cho công tác giảng dạy cũng nhưhọc tập sau này. Đồng thời đềtài sẽgóp phần khẳng định thêmnhững đóng góp của Nam Cao trong suốt tiến trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam

pdf56 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂN HỒ CẨM KIM LỚP DH5C2 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH NGỮ VĂN HỆ THỐNG TRIẾT LÍ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ NGUYỄN VĂN KHƯƠNG Long Xuyên, 05/2008 X W Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến mẹ em, người đã sinh thành, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập của em. Em cũng xin cảm ơn tập thể quí thầy cô trong bộ môn Ngữ văn đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận. Đặc biệt, em xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Văn Khương. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã hết lòng giúp đỡ, động viên em hoàn thành khoá luận này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hồ Cẩm Kim Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học luôn phản ánh đời sống. Nhờ văn học mà bộ mặt nước ta qua từng thời kì đã hiện ra một cách chân thực và đầy đủ nhất. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945 đã có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… thì Nam Cao nổi lên như một vì tinh tú sáng chói trên nền trời văn học việt Nam thời kì thực dân nửa phong kiến. “Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách càng ngời sáng” (Trần Đăng Suyền, 2004:17). Có thể nói Nam Cao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Ở Nam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm của ông, đó là đề tài hẹp mà tư tưởng và chủ đề rộng lớn. Vì thế, tác phẩm của Nam Cao chứa đựng những giá trị hiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chính vì những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông và chiếm một thời lượng không ít. Như vậy, tài năng của ông đã được khẳng định đúng với giá trị của nó. Qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Là một nhà văn có tầm nhân loại, “Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lí về cuộc đời tìm ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bề với thực tế diễn ra hàng ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ: truyện” (Phạm Văn Phúc, 2000:381). Tác phẩm Nam Cao có rất nhiều khía cạnh có giá trị sâu sắc mang tính thời sự được khá nhiều người quan tâm. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu lâu dài, chúng tôi nhận thấy triết lí sống trong truyện ngắn Nam Cao là một vấn đề hết sức thú vị. Những suy nghĩ, những nhận định có tính chất bao quát của Nam Cao về cuộc đời đã được nhà văn thể hiện trong tác phẩm bằng một giọng điệu tâm lí riêng hết sức thâm thúy, chứng tỏ ông là một người có cái nhìn rất sâu sắc. Nhận ra điều đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Hệ thống triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám” để nghiên cứu, đi sâu, phân tích, lí giải, một cách hệ thống và toàn diện về vấn đề này. Việc nghiên cứu sẽ giúp người viết có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc cảm nhận cũng như phân tích các tác phẩm của Nam Cao nói chung và truyện ngắn nói riêng. Như vậy nghiên cứu vấn đề này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho công tác giảng dạy cũng như học tập sau này. Đồng thời đề tài sẽ góp phần khẳng định thêm những đóng góp của Nam Cao trong suốt tiến trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 1 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Nội dung trong tác phẩm của Nam Cao rất đa dạng, phong phú, phản ánh nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Ở đây, chúng tôi đi sâu nghiên cứu triết lí nhân sinh của Nam Cao về Đời về Kiếp của con người, về miếng ăn và lòng khinh trọng ở đời, về cái lương thiện và cái ác, cái xấu, về sự sung sướng và nỗi khổ đau, về tình yêu và hạnh phúc,… Đây hẳn là một vấn đề lí thú vì nó tập trung thể hiện những quan niệm, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu hệ thống triết lí trong phạm vi truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám. Bên cạnh đó, người viết còn tìm hiểu thêm những tác phẩm sau cách mạng. Đó là cơ sở giúp người viết hiểu sâu sắc vấn đề nghiên cứu. