Hiểu biết hoạt động sản xuất kinh doanh khi kiểm toán doanh nghiệp quân đội

Để thực hiện tốt công việc kiểm toán, kiểm toán viên phải có hiểu biết nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề trong nền kinh tế để đưa ra được những ý kiến, những nhận xét đánh giá phù hợp với thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, nêu rõ những tồn tại, thiếu sót, những điểm yếu cần phải khắc phục trong nội tại đơn vị và những bất cập về cơ chế, chế độ của cơ quan quản lý cần phải sửa đổi cho phù hợp. Xuất phát từ tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc cần phải hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đối tượng kiểm toán, bài viết tập trung nghiên cứu việc nắm chắc về hoạt động kinh doanh của đối tượng kiểm toán trong suốt các giai đoạn của cuộc kiểm toán từ đó đưa ra một số nội dung cần phải nắm rõ khi thực hiện kiểm toán mảng doanh nghiệp Quân đội.

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiểu biết hoạt động sản xuất kinh doanh khi kiểm toán doanh nghiệp quân đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 53Số 119 - tháng 9/2017 HIEÅU BIEÁT HOAÏT ÑOÄNG sAÛN XUAÁT KINH DOANH KHI KIEÅM TOAÙN DOANH NGHIEÄp QUAÂN ÑOÄI CN. PHạM HOÀNG THáI* *Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành Ia Để thực hiện tốt công việc kiểm toán, kiểm toán viên phải có hiểu biết nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề trong nền kinh tế để đưa ra được những ý kiến, những nhận xét đánh giá phù hợp với thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, nêu rõ những tồn tại, thiếu sót, những điểm yếu cần phải khắc phục trong nội tại đơn vị và những bất cập về cơ chế, chế độ của cơ quan quản lý cần phải sửa đổi cho phù hợp. Xuất phát từ tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc cần phải hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đối tượng kiểm toán, bài viết tập trung nghiên cứu việc nắm chắc về hoạt động kinh doanh của đối tượng kiểm toán trong suốt các giai đoạn của cuộc kiểm toán từ đó đưa ra một số nội dung cần phải nắm rõ khi thực hiện kiểm toán mảng doanh nghiệp Quân đội. Từ khóa: Hiểu biết kinh doanh, doanh nghiệp, quân đội Understanding production and business operations when auditing Army’s Enterprises In order to well perform the auditing work, the auditors must have knowledge in many fields and branches of the economy in order to produce opinions and recommendation suitable to the actual state of enterprises’ operations, highlight the shortcomings, weaknesses that need to be overcome within the enterprise and the inadequacies of mechanisms and policies of management agencies need to be amended accordingly. Starting from the urgency and importance of understanding the subject matter of the audited entity, the paper focuses on understanding the audited entity’s performance throughout the accounting periods. This step of the audit provides some background on the audit of the Army’s business sector. keywords: Business understanding, business, military Hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán được xem là những am hiểu, những kinh nghiệm, những kiến thức cần thiết về lĩnh vực kinh doanh của đơn vị được kiểm toán nhằm kiểm tra, đánh giá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn với thực tế hoạt động của đơn vị. Những hiểu biết đó là cơ sở quan trọng đưa ra những xét đoán chuyên môn, những kết luận, kiến nghị kiểm toán phù hợp với loại hình, ngành nghề của đơn vị được kiểm toán. Hiểu biết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quân đội bao hàm sự hiểu biết về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nói chung và sự am hiểu về mô hình tổ chức và cơ chế điều hành mang tính chất đặc thù riêng. 1. Hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh Hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh trong kiểm toán là rất quan trọng trong hoạt động kiểm toán. Hiểu biết hoạt động kinh doanh được đề cập trong một số chuẩn mực của Kiểm toán nhà nước, nó mang tính định hướng và là khung pháp lý giúp thực hiện kiểm toán. Nội dung về hiểu biết hoạt động kinh doanh được thể hiện tại đoạn 17 của chuẩn mực Kiểm toán nhà nước số 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính: TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN54 Số 119 - tháng 9/2017 Kiểm toán viên nhà nước phải tìm hiểu các thông tin sau: (i) Lĩnh vực, ngành nghề quản lý hoạt động; các quy định pháp lý và các yếu tố khác có liên quan như: Lĩnh vực quản lý, hoạt động của đơn vị; chế độ kế toán liên quan (ii) Đặc điểm của đơn vị: Chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức bộ máy, sự phân cấp và mối quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc trong hệ thống tổ chức bộ máy; quy trình hoạt động và các thay đổi đáng kể so với các kỳ trước trong hoạt động của đơn vị (iii) Chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng và lý do thay đổi (nếu có), như: Các phương pháp mà đơn vị sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế; những thay đổi trong chính sách kế toán (iv) Mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện và cách thức đo lường, đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị: Mục tiêu và nhiệm vụ về phát triển mở rộng ngành nghề, quy mô hoạt động Bên cạnh đó, Sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh còn được đề cập tại mục (iv), đoạn 37, Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 200 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính: Các năng lực và kỹ năng cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán bao gồm: “Hiểu biết về các ngành có liên quan thuộc lĩnh vực được kiểm toán”. Nghĩa là để thực hiện kiểm toán BCTC, Kiểm toán viên phải có kiến thức đầy đủ về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Việc nắm rõ và hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị giúp kiểm toán đánh giá, phân tích được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thực tiễn hoạt động của đơn vị, đem lại cho kiểm toán viên cái nhìn tổng quát, rõ ràng về đối tượng kiểm toán, về nghiệp vụ tài chính phản ánh hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, quy định nội bộ của đơn vị, của ngành mà doanh nghiệp đang áp dụng, xác định được trọng yếu và rủi ro kiểm toán Sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị kiểm toán được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán cụ thể: - Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán (lập Kế hoạch kiểm toán): Hiểu biết về hoạt động kinh doanh sẽ giúp kiểm toán viên thu thập được các thông tin quan trọng khi khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán, bên cạnh đó việc hiểu biết về hoạt động kinh doanh còn giúp kiểm toán viên thu thập các thông tin cần thiết từ các nguồn bên ngoài thông qua báo chí, mạng internet, ấn phẩm chuyên ngành, thảo luận với chuyên gia trong lĩnh vực sắp kiểm toán NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 55Số 119 - tháng 9/2017 để hiểu sâu hơn về đơn vị được kiểm toán, về môi trường hoạt động kinh doanh của đơn vị, qua đó giúp kiểm toán viên có những kiến thức sâu rộng về lĩnh vực của đơn vị được kiểm toán, xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán, lựa chọn thủ tục kiểm toán, phương pháp kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán với thời gian ngắn nhất. - Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh sẽ giúp kiểm toán viên đưa ra được các đánh giá và nhận định phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh của đơn vị; nhận định được rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát; phân tích rủi ro kinh doanh, đánh giá phương án giải quyết rủi ro trong kinh doanh của đơn vị được kiểm toán; Việc hiểu biết về hoạt động kinh doanh là căn cứ, yếu tố quan trọng giúp kiểm toán viên thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán, đánh giá tính thích hợp, sự phù hợp của các bằng chứng này đối với kết luận và nhận xét của kiểm toán viên về hoạt động của đơn vị và nghiệp vụ kinh tế có liên quan. Ngoài ra, sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh còn giúp kiểm toán viên xác định mối liên hệ giữa các bên liên quan, nghiệp vụ phát sinh giữa các bên liên quan; các thông tin có mâu thuẫn với số liệu báo cáo tài chính đồng thời xem xét sự phù hợp của chế độ kế toán với các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính trong quá