Hội chứng chuyển hoá (HCCH: metabolic syndrome) đang có xu hướng tăng nhanh ở nhiều quốc gia.
HCCH có mối liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện một số bệnh: tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ),
vữa xơ động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ,.
Mục tiêu: Tìm hiểu tỷ lệ có HCCH, nhận xét một số đặc điểm lâm sàng trước và sau khi can thiệp vào các
YTNC của HCCH.
Phương pháp: là nghiên cứu dịch tễ học quan sát, mô tả, cắt ngang. Gồm 1183 đối tượng chia thành hai
nhóm, nhóm trước can thiệp có 500 đối tượng và nhóm sau can thiệp 683 đối tượng. Các đối tượng được phỏng
vấn trực tiếp và khám lâm sàng và cận lâm sàng theo các tiêu chí chuẩn bị trước. Nhóm sau can thiệp được giải
thích, tác động vào các yếu tố nguy cơ của HCCH.
Kết quả: Theo tiêu chuẩn NCEP‐ATPIII, nhóm trước can thiệp tỷ lệ có HCCH là 55,8%, trong đó nam
43,6%, nữ 12,2%. Nhóm sau can thiệp tỷ lệ có HCCH là 35,5%, trong đó nam 28,4%, nữ 6,9%. Giá trị trung
bình cũng như tỷ lệ phần trăm của các yếu tố nguy cơ như vòng bụng, glucose máu, triglyceride máu và HDL‐C
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm trước và nhóm sau can thiệp vào các yếu tố nguy cơ.
Kết luận: Tác động của sự can thiệp vào các yếu tố nguy cơ đã giúp làm giảm tỷ lệ HCCH.
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của sự can thiệp vào các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa ở đối tượng cán bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 16
HIỆU QUẢ CỦA SỰ CAN THIỆP VÀO CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở ĐỐI TƯỢNG CÁN BỘ
Nguyễn Đức Công*, Trương Thiện Niềm**, Lê Sỹ Sâm*, Lê Đình Thanh*, Hoàng Mạnh*
TÓM TẮT
Hội chứng chuyển hoá (HCCH: metabolic syndrome) đang có xu hướng tăng nhanh ở nhiều quốc gia.
HCCH có mối liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện một số bệnh: tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ),
vữa xơ động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ,...
Mục tiêu: Tìm hiểu tỷ lệ có HCCH, nhận xét một số đặc điểm lâm sàng trước và sau khi can thiệp vào các
YTNC của HCCH.
Phương pháp: là nghiên cứu dịch tễ học quan sát, mô tả, cắt ngang. Gồm 1183 đối tượng chia thành hai
nhóm, nhóm trước can thiệp có 500 đối tượng và nhóm sau can thiệp 683 đối tượng. Các đối tượng được phỏng
vấn trực tiếp và khám lâm sàng và cận lâm sàng theo các tiêu chí chuẩn bị trước. Nhóm sau can thiệp được giải
thích, tác động vào các yếu tố nguy cơ của HCCH.
Kết quả: Theo tiêu chuẩn NCEP‐ATPIII, nhóm trước can thiệp tỷ lệ có HCCH là 55,8%, trong đó nam
43,6%, nữ 12,2%. Nhóm sau can thiệp tỷ lệ có HCCH là 35,5%, trong đó nam 28,4%, nữ 6,9%. Giá trị trung
bình cũng như tỷ lệ phần trăm của các yếu tố nguy cơ như vòng bụng, glucose máu, triglyceride máu và HDL‐C
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm trước và nhóm sau can thiệp vào các yếu tố nguy cơ.
Kết luận: Tác động của sự can thiệp vào các yếu tố nguy cơ đã giúp làm giảm tỷ lệ HCCH.
Từ khóa: hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF THE INTERVENTION ON RISK FACTORS OF METABOLIC SYNDROME
ON STATE OFFICIALS OBJECT
Nguyen Đuc Cong, Truong Thien Niem, Le Sy Sam, Le Đinh Thanh, Hoang Manh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 16 ‐ 24
Background: Metabolic syndrome tends to increase in many countries. Metabolic syndrome is related
closely to a number of diseases: hypertension, diabetes mellitus, atherosclerosis, ischemic heart disease.
Purposes: Learn with metabolic syndrome rate, comment some clinical characteristics before and after the
intervention in Risk factors of metabolic syndrom.