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này để thấy được cái nhìn của tác giả về cuộc đời, nhận ra cái hay, cái sâu sắc của Nam Cao khi thể hiện những triết lí trong tác phẩm. Đồng thời, người viết có thể nhận rõ một nét tiêu biểu trong phong cách sáng tác của Nam Cao. Từ đó đánh giá đúng vai trò của Nam Cao là đã góp phần làm nên sự đa dạng cho nền văn học nước nhà, giúp bổ sung cái nhìn toàn diện về những đặc sắc trong các sáng tác của Nam Cao. Bên cạnh đó nghiên cứu để củng cố kỹ năng phân tích, giúp người viết có thêm kiến thức về nhà văn Nam Cao và các tác phẩm của ông. Ngoài ra nghiên cứu đề tài này cũng giúp phục vụ cho công tác giảng dạy sau này tốt hơn. Đó cũng là tài liệu cho các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Tìm hiểu nội dung chi tiết hệ thống triết lí thể hiện trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám: triết lí về sự sống cái chết, về Đời về Kiếp con người, triết lí về sự sung sướng và nỗi khổ đau, triết lí về cái lương thiện và cái ác, cái xấu, triết lí về miếng ăn và lòng khinh trọng ở đời, triết lí về tình yêu và hạnh phúc. Qua đó người viết có thể thấy được những tư tưởng, quan niệm của Nam Cao có nhiều điểm tiến bộ và khác biệt so với các nhà văn trước đó và cùng thời. 2. Tìm hiểu nghệ thuật của Nam Cao khi thể hiện những triết lí sống trong các tác phẩm. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 2 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Triết lí sống là một mảng nội dung quan trọng trong truyện ngắn của Nam Cao. Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm của ông. Ngoài ra, đề tài sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác giảng dạy sau này, giúp học sinh hiểu được một khía cạnh trong truyện ngắn Nam Cao, tăng cường hiệu quả cảm thụ và phân tích tác phẩm. Bên cạnh đó, đề tài còn góp phần bổ sung cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học dân tộc. Đề tài thành công, có thể là tài liệu hết sức bổ ích cho các bạn sinh viên, học sinh khi cần đi sâu tìm hiểu Nam Cao và các tác phẩm của ông. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp đọc tài liệu Phương pháp này được tiến hành bằng cách đọc và chọn lọc những chi tiết, những từ ngữ, nhận định, ý kiến… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các nguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí… 2. Phương pháp thống kê Sau quá trình đọc tài liệu người viết tiến hành tổng hợp, thống kê tài liệu đã sưu tầm được, minh chứng cho những vấn đề đã đưa ra. 3. Phương pháp phân tích Đây là phương pháp cơ bản khi tiến hành nghiên cứu đề tài. Từ những tài liệu đã tập hợp và thống kê đầy đủ, người viết tiến hành phân tích hệ thống triết lí và nghệ thuật thể hiện triết lí trong tác phẩm của Nam Cao. Từ đó thấy được những chiêm nghiệm của Nam Cao về cuộc đời, đồng thời làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của ông. 4. Phương pháp so sánh Trong quá trình vận dụng phương pháp phân tích, người viết tiến hành liên hệ những triết lí của Nam Cao với những tác gia khác. Như vậy sẽ giúp cho đề tài thêm sức thuyết phục và khẳng định được tài năng cùng những đóng góp của Nam Cao trong tiến trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam. VII. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc, điều này không một ai có thể phủ nhận. Ngay từ khi tên tuổi của Nam Cao được khẳng định qua tác phẩm Chí Phèo, cho đến nay đã có hơn hai trăm bài báo và công trình nghiên cứu viết về Nam Cao cùng các sáng tác của ông. Trong đó có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến hệ thống triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao. Chúng tôi đã tập hợp được một số ý kiến cơ bản xoay quanh vấn đề này. Nhiều nhà phê bình nghiên cứu đã thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật của Nam Cao và nhận định: những triết lí sống trong truyện ngắn của Nam Cao là một Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 3 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… phong cách riêng của ông. Có nhiều ý kiến đã gặp nhau khi nói về vấn đề này, có thể kể đến như sau: Hà Minh Đức (1998: 234) đã chỉ ra rằng: “Chất suy nghĩ và triết lí trong sáng tác của Nam Cao là một mặt mạnh của ngòi bút góp phần tạo nên điểm riêng của tác phẩm”. Bùi Công Thuấn (1997: 65-68) thì nhận xét: “Khuynh hướng triết lí là một trong những yếu tố làm nên phong cách Nam Cao”. Ông kết luận: “Nam Cao là một cây bút tâm lí, triết lí, đó là đặc trưng phong cách Nam Cao”. Trần Đăng Suyền (2004: 240) người có nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao và các tác phẩm của ông đã kết luận: Đọc Nam Cao, ta bắt gặp tiếng nói của một con người mà vầng trán không bao giờ thanh thản còn tâm hồn thì nặng trĩu ưu tư. Đặc điểm ấy của con người Nam Cao đã góp phần tạo nên giọng điệu triết lí suy ngẫm sâu xa, một giọng điệu làm nên phong cách độc đáo trong sáng tác của ông. Trong các tác phẩm của Nam Cao, những câu triết lí về những vấn đề bình thường trong cuộc sống được viết ra không quá phức tạp mà nó hết sức giản dị, rõ ràng, dễ hiểu. Triết lí của Nam Cao gắn liền với cuộc sống thường ngày. Từ đó Nam Cao muốn đưa ra những quan điểm sống, những bài học nhân thế mà ông muốn gởi gắm đến cho mọi người. Nhiều nhà nghiên cứu văn học đã nhận xét điều đó như sau: Hà Minh Đức (1998: 264) nhận thấy ở những phương diện nào trong tác phẩm của Nam Cao cũng nổi lên tính triết lí: “Tác giả triết lí, nhân vật triết lí, câu chuyện tự nó cũng toát lên tính chất triết lí. Nam Cao không thuyết lí dài dòng, không biện luận một cách trừu tượng mà triết lí về cuộc sống và để cho cuộc sống gợi lên ý nghĩa triết lí của nó”. Trần Đăng Suyền (1998: 67) đã nhìn nhận “ Trước cách mạng tháng tám, không có một nhà văn nào có cách nhìn sâu sắc, có tầm tâm lí, tổng hợp khái quát cao về tình trạng chết mòn của con người như nhà văn lớn Nam Cao”. Bùi Thị Anh Thơ (2005: 17-18) trong bài viết của mình có đề cập đến triết lí sống trong truyện ngắn Nam Cao “Nét riêng nhân vật Nam Cao là giàu suy lí, luôn triết lí trong mọi cách suy nghĩ, hành động của mình” và đưa ra kết luận “Văn Nam Cao mang đầy sự chiêm nghiệm, triết lí”. Phong Lê (1997: 109) nhận xét về Nam Cao như sau: “Khi kiên nhẫn hoặc nhẩn nha dõi theo lịch sử một đời, hoặc thâu tóm một đời vào một khoảng hẹp thời gian, hoặc một tình huống truyện, tác giả như muốn nhằm vào một triết lí sống, một bài học nhân thế”. Lê Thị Đức Hạnh(1993: 112-119) thì cho rằng trong truyện ngắn Nam Cao, chất triết lí là “một đặc điểm phổ biến nổi đậm” và nói thêm “trong khi phản ánh hiện thực, Nam Cao thường hay đi vào những chủ đề mang tính suy ngẫm, thiên về truy tìm, đúc kết ra một triết lí cho cuộc sống”. Phan Diễm Phương (1992: 135) thì kết luận: Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 4 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… Khi đã khảm vào tâm trí người đọc thật nhiều những chi tiết có vẻ vụn vặt về các số phận, cảnh đời rồi, ông nhẹ nhàng đưa ra những câu khái quát, triết lí […] Những khái quát triết lí đó đã được chắt ra từ cuộc sống, là kết quả của cả một quá trình chiêm nghiệm đời sống đó. Giá trị của các yếu tố triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao cũng đã đựơc nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học nhận xét và đánh giá cao. Hà Minh Đức (1999: 415) nhấn mạnh: Nam Cao không rơi vào lối viết luận đề. Chủ đề và ý nghĩa triết học của sáng tác nổi lên nhưng không ở dạng sắp đặt trước. Sức thuyết phục chủ yếu của câu chuyện là ở sự sống và phần máu thịt của câu chuyện. Ý nghĩa triết lí như sợi chỉ nhỏ chạy xuyên từ ngọn nến nơi đặt điểm sáng của ngọn lửa sáng tạo tỏa ra tác phẩm. Nguyễn Đăng Mạnh (2001: 90) thì nhận xét: Đọc Nam Cao, thấy ông hay triết