Mở đầu - Mục tiêu: thông khí hai mức áp lực dương không xâm lấn cho thấy lợi ích tức thì trong điều trị
phù phổi cấp do tim và có thể giảm tỉ lệ đặt nội khí quản, tử vong trong viện. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
nhằm xác định hiệu quả của thông khí hai mức áp lực dương không xâm lấn khi so sánh với thở oxy qua mask.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang với 117 bệnh nhân phù phổi cấp do tim cần hỗ trợ hô hấp nhập
viện từ 7/2006 đến 7/2010 tại bệnh viện Thống Nhất. Kết cục nghiên cứu là những thay đổi dấu hiệu sinh tồn,
chỉ số khí máu và tỉ lệ đặt nội khí quản, tỉ lệ tử vong giữa nhóm thở hai mức áp lực dương không xâm lấn và
nhóm thở oxy mask.
Kết quả: Nhóm thở hai mức áp lực dương không xâm lấn cải thiện có ý nghĩa trên tần số tim, HATT sau
60 phút, tần số thở sau 30 phút; pO2, SaO2, pH sau 2 giờ so với nhóm thở oxy mask. Tỉ lệ thành công nhóm thở
oxy mask và nhóm thở BiPAP lần lượt là 55,3% và 76,7%. Tỉ lệ đặt nội khí quản của nhóm thở oxy mask và
nhóm BiPAP lần lượt 45,3%; 22,6%. Thở không xâm lấn giảm được tỉ lệ đặt nội khí quản là 22,7% (p=0,029).
Tỉ lệ tử vong không có ý nghĩa thống kê, nhóm thở oxy mask là 4,7%; nhóm thở hai mức áp lực dương không
xâm lấn là 3,8%.
Kết luận: Thông khí hai mức áp lực dương không xâm lấn hiệu quả trong điều trị phù phổi cấp do tim, cải
thiện sớm sinh hiệu, khí máu động mạch và giảm tỷ lệ đặt NKQ.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của thông khí hai mức áp lực dương không xâm lấn trên bệnh nhân phù phổi cấp do tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 386
HIỆU QUẢ CỦA THÔNG KHÍ HAI MỨC ÁP LỰC DƯƠNG
KHÔNG XÂM LẤN TRÊN BỆNH NHÂN PHÙ PHỔI CẤP DO TIM
Bàng Ái Viên *, Nguyễn Ngọc Tú*, Nguyễn Văn Trí*
TÓM TẮT
Mở đầu - Mục tiêu: thông khí hai mức áp lực dương không xâm lấn cho thấy lợi ích tức thì trong điều trị
phù phổi cấp do tim và có thể giảm tỉ lệ đặt nội khí quản, tử vong trong viện. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
nhằm xác định hiệu quả của thông khí hai mức áp lực dương không xâm lấn khi so sánh với thở oxy qua mask.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang với 117 bệnh nhân phù phổi cấp do tim cần hỗ trợ hô hấp nhập
viện từ 7/2006 đến 7/2010 tại bệnh viện Thống Nhất. Kết cục nghiên cứu là những thay đổi dấu hiệu sinh tồn,
chỉ số khí máu và tỉ lệ đặt nội khí quản, tỉ lệ tử vong giữa nhóm thở hai mức áp lực dương không xâm lấn và
nhóm thở oxy mask.
Kết quả: Nhóm thở hai mức áp lực dương không xâm lấn cải thiện có ý nghĩa trên tần số tim, HATT sau
60 phút, tần số thở sau 30 phút; pO2, SaO2, pH sau 2 giờ so với nhóm thở oxy mask. Tỉ lệ thành công nhóm thở
oxy mask và nhóm thở BiPAP lần lượt là 55,3% và 76,7%. Tỉ lệ đặt nội khí quản của nhóm thở oxy mask và
nhóm BiPAP lần lượt 45,3%; 22,6%. Thở không xâm lấn giảm được tỉ lệ đặt nội khí quản là 22,7% (p=0,029).
Tỉ lệ tử vong không có ý nghĩa thống kê, nhóm thở oxy mask là 4,7%; nhóm thở hai mức áp lực dương không
xâm lấn là 3,8%.