Method: epidemiological study is to observe, describe, interrupted. Total 1183 objects divided into two
groups, pre‐intervention group have 500 objects and 683 objects of post‐intervention group. The objects were
directly interviewed and do a physical examination and the criteria to prepare. Post‐intervention groups are
explained and impacted on factors risk of Metabolic syndrome.
Results: According to the NCEP‐ATPIII standard, pre‐intervention group with metabolic syndrome rate
was 55.8%, of which 43.6% male, 12.2% female. Post‐intervention group rate was 35.5% with metabolic
syndrome, in which males 28.4%, women 6.9%. Average values as well as percentage of risk factors such as waist
circumference, serum glucose, serum triglyceride and HDL‐C with differences statistically significant between
the two groups before and after the intervention on the requirements risk factor.
* Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh ** Bệnh Viện Đa Khoa Bạc Liêu – Sài Gòn
Tác giả liên lạc: PGS.TS.Nguyễn Đức Công, ĐT: 0982160860, Email: cong1608@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 17
Conclusion: The impact of the intervention on these risk factors have helped reduce the incidence of
metabolic syndrome.
Key words: metabolic syndrome, diabetes mellitus, hypertension, lipid metabolic disorders
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chuyển hoá (HCCH: metabolic
syndrome) đang có xu hướng tăng nhanh ở
nhiều quốc gia nhất là ở các nước phát triển và
đang phát triển(1). HCCH đã và đang trở thành
yếu tố nguy cơ (YTNC) cho sự xuất hiện một số
bệnh nguy hiểm: tăng huyết áp (THA), đái tháo
đường (ĐTĐ), vữa xơ động mạch, bệnh tim
thiếu máu cục bộ, bệnh động mạch vành, đột
quỵ não... Nhiều nghiên cứu cho thấy HCCH có
mối liên quan chặt chẽ đến bệnh tim mạch
(BTM), là một YTNC cao liên quan đến tử vong
và tàn phế lâu dài, tăng ngày nằm viện, tăng chi
phí điều trị và là một gánh nặng lớn cho gia
đình người bị bệnh cũng như cho xã hội(9). Việt
Nam đang bước vào thời kỳ hiện đại hóa, công
nghiệp hóa, kinh tế đang có bước tăng trưởng
nhanh, đời sống xã hội và kinh tế gia đình của
cán bộ công chức đã được cải thiện và tăng lên,
đây là điều kiện thuận lợi để HCCH tăng lên
trong đối tượng cán bộ công chức.
Trong các năm gần đây, qua công tác khám
kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ diện Tỉnh
ủy quản lý, Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh
Bạc Liêu nhận thấy tình hình THA, bệnh ĐTĐ
và rối loạn lipid (RLLP) máu ngày càng tăng lên
kèm theo tình trạng thừa cân và béo của cán bộ
cũng xuất hiện khá cao liên quan chặt chẽ đến
HCCH. Từ đó, Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe
tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều biện pháp khuyến cáo
về các biện pháp dự phòng HCCH và quản lý
sức khỏe cho cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý từ
năm 2005 – 2011. Để đánh giá tình hình HCCH
và đặc điểm của HCCH trong đối tượng cán bộ
chủ chốt của tỉnh sau can thiệp các YTNC của
HCCH để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù
hợp và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức
khỏe cán bộ Tỉnh. Mục tiêu nghiên cứu của đề
tài này là:
‐ Tìm hiểu tỷ lệ có HCCH ở những đối
tượng trước và sau khi can thiệp vào các YTNC
của HCCH.
‐ Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng trước
và sau khi can thiệp vào các YTNC của HCCH.
Đồng thời tìm hiểu mối liên quan giữa HCCH
với các YTNC đó.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn vào
Là các cán bộ được quản lý sức khỏe tại Ban
bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh ủy Bạc
Liêu. Nhóm trước can thiệp vào các YTNC của
HCCH gồm 500 cán bộ được kiểm tra sức khỏe
định kỳ hàng năm từ trước cho đến năm 2005 và
nhóm sau can thiệp gồm 683 người từ 2005 đến
2011 kể cả người đã được chẩn đoán, điều trị
bệnh THA, ĐTĐ, RLLP máu...
Tiêu chuẩn loại trừ
Những người mắc bệnh hiểm nghèo, các
bệnh cấp tính đang điều trị. Những người
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu dịch tễ học
quan sát, mô tả, cắt ngang.
Nội dung nghiên cứu
Các bước tiến hành
Lập mẫu phiếu điều tra cho đối tượng
nghiên cứu. Phỏng vấn trực tiếp đối tượng
nghiên cứu theo nội dung phiếu điều tra.
