Hiệp định TPP

Mục tiêu tổng quát + Tự do hóa thương mại và đầu tư; + Đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội; + Tạo cơ hội cho người lao động và Doanh nghiệp; + Nâng cao đời sống, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo, tăng trưởng bền vững

pdf97 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệp định TPP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGO Nguyễn Bá Hội- Trần Thu Hiền LOGO Tên gọi Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương Hiệp định Thương mại đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương LOGO Mục tiêu tổng quát + Tự do hóa thương mại và đầu tư; + Đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội; + Tạo cơ hội cho người lao động và Doanh nghiệp; + Nâng cao đời sống, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo, tăng trưởng bền vững LOGO Mục tiêu cụ thể • THẮT CHẶT tình hữu nghị và hợp tác giữa chính phủ và người dân của các Nước ký kết • CỦNG CỐ khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển và tăng cường các chuỗi cung ứng khu vực, đặc biệt với DN nhỏ và siêu nhỏ; • THÀNH LẬP một khuôn khổ pháp lý và thương mại có thể dự đoán được cho thương mại và đầu tư; • THÚC ĐẨY bảo vệ môi trường mức độ cao, đẩy mạnh các mục tiêu phát triển bền vững LOGO Mục tiêu cụ thể • THÚC ĐẨY sự minh bạch, quản trị tốt và tính pháp quyền của pháp luật, loại trừ hối lộ và tham nhũng trong thương mại và đầu tư; • BẢO VỆ và thực thi các quyền lao động, cải thiện điều kiện làm việc và mức sống, tăng cường hợp tác và năng lực của các bên về các vấn đề lao động; • ĐÓNG GÓP cho sự phát triển hài hòa và mở rộng thương mại thế giới, và kích thích để hợp tác khu vực và quốc tế rộng hơn; LOGO Nguyên tắc của Hiệp định • Kế thừa các nguyên tắc của Hiệp định: Gats (hiệp định chung về TM và dịch vụ); Trips (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến TM của quyền SHTT) ; WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới); Hiệp định SPS (Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật); Hiệp định AD (Hiệp định thực thi điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994; Hiệp định định giá Hải Quan; Hiệp định các biện pháp tự vệ; Hiệp định SCM (Hiệp định về trợ cấp các Biện pháp đối kháng) LOGO Nguyên tắc của Hiệp định • Kế thừa các thỏa thuận, diễn đàn: Hệ thống hài hòa (HS) (tức Hệ thống mô tả và mã số hàng hóa); Diễn đàn APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) LOGO Nguyên tắc của Hiệp định • THỪA NHẬN sự khác biệt về văn hóa giữa và trong các Bên, và thừa nhận rằng TM có thể mở rộng và làm giàu bản sắc văn hóa và sự đa dạng văn hóa của các bên; • THỪA NHẬN sự khác biệt về mức độ phát triển và sự đa dạng của các nền kinh tế; • LOGO Nguyên tắc của Hiệp định • THỪA NHẬN nguyên tắc hai bên cùng có lợi • XÂY DỰNG dựa trên các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới; LOGO Các nước tham gia • Austrailia (Úc) + New Zealand • Brunei + Peru • Canada + Singapore • Chile + Hoa Kỳ • Nhật Bản + Việt Nam • Malaysia (Việt Nam là nước yếu nhất) • Mexico LOGO Bản đồ các quốc gia tham gia TPP LOGO Kết cấu của Hiệp định • Hiệp định bao gồm 30 chương và (khoảng) 491 điều • Chương 1: ĐiỀU KHOẢN BAN ĐẦU VÀ CÁC ĐỊNH NGHĨA CHUNG (3 điều) • Chương 2: ĐỐI XỬ QUỐC GIA VÀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA (34 điều) • Chương 3: QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ THỦ TỤC VỀ XUẤT XỨ (32 điều) LOGO Kết cấu của Hiệp định • Chương 4: HÀNG DỆT MAY (9 điều) • Chương 5: QUẢN LÝ HẢI