Hiện trạng và định hướng sửdụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Bước sang thếkỷXXI, nền kinh tếthếgiới biến đổi sâu sắc do tác động mạnh mẽcủa cuộc cách mạng khoa học và công nghệhiện đại. Vai trò to lớn của nền kinh tếtri thức, xu thếtoàn cầu hóa và hội nhập kinh tếquốc tếlàm cho việc phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia chủyếu dựa trên nền tảng tri thức của con người, khác với trước đây là dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nước ta có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào. Gần đây, tốc độ tăng lao động hàng năm khoảng 1,2 triệu lao động/năm.Lực lượng lao động đông vềsốlượng nhưng hạn chếvềchất lượng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quảsản xuất. Nhận thức được xu hướng phát triển nền kinh tế- xã hội thếgiới và dựa vào tình hình thực tếcủa sựnghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Nghịquyết Đại hội VIII của Đảng đưa ra quan điểm “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tốcơbản cho sựphát triển nhanh và bền vững”, trong đó “Nguồn lao động có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ởnước ta”. Đó cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tếnước ngoài tại Việt Nam: “Phát triển công nghiệp Việt Nam không nên dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên mà nên dựa vào nhiều vào nguồn lực con người”. Trong đó, lực lượng lao động là bộphận quan trọng nhất đối với nguồn nhân lực, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển công nghiệp cũng nhưphát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Là một trong những tỉnh thuộc Vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam, nền kinh tếBà Rịa - Vũng Tàu đang có nhiều chuyển biến tích cực. Những năm qua, tốc độtăng trưởng GDP luôn đạt từ12% - 13%/năm. Năm 2005 GDP/người của Bà Rịa -Vũng Tàu đứng đầu cảnước (4000 USD kểcảdầu khí, 2000 USD không kểdầu khí). Năm 2006, tốc độtăng trưởng GDP là 12,86%. Công nghiệp tăng nhanh cảtốc độtăng trưởng và giá trịsản xuất. Để đạt được thành tựu đó không thểkhông nói đến vai trò to lớn của lực lượng lao động trong ngành công nghiệp. Vì thếviệc sửdụng hợp lý lực lượng lao động này hiện đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong tỉnh. Nhận thức được tầmquan trọng của vấn đề, tôi quyết định chọn đềtài: “Hiện trạng và định hướng sửdụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ởBà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn thạc sĩ.

pdf152 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng và định hướng sửdụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH _____________________ Nguyễn Thị Sáu Chuyên ngành : Địa Lý học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của khoa Địa Lý trường Đại học sư phạm TPHCM đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài. Đặc biệt hơn, tác giả xin chân thành cám ơn sự tận tình hướng dẫn và giúp đỡ của Tiến sĩ: Đàm Nguyễn Thùy Dương đã dành cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban nghành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: UBND tỉnh, Tổng cục thống kê, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở lao động thương binh- xã hội, Liên đoàn lao động, Sở công nghiệp, Phòng công nghiệp.v.v… đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, số liệu và những thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài. Lời cảm ơn tới các thành viên lớp cao học Địa Lý K17, lòng biết ơn đến với gia đình, người thân đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn TP.HCM, tháng 12 năm 2009 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BR-VT : Bà Rịa - Vũng Tàu CHLB : Cộng hòa liên bang CN : Công nghiệp DS : Dân số DNTN : Doanh nghiệp tư nhân ĐTNN : Đầu tư nước ngoài FDI : Vốn đầu tư trực tiếp (Fund Direct Investment) GTSX : Giá trị sản xuất ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Orgnization) KT : Kinh tế KV : Khu vực LĐ : Lao động LLLĐ : Lực lượng lao động NN : Nông nghiệp SX : Sản xuất TNHH : Trách nhiệm hữu hạn XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Vai trò to lớn của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia chủ yếu dựa trên nền tảng tri thức của con người, khác với trước đây là dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nước ta có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào. Gần đây, tốc độ tăng lao động hàng năm khoảng 1,2 triệu lao động/năm. Lực lượng lao động đông về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Nhận thức được xu hướng phát triển nền kinh tế - xã hội thế giới và dựa vào tình hình thực tế của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đưa ra quan điểm “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, trong đó “Nguồn lao động có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta”. Đó cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài tại Việt Nam: “Phát triển công nghiệp Việt Nam không nên dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên mà nên dựa vào nhiều vào nguồn lực con người”. Trong đó, lực lượng lao động là bộ phận quan trọng nhất đối với nguồn nhân lực, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển công nghiệp cũng như phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam. Là một trong những tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nền kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu đang có nhiều chuyển biến tích cực. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt từ 12% - 13%/năm. Năm 2005 GDP/người của Bà Rịa -Vũng Tàu đứng đầu cả nước (4000 USD kể cả dầu khí, 2000 USD không kể dầu khí). Năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP là 12,86%. Công nghiệp tăng nhanh cả tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất. Để đạt được thành tựu đó không thể không nói đến vai trò to lớn của lực lượng lao động trong ngành công nghiệp. Vì thế việc sử dụng hợp lý lực lượng lao động này hiện đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi quyết định chọn đề tài: “Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu cơ bản của đề tài là đúc kết cơ sở lý luận về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động. Trên cở sở đó phân tích hiện trạng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu và đề ra định hướng cho việc nâng cao chất lượng, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển bền vững. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lý luận về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động. - Khái quát tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh, chủ yếu là thời kỳ đổi mới. - Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến qui mô, chất lượng và việc sử dụng lực lượng lao động công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu dưới góc độ Địa lý kinh tế -xã hội. - Tìm hiểu thực trạng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở khía cạnh qui mô, cơ cấu và phân bố. - Nghiên cứu tình hình sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp trên địa bàn. - Đề ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trong ngành công nghiệp cho địa phương. 2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài  Nội dung nghiên cứu - Làm rõ một số khái niệm có liên quan: lực lượng lao động, cơ cấu lực lượng lao động, tình trạng việc làm, thị trường lao động. - Một số vấn đề về lý luận công nghiệp và sự phân chia công nghiệp, các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp. Những vấn đề này sẽ được cụ thể trong ngành công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu. - Qui mô, cơ cấu, phân bố lực lượng lao động, sử dụng lực lượng lao động công nghiệp ở địa phương. - Tổng quan dự báo về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động công nghiệp. Đề xuất một số ý kiến góp phần tổ chức, sử dụng lực lượng lao động, thực hiện phân công lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở mức độ khái quát chung toàn ngành công nghiệp là chủ yếu. Sau đó đi sâu phân tích lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động của các phân ngành công nghiệp. Do sự khác nhau về lý luận và thực tiễn phát triển, nên đề tài không đề cập đến việc sử dụng lực lượng lao động thuộc lĩnh vực “Làng nghề”.  Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu: Toàn tỉnh theo đơn vị hành chính hiện nay và lãnh thổ nghiên cứu xuống đến cấp huyện, thị xã.  Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước sự đổi mới của đất nước, những năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu về lao động, việc làm của các cơ quan chức năng như: Trung tâm Nghiên cứu lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân cư lao động của Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với một số cơ quan thuộc Trung tâm Khoa học - Xã hội và Nhân văn quốc gia, v.v… Vấn đề lao động và sử dụng lực lượng lao động đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học: GS.TS Đặng Thu, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS Nguyễn Thị Minh Đức … Ngoài ra, cũng phải kể đến một số đề tài được đề cập chuyên sâu về nguồn lao động và sử dụng lao động: “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam” của tác giả Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, “Dân cư, nguồn lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng duyên hải Nam Trung Bộ” của tác giả Hoàng Văn Chức, “Nguồn lao động và sử dụng lao động ở TPHCM” của tác giả Đàm Nguyễn Thùy Dương … Tuy nhiên đa số các đề tài nghiên cứu có qui mô lớn, tổng hợp, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về lực lượng lao động công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. Chính vì thế đề tài “Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu” sẽ là một đóng góp nhỏ, mới mẻ trong kho tàng khoa học khổng lồ. Và những đề tài nghiên cứu của các tác giả trên sẽ là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho tôi thực hiện đề tài này. 4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hệ quan điểm 4.1.1. Quan điểm hệ thống Các đối tượng hiện tượng địa lý đều có sự tác động qua lại với nhau trong một hệ thống nhất định khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi, phát triển thì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống đồng thời kéo theo các thành phần khác thay đổi. Lực lượng lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã hội, sự phát triển về số lượng, chất lượng lao động cũng như việc sử dụng lao động trong công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vào một cơ cấu kinh tế và một thể chế xã hội nhất định. Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá lực lượng lao động và vấn đề sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải dựa trên quan điểm hệ thống, coi mọi sự vật hiện tượng thông suốt trong các hợp phần thì việc đánh giá phân tích mới chính xác. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Lực lượng lao động của một vùng có quan hệ mật thiết với các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng và các vùng lân cận, các yếu tố có thể thúc đẩy hoặc ức chế sự phát triển của lực lượng lao động của vùng đó và ngược lại. Vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không thể tách rời vấn đề sử dụng lực lượng lao động của các vùng lân cận và cả nước. 4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp không chỉ có phân hóa theo không gian mà còn có sự thay đổi phát triển theo thời gian. Vì vậy để lí giải lực lượng lao động và thực trạng sử dụng lực lượng lao động trong hiện tại và xác định kế hoạch phát triển sử dụng lao động trong tương lai của tỉnh chúng ta cần phải quán triệt quan điểm lịch sử và viễn cảnh. 4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Nghiên cứu những vấn đề về lao động phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững, phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động phải đi đôi với sử dụng hợp lý, bảo vệ tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp Đề tài khai thác thông tin, số liệu từ nguồn của tỉnh: Cục thống kê, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, Phòng công nghiệp, v.v… Ngoài ra chúng tôi còn đối chiếu, tham khảo các nguồn khác như Tổng cục Thống kê, các tài liệu từ thư viện Quốc gia, thư viện Trường Đại học Sư phạm TPHCM, …Chúng tôi tiến hành xử lý số liệu, sắp xếp, kiểm tra mức độ chính xác, phân tích và tổng hợp các dữ liệu, rút ra những kết luận cần thiết cho luận văn. 4.2.2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu Địa lý. Các loại bản đồ được sử dụng để nghiên cứu sự biến động về số lượng, kết cấu của lực lượng lao động, sử dụng lực lượng lao động trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh cũng như trong một số phân ngành chủ yếu nhất. 4.2.3. Phương pháp thực địa Thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lý kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của các nguồn tài liệu thu thập được và có cơ sở thực tiễn đánh giá tình hình sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh. 4.2.4. Phương pháp dự báo Đây là giai đoạn khái quát hóa, hệ thống hóa thông tin ở mức cao nhằm xác định trạng thái trong tương lai của vấn đề. Dựa vào số liệu về lực lượng lao động, tình hình sử dụng lực lượng lao động trong quá khứ và hiện nay của tỉnh, chúng tôi tiến hành dự báo về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động công nghiệp trong tương lai của tỉnh nhằm hiểu rõ vấn đề và đề ra những biện pháp giải quyết cho hợp lý. 4.2.5. Phương pháp GIS Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi ứng dụng phần mềm thông tin địa lý (GIS) nhằm tính toán, thiết kế, biên tập bản đồ. Nhờ đó quá trình nghiên cứu đề tài mang tính định lượng hơn. Các phương pháp trên được vận dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn với sự thống nhất và kết hợp giữa chúng. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về lực lượng lao động trong ngành công nghiệp Chương 2: Hiện trạng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu Chương 3: Định hướng sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan 1.1.1. Lao động 1.1.1.1. Quan niệm về lao động Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển xã hội.[58] Các định nghĩa lao động tập trung đề cập hai khía cạnh chủ yếu: Thứ nhất, xem lao động là hoạt động, phương thức tồn tại sống của con người. Thứ hai, lao động quan niệm là chính bản thân con người, với tất cả nỗ lực vật chất, tinh thần của nó thông qua hoạt động lao động của mình sử dụng các công cụ lao động tác động đến đối tượng lao động để đạt được mục đích nhất định. [4] 1.1.1.2. Tuổi lao động Tuổi lao động là khoảng thời gian con người có khả năng lao động để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật lao động qui định. [57] Độ tuổi lao động luôn được pháp luật qui định và có thể thay đổi trong các thời kì khác nhau. Có quan niệm khác nhau về độ tuổi lao động. Về giới hạn dưới của tuổi lao động: Ai Cập qui định từ 6 tuổi, Braxin từ 10 tuổi, Thụy Điển và Hoa Kì từ 16 tuổi … Về giới hạn trên của tuổi lao động: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan qui định 74 tuổi; Ai Cập, Malaixia, Hoa Kì, CHLB Đức qui định 65 tuổi. Nhiều nước khác không qui định tuổi tối đa. Ở Việt Nam theo qui định hiện hành của Bộ luật Lao động, tuổi lao động được qui