Kết luận: Thông khí hai mức áp lực dương không xâm lấn hiệu quả trong điều trị phù phổi cấp do tim, cải
thiện sớm sinh hiệu, khí máu động mạch và giảm tỷ lệ đặt NKQ.
Từ khóa: phù phổi cấp do tim, thông khí hai mức áp lực dương không xâm lấn.
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF BIPAP BILEVEL POSITIVE AIRWAY PRESSURE NON-INVASIVE
VENTILATION IN PATIENTS WITH SEVERE ACUTE CARDIOGENIC PULMONARY EDEMA.
Bang Ai Vien, Nguyen Ngoc Tu, Nguyen Van Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 386 - 391
Background – Objective. bilevel positive airway pressure (BIPAP) appears to be of beneficial in the short-
term treatment of patients with severe cardiogenic pulmonary edema and may reduce endotracheal intubation
and mortality rate. We conducted a study to determine the effectiveness of bilevel positive airway pressure in
comparing with the standard oxygen therapy.
Methods. a cross-sectional descriptive study of 117 patients with severe cardiogenic pulmonary edema
patients admitted in ThongNhat hospital from July 2006 to July 2010. The outcomes for the comparision between
the bilevel positive airway pressure non-invasive ventilation and the standard oxygen therapy were changes in
some physiological variables and indices of blood gas and rate of endotracheal intubation and in-hospital
mortality.
Results. As compared with standard oxygen group, bilevel positive airway pressure group improved heart
rate after 60 minutes, respiratory rate after 30 minutes and arterial paO2, SaO2, pH after 2 hours. The intubation
rate in oxygen group and BiPAP group was 45.3%; 22.6% respectively; (p=0.029). There was no difference in
mortality rate.
* Bộ môn Lão - Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên hệ: BS Bàng Ái Viên; email: aivienb@yahoo.com; ĐT: 0989220944
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 387
Conclusion: Bilevel positive airway pressure not only induces a more rapid improvement in vital signs and
blood gas indices than does the oxygen therapy but also avoids endotracheal intubation.
Key words: acute edema pulmonary cardiogenic; bilevel positive airway pressure (BiPAP).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phù phổi cấp do tim là một cấp cứu nội khoa
thường gặp nhất trong các tình huống nhập viện
ở bệnh nhân (BN) 65 tuổi trở lên. Ở Mỹ hằng
năm có khoảng 1 triệu trường hợp nhập viện vì
phù phổi cấp do tim. Tiến triễn đến phù phổi
cấp là dấu hiệu tiên lượng xấu vì tỉ lệ tử vong
nội viện là 15 – 20%, đặc biệt là nếu có liên quan
nhồi máu cơ tim cấp và 60% sẽ tử vong trong
năm đầu sau đợt cấp suy tim cần nhập viện(7).
Trước đây, BN PPC có suy hô hấp cấp được đặt
nội khí quản và thở máy xâm lấn; mặc dù đây là
phương pháp điều trị phổ biến ở khoa hồi sức
cấp cứu nhưng nhiều biến chứng đặc biệt viêm
phổi bệnh viện(4,5,13). Nhiều nghiên cứu trong 3
thập niên qua cho thấy, thông khí áp lực dương
không xâm lấn bắt đầu được áp dụng vì hiệu
quả trên hô hấp như giảm công hô hấp, huy
động phế nang bị xẹp, giảm thông nối (shunt)
trong phổi và không chỉ cải thiện sức đàn của
phổi mà còn trên tuần hoàn như giảm tiền tải-
hậu tải tim, cải thiện cung lượng tim. Với lợi ích
này thông khí áp lực dương không xâm lấn
đang được xem xét bổ sung vào điều trị thường
quy những trường hợp phù phổi cấp nặng.
Quan trọng hơn một số nghiên cứu cho thấy thở
không xâm lấn kịp thời làm giảm tỉ lệ đặt nội khí
quản trên bệnh nhân phù phổi cấp do tim(11,16,18).
Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục
tiêu đánh giá hiệu quả của thông khí hai mức áp
lực dương không xâm lấn so sánh với phương
pháp điều trị oxy qua mask chuẩn trên bệnh
nhân phù phổi cấp do tim.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Tiêu chuẩn chọn
Bệnh nhân chẩn đoán là phù phổi cấp do tim
cần hỗ trợ hô hấp nằm trong phòng hồi sức: tần
số thở >25lần/phút, phổi ran ẩm 2 phế trường, X-
Quang phổi thẳng có dấu hiệu sung huyết 2
phổi; SpO2
45 mmHg; được thở oxy mũi (cannula) < 6
lít/phút ít nhất 15 phút nhưng không cải thiện;
điều trị nội khoa tối ưu với dãn mạch, lợi tiểu,
trợ tim.
Tiêu chuẩn loại (những trường hợp cần đặt
NKQ ngay)
Rối loạn tri giác hay không thể hợp tác; sốc
tim hay rối loạn nhịp thất nguy hiểm; không có
khả năng bảo vệ đường thở; suy thận mạn đang
lọc thận chu kỳ; phù phổi cấp do nguyên nhân
khác.
Cách thực hiện
Bênh nhân được giải thích khi bắt đầu được
hỗ trợ hô hấp. Nhóm thở oxy: mask thở lại một
phần có túi dự trữ gắn trực tiếp oxy nguồn cho
FiO2 luôn luôn hơn 60%. Nhóm thở BiPAP: sử
dụng máy thở không xâm lấn ST/D Respironic
machine, USA. Mask che phủ cả mũi và miệng.
Thông số cài đặt: mode S/T (Spontaneous/Time)
mặc định, IPAP 8-14 cmH2O, EPAP 4-6 cmH2O,
tần số thở 12-16 lần/phút, oxy qua mask 7-10
lít/phút. Theo dõi lâm sàng và khí máu động
mạch trước và trong khi hỗ trợ hô hấp và tử
vong cho đến khi ra viện.
Tiêu chuẩn cải thiện
Lâm sàng không dấu hiệu khó thở, nhịp thở
95% và cai máy được.
Tiêu chuẩn thất bại-đặt nội khí quản
Tri giác xấu dần (lơ mơ hay hôn mê); ngưng
tim ngưng thở; rối loạn huyết động không đáp
ứng truyền dịch; không cải thiện lâm sàng và
khí máu động mạch: khó thở không giảm, thở
nhanh, thở nghịch bụng, tím tái, tần số thở > 40
lần/phút hay <10 lần/phút; giảm oxy máu tiến
triễn (pO2 < 60 mmHg) mặc dù điều trị tối đa
(FiO2 1,0 và EPAP tối đa 8 – 10 cm H2O), tăng
CO2 máu (>45 mmHg) lúc ban đầu mà không
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 388
giảm khi được hỗ trợ hay tăng CO2 máu mới
xuất hiện, xuất huyết tiêu hóa trên lượng nhiều
và tử vong do bất kỳ nguyên nhân trong khi hỗ
trợ hô hấp.
Sơ đồ 1: Phân bố bệnh nhân trong nghiên cứu
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Trong thời gian 4 năm có tổng cộng 117 bệnh
nhân phù phổi cấp do tim cần hỗ trợ hô hấp
nhập viện tại bệnh viện Thống Nhất. Tuổi trung
bình là 74,7 năm; tỉ lệ nam nữ gần bằng nhau.
Kết quả này cũng gần giống nghiên cứu của
Masip(11), của tác giả Gray(6) tuổi trung bình > 75
tuổi. Mức độ nặng của bệnh được tính bằng
thang điểm APACHE II, trung bình là 24 điểm.