QUAN VÀ TẠO THUẬN LỢI TRONG THƯƠNG MẠI (12 điều) • Chương 6: PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI (8 điều) • Chương 7: CÁC BiỆN PHÁP ATTP VÀ KiỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT (18 điều) • Chương 8: HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI (12 điều) LOGO Kết cấu của Hiệp định • Chương 9: ĐẦU TƯ (29 điều) • Chương 10: THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUYÊN BIÊN GIỚI (13 điều) • Chương 11: DỊCH VỤ TÀI CHÍNH (22 điều) • Chương 12: NHẬP CẢNH TẠM THỜI ĐỐI VỚI KHÁCH KINH DOANH (10 điều) • Chương 13: VIỄN THÔNG (26 điều) • Chương 14: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (18 điều) LOGO Kết cấu của Hiệp định • Chương 15: MUA SẮM CHÍNH PHỦ (11 điều) • Chương 16: CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH (9 điều) • Chương 17: CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ ĐỘC QUYỀN (15 điều) • Chương 18: SỞ HỮU TRÍ TUỆ (83 điều) • Chương 19: LAO ĐỘNG (14 điều) • Chương 20: MÔI TRƯỜNG (23 điều) LOGO Kết cấu của Hiệp định • Chương 21: HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC (5 điều) • Chương 22: TẠO THUẬN LỢI TRONG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (5 điều) • Chương 23: PHÁT TRIỂN (9 điều) • Chương 24: DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (3 điều) • Chương 25: SỰ ĐỒNG NHẤT TRONG QUẢN LÝ (11 điều) LOGO Kết cấu của Hiệp định • Chương 26: SỰ MINH BẠCH VÀ CHỐNG THAM NHŨNG (12 điều) • Chương 27: QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ THỂ CHẾ (7 điều) • Chương 28: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP (22 điều) • Chương 29: TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ VÀ QUY ĐỊNH CHUNG (8 điều) • Chương 30: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH (8 điều) LOGO CHƯƠNG 1: ĐiỀU KHOẢN BAN ĐẦU VÀ CÁC ĐỊNH NGHĨA CHUNG (3 điều) Chương này tập trung vào các điều khoản chung và thống nhất các thuật ngữ dùng trong Hiệp định. Có một số điểm chú ý: - Khái niệm chính quyền - Khái niệm lãnh thổ - Cơ quan hải quan - LOGO Chương 2: Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường 1. Đối xử quốc gia: Mỗi bên phải dành cho hàng hóa của các Bên không được kém thuận lợi hơn sự đối xử ưu đãi nhất mà chính quyền địa phương dành cho hàng hóa tương tự. 2. Xóa bỏ thuế quan: - Phải thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan đã cam kết (đây là vấn nội dung lớn nhất của HĐ phục vụ cho mở cửa thị trường) - Khuyến khích rút ngắn lộ trình xóa bỏ thuế quan - Không được áp dụng quy định mới về miễn thuế hoặc mở rộng đối tượng miễn thuế như hiện có. LOGO Chương 2: Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường 3. Hạn chế xuất, nhập khẩu - Mỗi bên không được hạn chế hoặc cấm xuất, nhập khẩu hàng hóa của một bên sang các bên trừ khi Hiệp định có quy định khác - Thành lập Ủy ban xúc tiến thương mại và tham vấn của mỗi bên. Các quy định chi tiết của phần này xin xem cụ thể trong Hiệp định. Chi tiết quy định rõ với hàng tân trang, hàng tạm nhập, Nông nghiệpcấp phép, minh bạch hóa cấp phép, thuế, phí.của mục này LOGO Chương 2: Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường Tóm lại: Chương này quy định về việc xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan hoặc những chính sách hạn chế đối với hàng công nghiệp và nông nghiệp. - Việc xóa bỏ hay cắt giảm thuế quan có lộ trình theo phụ lục - Với hàng công nghiệp gần như là cắt giảm ngay lập tức khi HĐ có hiệu lực - Với hàng Nông nghiệp có lộ trình, trong đó phải xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu hoặc cấp vốn ưu đãi từ Chính phủ hoặc các chính sách khác gây bóp méo thương mại hàng nông sản. LOGO Chương 3 Quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ 1. Quy tắc xuất xứ - Áp dụng cho hàng hóa và nguyên phụ liệu - Phải có xuất xứ rõ ràng: + Thu được toàn bộ hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều bên + được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên, toàn bộ từ các nguyên phụ liệu có xuất xứ, hoặc + được SX toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên sử dụng nguyên phụ liệu không có xuất xứ với điều kiện hàng hóa thỏa mãn các quy tắc tại Phụ lục 3-D LOGO Chương 3 Quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ Ví dụ: - Có xuất xứ: cây trồng hoặc giống cây trồng, được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu gom tại đó. - Với những sản phẩm không có xuất xứ, để được tính xuất xứ, công thức tính gọi là hàm lượng giá trị khu vực: + cách tính giá trị tập trung: RVC= trị giá hàng hóa – FVNM x100 ------------------------------- Trị giá hàng hóa LOGO Chương 3 Quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ + Cách tính gián tiếp RVC = Trị giá hàng hóa – VNM x100 ------------------------------ Trị giá hàng hóa Từ công thức này sẽ tính theo từng mặt hàng chi tiết (rất nhiều). Ví dụ như Bộ hàng hóa đồng bộ, được công nhận có xuất xứ nếu số không xuất xứ ko vượt quá 10% trị giá Bộ HH đó. Đề nghị xem Phụ lục. Ngoài ra phần này Hiệp định cũng quy định một số vấn đề liên quan đến - Điều chỉnh thêm trị giá nguyên phụ liệu - Chi phí tịnh (cách tính) - Tiền bản quyền, phụ tùng, bao bì, nguyên phụ liệu gián tiếp, quá cảnh.. LOGO Chương 3 Quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ 2. Chứng nhận xuất xứ - Nghĩa vụ chứng minh: người SX, nhà XK, nhà nhập khẩu - Hình thức: bằng văn bản, kể cả dạng điện tử, được cơ quan có thẩm quyền hoặc người xuất khẩu có đủ điều kiện. - Bằng tiếng anh, hoặc tiếng của nước nhập khẩu. - Thời hạn: 1 năm - Hàng dệt may có quy định riêng tại Chương 4 Về tài liệu chứng minh, xin xem chi tiết tại Phụ lục B, chương này Ngoài ra con nhiều quy định khác như thủ tục xác minh, nghĩa vụ bảo mật, chế độ lưu trữ Đây được coi là điểm thu hút đầu tư. LOGO Chương 3 Quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ Tóm lại: Chương này các Bên thống nhất một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định hàng hóa được hưởng thuế quan ưu đãi của TPP LOGO Chương 4 Dệt may Chương này tập trung vào làm rõ nguồn gốc của hàng dệt may, cụ thể: - Được coi là có xuất cứ nếu tổng trọng lượng các nguyên phụ liệu không vượt quá 10% tổng trọng lượng hàng hóa - Được coi là có xuất xứ nếu tổng trọng lượng của sợi không vượt quá 10% tổng trọng lượng của bộ phận đó - Đối với sợi co giãn hoặc hàng hóa có chứa sợi co giãn trong bộ phận quyết định đến phân loại mã hàng hóa của hàng hóa đó sẽ được coi là là có xuất xứ chỉ khi sợi co giãn đó được SX toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều bên. - Đối với bộ hàng hóa, mỗi hàng hóa trong bộ hàng hóa hoặc tổng giá trị của hàng hóa ko có xuất xứ trong bộ hàng hóa ko vượt quá 10% của Bộ hàng hóa thì được coi là có xuất xứ. LOGO Chương 4 Dệt may Ngoài ra chương này cũng quy đinh: - Hành động khẩn cấp: quy định các bên có quyền hành động khẩn cấp để hạn chế hàng nhập khẩu gia tăng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến SX nội địa - Quy định hợp tác: bao gồm cả xây dựng và sửa đổi luật cho phù hợp. - Quy định về Giám sát: xây dựng chương trình hoặc mô hình để giám sát - Quy định về xác minh: bao gồm cả xác minh nhà máy sản xuất - Quy định về thành lập UB các vấn đề TM hàng dệt may - Nghĩa vụ bảo mật LOGO Chương 4 Dệt may Tóm lại: Chương này các Bên thống nhất xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may và công nghiêp phụ trợ. Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, có một số ngoại lệ sẽ được kéo dài hơn. Chương này cũng cam kết về thực thi hải quan nhằm ngăn chặn trốn thuế, buôn lậu, gian lận Chương này cũng quy định cơ chế tự vệ đặc biệt với hàng dệt may để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng với SX trong nước khi có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu. LOGO Chương 5 Quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại 1. Thủ tục Hải quan phải được áp dụng nhất quán, minh bạch và dự đoán được 2. Tự động hóa: thủ tục Hải quan phải được tự động hóa và cho phép người sử dụng truy cập được. 3. Phải có quy định riêng thủ tục Hải quan với hàng chuyển phát nhanh 4. Phải nhanh chóng giải phóng mặt bằng 5. Có quản lý rủi ro với hàng hóa có rủi ro cao. 6. Phải công bố công khai pháp luật cũng như các quy định 7. Phải có nghĩa vụ bảo mật LOGO Chương 6 Phòng vệ thương mại Mục tiêu của chương này là quy định biện pháp phòng vệ để chống bán phá giá, thực hiện thuế đối kháng, đảm bảo cho cạnh tranh lành mạnh. 1. Biên pháp: tự vệ (tự vệ Toàn cầu và tự vệ theo GATT, tự vệ theo phụ lục 2-D cho hàng dệt may) 2. Nguyên tắc: không được áp dụng 2 hoặc nhiều biện pháp tự vệ cho cùng một hàng hóa, cùng một thời điểm 3. Thời gian áp dụng tự vệ: ko quá 2 năm trừ trường hợp phù hợp với điều 6.5 về thủ tục điều tra và minh bạch hóa. 4. Biên pháp tự vệ chủ yếu là chính sách thuế (tăng, giảm thuế) 5. Đền bù: Khi áp dụng biện pháp tự vệ, bên áp dụng phải đưa ra hình thức đền bù tự do hóa TM. 6. Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng LOGO Chương 7 An toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật Chương này là các quy định chi tiết hơn cho Hiệp định SPS (Hiệp định về áp dụng các biện pháp Kiểm dịch động thực vật trong WTO). - Mục tiêu: bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của con người và động thực vật trên lãnh thổ các bên. - Nguyên tắc: Trên cơ sở của SPS, có chi tiết hơn - Phải thành lập cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề này trong vòng 60 ngày kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực. - Quy định về thủ tục chứng nhận - Quy định về minh bạch. Các thông tin phải minh bạch và được tham vấn trao đổi giữa các bên - Quy định biện pháp khẩn cấp: biện pháp khẩn cấp chỉ được thực hiện trên cơ sở khoa học LOGO Chương 8 Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại 1. Mục tiêu: tạo thuận lợi cho TM, hạn chế rào cản kỹ thuật, tăng cường tính minh bạch, thúc đẩy hợp tác và thực hành quản lý tốt. 2. Yêu cầu: - Mỗi bên phải xây dựng, ban hành và áp dụng toàn bộ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá tác động đến TM hàng hóa giữa các bên - Không áp dụng với DN quốc doanh nếu DN đó SX chỉ để tiêu dùng của mình (trường hợp này áp dụng theo mua sắm Chính phủ) LOGO Chương 8 Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại - Các quy định kỹ thuật phải phù hợp với Hiệp định TBT của WTO - Quy định về cách đánh giá sự phù hợp - Quy định về minh bạch hóa: Thông tin phải công khai và được các bên thảo luận, được hỏi đáp. - Thành lập UB về hàng rào kỹ thuật với thương mại Tóm lại: chương này cụ thể hóa hơn