lí, thích khái quát. Dĩ nhiên sức hấp dẫn không thể có được nếu ông chỉ lặp lại những nguyên lí chung chung, quen nhàm. Nói cho đúng, những lí lẽ ông nói ra không phải bao giờ cũng hay ho, chính xác cả, nhưng quả là những tìm tòi, những phát hiện của riêng ông về cuộc sống, nghĩa là nó mang đẫm mồ hôi của tâm não ông. Cho nên triết lí mà không khô khan, triết luận mà như mở ra những chân trời thơ bát ngát. Từ những ý kiến, nhận định trên, ta thấy yếu tố triết lí trong truyện ngắn Nam Cao là một vấn đề được nhiều người quan tâm và đã có sự nghiên cứu bước đầu. Tuy nhiên những nghiên cứu đó còn riêng lẻ, chưa lập thành một hệ thống đầy đủ, sâu sắc và toàn diện. Vấn đề đặt ra là cần có sự hoàn chỉnh hơn về hệ thống triết lí trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng tám. Trên cơ sở hệ thống hóa, tiếp nhận ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu đầy đủ mọi nội dung, khía cạnh của triết lí trong các sáng tác của Nam Cao. Qua đó làm rõ nét hơn một đặc trưng phong cách của nhà văn lớn Nam Cao, góp phần đánh giá đúng vai trò và những đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 5 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… VIII. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung chính sau: Chương I: Cội nguồn triết lí và triết lí trong văn học I. Cội nguồn của triết lí II. Văn học, một phương tiện triết lí Chương II: Tính triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám I. Hệ thống triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám 1. Triết lí về sự sống –cái chết 2. Triết lí về Đời, về Kiếp của con người 3. Triết lí về sự sung sướng và nỗi khổ đau 4. Triết lí về cái lương thiện và cái ác, cái xấu 5 Triết lí về miếng ăn và lòng khinh trọng ở đời 6. Triết lí về tình yêu và hạnh phúc 7.Triết lí về nghệ thuật II. Nghệ thuật thể hiện triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám 1.Triết lí của nhân vật 2.Triết lí của người dẫn chuyện 3.Triết lí của cả tác phẩm Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 6 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… B. NỘI DUNG CHƯƠNG I CỘI NGUỒN TRIẾT LÍ VÀ TRIẾT LÍ TRONG VĂN HỌC I. CỘI NGUỒN TRIẾT LÍ Theo Đại từ điển Tiếng việt, “triết lí” là “quan niệm chung và sâu sắc nhất của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội”. Cùng với sự ra đời của triết lí là sự xuất hiện các khái niệm về triết gia, triết học. Triết học là môn học nghiên cứu những qui luật chung nhất của sự phát triển tự nhiên, xã hội và tư duy.Triết gia là người nghiên cứu sâu về triết học. Như vậy triết lí là một vấn đề được sự quan tâm và nghiên cứu rất nhiều. 1. Triết lí của dân gian Việt Nam là một đất nước bốn nghìn năm văn hiến, có một bề dày lịch sử chống giặc ngoại xâm khiến nhiều quốc gia láng giềng phải khâm phục. Trên thế giới, Việt Nam được cho là một đất nước giàu đẹp. Tuy nhiên, đất nước ta cũng đã phải chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai, dịch họa kéo dài. Chính những điều đó đã gây biết bao khó khăn trong quá trình tồn tại và sinh sống của con người Việt Nam. Nhưng với trí thông minh và đầu óc nhanh nhạy sẵn có, người Việt Nam đã sáng tạo ra những cách ứng phó với các hiện tượng thiên nhiên như mưa bão, lũ lụt, hạn hán… và chống giặc ngoại xâm. Con người Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục trước mọi gian khổ, nguy hiểm và khó khăn. Không những vậy, với trí tuệ siêu việt, người Việt Nam đã khái quát những kinh nghiệm từ các hiện tượng riêng lẻ, tạo nên một kho triết lí tồn tại trong dân gian. Người xưa đã không nhìn sự vật hiện tượng một cách đơn giản bình thường như nó vốn có mà luôn nhìn nhận nó ở một khía cạnh khác một cách rất thâm thúy và sâu xa. Cha ông ta đã rất thông thái khi đúc kết nên những triết lí sống có giá trị. Không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà hình thức thể hiện cũng hết sức độc đáo (có vần, có nhịp nên rất dễ nhớ). Đây là một kho tàng quí báu mà cha ông ta đã tốn biết bao công