- Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ
tướng về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia đến năm 2025"
- Căn cứ Quyết định số 4181/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Uỷ
ban nhân dân Thành phố về ban hành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế;
- Căn cứ Quyết định số 5342/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2016 của
UBND Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong thời gian qua - Những thuận lợi - khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các dự án khởi nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
46
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG
THỜI GIAN QUA - NHỮNG THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
Công ty TNHH Ươm tạo Doanh nghiệp Phần mềm Quang Trung
A. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ
tướng về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia đến năm 2025"
- Căn cứ Quyết định số 4181/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Uỷ
ban nhân dân Thành phố về ban hành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế;
- Căn cứ Quyết định số 5342/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2016 của
UBND Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo.
B. Những kết quả đạt được
- Tổng quan: cho đến thời điểm hiện tại (T10/2017) – TP. Hồ Chí Minh là
thành phố duy nhất trong cả nước có được một chương trình cụ thể để hỗ trợ các
nhóm khởi nghiệp với số vốn hỗ trợ lên đến 2.000.000.000đ (2 tỷ đồng) với tên
gọi SpeedUp 2017, điều này đã tạo ra một hiệu ứng rất tốt trong cộng đồng khởi
nghiệp, tạo động lực cho nhiều nhóm khởi nghiệp tích cực đưa ra các ý tưởng mới
trong mọi mặt của cuộc sống. Chương trình còn tạo điều kiện cho các vườn ươm
và các trung tâm tăng tốc khởi nghiệp tham dự chương trình (15 đơn vị) với vai
trò là đơn vị đầu mối tiếp nhận, thẩm định, hỗ trợ và giới thiệu các ý tưởng khả
thi cho Hội đồng chuyên gia do Sở KHCN thành lập để một lần nữa đánh giá để
xem xét hỗ trợ vốn.
- Nâng cao sự hiểu biết về KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO trong
cộng đồng, tìm sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội
- Kết quả cụ thể: Chương trình đã tuyển chọn được 77 ý tưởng để hội đồng
xem xét, đánh giá và đã chọn ra được 14 ý tưởng khả thi nhất để cấp vốn đối ứng
với số tiền là 11.750.000.000 (Mười một tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng) trong
đó: 03 dụ án nông nghiệp công nghệ cao; 01 dự án công nghệ cao; 07 dự án công
nghệ thông tin; 03 dự án giáo dục kết hợp với công nghệ thông tin.
C. Những thuận lợi – khó khăn trong quá trình triển khai chương trình
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
47
- Thuận lợi:
+ Với chính quyền, đoàn thể, tổ chức:
Sự quyết tâm của lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân và các Sở ngành trong việc xây dựng và thông qua chủ trương cùng các chính
sách cụ thể; sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời và nhanh chóng giải quyết các vướng mắc
trong quá trình triển khai
Sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể, hệ thống vườn ươm cũng như giới
truyền thông đã giúp đồng loạt đưa thông tin chương trình đến sinh viên, người
lao động trong các doanh nghiệp, người lao động tự do cũng như những hỗ trợ cụ
thể khi các nhóm khởi nghiệp có nhu cầu tiếp cận chương trình
Tạo được một không gian kết nối chung (SIHUB) ngay giữa lòng thành
phố để làm cầu nối/ điểm hoạt động chung cho hấu hết các chương trình/ sinh hoạt
chuyên đề về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và cho toàn hệ sinh thái hỗ trợ khởi
nghiệp hoạt động.
+ Với nhóm khởi nghiệp:
Hầu hết các các bạn trẻ, trình độ cao đang khát khao cống hiến – tạo ra các
giải pháp/ sản phẩm mới phù hợp với xu hướng công nghệ mới và với nhu cầu
của cộng đồng, của xã hội
Bắt kịp các xu hướng công nghệ hiện đại, các nhu cầu bức xúc của xã hội
như giao thông, y tế, nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, môi trường, công nghệ
cao, kinh tế chia sẻ để phát triển các ý tưởng mới
+ Với hệ thống vườn ươm:
Các vườn ươm lớn như: V.U khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công
nghệ cao, khu phần mềm Quang trung, Đại học quốc gia, Đại học Bách khoa đã
hình thành và phát triển được hơn/gần 10 năm với những kinh nghiệm được tích
lũy đã phát huy khả năng và hiệu quả khi tham dự chương trình
Các trung tâm tăng tốc khởi nghiệp, các trung tâm hỗ trợ sinh viên trong
các trường đại học cũng đã phát huy tác dụng khi đã tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện dần
các ý tưởng ngay từ khi mới hình thành
- Khó khăn:
+ Với chính quyền, đoàn thể, tổ chức:
Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần đầu tiên được
thực hiện một cách bài bản nhưng lại chưa có tiền lệ - do vậy việc xây dựng
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
48
chương trình hành động cùng các quy chế vận hành khá mất thời gian, chỉnh sửa
nhiều lần dẫn đến việc triển khai chậm so với tiến độ dự kiến.