Nguyên nhân của PPC do tim chủ yếu là hội
chứng mạch vành cấp chiếm tỉ lệ 63,3%, kế đến
đợt cấp suy tim mạn 35,9%. Hội chứng vành cấp
vẫn là nguyên nhân hàng đầu trong phù phổi
cấp cũng thấy trong các nghiên cứu khác(1,3,16,17) tỉ
lệ này khoảng 15 – 34 %; tuy nhiên vẫn thấp hơn
trong nghiên cứu của chúng tôi. Những đặc
điểm chung này không khác nhau giữa hai
nhóm nghiên cứu (p>0,05)
Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Chung (n 117) Thở oxy mask (n 64) Thở BiPAP (n 53) Giá trị p
Tuổi (±độ lệch chuẩn) 74,7 ± 9,8 74,6 ± 9,2 74,7 ± 10,1 0,98
Giới tính
(n,%)
Nam
Nữ
58 (48,7)
60 (51,3)
33 (51,6)
31 (48,4)
24 (45,3)
29 (54,7)
0,62
Thời gian nằm viện (ngày) 16 ± 14 13 ± 11 17 ± 15 0,09
Điểm APACHE II 24 ± 3 23,2 ± 4,0 22,5 ± 4,2 0,15
Rối loạn chức năng thất trái (EF≤50%) 79 (67,5) 41 (64,1) 38 (71,7 )
Bệnh lý phối
hợp (%)
Tăng huyết áp
Nhồi Suy thận mạn
máu cơ tim cũ
Đái tháo đường
Viêm phổi
Bệnh phổi mạn tính
Tai biến mạch não cũ
101 (86,3)
41 (35,0)
40 (34,2)
29 (24,8)
18 (15,4)
9 (7,7)
9 (7,7)
55 (85,9)
19 (29,7)
23 (35,9)
18 (28,1)
9 (14,1)
4 (6,3)
5 (7,8)
46 (86,8)
22 (41,5)
17 (32,1)
11 (26,2)
9 (17,0)
5 (9,4)
4 (7,5)
0,73
0,21
0,10
0,82
0,63
0,58
0,5
Thuốc điều trị
(n,%)
Furosemid TM
Nitroglycerin TM
Morphin sulphat
Dobutamin TTM
Thuốc dãn mạch
111 (94,9)
94 (80,3)
52 (44,4)
62 (53,0)
77 (65,8)
60 (93,8)
46 (71,9)
29 (45,3)
35 (54,7)
43 (67,2)
51 (96,2)
48 (90,1)
23 (43,4)
27 (50,9)
34 (64,1)
0,31
0,22
0,87
0,91
0,79
Nguyên nhân
phù phổi cấp
(n,%)
Hội chứng vành cấp
Đợt cấp suy tim mạn
Cơn THA
73 (62,4)
42 (35,9)
2 (1,7)
36 (56,2)
26 (40,6)
2 (3,2)
37 (69,8)
16 (30,2)
0 (0)
Hỗ trợ hô hấp
117 BN PPC
Thở Oxy
mask
64 BN
Thở BiPAP
53 BN
Thất bại
29 BN
Cải thiện
35 BN
Nội khí quản
20 BN
Tử vong
3 BN
Cải thiện
41 BN
Thất bại
12 BN
Nội khí quản
6 BN
Tử vong
2 BN
Xin về
6 BN
Xin về
4 BN
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 389
Thay đổi sinh hiệu trên BN phù phổi cấp
do tim
Dấu hiệu sinh tồn không khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi bắt đầu hỗ trợ hô hấp. Ghi nhận sự
thay đổi theo thời gian, chúng tôi nhận thấy tần
số tim cải thiện có ý nghĩa thống kê sau 1 giờ thở
BiPAP so với nhóm thở oxy mask với p = 0,047.
Kết quả này tương tự ở nghiên cứu của Nava(14),
Masip(11) và Gray(6). Tần số thở ở nhóm BiPAP cải
thiện có ý nghĩa thông kê sau 30 phút là 27 ± 5 với
p = 0,006. Thay đổi này tương đồng với nghiên
cứu của Masip(11) và Crane(3) trong khi đó, nghiên
cứu của Park(16) thay đổi sớm hơn chỉ sau 10 – 15
phút. HATT giảm có ý nghĩa ở cả hai nhóm.
Nhưng vì đa số BN được điều trị với các thuốc
dãn mạch nên khó đánh giá hiệu quả của hỗ trợ
hô hấp trên huyết áp bệnh nhân. SpO2 nhóm thở
BiPAP cải thiện có ý nghĩa thống kê sau 1 giờ (p <
0,05) lần lượt là 86 ± 10 và 90 ± 9. Thực tế lâm sàng
sau một thời gian hỗ trợ hô hấp, thì nhóm BN thở
BiPAP cải thiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt so với
nhóm thở oxy mask; đa số bệnh nhân đều thấy dễ
chịu, thở êm hơn, bớt co kéo cơ hô hấp phụ.