sức để tạo nên và truyền lại cho con cháu đời sau. Những triết lí của người xưa luôn dạy cho con người những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm bổ ích trong cuộc sống. 1.1. Triết lí về khối đại đoàn kết Trải qua hàng ngàn năm, người xưa đã nhận thấy để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục được thiên nhiên, điều cần thiết là con người cần phải gắn bó, đoàn kết chặt chẽ với nhau thành một khối thống nhất, đó chính là sức mạnh giúp chiến thắng tất cả. Trong văn học dân gian, câu chuyện bó đũa đã được lưu truyền cho đến tận ngày nay về sức mạnh của tình đoàn kết. Mỗi con người chúng ta nếu là một chiếc đũa lẻ loi, đơn độc thì sẽ rất dễ dàng bị các thế lực khác bẻ gãy, đánh gục. Nhưng nếu con người Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 7 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… biết đoàn kết lại với nhau giống như một bó đũa chắc chắn thì không bao giờ bị thất bại. Tinh thần này, nhiều lần được đề cập đến trong tục ngữ, chẳng hạn: “Đoàn kết là sống chia rẽ là chết” “Đoàn kết là sức mạnh” Đây là những kinh nghiệm vô cùng quí báu mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy. Trong những cuộc kháng chiến ác liệt chống giặc ngoại xâm cũng như vật lộn với thiên nhiên để tồn tại, chính đoàn kết là sức mạnh vô biên giúp cho người Việt Nam đủ sức chống lại và chiến thắng tất cả. Đoàn kết có thể không là yếu tố quyết định nhất nhưng nó có một vai trò quan trọng không thể thiếu. Sức mạnh của sự đoàn kết không gì so sánh được. Ca dao cũng đã có câu: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Bất kì thời kì nào, sự đoàn kết vẫn giữ nguyên sức mạnh và giá trị của nó. Thiếu đi sự đoàn kết, con người không thể nào vượt qua được những khó khăn thử thách “Thương người như thể thương thân” “Lá lành đùm lá rách” Đó là những lời động viên, kêu gọi tinh thần đoàn kết của mỗi con người. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất là trong những lúc hoạn nạn, khó khăn. Thông điệp ấy là một chiếc cầu nối liền mối quan hệ giữa người và người. Mỗi người hãy làm một viên gạch nhỏ góp phần tạo dựng nên bức tường thành đoàn kết to lớn không gió mưa giông bão nào có thể quật ngã được. Lời khuyên của cha ông có giá trị thật to lớn. Triết lí về khối đại đoàn kết là nền tảng làm nên sức mạnh giúp cho con người vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn. 1.2. Triết lí về lối sống và cách sống Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhân dân ta đã đúc kết lại hiểu biết và kinh nghiệm sống quí báu, truyền đạt từ đời này đến thế hệ sau. Văn học dân gian là một phương tiện quan trọng và chủ yếu chuyên chở những quan niệm, triết lí của cha ông ta. Xuất phát từ tấm lòng nhân ái, hiền hậu, và có ảnh hưởng ít nhiều bởi giáo lí đạo Phật, nhân dân ta đã cổ vũ cho cái thiện và lên án cái ác cái xấu. Ông cha ta yêu cầu con người sống trong cộng đồng cần phải tích cực hành thiện, không gian dối lọc lừa, mà phải yêu thương giúp đỡ nhau, có tấm lòng nhân hậu… Quan niệm này đã được thể hiện như sau qua các câu ca dao, tục ngữ: “Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai” “Ở hiền thì lại gặp lành Nếu ai ở ác tội đành vào thân” Ông cha ta khuyên dạy mọi người: “Ai ơi hãy ở cho lành Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau” Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 8 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… làm người nên “Ăn ngay ở thật” “Cải ác hoàn lương” và sống sao phải đạo để lưu lại cái đức cho con cháu đời sau, bởi: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” “Một đời làm hại, bại hoại ba đời” Điều răn dạy của cha ông ta có ý nghĩa ở mọi thời đại, nhất là trong xã hội thực dân nửa phong kiến, khi mà các giá trị đã bị đảo lộn, không còn phân biệt được giữa thiện và ác, giữa lành và dữ, con người bị trượt trên hố sâu hủy hoại nhân tính. Việt Nam là một đất nước sống giàu tình nghĩa và rất mực thủy chung. Bất kì những ai thuộc dòng giống tiên rồng đều nhớ rõ