Khám lâm sàng và lấy máu làm các xét nghiệm
sinh hóa. Tổng hợp số liệu, phân tích và đánh
giá kết quả.
Nội dung nghiên cứu
Phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi chuẩn
của WHO về tuổi, công việc, các YTNC, các thói
quen xấu trong lối sống, chế độ ăn, uống bia và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 18
rượu, HTL, rèn luyện thể dục, các bệnh mạn tính
(THA, ĐTĐ....).
Đo một số chỉ số nhân trắc: như chiều cao,
cân nặng, vòng bụng (VB) và vòng mông bằng
dụng cụ đo nhân trắc học và được tiến hành
theo phương pháp đo nhân trắc học thông
thường. Tính chỉ số BMI theo công thức:
BMI (kg/m2) =
Trọng lượng cơ thể (kg)
[chiều cao cơ thể (m)]2
Theo tiêu chuẩn WHO áp dụng cho khu vực
châu Á ‐ Thái Bình Dương (2000): BMI ≥ 23
kg/m2 được gọi là thừa cân và béo; VB tăng khi ≥
90 cm ở nam giới, ≥ 80 cm ở nữ giới được gọi là
béo bụng.
Đo huyết áp: Đo HA bằng máy HA kế đồng
hồ được kiểm chuẩn theo khuyến cáo của Hội
tim mạch học Việt Nam (2008). Bệnh nhân được
gọi là THA khi HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc
HATTr ≥ 90mHg.
Xét nghiệm sinh hóa: Định lượng nồng độ
glucose, HDL‐C và triglyceride máu lúc đói
được tiến hành bằng phương pháp enzyme trên
máy hoá sinh ADVIA 1200 tự động tại khoa xét
nghiệm Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu.
Chẩn đoán HCCH: Tiêu chuẩn chẩn đoán
HCCH của NCEP‐ATP III năm 2001 và Tiêu
chuẩn của IDF (khu vực châu Á‐Thái Bình
Dương).
Các biện pháp can thiệp vào các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa
Bảng 1. Các biện pháp làm giảm các YTNC của HCCH:
Béo (béo bụng) Giảm cân; tăng hoạt động cơ thể Giảm 10% trọng lượng cơ thể trong năm đầu, sau đó giảm cân tiếp để có
BMI và VB lý tưởng, giảm khẩu phần ăn nhiều năng lượng, Tăng cường
các bài tập thể dục thông thường từ 30 - 60 phút/ngày.
Tăng triglyceride Giảm cân; tăng hoạt động cơ thể;
tn ít chất béo. Ăn nhiều rau và
hoa quả; thực hiện chế độ ăn
nhạt; hạn chế uống rượu, bia
Tập thể dục từ 30 - 60 phút/ngày; Ăn nhiều rau, hoa quả và dầu thực vật,
ăn cá ít nhất 1lần/tuần, ăn ít chất béo và ngọt; Giảm uống rượu, không
HTL và gia nhập hội những người không HTL và không uống rượu;
Triglyceride 1,03 mmol/L ở giới nam và > 1,29
mmol/L ở nữ.
THA Giảm cân, tăng hoạt động cơ thể.
Ăn nhiều carbonhydrate. Hạn chế
uống rượu và thuốc lá
Huyết áp < 130/85 mmHg. Tập thể dục hàng ngày từ 30 - 60 phút. Ăn
nhiều rau, hoa quả, ít chất béo. Ăn muối < 2,4 gam Na+/ngày, NaCl 6
g/ngày; giảm uống rượu
Tăng glucose
máu
Giảm cân, tăng hoạt động cơ thể;
giảm khẩu phần ăn nhiều
carbonhydrate
Tập hể dục hàng ngày từ 30 - 60 phút; ăn nhiều rau, hoa quả, nhiều chất
xơ; ăn ít chất béo và ngọt; chọn sản phẩm tinh chế từ ngũ cốc: đậu nành,
khoai.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phần mềm SPSS 16.0.
Kiểm định student (t‐test) và không ghép cặp.
So sánh hai tỷ lệ bằng kiểm định Chi bình
phương (χ2‐test). Tính tỷ suất chênh OR. Khi giá
trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa
Nhóm trước can thiệp vào các yếu tố nguy
cơ của HCCH là nhóm gồm những đối tượng
không dùng các giải pháp để can thiệp vào các
yếu tố nguy cơ của HCCH, kết quả có 500 đối
tượng. Nhóm sau can thiệp là nhóm được tác
động bằng các giải pháp làm giảm các yếu tố
nguy cơ của HCCH, kết quả có 683 đối tượng.
