Bài nghiên cứu xác định các yếu tố tác
động đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp bất động sản tại thành phố Hồ Chí
Minh. Với dữ liệu được thu thập từ 243 doanh
nghiệp bất động sản tại thành phố Hồ Chí
Minh, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp bị tác động
bởi năng lực tài chính, chính sách vĩ mô, chính
sách hỗ trợ của địa phương và đặc điểm của
doanh nghiệp.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
BẤT ĐỘNG SẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bùi Ngọc Toản*, Bùi Đức Tình**
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu xác định các yếu tố tác
động đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp bất động sản tại thành phố Hồ Chí
Minh. Với dữ liệu được thu thập từ 243 doanh
nghiệp bất động sản tại thành phố Hồ Chí
Minh, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp bị tác động
bởi năng lực tài chính, chính sách vĩ mô, chính
sách hỗ trợ của địa phương và đặc điểm của
doanh nghiệp.
Từ khóa: hiệu quả hoạt động, doanh
nghiệp, bất động sản, thành phố Hồ Chí Minh.
PERFORMANCE OF REAL ESTATE FIRMS IN HO CHI MINH CITY
ABSTRACT
This paper examines factors affecting the
performance of real estate firms in Ho Chi
Minh City. With the data collected from 243
real estate firms in Ho Chi Minh City, the
research results show that performance of
enterprises are impacted by financial capacity,
macro policies, local policies support and
characteristics of the business.
Key words: performance, firm, real estate,
Ho Chi Minh city.
1. GIỚI THIỆU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là đầu tàu
kinh tế của cả nước đã phát triển một cách
nhanh chóng về tốc độ tăng trưởng kinh tế,
cũng như tốc độ tăng trưởng dân số, đặc biệt
là một lượng lớn người nhập cư từ các địa
phương khác. Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh
luôn chịu áp lực ngày càng tăng về cơ sở hạ
tầng, cũng như nhu cầu lớn về nhà ở của người
dân, kèm theo đó là sự biến động về thị trường
bất động sản ngày càng tăng. Với thực tiễn đó,
hệ thống doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí
Minh cũng phát triển nhanh cả về quy mô lẫn
số lượng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp ngành bất động sản. Tuy nhiên, cùng
với sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp
thì sự cạnh tranh và những thách thức đối với
khả năng quản lý của những doanh nghiệp này
cũng theo đó tăng lên nhanh chóng (Bùi Ngọc
Toản, 2016). Chỉ với 6 tháng đầu năm 2017,
Thành phố Hồ Chí Minh đã có 18.000 doanh
nghiệp được thành lập, nhưng đến khoảng hơn
1/3 trong số đó là doanh nghiệp bất động sản,
phần lớn hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ bất động sản (Bùi Ngọc Toản, 2018).
Qua đó, chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp
ngành bất động sản đang “bùng nổ” trong thời
gian qua. Với áp lực cạnh tranh ngày càng
tăng, các doanh nghiệp ngành bất động sản
đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc
biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động để có thể
tồn tại và phát triển bền vững được. Với bài
* ThS. Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM, Email: buingoctoan@iuh.edu.vn
** Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Hậu Giang, Email: tinh.buiduc@sbv.gov.vn
73
nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tiến hành
khảo sát các doanh nghiệp bất động sản để xác
định được những yếu tố tác động đến hiệu quả
hoạt động. Kết quả nghiên cứu có giá trị tham
khảo đối với các nhà quản lý trong ngành bất
động sản, cũng như các nhà nghiên cứu và nhà
hoạch định chính sách.