Bảng 2: Thay đổi sinh hiệu của 2 nhóm nghiên cứu
Sinh hiệu Bắt đầu 30phút Giờ 1 Giờ 2 Giờ 6 Giờ 12 Giờ 24
Oxy mask 107±28 105±25 102±24 94±26 91±10 90±13 88±10
Tần số tim
BiPAP 114±19 112±20 108±20* 102±19 97±21 92±12 89±11
Oxy mask 155±42 146±31 136±33* 126±34 132±27 129±22 124±23
HATT
BiPAP 147±42 137±26 129±24* 123±25 121±28 124±22 116±23
Oxy mask 86±18 79±16 75±15 69±17 74±16 71±15 73±15
HATTr
BiPAP 81±22 77±20 75±16 73±14 72±15 70±14 68±13
Oxy mask 29±6 29±6 28±6 26±7 24±5 22±3 24±3
Tần số thở
BiPAP 30±5 27±6* 26±5 25±6 23±4 21±2 22±2
Oxy mask 87±15 89±12 90±11 92±11 91±9 93±5 94±6
SpO2 BiPAP 86±11 89±10 90±9* 93±10 95±6 94±8 96±7
* p < 0,05
Thay đổi chỉ số khí máu
Chỉ số PaO2, SaO2 cải thiện có ý nghĩa sau 2
giờ đầu nhóm thở BiPAP so với nhóm thở oxy
mask với p lần lượt 0,035; 0,031. Trong khi đó,
các nghiên cứu của tác giả nước ngoài thì hiệu
quả oxy hóa máu khi hỗ trợ hô hấp đánh giá
dựa vào chỉ số PaO2/FiO2 sẽ chính xác hơn. Kết
quả trong nghiên cứu của Park(17) PaO2/FiO2 cải
thiện sau 30 phút p = 0,001 so với nhóm thở oxy
mask p = 0,5. Chỉ số pCO2 cả hai nhóm thở oxy
mask và thở BiPAP cải thiện không có ý nghĩa
qua các thời điểm theo dõi với p lần lượt là 0,1
và 0,18. Điều này cũng thấy trong nghiên cứu
của tác giả Park(17) và Masip(11). PH máu nhóm
thở BiPAP trở về trị số bình thường sau 2 giờ với
p = 0,04. Kết quả của nghiên cứu chúng tôi
tương tự trong nghiên cứu của Bellone(1) pH cải
thiện sớm hơn sau 1 giờ thông khí không xâm
lấn với p 7,4). Còn trong
nghiên cứu của Masip(11) thì pH có cải thiện
nhóm thở BiPAP sớm hơn sau 4 giờ (p < 0,01).
Sự thay đổi chỉ số HCO3 không có ý nghĩa thống
kê p = 0,053, kể cả nhóm có giảm oxy máu và
nhóm tăng CO2 máu
Bảng 3: Sự thay đổi khí máu động mạch của 2 nhóm nghiên cứu
Chỉ số KMĐM Bắt đầu 2 giờ 6 giờ 12 giờ 24 giờ
Oxy mask 7,34 ±0,20 7,38 ±0,13 7,41 ±0,05 7,40 ±0,04 7,41 ±0,05
pH
BiPAP 7,30 ±0,12 7,37 ±0,11* 7,41 ±0,10 7,45 ±0,06 7,46 ±0,04
Oxy mask 73 ± 35 77 ± 44 79 ± 10 79 ± 7 82 ± 7
PaO2 BiPAP 61±19 82±34* 87±23 89±14 88±8
Oxy mask 88,2 ±11,3 90±9 92±2 93±6 95±4
SaO2 BiPAP 86,5±9 91±9* 93±8 96±5 95±4
CO2 Oxy mask 39,9 ±17,7 36±12 34±8 34±9 36±7
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 390
Chỉ số KMĐM Bắt đầu 2 giờ 6 giờ 12 giờ 24 giờ
BiPAP 41,4 ±18,5 37±16 33±10 34±9 35±6
Oxy mask 19,1±5,8 20,1±5,6 22,6±5 23,5±5,2 23±4,3
HCO3 BiPAP 21,4±5,8 22,4±6,8 25±6 23±6,5 25±4
Hiệu quả hỗ trợ hô hấp
Tỉ lệ cải thiện nhóm thở oxy mask là 54,7%,
nhóm thở BiPAP 77,4%. Và tỉ lệ thất bại nhóm
thở oxy mask và BiPAP lần lượt là 45,3% và
22,6% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p = 0,029 và tỉ số chênh OR = 3,96. Do đó thở
BiPAP giảm tỉ lệ đặt NKQ 22,7%.
