Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường của người dân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường của người dân ven biển xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua 4 đợt lấy mẫu nước sinh hoạt trong năm 2018 và điều tra tình hình sử dụng nước của người dân ở các thôn trong xã cho thấy người dân đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước. Kết quả phân tích các mẫu nước sinh hoạt (nước máy và nước giếng) đã chỉ ra phần lớn mẫu nước giếng đều vượt quy chuẩn về vi sinh (E. coli và tổng Coliform). Điều kiện vệ sinh môi trường đối với nhà tiêu hợp vệ sinh đạt khá cao trên 90%, trong khi chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh chỉ chiếm khoảng 49%. Tình trạng vệ sinh môi trường chưa đảm bảo đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và nhu cầu sinh hoạt, sử dụng nguồn nước của người dân. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước, vệ sinh môi trường của người dân trong khu vực.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường của người dân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 2 (2019) 91 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƢỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG CỦA NGƢỜI DÂN Ở XÃ VINH XUÂN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Mai Ngọc Châu*, Nguyễn Bắc Giang Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email: mnchau@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 21/3/2019; ngày hoàn thành phản biện: 25/3/2019; ngày duyệt đăng: 02/7/2019 TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường của người dân ven biển xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua 4 đợt lấy mẫu nước sinh hoạt trong năm 2018 và điều tra tình hình sử dụng nước của người dân ở các thôn trong xã cho thấy người dân đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước. Kết quả phân tích các mẫu nước sinh hoạt (nước máy và nước giếng) đã chỉ ra phần lớn mẫu nước giếng đều vượt quy chuẩn về vi sinh (E. coli và tổng Coliform). Điều kiện vệ sinh môi trường đối với nhà tiêu hợp vệ sinh đạt khá cao trên 90%, trong khi chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh chỉ chiếm khoảng 49%. Tình trạng vệ sinh môi trường chưa đảm bảo đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và nhu cầu sinh hoạt, sử dụng nguồn nước của người dân. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước, vệ sinh môi trường của người dân trong khu vực. Từ khóa: Chất lượng nước, nhu cầu sử dụng nước, nước sạch, vệ sinh môi trường, xã Vinh Xuân. 1. MỞ ĐẦU Nước sạch là nhu cầu rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của con người. Ở Thừa Thiên Huế, công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế (HUEWACO) đã cấp nước an toàn cho gần một triệu người đạt tỷ lệ trên 82% dân số toàn tỉnh; trong đó, khu vực đô thị đạt 96%, nông thôn 72% [1]. Tuy nhiên tỉ lệ cấp nước sinh hoạt lại khác nhau giữa các vùng trong toàn tỉnh. Vinh Xuân là một xã ven biển của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, người dân đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch cho các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là nhu cầu sinh hoạt. Xã Vinh Xuân có 6 thôn với hơn 8.862 người, trong đó chỉ có duy nhất thôn Xuân Thiên Hạ người dân được sử dụng nước máy, các thôn còn lại đều sử dụng nguồn nước từ giếng khoan hoặc xây bể chứa, bồn Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường của người dân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, ... 