2. MÔ HÌNH, Dữ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mô hình nghiên cứu
Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu thực
nghiệm về hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu tiến
hành xem xét dưới khía cạnh khảo sát quan
điểm của những người am hiểu về hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp bất động sản. Có thể kể đến các nghiệp
cứu như: Protogerou & các cộng sự (2017) đã
nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp trẻ (có thời gian hoạt động từ 3 đến 15
năm) tại 10 quốc gia ở Châu Âu và cho rằng:
trình độ người quản lý và nhân viên có tác
động đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp này; Tại Malaysia, Hamid & các cộng
sự (2015) đã khẳng định vai trò của khả năng
tiếp cận vốn và cho rằng tỷ lệ nợ có tác động
đến hiệu quả hoạt động của 92 doanh nghiệp ở
quốc gia này trong giai đoạn 2009-2011; Cũng
trong năm 2015, Xu & Banchuenvijit (2015)
đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu của 28 doanh
nghiệp (không bao gồm các doanh nghiệp tài
chính) niêm yết trên SSE 50 trong giai đoạn
2008-2012, kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ
lệ nợ vay và quy mô doanh nghiệp tác động
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;
Mumtaz & các cộng sự (2013) đã nghiên cứu
hiệu quả hoạt động của 83 doanh nghiệp tại
Pakistan trong giai đoạn 2006-2009, kết quả
nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc đặc điểm
của doanh nghiệp như khả năng tiếp cận vốn
và quy mô doanh nghiệp có tác động đến hiệu
quả hoạt động; Trong một nghiên cứu khác,
Kouser (2012) khi nghiên cứu dữ liệu của 70
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán Karachi của Pakistan
trong giai đoạn 2001-2010 đã cho rằng hiệu
quả hoạt động bị tác động bởi các yếu tố phản
ánh đặc điểm của doanh nghiệp như quy mô
doanh nghiệp; Ngoài ra, Safarova (2010) đã
thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của 76 doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoán New Zealand
giai đoạn 1996-2007 và cho rằng khả năng
tiếp cận vốn có tác động đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, Bùi
Ngọc Toản (2018) đã thu thập dữ liệu của 218
doanh nghiệp khởi nghiệp ngành bất động sản
và khẳng định vai trò của khả năng tiếp cận
vốn (thông qua thị trường vốn và thị trường
tiền tệ) trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp khởi nghiệp ngành bất
động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trước
đó, Bùi Ngọc Toản (2016) đã cho rằng chính
sách vốn lưu động, vấn đề vay nợ, quy mô
doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế có tác
động đến hiệu quả hoạt động của 35 doanh
nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn
2010-2014. Trong một nghiên cứu khác, Đoàn
Ngọc Phúc (2014) đã nghiên cứu hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, với
dữ liệu gồm 217 doanh nghiệp niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hố Chí
Minh và Hà Nội giai đoạn 2007-2012, kết quả
nghiên cứu cho thấy việc vay nợ và quy mô
doanh nghiệp có tác động đến hiệu quả hoạt
động. Ngoài ra, Phan Thị Minh Lý (2011) đã
khảo sát 112 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế nhằm xác định
sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu
cho thấy có bốn yếu tố tác động đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, gồm: yếu tố về
vốn, yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp,
chính sách của địa phương, chính sách vĩ mô.
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ...
74
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Kết quả của các bài nghiên cứu trước cho
thấy, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bị
tác động bởi các nhóm yếu tố: năng lực tài
chính, đặc điểm của doanh nghiệp, chính sách
hỗ trợ của địa phương và chính sách vĩ mô.
Dựa trên cơ sở này, nhóm tác giả sẽ tiến hành
xây dựng mô hình nghiên cứu, đồng thời bài
nghiên cứu cũng tiến hành điều chỉnh và bổ
sung thêm một số biến quan sát để phù hợp
với thực tiễn của các doanh nghiệp bất động
sản tại Thành phố Hồ Chí Minh, điều này cũng
được kỳ vọng sẽ tạo tính mới cho bài nghiên
cứu so với các nghiên cứu trước đây.
Vậy, mô hình nghiên cứu có dạng như sau:
HQHD = β
0
+ β
1
NLTC + β
2
DDDN + β
3
CSDP + β
4
CSVM + ε
Hình 1. Mô hình nghiên cứu dự kiến
2.2. Dữ liệu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn lọc để đưa
vào nghiên cứu gồm 243 quan sát, nhóm tác
giả thu thập trong quá trình điều tra, phỏng
vấn trực tiếp và ngẫu nhiên từ những doanh
nghiệp bất động sản tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Thời gian điều tra từ 01/01/2018 đến
ngày 05/02/2018 theo mẫu đã được thiết kế
sẵn.
2.3. Phương pháp phân tích
Bài nghiên cứu vận dụng phương pháp
phân tích mô hình hồi quy bội nhằm nhận dạng
và xác định mức độ tác động của các yếu tố
đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Phân tích hồi quy sẽ xác định sự tác động
của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Mô
hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức tác
động và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ
của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của
các biến độc lập. Kết quả hồi quy thực nghiệm
như sau:
Bảng 1. Kết quả mô hình nghiên cứu
Hệ số hồi quy chuẩn hóa Mức ý nghĩa
Năng lực tài chính (NLTC) 0,390 0,000***
Đặc điểm của doanh nghiệp (DDDN) 0,212 0,000***
Chính sách hỗ trợ của địa phương (CSDP) 0,305 0,000***
Chính sách vĩ mô (CSVM) 0,364 0,000***
Số quan sát 243
Kết quả kiểm định ANOVA (sig.) 0.000***
Hệ số xác định R2 69,4%
Ghi chú: (***) có ý nghĩa ở mức 1%
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
75
Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy mô
hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%, vậy mô
hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù
hợp với tập dữ liệu. Bên cạnh đó, để đánh giá
mức độ phù hợp của mô hình, ta sử dụng hệ số
xác định R2. Hệ số này cho biết mức độ giải
thích của mô hình hồi quy được xây dựng với
tập dữ liệu nghiên cứu. Hệ số này càng gần 1
thì mô hình xây dựng càng thích hợp với tập
dữ liệu mẫu và ngược lại càng gần 0 mô hình
kém phù hợp. Bảng kết quả mô hình hồi quy
cho thấy, hệ số xác định R2 = 69,4%, điều này
có nghĩa là 69,4% mức độ biến động về hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động
sản tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được giải
thích bởi những yếu tố là các biến độc lập đã
được chọn đưa vào mô hình.
