Hiệu quả của việc áp dụng phương pháp học tập dựa trên vấn đề cho môn gây mê gây tê cơ bản 1 tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Tổ chức học tập phần lý thuyết môn Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 (GMGTCB1) bằng phương pháp học tập dựa trên vấn đề (Problem Based Learning: PBL). Khảo sát ý kiến của học sinh (HS) về sự tác động của phương pháp PBL đến 05 lĩnh vực: ‐ Sự yêu thích của HS; Sự phát triển kỹ năng cho và nhận phản hồi; Sự phát triển kỹ năng tự điều chỉnh việc học, Sự phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong học tập. Sự phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ, có nhóm đối chứng được thực hiện. 40 HS được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm học bằng phương pháp PBL (thực nghiệm) và nhóm học bằng phương pháp thuyết giảng (đối chứng). Một bảng câu hỏi bao gồm 14 câu hỏi thuộc 5 lĩnh vực được sử dụng. Kết quả: Có ý nghĩa thống kê ở nhóm học bằng phương pháp PBL tất cả các lĩnh vực khảo sát. Kết luận: Phương pháp PBL là một phương pháp được học sinh yêu thích và đem lại những hiệu quả tích cực trên HS trên tất cả các lĩnh vực khảo sát.

pdf4 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của việc áp dụng phương pháp học tập dựa trên vấn đề cho môn gây mê gây tê cơ bản 1 tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  78 HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP   DỰA TRÊN VẤN ĐỀ CHO MÔN GÂY MÊ GÂY TÊ CƠ BẢN 1   TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH  Trần Thị Thanh Tịnh*, Nguyễn Văn Chinh*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Tổ chức học tập phần lý thuyết môn Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 (GMGTCB1) bằng phương pháp  học tập dựa trên vấn đề (Problem Based Learning: PBL). Khảo sát ý kiến của học sinh (HS) về sự tác động của  phương pháp PBL đến 05 lĩnh vực: ‐ Sự yêu thích của HS; Sự phát triển kỹ năng cho và nhận phản hồi; Sự phát  triển kỹ năng tự điều chỉnh việc học, Sự phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong học tập. Sự phát triển kỹ  năng giải quyết vấn đề.  Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ, có nhóm đối chứng được thực hiện. 40 HS được chia ngẫu nhiên vào 2  nhóm: nhóm học bằng phương pháp PBL  (thực nghiệm) và nhóm học bằng phương pháp  thuyết giảng  (đối  chứng). Một bảng câu hỏi bao gồm 14 câu hỏi thuộc 5 lĩnh vực được sử dụng.   Kết quả: Có ý nghĩa thống kê ở nhóm học bằng phương pháp PBL tất cả các lĩnh vực khảo sát.  Kết luận: Phương pháp PBL là một phương pháp được học sinh yêu thích và đem lại những hiệu quả tích  cực trên HS trên tất cả các lĩnh vực khảo sát.   Từ khóa: Vấn đề, học tập dựa trên vấn đề, kỹ năng.  ABSTRACT  EFFECTS OF PROBLEM BASED LEARNING ON BASIC ANESTHESIA AND ANALGESIA  TEACHING AT UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HCM CITY  Tran Thi Thanh Tinh, Nguyen Van Chinh  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 77 ‐ 80  Objectives: PBL instead of the lecture‐based course (LBL) was used in Basic Anesthesia and Analgesia 1.  The effect of either PBL or LBL on students was  investigated by getting the student’s perception regarding to  following domains Students’  interest. The development of  students’ giving and  receiving  feedback  skill.  ‐ The  development  of  students’  self‐directed  learning  skill.  ‐  The  development  of  students’  communicating  and  elaborating skill. ‐ The development of students’ problem solving skill.  Methods: A prospective  cohort  study was  conducted  to determine  the  effects  of  this  intervention. Forty  students were randomly assigned to either PBL (n = 20), with tutorial groups of up to ten students, or to the  traditional,  lecture‐based  course  (n = 20). A  questionnaire  consists  14  questions  in  5  categories was  used  to  investigate the effect of either PBL or LBL on students by getting the student’s perception about the method.   Results: Analysis of the results of both groups revealed statistically significant higher scores, favor to PBL  students in all the categories of the questionnaire.  Conclusions:  PBL  is  an  effective  learning method.  It  can  get  students’  interest. Furthermore,  students  reported positive effects of PBL in terms of giving and receiving feedback, self‐directed learning, communicating  and elaborating and problem solving.  * Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: Ths. Trần Thị Thanh Tịnh  ĐT: 0975 337 558   Email: ms.thanhtinh@gmail.com.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 79 Keywords: Problem, problem based learning, skill.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Việc áp dụng các phương pháp học tập tích  cực là một yêu cầu xuất phát từ thực tế của giáo  dục và đào tạo của nước ta.  Để  đáp  ứng  được  những  yêu  cầu  từ  phía  người dạy lẫn người học đòi hỏi rất nhiều nổ lực  từ nhiều lĩnh vực liên quan đến giáo dục. Trong  đó,  việc  sử  dụng  phương  pháp  dạy  học  thích  hợp  là một  trong  những  bước  quan  trọng  cần  phải  tiến  hành. Những  phương  pháp  học  tập  này phải  làm  cho người học phát huy hết khả  năng  tư  duy,  sáng  tạo;  chủ  động  và  say mê  trong học  tập; hỗ  trợ và chia sẽ cùng nhau học  tập để rồi hình thành nên ở người học năng lực  giải  quyết  những  vấn  đề  thực  tiễn  ngày  càng  khó khăn và phức tạp. Học tập dựa trên vấn đề ‐  Problem  Based  Learning  là  một  trong  những  phương pháp  có khả năng giúp người dạy và  người học đạt được mục đích nêu trên. Tại Việt  Nam, PBL được đánh giá  là một phương pháp  làm cho người học tích cực, hứng thú, chủ động  hơn  so  với  phương  pháp  giảng  dạy  truyền  thống(9), có  tác động  tích  tới kết quả học  tập  lý  thuyết  lâm  sàng  cho  sinh viên(8) và  được phần  lớn giảng viên và học sinh, sinh viên Việt Nam  sẵn sàng chấp nhận(5).  Từ những  lý do  trên, chúng  tôi đã chọn đề  tài “Áp dụng phương pháp học tập dựa trên vấn  đề  (Problem Based Learning) cho môn Gây Mê  Gây Tê Cơ Bản 1 tại Đại Học Y Dược TP.HCM”  để thực hiện.  Mục tiêu nghiên cứu  Tổ chức học tập phần lý thuyết môn Gây Mê  Gây  Tê  Cơ  Bản  1  (GMGTCB1)  bằng  phương  pháp học  tập dựa  trên vấn  đề  (Problem Based  Learning) thay vì phương pháp thuyết giảng.  Khảo sát ý kiến của HS về sự  tác động của  phương pháp PBL đến 05 lĩnh vực  ‐  Sự  yêu  thích  của  HS  dành  cho  phương  pháp dạy học (PPDH) được áp dụng.  ‐ Sự phát  triển kỹ năng  cho và nhận phản  hồi của HS.  ‐ Sự phát  triển kỹ năng  tự  điều  chỉnh việc  học của HS.  ‐ Sự phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác  trong học tập của HS.  ‐ Sự phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của  HS.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu đoàn hệ, có nhóm đối chứng.  Đối tượng nghiên cứu  Là  phương  pháp  học  tập  dựa  trên  vấn  đề  (Problem Based Learning) áp dụng cho phần lý  thuyết  môn  GMGTCB1  tại  Đại  Học  Y  Dược  TP.HCM.  Kỹ thuật chọn mẫu  Tiêu chuẩn chọn mẫu  HS lớp Trung Học Gây Mê Hồi Sức chưa học  môn Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 và đồng ý tham  gia nghiên cứu.  Tiêu chuẩn loại trừ  HS từ chối tham gia nghiên cứu.  Phương pháp thực hiện  Thiết kế lại môn học Gây Mê Gây Tê Cơ Bản  1  theo  hướng  sử  dụng  phương  pháp  học  tập  dựa trên vấn đề (7).  Trong  giới  hạn  của  đề  tài,  chỉ  có  phần  lý  thuyết của 2 bài học trong môn Gây Mê Gây Tê  Cơ Bản 1  được  thiết kế  lại  để  tổ  chức dạy học  bằng phương pháp PBL.  Thực  nghiệm  sư  phạm  chủ  yếu  tập  trung  vào việc kiểm  chứng  các  tác  động mà phương  pháp học tập dựa trên vấn đề mang đến cho các  lĩnh vực  cần khảo  sát  thông qua việc  sử dụng  bảng câu hỏi.  Nhóm  thực  nghiệm  và  nhóm  đối  chứng  cùng  học  2  bài  học  được  chọn  nhưng  bằng  2  phương  pháp  khác  nhau. Nhóm  thực  nghiệm  học với phương pháp học  tập dựa  trên vấn đề  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  80 (PBL)  còn  nhóm  đối  chứng  học  bằng  phương  pháp thuyết giảng.  Sau khi kết thúc 3 tuần học thực nghiệm, HS  ở cả 2 nhóm được mời trả lời vào bảng câu hỏi  khảo sát.  Phiếu  khảo  sát  được  sử dụng  bao  gồm  14  câu  hỏi  nhằm  đánh  giá  hiệu  quả  của  PPDH  được áp dụng cho mỗi nhóm.  Các câu hỏi trong phiếu khảo sát được thiết  kế theo thang đo Likert với 5 mức độ từ 1 đến 5.  Trong đó, 1  là “hoàn  toàn không đồng ý”, 2  là  “không  đồng  ý”,  3  là  “không  có  ý  kiến”,  4  là  “đồng ý” và 5 là “hoàn toàn đồng ý”.  Thu thập và xử lý số liệu  Sử dụng phần mềm SPSS 19.0.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Kết quả từ nhóm thực nghiệm  95% kết quả khảo  sát  cho  thấy HS  đồng ý  rằng phương pháp PBL giúp nâng cao kỹ năng  cho  và  nhận  phản  hồi  trong  học  tập  cho HS  (điểm TB ≥ 4,00), 5% kết quả còn lại cho thấy HS  có  xu  hướng  đồng  ý  rằng  phương  pháp  PBL  giúp nâng  cao kỹ năng  cho và nhận phản hồi  trong học tập cho HS (điểm TB = 3,67).  100%  HS  được  khảo  sát  đồng  ý  rằng  phương pháp PBL thật sự giúp ích cho các em  trong  việc  tự  điều  chỉnh  việc  học  của mình  (điểm TB ≥ 4,00).  90% kết quả khảo  sát  cho  thấy HS  đồng ý  rằng phương pháp PBL giúp nâng cao kỹ năng  giao tiếp và hợp tác trong học tập cho HS (điểm  TB ≥ 4,00), 10% kết quả còn lại cho thấy HS có xu  hướng  đồng  ý  rằng  phương  pháp  PBL  giúp  nâng cao kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong học  tập cho HS (điểm TB = 3,67).  95% kết quả khảo  sát  cho  thấy HS  đồng ý  rằng phương pháp PBL giúp nâng cao kỹ năng  giải quyết vấn đề cho HS  (điểm TB  ≥ 4,00), 5%  kết quả còn lại cho thấy HS có xu hướng đồng ý  rằng phương pháp PBL giúp nâng cao kỹ năng  giải quyết vấn đề cho HS (điểm TB = 3,75).  