Bảng 2. Tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn NCEP‐ATPIII
Nam Nữ Toàn bộ nhóm
SL % SL % SL (%)
Nhóm trước can
thiệp
402 80,4 98 19,6 500 100%
Có HCCH 218 43,6 61 12,2 279 55,8%
Không có HCCH 184 36,8 37 7,4% 221 44,2%
Nhóm trước can
thiệp
536 78,5 147 21,5 683 100%
Có HCCH 194 28,4 47 6,9 241 35,3%
Không có HCCH 342 50,1 100 14,6 442 64,7%
Tỷ lệ có HCCH ở nhóm sau can thiệp theo
tiêu chuẩn của IDF. Theo IDF thì yếu tố vòng
bụng là yếu tố bắt buộc phải có để chẩn đoán
HCCH. Có 164 đối tượng có HCCH chiếm tỷ
lệ 24%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 19
Các đặc điểm lâm sàng của HCCH
Tuổi và giới tính
Tuổi trung bình của nhóm là: 65 ± 12
Tuổi trung bình ở nữ 68 ± 12; Tuổi trung
bình nam 64 ± 12, thấp hơn so với nữ.
Nam chiếm 536 đối tượng, tương đương
78,5% của nhóm sau can thiệp.
Nữ chiếm 147 đối tượng, tương đương
21,5%. Tỷ lệ nam/nữ = 4/1.
315(46,1%)
221(32,4%)
27(4%)
120(17,5%)
0
50
100
150
200
250
300
350
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi
Nam Nữ
Biểu đồ 1. Phân bố tuổi và giới của nhóm sau can
thiệp vào HCCH
Ở nhóm < 60 tuổi: gồm có 248 đối tượng
chiếm 36,3%, trong đó: Nam 32,4%
Ở nhóm ≥ 60 tuổi: có 435 đối tượng chiếm
63,7%, trong đó: Nam 46,1%
Chỉ số BMI ở nhóm sau can thiệp vào HCCH
Bảng 3. Tỷ lệ thừa cân và béo ở sau can thiệp HCCH
BMI (Kg/m2)
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi Tổng số
p n =
248 %
n =
435 %
n =
683 %
Thừa cân:
BMI ≥ 23 kg/m2 175 70,6 195 44,8 370 54,2 < 0,001
Béo:
(BMI ≥ 25) Béo 116 46,8 101 23,2 217 31,8 < 0,001
Tỷ lệ có chỉ số BMI ≥ 23 kg/m2 chiếm 54,2%,
trong đó BMI ≥ 25 kg/m2 là: 31,8%.
Giá trị trung bình của các yếu tố nguy cơ
trong HCCH:
Bảng 4. Các giá trị trung bình của các YTNC trong
HCCH
Các yếu tố
nguy cơ
Giá trị trung bình
P Trước can thiệp
(n = 500)
Sau can thiệp
(n = 683)
Vòng bụng (cm) 82,8 ± 10,1 81,8 ± 9,0 < 0,01
Glucose 5,84 ± 0,96 6,16 ± 1,49 <
(mmol/L) 0,001
HDL-C (mmol/L) 1,18 ± 0,23 1,07 ± 0,23 > 0,05
Triglyceride
(mmol/L)
2,61 ± 0,99 2,71 ± 1,70 > 0,05
Chỉ số vòng bụng ở nhóm sau can thiệp là
81,8 ± 9,0 cm, thấp hơn so với nhóm trước can
thiệp các YTNC là 82,8 ± 10,1 cm, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê, với p <0,01.
Nồng độ glucose máu ở nhóm sau can thiệp
6,16 ± 1,49 mmol/L, cao hơn so với nhóm trước
can thiệp 5,84 ± 0,96 mmol/L, khác biệt có ý
nghĩa thống kê, p<0,001.
Nồng độ HDL‐C và triglyceride máu của
nhóm trước và nhóm sau can thiệp gần tương
đương nhau, sự khác biệt này chưa có ý nghĩa
thống kê, với p > 0,05.
Tỷ lệ của các yếu tố nguy cơ trong HCCH
Bảng 5. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ của HCCH
Yếu tố nguy
cơ
Trước can
thiệp
Sau can
thiệp
OR p
n =
500 %
n =
683 %
Tăng VB 413 82,6% 194 28,4% 11,97 0,0005
Tăng HA 277 55,4% 256 37,5% 2,07 0,0005
Giảm HDL-C 247 49,9% 161 23,6% 0,32 0,0005
Tăng
Triglyceride
409 81,8% 334 48,9% 0,21 0,0005
Tăng glucose
máu
235 47% 350 51,3% 1,19 0,15
Tỷ lệ tăng VB ở nhóm sau can thiệp là 28,4%,
thấp hơn so với trước CT là 82,6%.