Kết quả mô hình nghiên cứu có phương
trình hồi quy chuẩn hóa như sau:
HQHD = 0,390 NLTC + 0,212 DDDN +
0,305 CSDP + 0,364 CSVM
Với kết quả trên, ta thấy hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp bất động sản tại
Thành phố Hồ Chí Minh bị tác động mạnh
nhất bởi năng lực tài chính, tiếp đó là chính
sách vĩ mô, chính sách hỗ trợ của địa phương
và đặc điểm của doanh nghiệp. Điều này cũng
phản ánh rằng các yếu tố này có vai trò rất
quan trọng đối với hiệu quả hoạt động, cũng
như quá trình tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp ngành bất động sản tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
4. KẾT LUẬN
Với mục tiêu kiểm định sự tác động của
các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp bất động sản tại Thành phố Hồ
Chí Minh, nhóm tác giả đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng để làm sáng tỏ
vấn đề cần nghiên cứu và đạt được mục tiêu
đề ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực
tài chính, chính sách vĩ mô, chính sách hỗ trợ
của địa phương và đặc điểm của doanh nghiệp
có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt
động, cũng như quá trình tồn tại và phát triển
của các doanh nghiệp bất động sản tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu là cơ
sở để góp phần giúp doanh nghiệp bất động
sản nhìn nhận rõ hơn về vai trò của các yếu
tố này đối với hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp bất động sản cần
chú trọng hơn nữa về vấn đề nâng cao khả
năng tiếp cận vốn, khả năng thanh khoản và
xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm
nâng cao năng lực tài chính, góp phần quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan chức
năng và chính quyền địa phương cũng cần đưa
ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ một cách thiết
thực hơn nữa nhằm khuyến khích các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động
sản nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần
giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định
và bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Ngọc Toản (2018), Khả năng tiếp cận
vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp ngành
bất động sản, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
quốc tế “Kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp
– yếu tố thành công đối với sinh viên”,
ngày 24/01/2018.
[2]. Bùi Ngọc Toản (2016), Tác động của
chính sách vốn lưu động đến khả năng
sinh lợi trên tổng tài sản của các doanh
nghiệp ngành bất động sản Việt Nam, Tạp
chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số tạp chí
44(2016) 18-27.
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ...
76
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
[3]. Đoàn Ngọc Phúc (2014), Ảnh hưởng của
cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa
ở Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế
và chính trị thế giới, số 7(219).
[4]. Phan Thị Minh Lý (2011), Phân tích tác
động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Thừa Thiên - Huế. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng,
số 2 (43).
[5]. Hamid, M., Abdullahb, A., Kamaruzzaman,
N. (2015), Capital Structure and
Profitability in Family and Non-Family
Firms: Malaysian evidence, Procedia
Economics and Finance, 31 (2015 ) 44 – 55.
[6]. Kouser, R. (2012), Inter-Relationship
between Profitability, Growth and Size: A
Case of Non-Financial Companies from
Pakistan, Pak. J. Commer. Soc. Sci. 2012
Vol. 6 (2), 405-419.
[7]. Mumtaz, R., Rauf, S., Ahmed, B., Noreen,
U. (2013), Capital Structure and Financial
Performance: Evidence from Pakistan
(Kse 100 Index), Journal of Basic and
Applied Scientific Research, 3(4)113-119.
[8]. Protogerou, A., Caloghiroua, Y., Vonortas,
N. (2017), Determinants of young firms’
innovative performance: Empirical
evidence from Europe, Research Policy
(2017),
respol.2017.05.011.
[9]. Safarova, Y. (2010), Factors that determine
firm performance of New Zealand Listed
companies. Auckland University of
Technology.
[10]. Xu, M. & Banchuenvijit, W. (2015),
Factors Affecting Financial Performance
of Firms Listed on Shanghai Stock
Exchange 50(SSE 50). International
journal of Bussiness and economic.