một số vấn đề của Hiệp định TBT Các phụ lục cụ thể cho: rượu; các sản phẩm công nghệ, truyền thông và thông tin; dược phẩm; Mỹ phẩm; Trang thiết bị y tế; Công thức độc quyền dành cho thực phẩm đóng gói và phụ gia thực phẩm; Các sản phẩm hữu cơ; LOGO Chương 9 Đầu tư Chương này quy định về các biện pháp do một Bên ban hành để thực hiện với: - Nhà đầu tư của Bên khác - Đầu tư theo Hiệp định này - Tất cả các đầu tư trên lãnh thổ của Bên đó Một số vấn đề cơ bản: 1. Đối xử quốc gia và tối huệ quốc: Nguyên tắc bình đẳng, không kém thuận lợi hơn, hoặc như nhau. 2. Được quyền trưng dụng, phá hủy một phần của Nhà đầu tư do xung đột vũ trang hoặc bạo loạn nhưng phải khắc phục, bồi thường LOGO Chương 9 Đầu tư 3. Không được tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hóa trừ trường hợp: - Vì mục đích công cộng - Được thực hiện bồi thường nhanh chóng, thỏa đáng - Phù hợp với pháp luật 4. Nhà đầu tư được chuyển tiền do kết quả của đầu tư ra ngoài nước một cách tự do 5. Không bên nào được yêu cầu phải bổ nhiệm thể nhân có quốc tich nhất định vào vị trí quản lý cấp cao trong DN 6. Không được quy định về quốc tịch và điều kiện thường trú đối với nhân sự là Hội đồng quản trị LOGO Chương 9 Đầu tư 7. Chương này cũng quy định: - Các bên công nhận và triển khai biện pháp thế quyền với thanh toán bảo đảm, hợp đồng bảo hiểm - Khi thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia không có nghĩa là ngăn cản ban hành hoặc duy trì các thủ tục riêng biệt và yêu cầu cung cấp thông tin. - DN phải có trách nhiệm môi trường, sức khỏe, và trách nhiệm xã hội. - Quy định về giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Từ tham vấn, Thương lượng, Trọng tài, Luật áp dụng. - (xin xem chi tiết) LOGO Chương 10 Thương mại dịch vụ xuyên biên giới 1. Chương này quy định các biện pháp áp dụng hoặc duy trì bởi một Bên có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ xuyên biên giới bởi các nhà cung cấp dịch vụ của một Bên khác, như: - việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao một dịch vụ; - việc mua hoặc sử dụng hoặc thanh toán một dịch vụ - việc tiếp cận và sử dụng việc phân phối, vận chuyển, mạng lưới viễn thông và các dịch vụ gắn liền với việc cung cấp một dịch vụ - việc hiện diện trên lãnh thổ bên đó của một Nhà cung cấp dịch vụ của một Bên khác - việc cung cấp trái phiếu hoặc các hình thức chứng khoán khác làm điều kiện để cung cấp một dịch vụ LOGO Chương 10 Thương mại dịch vụ xuyên biên giới 2. Chương này không áp dụng cho: - Dịch vụ tài chính theo chương Tài chính - Mua sắm Chính phủ - Dịch vụ để thi hành thẩm quyền của Chính phủ - Các khoản trợ cấp 3. Chương này ko áp dụng với dịch vụ hàng không, bao gồm cả dịch vụ vận tải hàng không 4. Đối xử quốc gia và tối huệ quốc: Bình đẳng, ko phân biệt. 5. Tiếp cận thị trường: - Không áp đặt số lượng nhà cung cấp dịch vụ như hạn ngạch, toàn quyền, độc quyền hoặc lý do đáp ứng nhu cầu kinh tế LOGO Chương 10 Thương mại dịch vụ xuyên biên giới - Ko áp đặt hạn ngạch với tổng giá trị dịch vụ - Ko áp đặt tổng số người tuyển dụng trong một dịch vụ - Ko hạn chế hoặc yêu cầu phải có pháp nhân mới cung cấp được dịch vụ - Ko được yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải thiết lập VPĐD, hay bất kỳ hình thức nào hoặc phải sống ở đó để cung cấp dịch vụ. Và một số quy định khác như: Các biện pháp không tương thích; quy định trong nước; Công nhận; Từ chối lợi ích; Minh bạch hóa; Thanh toán, chuyển tiền...