92 hứng nước mưa *2]. Nguồn nước dưới đất mà người dân sử dụng hiện đang bị nhiễm phèn và phải lọc trước khi sử dụng gây khó khăn lớn cho đời sống sinh hoạt của người dân. Hơn nữa tình trạng bố trí chuồng trại gần các giếng nước sinh hoạt và điều kiện vệ sinh chuồng trại, nhà vệ sinh không đảm bảo đã ảnh hưởng đến chất lượng nước của người dân. Xuất phát từ những vấn đề trên, bài báo “Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” giúp nhìn nhận rõ hơn hiện trạng và nhu cầu sử dụng nước sạch ở một xã ven biển. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nước sạch và chất lượng môi trường ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu thứ cấp về tình hình sử dụng nước sạch của người dân trong xã được thu thập từ các nguồn tài liệu: báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội hàng năm của xã; tài liệu về tình hình dịch bệnh của Trạm Y tế xã, Trung tâm y tế dự phòng huyện Phú Vang và tỉnh Thừa Thiên Huế và các đề tài, nghiên cứu liên quan đến tình hình sử dụng các nguồn nước ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi Thực hiện điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu các hộ dân ở trong khu vực nghiên cứu. Số lượng phiếu điều tra là 145 hộ ở sáu thôn của xã trên tổng số 1.934 hộ, đảm bảo với độ tin cậy 95%, sai số mong muốn e là 8% (theo công thức đơn giản Slovin, 1960). Tỷ lệ số hộ phỏng vấn đạt yêu cầu là 150/145 phiếu (gồm 48 hộ sử dụng nước máy), đạt 103,5%; Nội dung chính của phiếu điều tra gồm: Điều kiện kinh tế các hộ gia đình; Các nguồn nước đang được sử dụng; Nhu cầu và cách thức sử dụng, bảo quản; Chất lượng nguồn nước; Các bệnh liên quan đến nguồn nước; Tình trạng vệ sinh môi trường của các hộ dân liên quan đến nhà vệ sinh, chuồng trại, xử lý nước sau khi sử dụng. 2.3. Phƣơng pháp lấy, bảo quản và phân tích mẫu Số lượng mẫu: 16 hộ gia đình được lựa chọn dựa theo bảng hỏi, điều kiện chăn nuôi, sử dụng các nguồn nước khác nhau và điều kiện nghiên cứu đã được thực hiện ở hai thôn Xuân Thiên Hạ (thôn có nước máy) và thôn Xuân Thiên Thượng (thôn chưa có nước máy) để phân tích chất lượng các nguồn nước sử dụng (10 mẫu nước máy và 18 mẫu nước giếng). Thời gian lấy mẫu: Được thực hiện 4 đợt trong mùa mưa và mùa khô (Đợt 1: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 2 (2019) 93 tháng 5/2018, đợt 2: tháng 7/2018; đợt 3: tháng 11/2018, đợt 4: tháng 12/2018) Bảo quản và phân tích mẫu: Tất cả các mẫu nước được lấy, bảo quản theo tiêu chuẩn Việt Nam. Sau khi lấy mẫu, mẫu được phân tích theo tiêu chuẩn phương pháp Việt Nam và SMEWW (APHA, 1998). Các thông số đo đạc tại hiện trường như: nhiệt độ, pH, hàm lượng Clorua (độ mặn). Các thông số phân tích ở phòng thí nghiệm bao gồm: amoni (NH4+), sắt tổng số, độ cứng, nhu cầu oxi sinh hóa (COD), E. coli, Coliform tổng số. Các phương pháp phân tích các thông số được kiểm tra qua việc xác định độ lặp lại (độ lặp lại tốt với RSD < 9%, n = 3) và độ đúng (độ thu hồi đạt 96% - 99%) của phương pháp. 2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu Các thông tin thu thập được từ quá trình điều tra được sắp xếp theo nội dung và sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp, xử lý và biểu diễn số liệu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các nguồn