Phương pháp PBL được nhiều HS yêu thích  (85%), số HS còn lại (15%) không bày tỏ ý kiến.  Sự khác biệt giữa kết quả của nhóm  thực  nghiệm và nhóm đối chứng  Bảng 1: Các lĩnh vực được khảo sát giữa 2 nhóm.  Lĩnh vực khảo sát Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng p KN cho, nhận phản hồi 4,3167 ± 0,33289 1,7667 ± 0,46010 0,0001 KN tự điều chỉnh việc học 4,4750 ± 0,22798 1,9750 ± 0,80255 0,0001 KN giao tiếp và hợp tác 4,3500 ± 0,35002 1,7667 ± 0,53092 0,0001 KN giải quyết vấn đề 4,2500 ± 0,24333 2,3750 ± 0,54712 0,0001 Sự yêu thích PPDH 4,35 ± 2,35 2,35 ± 1,226 0,0001 Bảng  1  cho  thấy  tất  cả  các  lĩnh  vực  được  khảo sát đều cho kết quả cao hơn (giá trị trung  bình lớn hơn) ở nhóm thực nghiệm, có sự khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  2  nhóm  thực  nghiệm và đối chứng.  BÀN LUẬN  Kết quả thực nghiệm đã cho thấy những tác  động tích cực mà phương pháp học tập dựa trên  vấn đề  (Problem Based Learning) mang  lại cho  HS khi  tham gia học  tập môn GMGTCB1 bằng  phương pháp này. Các  số  liệu khảo  sát  chứng  minh rằng phương pháp PBL thật sự nhận được  cảm  tình,  sự  yêu  thích  từ  đa  số  các  em  HS.  Tương  tự,  kết  quả  khảo  sát  liên  quan  đến  các  lĩnh  vực nâng  cao  kỹ  năng  cho  và  nhận phản  hồi,  kỹ  năng  tự  điều  chỉnh  việc  học,  kỹ  năng  giao tiếp và hợp tác trong học tập, kỹ năng giải  quyết vấn đề đều cho thấy chính phương pháp  PBL  đã mang  lại  tác  động  rất  tích  cực  cho  các  lĩnh vực khảo  sát nói  trên. Những  kết  quả  tốt  đẹp  này  chính  là mục  đích  của  việc  sử  dụng  phương pháp PBL vào giảng dạy và học tập (2).  Kết quả trên  là hoàn toàn có thể giải thích  được bằng những kết quả nghiên cứu đã được  công bố rộng rãi về phương pháp PBL. Trước  hết, đặc trưng của phương pháp PBL chính  là  việc  giúp  người  học  tự  đạt  được  kiến  thức  thông  qua  việc  giải  quyết  những  tình  huống  phức  tạp  từ  thực  tế,  những  tình  huống  mà  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 81 không  có  một  câu  trả  lời  nào  là  hoàn  toàn  đúng  để  rồi giúp phát  triển  ở người học khả  năng  giải  quyết  vấn  đề(6). Một  khóa  học  dựa  trên nền tảng PBL sẽ là nơi mà vai trò của sinh  viên trong việc học của chính họ được đề cao,  kỹ  năng  giao  tiếp  giữa  những  cá  nhân  với  nhau  được  nhấn  mạnh  và  luôn  có  sự  song  hành  giữa  lý  thuyết  và  thực  hành  trong  lúc  học(1,3). PBL thật sự phù hợp cho việc theo đuổi  các mục  tiêu như phát  triển  các kỹ năng học  tập cũng như tính tích cực cho người học(10).  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Tóm lại, kết quả thực nghiệm đã khẳng định  tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu. Đó là  “Nếu áp dụng phương pháp học  tập dựa  trên  vấn đề (Problem Based Learning) vào giảng dạy  lý  thuyết  cho môn GMGTCB1  thì  sẽ góp phần  nâng cao các kỹ năng cho và nhận phản hồi, kỹ  năng  tự điều chỉnh việc học, kỹ năng giao  tiếp  và hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề và mang  lại niềm yêu  thích phương pháp dạy học được  sử dụng cho HS”.  