Tỷ lệ THA ở nhóm sau can thiệp là 37,5%,
thấp hơn so với trước CT là 55,4%
Tỷ lệ giảm HDL‐C ở nhóm sau can thiệp là
23,6%, giảm nhiều so với trước CT là 49,9%.
Tỷ lệ tăng triglyceride ở nhóm sau can thiệp
là 48,9%, giảm nhiều so với trước CT là 81,8%.
Tỷ lệ tăng glucose máu ở nhóm sau can
thiệp là 51,3%, nhóm trước can thiệp là 47%.
Kiểm định χ2 cho thấy sự khác biệt của hai
nhóm ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
Mối liên quan của các yếu tố nguy cơ với
HCCH theo IDF
Bảng 6. Mối liên quan giữa HCCH với các yếu tố
nguy cơ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 20
Yếu tố vòng
bụng (VB)
Có HCCH Không có HCCH pvalue
SL % SL %
Tăng VB 164 100% 30 5,8% P <
0,0005
Tăng HA 102 62,2% 229 44,1% P < 0,001
Tăng glucose 136 82,9% 315 60,7% P <
0,0005
Tăng triglyceride 155 94,5% 376 72,4% P < 0,001
Giảm HDL-C 101 61,6% 421 81,1% P <
0,0005
Tỷ lệ tăng VB ở nhóm có HCCH là 100%,
nhóm không có HCCH 30/519= 5,8%.
Tỷ lệ tăng HA ở nhóm có HCCH là 62,2%,
nhóm không có HCCH là 44,1%.
Tỷ lệ glucose máu ở nhóm có HCCH là
82,9%, nhóm không có HCCH là 60,7%.
Tỷ lệ tăng triglyceide ở nhóm có HCCH là
94,5%, nhóm không có HCCH là 72,4%.
Tỷ lệ giảm HDL‐C máu ở nhóm có HCCH là
61,6%, nhóm không có HCCH là 81,1%.
BÀN LUẬN
Về tỷ lệ HCCH của nhóm nghiên cứu
HCCH là tập hợp của nhiều triệu chứng liên
quan đến BTM như: kháng insulin, béo bụng,
RLLP máu, tăng glucose máu, THA... làm gia
tăng quá trình vữa xơ động mạch. Các nghiên
cứu gần đây cho thấy có mối liên quan mật thiết
giữa HCCH và BTM. Gần đây tỷ lệ BTM đang
có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Phạm Gia
Khải và CS (2000) quan sát thấy tỷ lệ bệnh nhân
mắc bệnh ĐMV điều trị tại viện Tim mạch quốc
gia tăng lên qua từng năm từ 1994‐1996 lần lượt
là: 3,4%; 5,0% và 6,1%.
Do HCCH liên quan chặt chẽ đến BTM,
bệnh ĐMV và tử vong nên trong những năm
qua, công tác chăm sóc và quản lý sức khỏe của
Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy
Bạc Liêu quản lý đã chú trọng trong khám sức
khỏe định kỳ cho các cán bộ với nhiều nội dung
phỏng vấn và khám bệnh, làm các xét nghiệm
thường quy liên quan đến BTM. Đồng thời, sau
khám sức khỏe định kỳ các cán bộ được phân
nhóm ra các nhóm bệnh có liên quan đến BTM
như: nhóm THA, nhóm ĐTĐ, nhóm RLLP máu,
nhóm có HCCH... từ đó có những lời khuyên và
kế hoạch điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ
HCCH cho các cán bộ đang giữ chức vụ hoặc
nguyên là cán bộ của Tỉnh ủy quản lý.
Trong 2005, chúng tôi khảo sát được 500
đồng chí và tỷ lệ HCCH là: 55,8% (trong đó tỷ lệ
HCCH ở nam: 43,6%; nữ: 12,2%). Kết quả
nghiên cứu này tương tự với nhiều nghiên cứu
trước đây về tỷ lệ HCCH ở người có độ tuổi >
40 như: Lê Hoài Nam (2005) nghiên cứu 952
bệnh nhân THA nguyên phát (độ tuổi từ 40 ‐
70) theo tiêu chuẩn của NCEP áp dụng cho khu
vực châu Á ‐ Thái Bình Dương thì tỷ lệ có
HCCH ở đối tượng này là 51,4%. Trần Hữu
Dàng (2005) nghiên cứu trên 152 bệnh nhân
THA nguyên phát theo tiêu chuẩn của NCEP
thì tỷ lệ có HCCH là 53,3%(5). Nguyễn Cảnh
Toàn và CS (2007) nghiên cứu 509 người có độ
tuổi ≥ 40 (năm) thấy tỷ lệ HCCH là: 46,2%.