nƣớc sinh hoạt đƣợc sử dụng Từ khảo sát thực địa và tổng hợp số liệu từ các báo cáo của UBND xã Vinh Xuân cho thấy các nguồn nước được sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân ở đây gồm nhiều nguồn khác nhau. Số liệu được thể hiện ở Hình 1. Hình 1. Các nguồn nước hiện đang sử dụng ở xã Vinh Xuân. Số liệu được trình bày ở Hình 1 cho thấy, chỉ có 1 thôn Xuân Thiên Hạ tiếp cận được nước sạch và tỷ lệ người dân của thôn sử dụng nước máy chiếm 92,8%, trong khi 5 thôn còn lại vẫn sử dụng các nguồn nước khác (chủ yếu là nước giếng khoan và giếng đào). Tỷ lệ người dân toàn xã tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh còn thấp chiếm 33,3%. 92.8% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 33.4% 7.2% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 66.6% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Xuân Thiên Hạ Xuân Thiên Thượng Kế Võ Tân Sa Khánh Mỹ Mai Vĩnh Toàn xã Công trình cấp nước Khác (giếng khoan, giếng đào, nước mưa) Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường của người dân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, ... 94 Ngoài các nguồn nước trên, trước đây người dân trong xã còn sử dụng nguồn nước mưa, nước sông (6%) để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt [3]. Theo khảo sát tỷ lệ người dân sử dụng nước mưa chiếm khoảng 2,7%, không có người dân sử dụng nước sông. Ở thôn Xuân Thiên Hạ, người dân tiếp cận và sử dụng nước sạch khoảng 3 năm trở lại đây. Đến hết năm 2018, người dân ở 5 thôn còn lại của xã gồm Xuân Thiên Thượng, Kế Võ, Tân Sa, Khánh Mỹ, Mai Vĩnh vẫn chưa tiếp cận được nguồn nước sạch. Theo kết quả phỏng vấn từ cán bộ của Ủy ban xã và người dân, đầu năm 2019 sẽ sớm hoàn thành lắp đặt và cấp nước máy cho người dân toàn xã. 3.2. Nhu cầu và cách thức sử dụng nƣớc sinh hoạt 3.2.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt Qua khảo sát, các hộ gia đình dù đã có nước máy (nước sạch) nhưng vẫn sử dụng những nguồn nước khác như nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa cho hoạt động sống hàng ngày. Thêm vào đó, người dân sử dụng nước cho các mục đích khác nhau với những nguồn nước khác nhau. Thông thường, người dân sử dụng nước máy cho ăn uống, nước giếng cho những mục đích còn lại. Kết quả điều tra mục đích sử dụng nước được biểu diễn ở Hình 2 cho thấy, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt trong một ngày của người dân trong xã dao động từ 88 đến 91 lít/người/ngày. Trong tổng lượng nước sinh hoạt sử dụng hàng ngày, nhu cầu sử dụng nước cho mục đích giặt là lớn nhất chiếm tỉ lệ 32% (29,5 lít/người/ngày). Tiếp đến là lượng nước sử dụng cho những mục đích khác như tưới cây, chăn nuôi chiếm 30% (27,2 lít/người/ngày) và cho mục đích tắm gội là 21,2 lít, chiếm 23%. Khi so sánh nhu cầu sử dụng nước vào các mùa khác nhau, đề tài cũng thu được kết quả về lượng nước sử dụng vào mùa khô cao hơn mùa mưa khoảng 7 lít/người/ngày. Những kết quả này sẽ là cơ sở xác định được nhu cầu nào sử dụng nhiều nước nhất để đưa ra giải pháp phù hợp trong việc sử dụng nước của người dân. Hình 2. Lượng nước sử dụng cho những mục đích hàng ngày vào (a) mùa khô (b) mùa mưa và (c) trung bình cả năm. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 2 (2019) 95 Bên cạnh đó khảo sát thực tế còn cho thấy không có thời điểm nào người dân ở xã bị thiếu nước khi sử dụng, ngay cả vào mùa khô. Do đó các nguồn nước vẫn đảm bảo cung cấp cho người dân sử dụng cho các hoạt động sống hàng ngày. 3.2.2. Cách thức chứa và bảo quản nước Đối với nước máy, người dân thường sử dụng trực tiếp còn đối với nước giếng, người dân có thói quen chứa trong bể, thùng, xô để sử dụng do chất lượng nguồn nước không ổn định thường có mùi. Kết quả điều tra cho thấy có 123 hộ có dụng cụ chứa nước, chiếm 82% trong tổng số các hộ được khảo sát. Mặc dù một số người dân ở thôn Mai Vĩnh có sử dụng bể lọc để xử lý sơ bộ nguồn nước sinh hoạt trong gia đình nhưng qua đó cho thấy phần lớn người dân của xã chưa có biện pháp khử trùng nước trước khi dùng, đây có thể là nguy cơ gây bệnh cho người dân. Tỷ lệ người dân sử dụng bể xây để chứa nước chiếm 39%, bồn nhựa chiếm 11,4%, bồn inox chiếm 21,1%, các vật dụng khác (xô, chậu, chum,...) chiếm 37,4%. Thể tích các bể chứa nước dao động 0,2 - 3 m3, thể tích các bồn nhựa và inox thùng dao động từ 0,2 - 1,8 m3. Một tình trạng đang diễn ra nhiều năm trong việc chứa nước là người dân vẫn tận dụng các thùng chứa hóa chất để lưu trữ nước cho sinh hoạt, điều này gây nguy cơ nhiễm bệnh về lâu dài. 3.3. Chất lƣợng các nguồn nƣớc sử dụng Kết quả khảo sát và phỏng vấn người dân về nguồn nước đang sử dụng cho thấy, nước máy được dẫn trực tiếp đến từng hộ gia đình theo đúng quy định của HUEWACO, chất lượng nước được người dân đánh giá cảm quan tốt, không màu, mùi, cặn. Tuy nhiên, nước giếng của các hộ dân trong xã có mùi và màu, để lâu có cặn, điều này cho thấy nguồn nước giếng của người dân chưa đảm bảo hợp vệ sinh. Theo ý kiến của người dân, nguyên nhân nguồn nước không đảm bảo có thể do đường ống dẫn nước không được vệ sinh thường xuyên hoặc do nước bị nhiễm phèn. Để làm rõ chất lượng nước về mặt định lượng, đề tài đã thực hiện lấy mẫu và phân tích mẫu nước theo các thông số hóa lý và vi sinh ở hai thôn Xuân Thiên Hạ và Xuân Thiên Thượng. Kết quả phân tích được thể hiện lần lượt ở Bảng 1 và Bảng 2. Bảng 1. Chất lượng nguồn nước ở thôn Xuân Thiên Hạ và Xuân Thiên Thượng theo mùa Thông số Nước máy (n=10) Nước giếng khoan (n= 16) Nước giếng đào (n=2) QCVN 02:2009 I QCVN 02:2009 II Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Độ đục (NTU) 4,4 ±0,4 1,9 ±1,1 4,1 ±0,1 2,2 ±0,9 4,2 ±0,3 6,9 ±4,1 5 5 pH 6,6 ±0,5 6,9 ±0,0 5,1 ±0,2 5,7 ±0,1 6,1 ±0,1 6,7 ±0,0 6,0-8,5 6,0-8,5 Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường của người dân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, ... 96 Hàm lượng Clorua (mg/L) 0 0 0 0 0 0 300 - Độ cứng (mg/L) 47,5 ±7,8 28,8 ±1,1 - - - - 350 - COD (mg/L) 0,2 ±0,0 0,2 ±0,0 0,2 ±0,0 0,2 ±0,0 0,2 ±0,0 0,2 ±0,0 4 4 NH4+ (mg/L) 0,1 ±0,0 0,1 ±0,0 0,1 ±0,0 0,1 ±0,0 0,1 ±0,0 0,1 ±0,0 3 3 Sắt tổng số (mg/L) 0,1 ±0,0 0,1 ±0,0 0,1 ±0,0 0,1 ±0,0 0,1 ±0,0 0,1 ±0,0 0,5 0,5 * QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế - Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước. - Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy). Kết quả phân tích ở bảng 1 cho thấy, hầu hết các thông số hóa lý pH, độ cứng, nhu cầu oxy sinh hóa (COD), amoni (NH4+), sắt tổng số đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT, các số liệu không có sự chênh lệch nhiều giữa hai mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên đối với nguồn nước giếng khoan có độ cứng, độ đục vào mùa khô cao hơn mùa mưa. Tương tự, đối với nước giếng khơi vào mùa mưa có độ đục cao hơn mùa khô và vượt quy