trình thực hiện kiểm toán. Thông qua hiểu biết về hoạt động kinh doanh, kiểm toán viên lựa chọn các thủ tục kiểm toán cần thiết để kiểm tra các nghiệp vụ kế toán có thực hiện đúng với các văn bản chế độ hiện hành của Nhà nước (chế độ kế toán, văn bản pháp luật về thuế, tài chính và các chính sách pháp luật khác có liên quan trong hoạt động của đơn vị), quy định nội bộ của đơn vị, của ngành mà doanh nghiệp đang áp dụng cho năm tài chính được kiểm toán và các năm có liên quan. Qua đó, kiểm toán viên sẽ đưa ra những kết luận phù hợp về tình hình tài chính của đơn vị, chỉ ra những sai sót mà đơn vị cần phải sửa chữa, khắc phục trong các nghiệp vụ kinh tế cũng như tư vấn cho đơn vị được kiểm toán thực hiện đúng chế độ, chính sách đang áp dụng, phù hợp với thực tiễn ngành nghề kinh doanh của mình. - Giai đoạn lập và gửi báo cáo kiểm toán: Ở giai đoạn này, hiểu biết về tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán sẽ giúp Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán đưa ra các kết luận kiến nghị kiểm toán, đánh giá sự phù hợp của các kết luận kiến nghị kiểm toán đặt trong điều kiện thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị xem có phù hợp và mang tính chỉnh sửa hoạt động kinh doanh cũng như nền nếp tài chính của đơn vị được kiểm toán không? Các kiến nghị có giúp hoạt động của đơn vị thay đổi và cải tiến theo hướng tốt lên hay không? Để đảm bảo các kết luận, kiến nghị kiểm toán mang tính thực tiễn và thực thi cao. - Giai đoạn kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán: Trên cơ sở các kết luận, kiến nghị kiểm toán mang tính thực tiễn và thực thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị giúp đơn vị thực hiện kiến nghị kiểm toán thuận lợi, rút ngắn thời gian kiểm tra thực hiện kiến nghị, giảm bớt đầu mối kiểm tra trong toàn ngành và nâng cao chất lượng báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị. 2. Hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh trong quân đội Hiện nay, hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế là một trong 3 chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp trong Quân đội rất đa dạng gồm nhiều ngành nghề, lĩnh vực như: Ngân hàng, bảo hiểm; Viễn thông; Xuất nhập khẩu, Kinh doanh xăng dầu; Xây dựng, giao thông; Kinh doanh vận tải; Khai thác khoáng sản; đóng mới, sửa chữa máy móc thiết bị khí tài, gia công cơ khí; may mặc, chế biến lượng thực; trồng cây công nghiệp; kinh doanh thương mại Các doanh nghiệp trong Quân đội bên cạnh việc là đơn vị sản xuất sản phẩm cho xã hội còn góp phần giữ vững tiềm lực quốc phòng, thế trận chiến tranh, khi có tình huống xảy ra, các doanh nghiệp này có thể chuyển trạng thái ngay thành các Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn, Binh đoàn tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đến nay, số đầu mối doanh nghiệp Quân đội là hơn 80 đầu mối. Nhiều doanh nghiệp quân đội TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN56 Số 119 - tháng 9/2017 trở thành những thương hiệu mạnh, có vị thế hàng đầu trong ngành nghề kinh doanh của mình như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB bank), Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Tổng công ty Đông Bắc, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam Chỉ tính riêng năm 2015, doanh thu của các doanh nghiệp Quân đội đã đạt hơn 335.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 49.000 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 44.000 tỷ đồng. Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng năm, các Doanh nghiệp Quân đội tham gia đóng góp tổng số kinh phí khá lớn cho NSNN và NSQP, tạo việc làm cho hàng triệu lao động trong và ngoài quân đội, góp phần ổn định kinh tế XH và phát triển đất nước. (Nguồn: báo QĐND online) Kiểm toán lĩnh vực doanh nghiệp Quân đội trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định đó là: - Giúp nâng cao vai trò quản lý, giám sát của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế trong Quân đội; - Kiến nghị cơ quan nhà nước sửa đổi cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp quân đội; - Giúp các đơn vị được kiểm toán hoàn thiện bộ máy, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực của đội ngũ kế toán trong doanh nghiệp; - Tăng thu đáng kể cho Ngân sách nhà nước và ngân sách Quốc phòng. Để nâng cao chất lượng kiểm toán trong lĩnh vực doanh nghiệp Quân đội, ngoài việc thực hiện đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, các văn bản pháp lý thì cần tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung đặc thù liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo các nội dung cụ thể sau: - Một là, về mô hình tổ chức, cơ cấu biên chế: Bố trí một số lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng phục vụ nhiệm vụ quân sự; - Hai là, về cơ chế quản lý, hoạt động: Giao một số nhiệm vụ phục vụ quốc phòng bên cạnh nhiệm vụ kinh tế, giao địa điểm đóng quân làm trụ sở, hỗ trợ một số khoản kinh phí từ NSQP (chi giáo dục: nhà trẻ, mẫu giáo, nâng cao năng lực sản xuất), nộp điều tiết; - Ba là, về cơ cấu vốn và tài sản: Gồm cả 2 nhóm vốn cho sản xuất kinh doanh và tài sản quân sự (đất, trang thiết bị, xe máy), với cơ chế huy động vốn khó khăn, phức tạp; - Bốn là, quan hệ hành chính quân sự và kinh tế giữa công ty mẹ và công ty con (ví dụ như trường hợp Tổng công ty XNK Vạn Xuân và Tổng công ty XD Quân đội); - Năm là, quan hệ quản lý hoạt động theo ngành dọc như chịu sự quản lý theo ngành dọc của các Cục Tài chính, Cục Kinh tế và các Cục Chuyên ngành khác; Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quân đội rất đa dạng và tương đối đặc thù. Ngoài việc nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ các văn bản pháp luật, chế độ kế toán hiện hành thì việc nắm rõ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm toán luôn được xác định là việc làm quan trọng và thường xuyên. Việc hiểu rõ, hiểu sâu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình kiểm toán là thực sự cần thiết và phải luôn được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán, đồng thời kiểm toán viên cũng cần phải thường xuyên cập nhập những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, sẽ giúp công việc kiểm toán đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và kinh phí trong quá trình thực hiện kiểm toán, nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc kiểm toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 376/QĐ-KTNN ngày 15/4/2013 của Tổng KTNN ban hành hướng dẫn kiểm toán lĩnh vực doanh nghiệp. 2. Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước ban hành theo Quyết định số 02/2016/ QĐ-KTNN ngày 15/7/2016; 3. Phát huy tốt hơn vai trò của quân đội trong nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế (báo Quân đội Nhân dân online) - Thiếu tướng Võ Hồng Thắng - Cục trưởng Cục Kinh tế - BQP. KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 57Số 119 - tháng 9/2017 CÔÛI MÔÛ VEà CHUÛ TrÖÔNG, KHOÙ DEÃ TrONG THÖÏC THI MINH ANH Chính saùCh thueá vôùi doanh nghieäp: Chính phủ đã có chủ trương giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách này trong thực tiễn vẫn chưa đánh dấu những bước tiến đáng kể. Theo bà Hương Vũ, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY), hai văn bản đáng chú ý nhất về môi trường kinh doanh được Chính phủ ban hành thời gian gần đây là Nghị quyết 35/2016 và Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 17/5/2017. Theo đó, tại Nghị quyết 35/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, các nội dung nổi bật được nêu là: cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Tại Chỉ thị 20, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung chỉ đạo khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp. Đồng thời chỉ đạo tiến hành các cuộc thanh tra theo đúng định hướng, kế hoạch thanh tra đã phê duyệt; nội dung thanh tra phải giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao; chủ động kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch thanh tra khi cần thiết theo hướng không làm tăng số cuộc thanh tra; ban hành kết luận thanh tra phải đúng thời hạn theo quy định. Đây được đánh giá là những động thái chính sách quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính và có ảnh hưởng không nhỏ tới họat động doanh nghiệp. Dù vậy, đánh giá từ (EY) Việt Nam cho biết, số lượng các cuộc thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp tăng đáng kể, trong đó, cơ quan thuế ngày càng quan tâm và xem xét chặt chẽ bản chất, tài liệu của các giao dịch với các bên liên kết, tính hợp lý của phương thức xác định giá cũng như mức độ liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. “Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp cơ quan thuế và hải quan đưa ra cách áp dụng thuế không phù hợp khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn”, bà Hương Vũ chia sẻ. Trường hợp của một doanh nghiệp tại Bắc Ninh là ví dụ điển hình cho tình trạng này. Cách đây mấy tháng, sau khi tham chiếu các quy định hiện hành, một doanh nghiệp tại Bắc Ninh nộp hồ sơ đề nghị ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần lãi tiền gửi phát sinh trên địa bàn. Doanh nghiệp này đáp ứng đủ các điều kiện về thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi, địa điểm đặt cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa bàn được ưu đãi. Tuy nhiên, cơ quan thuế đã từ chối hồ sơ này với lý do: “ngân hàng nhận và chi trả lãi tiền gửi cho doanh nghiệp này không đóng tại địa bàn ưu đãi”. Đây là câu chuyện được bà Nguyễn Hương, Giám đốc dịch vụ tư vấn thuế, EY Việt Nam chia sẻ KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN58 Số 119 - tháng 9/2017 tại hội thảo này. Điều này cho thấy cách vận dụng các chính sách rất “linh hoạt” và đã gây bất lợi cho doanh nghiệp theo hướng không thể dự đoán. Bên cạnh đó, một số quy định vẫn còn chưa được làm rõ nội dung khiến doanh nghiệp khó áp dụng trong thực tiễn. Một trường hợp được nhắc đến là Nghị định 20/2017 về quản lý thuế với công ty có giao dịch liên kết mới có hiệu lực gần dây. Nghị định này quy định lãi vay bị khống chế là tổng chi phí lãi vay từ bên liên kết và chi phí lãi vay từ bên độc lập. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa rõ chi phí lãi vay bị khống chế có bao gồm chi phí lãi vay được vốn hóa trong kỳ hay không, chi phí lãi vay bị khống chế là phần chi phí lãi vay trước hay sau khi bù trừ với thu nhập từ lãi cho vay nhận được. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/5/2017 song không quy định cách tính toán cho năm tài chính 2017 cũng là điểm trở ngại khi doanh nghiệp áp dụng trong thực tế. Cũng liên quan đến nội dung này, ông Nguyễn Tấn Phát, Phó Tổng Giám đốc EY Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn thanh tra về giá giao dịch liên kết. Theo đó, cơ quan thuế so sánh tỷ suất lợi nhuận trong các giao dịch/phân khúc kinh doanh do chính công ty thực hiện với bên độc lập và với bên liên kết. áp dụng tỷ suất lợi nhuận cho từng phân khúc, lĩnh vực kinh doanh của người nộp thuế. Truy vấn việc thay đổi phương pháp kê khai cho cùng một giao dịch trong các kỳ tính thuế khác nhau. Các công ty tương đồng trong nước được ưu tiên lựa chọn. Đáng chú ý, cơ quan thuế có thể sử dụng dữ liệu không công khai để ấn định giá giao dịch liên kết. Trong quá trình thanh tra, cơ quan thuế thường gợi ý cho doanh nghiệp tự điều chỉnh giá giao dịch liên kết hoặc tỷ suất lợi nhuận, đưa ra biên bản đề xuất một mức lợi nhuận hoặc giá và yêu cầu doanh nghiệp ký đồng ý. Cơ quan thuế cũng ra quyết định điều chỉnh giá giao dịch liên kết, truy thu thuế và phạt vi phạm. Do đó, lời khuyên của các chuyên gia tư vấn thuế dành cho doanh nghiệp là nên chuẩn bị chi tiết các chứng từ chứng minh các giao dịch cùng với các lý lẽ lập luận xác đáng khi làm việc với cơ quan thuế để tránh bị áp thuế ở mức bất lợi cho doanh nghiệp. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 59Số 119 - tháng 9/2017 HÖÔÙNG TÔÙI MUÏC TIEÂU XUAÁT KHAÅU OÂ TOÂ MINH DUY Ñeà xuaát giaûm thueá nhaäp khaåu linh kieän oâ toâ veà 0%: Bộ Tài chính vừa đề xuất hai phương án giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô về 0% với nhận định việc điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện ô tô sẽ khuyến khích doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô ở Việt Nam giảm giá bán, nâng cao sức cạnh tranh so với xe ô tô nhập khẩu.Tuy nhiên, việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện cho dòng xe nào sẽ được cân nhắc và đảm bảo mục tiêu đặt ra là tăng tỉ lệ nội địa hóa với ôtô, góp phần thúc đẩy ngành cô