(xin xem thêm trong Hiệp định) LOGO Chương 10 Thương mại dịch vụ xuyên biên giới Diễn giải: để rõ hơn, tại phụ lục dịch vụ chuyên môn của chương này quy định: - Dịch vụ kỹ sư và kiến trúc sư: các bên sẽ có bộ quy trình công nhận kỹ sư và kiến trúc sư cho nhau và công nhận sự di chuyển chuyên môn của nghề này theo đúng thỏa thuận của APEC. - Công nhận dịch vụ pháp lý là dịch vụ xuyên quốc gia bao gồm pháp luật của nhiều nước, dịch vụ này đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Theo đó luật sư được hành nghề ở nước ngoài: Tư vấn, trong thủ tục trọng tài và hòa giải, trung gian thương mại. LOGO Chương 11 Dịch vụ tài chính 1. Dịch vụ tài chính được hiểu là bất kỳ dịch vụ nào có bản chất tài chính và các dịch vụ kèm theo hoặc phụ trợ. Bao gồm các hoạt động sau: Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm: - Bảo hiểm trực tiếp (nhân thọ và phi nhân thọ) - Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm - Trung gian bảo hiểm (môi giới, đại lý) - Các dịch vụ phụ trợ: tư vấn, thống kế, đánh giá rủi ro và dịch vụ giải quyết khiếu nại. LOGO Chương 11 Dịch vụ tài chính Ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác: - Nhận tiền gửi và các khoản tiền thanh toán khác từ công chúng - Các loại hình cho vay, bao gồm cả tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao thanh toán, tài trợ giao dịch thương mại. - Cho thuê tài chính - Thanh toán, chuyển tiền - Bảo lãnh và cam kết - Giao dịch tài khoản trên thị trường OTC hoặc các thị trường khác như: séc, hóa đơn, chứng chỉ tiền gửi, ngoại hối, các sản phẩm phái sinh, công cụ tỷ giá, lãi xuất. LOGO Chương 11 Dịch vụ tài chính - Tham gia phát hành chứng khoán, bảo lãnh và chào bán chứng khoán - Môi giới tiền tệ - Quản lý tài sản (quản lý tiền mặt, quản lý đầu tư, quỹ hưu trí, lưu ký, ủy thác..) - Các dịch vụ thanh toán bù trừ với tài sản tài chính - Cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan đến dịch vụ tài chính - Tư vấn, trung gian các dịch vụ tài chính đã nêu ở trên LOGO Chương 11 Dịch vụ tài chính 2. Các bên dành cho nhau quy chế đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Ko bên nào được ngăn cản Tổ chức tài chính hoặc Nhà đầu tư bên khác tìm cách thành lập Tổ chức tài chính tại lãnh thổ của mình. 2. Chương này cũng quy định các cam kết thực hiện; Thành lập UB về dịch vụ tài chính, chế độ bảo mật, yêu cầu về minh bạch; quy định về ngoại lệ; Tham vấn; Tranh chấp và giải quyết tranh chấp LOGO Chương 12 Nhập cảnh tạm thời cho khách kinh doanh Chương này ko có gì đặc biệt, một số điểm chính: - Quy định về việc nhập cảnh cho người kinh doanh chứ ko điều chỉnh người tiếp cận thị trường lao động - Việc nhập cảnh này vẫn tôn trọng sự đảm bảo an ninh của nước cho nhập cảnh. - Các Bên phải công khai điều kiện và hạn chế của việc nhập cảnh này bào gồm cả trình tự thủ tục và hồ sơ - Có chương trình xây dựng thẻ đi lại cho Doanh nhân trong APEC - Thành lập UB nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh. LOGO Chương 13 Viễn thông Chương này quy định: - Bất kỳ biện pháp nào liên quan đến truy cập và sử dụng viễn thông công cộng - Bất kỳ biện pháp nào liên quan đến nghĩa vụ của nhà cung cấp viễn thông công cộng - Bất kỳ biện pháp nào liên quan đến dịch vụ viễn thông. Chương này, không quy định đến phát sóng quảng bá hoặc phân phối chương trình phát thanh hoặc truyền hình qua hệ thống cáp, ngoại trừ một số trường hợp theo điều MM.4.1 hoặc MM.22 LOGO Chương 13 Viễn thông Một số nội dung chủ yếu: - Các bên phải đảm bảo việc truy cập và sử dụng dịch vụ viễn thông công cộng nào bao gồm cả thuê kênh p