chuẩn cho phép. Sở dĩ thông số độ đục ở nước giếng đào cao là do vị trí của giếng được bố trí bên ngoài nhà, thường xuyên nhận nước mưa trong khu vực. Ngoài ra, giá trị pH của các mẫu nước giếng thấp hơn quy chuẩn, điều này có thể gây viêm biểu mô, ăn mòn đường ống dẫn nước bằng kim loại. Bảng 2. Kết quả phân tích thông số vi sinh của nguồn nước theo mùa Nước máy (n=10) Nước giếng khoan (n= 16) Nước giếng đào (n=2) QCVN 02:2009 I QCVN 02:2009 II Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa E. coli 0/10 mẫu 0/10 mẫu 5/16 mẫu 5/16 mẫu 0/2 mẫu 0/2 mẫu Số lượng (CFU/100ml) 0 0 100 - 400 100 - 200 0 0 0 20 Coliform tổng số 10/10 mẫu 6/10 mẫu 16/16 mẫu 9/16 mẫu 2/2 mẫu 2/2 mẫu Số lượng (CFU/100ml) 100 - 1.900 200 - 5.600 100 - 14.100 100 - 2.900 1100 - 18.700 500 - 3.700 50 150 Kết quả phân tích các thông số vi sinh ở Bảng 2 cho thấy, các mẫu nước đều có chứa coliform và mẫu nước giếng khoan có chứa E. coli. Số liệu phân tích cũng cho thấy số lượng vi khuẩn trong mùa khô lớn hơn so với mùa mưa. Trong số các mẫu TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 2 (2019) 97 phân tích, chỉ có mẫu nước giếng khoan là vượt quy chuẩn về E.coli. Bên cạnh xem xét số liệu theo mùa, số liệu về số lượng mẫu nước đạt chuẩn khi so sánh với QCVN 02:2009/BYT được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Số mẫu đạt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế Số mẫu Độ đục (NTU) pH Hàm lượng Clorua (mg/L) Độ cứng (mg/L) COD (mg/L) NH4+ (mg/L) Sắt tổng số (mg/L) E. coli (CFU/ 100ml) Coliform tổng số (CFU/ 100ml) Nước máy (n=10) 10/10 10/10 10/10 10/10 10/10 10/10 10/10 10/10 0/10 Tỷ lệ 100% 100% 0% 100% 100% 100% 100% 100% 0% Nước giếng khoan (n= 16) 16/16 2/16 16/16 - 16/16 16/16 16/16 8/16 1/16 Tỷ lệ 100% 13% 100% 100% 100% 100% 50% 7% Nước giếng đào (n=2) 1/2 2/2 2/2 - 2/2 2/2 2/2 2/2 0/2 Tỷ lệ 50% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 0% Kết quả phân tích các thông số hóa lý các mẫu nước ở bảng 3 đều đạt quy chuẩn ngoại trừ một số mẫu nước giếng khoan đạt chuẩn về pH chiếm tỷ lệ 13% và độ đục của mẫu nước giếng khoan chiếm 50%. Bên cạnh đó, nguồn nước ở đây chưa bị nhiễm mặn khi tất cả các mẫu nước phân tích đều đạt quy chuẩn cho phép về hàm lượng Clorua. Đối với các thông số vi sinh, chỉ có nước máy đạt tiêu chuẩn về E. coli, các mẫu nước khác đa số đều không đạt quy chuẩn về vi sinh. Qua đó cho thấy, nguồn nước ở đây chưa hợp vệ sinh và có nguy cơ gây nên các bệnh liên quan về nước cho người sử dụng, có thể do quá trình bảo quản nước sử dụng. Các kết quả khảo sát người dân xã ở hình 3 đều cho rằng chất lượng nước máy tốt cho cả mục đích ăn uống và sinh hoạt chiếm 89,6 %, trong khi nguồn nước giếng chỉ 48%. Nhìn chung phần lớn người dân thấy rằng nguồn nước sử dụng hàng ngày tốt cho các nhu cầu sống hàng ngày. Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường của người dân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, ... 