Bảng 4: Hiệu quả hỗ trợ hô hấp
Kiểu thở Cải thiện Thất bại Tổng
Thở oxy mask (n,%) 35 (54,7) 29 (45,3) 64 (100)
Thở BiPAP (n,%) 41 (77,4) 12 (22,6) 53 (100)
Tổng 76 41 116
Kết quả của nghiên cứu chúng tôi gần giống
với hầu hết các nghiên cứu trước (bảng 5), tỉ lệ
thất bại nhóm thở oxy mask thay đổi từ 25 – 45%
cao hơn so với nhóm thở BiPAP từ 20 – 25%; làm
giảm tỉ lệ đặt NKQ khoảng 20%. Khoảng biến
thiên tỉ lệ thất bại rộng có thể giải thích do sự
khác nhau dân số nghiên cứu, những điều trị
phối hợp, ngưỡng đặt NKQ chủ động để thông
khí xâm lấn giữa các nghiên cứu.
Bảng 5: Kết quả của các nghiên cứu
Cải thiện (%) Thất bại (%) Tử vong (%) Nghiên cứu N Oxy BiPAP Oxy BiPAP Oxy BiPAP P
Chúng tôi 117 54,7 77 45,3 22,6 4,1 4,3 0,03
Xuân Phúc(2) 5 - 60 - 40 - -
Tiến Đức(15) 42 - 97,6 - 2,4 - -
Nava(14) 130 75 80 25 20 14 9 >,05
Levitt(10) 38 58,8 76,2 41,2 23,8 21,4 15 >,05
Park(16) 26 - - 40 0 - -
Crane(3) 60 55 75 45 25 - -
Park(17) 83 58 93 7 7 - - 0,001
Nguyên nhân thất bại, chủ yếu là do khí
máu xấu dần như giảm oxy máu hay tăng CO2
máu tiến triễn. Có 7 trường hợp sốc tim (không
đáp ứng với các thuốc vận mạch nên được chủ
động đặt nội khí quản và được thở máy xâm
lấn). Có 3 trường hợp thất bại do bệnh nhân
không hợp tác, kích thích vật vả (có liên quan
đến tình trạng toan máu). Có 10 trường hợp
không thể tiếp tục điều trị do người nhà xin về.
Cũng tương tự như nghiên cứu của Winck (19),
nguyên nhân đặt NKQ cao nhất lần lượt trong 2
nhóm là 7 BN và 1 BN vẫn là do suy hô hấp tiến
triễn và tri giác xấu dần là 4 và 1 trường hợp.
Tử vong
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 5 trường
hợp tử vong, chiếm 4,2% và không có ý nghĩa
thống kê giữa hai nhóm. Tỉ lệ tử vong trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với
nghiên cứu gộp của Winck(19) thay đổi từ 11 –
25%. Lý do làm tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn so với những nghiên cứu
khác có thể là số bệnh nhân nặng xin về (10
trường hợp) được xếp vào nhóm thất bại, mặc
dù những BN này nguy cơ tử vong trong viện
rất cao.
Tỉ lệ tử vong do phù phổi cấp được báo cáo
từ cơ quan điều tra là 6,7% (trong EuroHeart
Failure Survey II) và 4% (từ nghiên cứu
ADHERE). Tỉ lệ này thấp hơn so với những
nghiên cứu trình bày ở bảng 5. Lý do thứ nhất
dân số chọn mẫu không đồng nhất giữa các
nghiên cứu, một là trên nhóm BN phù phổi cấp
chung, một là nhóm BN phù phổi cấp cần hỗ trợ
hô hấp có tiên lượng bệnh thường nặng nề hơn.