định: - Nam: từ đủ 15 tuổi trở lên đến 60 tuổi. - Nữ: từ đủ 15 tuổi trở lên đến 55 tuổi. Thực tế có những người không nằm trong độ tuổi lao động do pháp luật qui định nhưng vẫn tham gia lao động. Đó là lao động trẻ em và lao động cao tuổi. Lao động trẻ em là lao động dưới tuổi lao động (Dưới 15 tuổi đối với Việt Nam). Lao động cao tuổi là lao động trên tuổi lao động (nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi) theo qui định của pháp luật nhưng vẫn còn khả năng lao động và có nhu cầu làm việc, họ được miễn giảm các nghĩa vụ theo pháp luật lao động qui định. 1.1.1.3. Vai trò của lao động Những nguồn lực được dùng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ gọi là các yếu tố sản xuất. Lao động là một trong bốn yếu tố sản xuất cơ bản: Đất đai, lao động, vốn và năng lực kinh doanh. Bất kì doanh nghiệp nào, nếu thiếu lực lượng lao động, quá trình sản xuất sẽ không thể tiến hành bình thường được. Là yếu tố sản xuất đặc biệt, lao động không đơn thuần là số lượng mà bao gồm cả chất lượng lao động. Mỗi thời kì khác nhau, số lượng lao động nhiều hay ít, chất lượng lao động cao hay thấp sẽ trực tiếp quyết định đến kết quả sản xuất. [21] Nền sản xuất trình độ thấp thì số lượng lao động quan trọng hơn chất lượng lao động. Nền sản xuất trình độ cao đòi hỏi chất lượng lao động cao. Mức độ trang bị kĩ thuật – công nghệ như nhau thì ở các nước có công nghệ tiên tiến với trình độ chuyên môn của người lao động cao hơn sẽ có năng suất lao động cao hơn. Mặt khác, người lao động là người trực tiếp hưởng những thành quả lao động của mình và xã hội, là yếu tố tiêu thụ sản phẩm, tạo nhu cầu kích thích sản xuất phát triển. Lao động không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt của bản thân người lao động mà còn tích lũy tái sản xuất sức lao động thông qua đóng góp nghĩa vụ lao động, để dành lúc tuổi già sức yếu … Tóm lại, người lao động trong hệ thống sản xuất xã hội có vai trò hai mặt: vừa là yếu tố sản xuất, vừa là yếu tố tiêu thụ. Người lao động là nhân tố đầu vào quan trọng của cả hai lĩnh vực cung và cầu. Bản chất lao động là nhân tố tích cực. 1.1.2. Lực lượng lao động 1.1.2.1. Quan niệm về lực lượng lao động Theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Ở Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau về lực lượng lao động. Theo giáo trình “Kinh tế lao động” của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội: Lực lượng lao động là số người trong tuổi lao động cộng 1/2 số người lao động trên tuổi và 1/3 số người lao động dưới tuổi có khả năng lao động và nhu cầu làm việc. Trong cuốn sách “Hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam” của Tổng cục Thống kê qui định: Lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm (biểu thị dân số hoạt động kinh tế). Các quan niệm nêu về lực lượng lao động mới chỉ làm rõ phần nào về mặt định tính hoặc định lượng của chỉ tiêu lực lượng lao động, không thể dùng làm căn cứ để đánh giá thống kê về quy mô lực lượng lao động, bởi vì chúng còn một số yếu tố không xác định và không phù hợp với Bộ luật Lao động của Việt Nam. Theo quan điểm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Lực lượng lao động gồm những người từ độ tuổi 15 trở lên đang tham gia hoạt động kinh tế, không phân biệt là có việc làm hay thất nghiệp. Khái niệm này về cơ bản thống nhất với quan điểm của ILO và qui định hiện hành của Tổng cục Thống kê về lực lượng lao động: Lực lượng lao động đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế. Sơ đồ 1.1: Dân số - nguồn lao động - lực lượng lao động xã hội Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động Không có khả năng lao động Tình trạng khác Khôn g có nhu cầu làm việc Nội trợ Đi học Thất nghiệp Làm công ăn lương Chủ doanh nghiệp Tự tạo việ c làm Trên tuổi lao động đang làm việc Lao động trẻ em Trên tuổi lao động khôn g làm việc Dưới tuổi lao động khôn g làm việc Dân số không hoạt động kinh tế Dân số hoạt động kinh tế Nguồn lao động Nguồn: Nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2001 Lực lượng lao động tuy là một bộ phận của nguồn lao động nhưng không đồng nhất với nguồn lao động. Lực lượng lao động không bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như đang đi học, đang làm nội trợ cho gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Do vậy, ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật, lực lượng lao động còn bao hàm các đặc trưng về trình độ, cơ cấu, nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác phong kỷ luật lao động, đạo đức nghề nghiệp, sự hiểu biết về pháp luật, khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khả năng hội nhập với thị trường lao động trong nước và thế giới. 1.1.2.2. Cơ cấu lực lượng lao động Theo quan điểm triết học, “cơ cấu” hay “kết cấu” là phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một hệ thống, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành nên bộ phận đó trong một thời gian nhất định. Với quan niệm trên, cơ cấu lực lượng lao động là thành phần khác nhau và mối quan hệ tỉ lệ của các thành phần đó theo các tiêu thức cấu