Trong thời gian từ 2005‐2011, Ban bảo vệ sức
khỏe của Tỉnh ủy đã nhận thức nguy cơ BTM
trong đội ngũ cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý
nếu không có những biện pháp phòng ngừa,
chính vì vậy chúng tôi luôn động viên cán bộ
bớt chút thời gian khám định kỳ cho đủ hoặc
khám bổ sung, bám sát theo dõi các đối tượng có
YTNC cao như: THA, ĐTĐ, HCCH... kết hợp
với tuyên truyền vận động các cán bộ có ý thức
trong điều chỉnh hành vi lối sống của mình để
thoát ra khỏi HCCH như: chế độ ăn tăng nhiều
chất xơ, giảm ăn đạm, chất béo, hạn chế rượu
bia, từ bỏ HTL, tăng cường phong trào thể dục
thể thao tại các cơ quan và tại nhà, các đối tượng
có bệnh THA được theo dõi huyết áp hàng
tháng, hàng quý; đối tượng có ĐTĐ týp 2 được
kiểm soát glucose và HbA1c hàng quý, đối
tượng béo được khuyến cáo giảm cân và giảm
vòng bụng...
Sau nhiều năm thực hiện kết quả nghiên cứu
về HCCH cho thấy ở 683 cán bộ được khám
định kỳ năm 2011 cho thấy tỷ lệ HCCH đã giảm
đáng kể biểu hiện: tỷ lệ HCCH chung chỉ còn
35,3% thấp hơn so với năm 2005 (55,8%) có ý
nghĩa thống kê p < 0,001 với OR = 0,43; nghĩa là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 21
tỷ lệ HCCH giảm 2,3 lần so với trước đây. Cả hai
giới nam và nữ tỷ lệ HCCH đều giảm lần lượt là:
28,4% và 6,9% so với năm 2005 lần lượt là: 43,6%
và 12,2%.
Trong nghiên cứu, khi so sánh mối liên quan
giữa 2 nhóm tuổi < 60 v ≥ 60 thì theo tiêu chuẩn
NCEP‐ATP III trước can thiệp với các YTNC của
HCCH thì tỉ lệ HCCH ở nhóm tuổi ≥ 60 tuổi l
58,6% cao hơn nhóm < 60 tuổi l 43,5% với p <
0,001. Kết quả của nghiên cứu phù hợp với nhận
định của nhiều tác giả tuổi là một yếu tố nguy cơ
liên quan đến HCCH được nhiều tác giả nhận
thấy trong nghiên cứu của họ.
Về các đặc điểm của HCCH
Tuổi và giới
500 người thuộc diện cán bộ tỉnh ủy quản
lý tại tỉnh Bạc Liêu (năm 2005) và theo dõi dọc
từ năm 2006‐2011 với 683 cán bộ được chọn
gồm ở các huyện, thành phố và các ngành
trong toàn tỉnh thuộc diện Tỉnh ủy quản lý.
Tuổi trung bình là: 65 ± 12. Ở nam nhóm tuổi
từ 50‐59 chiếm tỷ lệ cao nhất (29,3%); ở nữ thì
nhóm tuổi từ 60‐69 (37,4%). Trong 683 cán bộ
được can thiệp HCCH thì tỉ lệ nam và nữ lần
lượt là 78,5% và 21,5%. Đối tượng nghiên cứu
là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các ngành, các
huyện, thành phố trong tỉnh nên áp lực về
công việc rất lớn, môi trường làm việc chủ yếu
trong văn phòng, chế độ làm việc tĩnh tại,
thêm vào đó chế độ ăn nhiều đạm, mỡ, đường,
rượu bia, HTL... Đó là những yếu tố thúc đẩy
xuất hiện HCCH và các YTNC của BTM.
Thừa cân và béo
Ngày nay, tỷ lệ thừa cân và béo đang gia
tăng đến mức báo động ở các nước phát triển
cũng như các nước đang phát triển, ở thành
phố cũng như ở những vùng nông thôn. Theo
Tổ chức