Kế nữa là nguyên nhân phù phổi cấp nhóm BN
này chủ yếu là đợt mất bù cấp của suy tim mạn
nên tiên lượng tử vong cũng không cao bằng
nhóm BN có kèm hội chứng vành cấp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 391
Trong NC của tác giả Park(17) tỉ lệ tử vong 15
ngày cao hơn ở nhóm thở oxy mask với p =
0,006; tuy nhiên tỉ lệ tử vong trong viện không
khác biệt giữa hai nhóm với p = 0,061. Nguyên
nhân tử vong trong viện là sốc tim 3 trường hợp
với 2 ở nhóm thở oxy và 1 trường hợp ở nhóm
thở BiPAP. Hầu hết các nghiên cứu đều không
cho thấy thở không xâm lấn làm giảm tỉ lệ tử
vong trong viện(3,6,17). Chỉ duy nhất một phân tích
gộp và báo cáo của Masip cho thấy giảm tử
vong tới 47%(12), tuy nhiên người ta nghi ngờ
tính thích đáng của nghiên cứu này về tiêu
chuẩn chọn bệnh và loại bệnh.
Tương tự như nghiên cứu ngẫu nhiên tiến
cứu của tác giả Gray(6) trên 3 nhóm BN (thở
oxy mask thường qui, CPAP, BiPAP) với số
lượng bệnh nhân khá lớn nhưng không thấy
có giảm tỉ lệ đặt nội khí quản và tỉ lệ tử vong 7
ngày cũng thấp trên 3 nhóm lần lượt là 9,8 %;
9,6 % và 9,4%.
KẾT LUẬN
Thông khí hai mức áp lực dương không
xâm lấn cải thiện dấu hiệu sinh tồn và chỉ số
khí máu sớm hơn so với nhóm thở oxy mask,
làm giảm tỉ lệ phải đặt nội khí quản và thở
máy xâm lấn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bellone A, Monari A, Cortellaro F, et al. (2004) Myocardial
infarction rate in acute pulmonary edema: Noninvasive
pressure support ventilation versuscontinuous positive
airway pressure. Crit Care Med 32: 1860-1865
2. Bùi Xuân Phúc (1999). Sử dụng thông khí hai mức áp lực dương
không xâm lấn trong điều trị suy hô hấp cấp. Luận văn tốt nghiệp
nội trú.
3. Crane SD, Elliott MW, Gilligan P et al. (2004) Randomised
Controlled Comparison of Continuous Positive Airways
Pressure, Bilevel Noninvasive Ventilation, and Standard
Treatment in Emergency Department Patients with Acute
Cardiogenic Pulmonary Oedema. Emerg Med J 21: 155 - 161
4. Garlan A (1993) Overview of respiration failure. Principle of
Critical Care, Mc Graw - Hill: 249 - 255
5. Girou E, Schortgen F, Delcalux C et al. (2000) Association of
noninvasive ventilation with nosocomial infection and
survival in critical ill patients. JAMA 284: 2361 - 2367
6. Gray A, Goodacre S, Newby DE, Masson M, Sampson F,
Nicholl J (2008) Noninvasive Ventilation in Acute
Cardiogenic Pulmonary Edema. N Engl J Med 359: 142 - 151
7. Heart Failure Society of America (2006) Evaluation and
management of patients with acute decompensated heart
failure. J Card Fail 12: e86 - 103
8. Hoàng Ngọc Ánh (2001). Nghiên cứu máy giúp thở áp lực dương
tính không xâm lấn trong điều trị suy hô hấp cấp ở người có tuổi.
Luận văn thạc sĩ y khoa.
9. Lê Hồng Hà, Nguyễn Huỳnh Hiệp (2002). Thông khí không
xâm nhập. Những vấn đề thiết yếu trong thông khí cơ học (bản
dịch Essentials of Mechanicals Ventilation), tr 283-299.
10. Levitt A (2001) A prospective, randomized trial of BiPAP in
severe acute congestive heart failure. J Emerg Med 21: 363-369
11. Masip J, Betbese A, Paez J (2000) Non-invasive pressure
support ventilation versus conventional oxygen therapy in
acute cardiogenic pulmonary oedema: a randomised trial.
Lancet 356: 2126-2132
12. Masip J, Roque M, Snchez B (2005) Noninvasive Ventilation in
Acute Cardiogenic Pulmonary Edema: Systemic Rview and
Meta-analysis. JAMA 294: 3124 - 3130
13. Mehta S, Hill N (2001) Noninvasive ventilation. Am J Respir
Crit Care Med 163: 540 - 5