Trong giới hạn về thời gian và quy mô thực  hiện đề tài, tác giả chỉ thực hiện việc thiết kế lại  02 bài học  trong môn GMGTCB1 và  tiến hành  thực  nghiệm  sư  phạm  trên  các  HS  lớp  TH  GMHS  2011.  Kết  quả  thực  nghiệm  sư  phạm  được đánh giá thông qua bảng câu hỏi khảo sát  dành cho HS. Nếu có điều kiện về thời gian, tác  giả mong muốn được triển khai thiết kế lại toàn  bộ nội dung môn học GMGTCB1 theo hướng sử  dụng phương pháp PBL. Đi cùng với đó là việc  thiết kế lại hệ thống kiểm tra đánh giá môn học  cho phù hợp với PPDH đã áp dụng. Ngoài  ra,  cần  có  thêm nhiều giáo viên, giảng viên giảng  dạy môn học này có khả năng quản  lý  lớp học  sử dụng phương pháp PBL. Xa hơn nữa, tác giả  mong  muốn  phương  pháp  PBL  sẽ  có  cơ  hội  được  thực  hiện  trên  nhiều môn  học  khác  phù  hợp và trên nhiều đối tượng HS, sinh viên.  Tuy nhiên, có một thực tế là khó khăn và rắc  rối là những điều không thể tránh khỏi khi đưa  PBL  vào  thực  hành  (4).  Do  đó,  để  có  thể  đưa  phương pháp PBL vào giảng dạy, cần phải có sự  đầu tư rất lớn vào công tác tăng cường cơ sở vật  chất cho  trường học cũng như  tăng cường chất  lượng  của  đội  ngũ  các  giảng  viên,  giáo  viên  trong lĩnh vực năng lực chuyên môn và đặc biệt  là năng lực sư phạm.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Barrows  HS.  (1986).  A  taxonomy  of  problem‐based  learning  methods. Medical Education, 20 (6): 481‐486.  2. Barrows  H,  Kelson  AC.  (1995).  Monograph  1.  Problem‐Based  Learning  in Secondary Education and  the Problem‐Based Learning  Institute. Springfield, IL.  3. Boud D. (Ed.) (1985). Problem‐based Learning in Education for the  Professions.  Sydney,  Higher  Education  Research  and  Development Society of Australasia.  4. Dolmans HJMDiana, Willem De Grave, Wolfhagen HAPIneke,  Van Der Vleuten PM Cees (2005). Problem‐based learning: future  challenges  for  educational  practice  and  research.  Medical  Education, 39 (7): 732‐741.  5. Nguyen D. (2009). Study of the implementation of a problem‐based  learning  approach  in  university  classes  in  Vietnam.  School  of  Education, RMIT University.  6. Savin‐Baden  M.,  Howell  Major  C.  (2004).  Delineating  core  concepts  of  problem‐based  learning.  Foundations  of  Problem‐ based Learning. Society for Research  into Higher Eduction &  Open University Pres, 3‐9.  7. Til  CV, Heijden  FVD.  (2010). PBL  study  skills  ‐ An  overview.  Department  of  Educational  Development  &  Research,  Maastricht University, Maastricht.  8. Võ Minh Tuấn, Bành Thanh Lan, Trần Thị Lợi (2010). Đánh giá  hiệu  quả  của  chương  trình  giảng  dạy  theo  Y  Học  Chứng  Cứ  (Evidence ‐ Based Medicine) cho sinh viên y khoa năm thứ tư tại bộ  môn Phụ Sản, 2007 ‐ 2008. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí  Minh, 14(1): 289‐297.   9. Vụ Khoa học và Đào tạo ‐ Bộ Y Tế (2008). Hội thảo chia sẽ kinh  nghiệm phương pháp học tập dựa trên vấn đề. Hà Nội.  10. Walton HJ, Matthews MB.  (1989).  Essentials  of  problem‐based  learning. Medical Education, 23 (6): 542‐558.  Ngày nhận bài       21/08/2013.  Ngày phản biện nhận xét bài báo   04/09/2013.  Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013