98 Hình 3. Đánh giá chung của người dân về các nguồn nước sử dụng hàng ngày. 3.4. Điều kiện vệ sinh môi trƣờng ở các hộ gia đình Theo khảo sát các nguồn thải gây ảnh hưởng đến nguồn nước ở các hộ gia đình tập trung vào nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi; các nhà vệ sinh của người dân. Bài báo này tập trung nêu một số vấn đề liên quan đến nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh (HVS), hầm biogas, khoảng cách đến các nguồn nước sinh hoạt chủ yếu. Số liệu về tình hình sử dụng nhà tiêu và chuồng trại hợp vệ sinh được thể hiện ở Hình 4. Hình 4. Số liệu về nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh Theo số liệu từ UBND xã, tỷ lệ số hộ dân có nhà tiêu HVS tương đối cao (96%) nhưng trong quá trình thực địa, nhiều hộ gia đình có nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi khá gần (dưới 10 m) với nguồn nước sinh hoạt, như thế chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh trong xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. 89.6 48.0 61.3 10.4 41.2 31.3 0.0 10.8 7.3 0% 20% 40% 60% 80% 100% nước máy nước giếng nguồn nước sử dụng tốt cho sinh hoạt và ăn uống chỉ tốt cho sinh hoạt không tốt cho sinh hoạt và ăn uống 94.7 98.9 96.1 97.8 92.6 97.3 96 37.2 29.3 38.2 100 7.4 90.5 49.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Mai Vĩnh Khánh Mỹ Tân Sa Kế Võ Xuân Thiên Thượng Xuân Thiên Hạ Toàn xã T ỷ l ệ % Số hộ có nhà tiêu HVS Số hộ có chuồng trại chăn nuôi HVS TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 2 (2019) 99 Qua kết quả khảo sát về tình hình nhà tiêu, 98% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh (chủ yếu thuộc loại tự hoại và thấm dội nước), tỷ lệ này rất cao. Tuy nhiên có 3 hộ không có nhà vệ sinh, chỉ chiếm 2% trong tổng số 150 được phỏng vấn nhưng cũng cho thấy điều kiện vệ sinh của những hộ này chưa được đảm bảo. Đối với tình hình chăn nuôi, số hộ có chăn nuôi là 68 hộ, trong đó chỉ có 26 hộ đảm bảo được điều kiện là chuồng trại hợp vệ sinh theo thông tư số 15/2006/TT-BYT hướng dẫn việc kiểm tra nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình. Kết quả khảo sát tại các hộ gia đình cho thấy, nước thải từ chăn nuôi phần chưa được thu gom xử lý và thải ra mương, vườn xung quanh nhà, tỷ lệ các hộ gia đình trong toàn xã có hầm biogas chiếm 2,8%. Kết quả khảo sát về nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh được trình bày ở Bảng 4. Bảng 4. Kết quả khảo sát về nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh Nhà tiêu hợp vệ sinh Nhà tiêu không hợp vệ sinh Không có nhà vệ sinh Chuồng trại chăn nuôi Tổng số hộ có nhà tiêu/chuồng trại n=147 n=147 n=147 n=68 Số hộ gia đình (hộ) 147 0 3 26 % 98 0 2 42 Tỷ lệ chuồng trại hợp vệ sinh là rất thấp, các vấn đề về xử lý chất thải chuồng trại chưa được chú tâm đúng mức. Chuồng trại nhỏ lẻ khá gần với nguồn nước sinh hoạt. Khoảng cách giữa chuồng trại đến nguồn nước sinh hoạt chủ yếu được thể hiện ở Bảng 5. Bảng 5. Khoảng cách giữa chuồng trại đến nguồn nước sinh hoạt chủ yếu Nguồn nước giếng Số hộ trả lời phỏng vấn (n=140) Tỷ lệ (%) Khoảng cách từ nhà vệ sinh đến nguồn nước sử dụng (x) (m) <10 98 70 ≥10 42 30 Số hộ trả lời phỏng vấn (n=68) Khoảng cách từ chuồng trại đến nguồn nước sử dụng (x) (m) <10 42 61,8 ≥10 26 31,2 Đối với nguồn nước sau khi sử dụng, ngoại trừ nước ở trong nhà vệ sinh có bể lắng, nguồn nước sử dụng sau khi nấu ăn, giặt giũ người dân vẫn có thói quen thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường, con số này chiếm 68,7%. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường ở khu vực này. 3.5. Các bệnh liên quan đến nguồn nƣớc sử dụng Theo trạm y tế dự phòng xã, năm 2017 chỉ có 7-8 ca mắc bệnh về tiêu hóa, một Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường của người dân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, ... 100
Tài liệu liên quan