Hồ sơ nhiều và phức tạp
Việc thành lập Hội đồng chuyên gia để xem xét, chấm điểm là rất tốt, tuy
nhiên do hồ sơ nhiều nên việc chấm điểm để chọn lựa cũng như sắp xếp các buổi
phản biện trực tiếp cho các ý tưởng khả thi còn mất nhiều thời gian, làm cho các
nhóm ý tưởng phải chờ đợi lâu mà không biết kết quả ra sao
Việc đánh giá của Hội đồng “quá khó” được ví như “bảo vệ đề tài khoa
học” nên số ý tưởng được đồng ý hỗ trợ vốn còn quá ít
+ Với nhóm khởi nghiệp:
Rất nhiều ý tưởng ở đạng “sơ khai” hay mới chỉ phát triển ở giai đoạn đầu
(dù đã qua bộ lọc là các vườn ươm) nên đã không vượt qua được những vòng sơ
tuyển, tuyển chọn ban đầu
Quá nhiều ý tưởng trùng lặp, giống nhau hay giống những giải pháp đang
có/đang khai thác trên thị trường
Các nhóm ý tưởng hầu hết không có những người ở các mảng kinh doanh,
quản trị doanh nhiệp (chỉ thuần công nghệ) nên không viết được các bản kế hoạch
kinh doanh, tài chính hợp lý – phù hợp với sự phát triển của ý tưởng/DN mình,
không có khả năng thuyết trình trước hội đồng, trong quá trình bảo vệ ý tưởng
còn “dấu thông tin” - không trình bày hết khả năng phát triển ý tưởng
Không biết khách hàng tiềm năng, thị trường tiêu thụ/sử dụng giải pháp
của mình ở đâu; chưa biết cách tiếp thị giải pháp đến người tiêu dung hay chỉ là
chung chung – không rõ ràng
Chưa có khả năng huy động, tìm kiếm các nguồn vốn khác trong khi vốn
của họ quá ít
+ Với các vườm ươm, trung tâm tăng tốc khởi nghiệp:
Nhân lực vật lực đều có hạn, nếu nhận thêm hỗ trợ ươm tạo các ý tưởng/DN
của CT SpeedUp sẽ thiếu nhân sự/kinh phí
Mặt bằng hiện hữu có giới hạn, đang hỗ trợ ươm tạo DN theo chương
trình/kế hoạch đã có sẽ thiếu cơ sở vật chất nếu nhận thêm nhiều DN/ nhóm ý
tưởng mới
D. Các đề xuất để triển khai chương trình hiệu quả hơn
1. Với Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN):
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
49
- Thiết kế lại nội dung các biểu mẫu, tiêu chí, phiếu đánh giá chấm điểm để
phù hợp hơn với đặc thù và tính chất của các dự án khởi nghiệp và theo từng giai
đoạn
- Thành lập 3 hội đồng để đánh giá ở 3 mức độ khác nhau của các ý tưởng
- Thống nhất với các chuyên gia về định hướng hỗ trợ của Chương trình theo
các giai đoạn sau (chia làm 03 giai đoạn):
+ Giai đoạn ươm tạo 1: Các ý tưởng ở dạng ban đầu/sơ khai nhưng có tiềm
năng phát triển; Các dự án khởi nghiệp được tuyển chọn từ các cuộc thi của các
cơ sở ươm tạo (chiếm 20% của cả quá trình) sẽ được xem xét hỗ trợ một khoản
kinh phí cố định (không quá 20% - 200.000.000đ). Sau thời gian hỗ trợ Hội đồng
Sở KH&CN sẽ tổ chức đánh giá lại các kết quả đạt được và xem xét các dự án đạt
yêu cầu được hỗ trợ ở giai đoạn tiếp theo với mức kinh phí cao hơn. Thời gian
cho giai đoạn này không quá 04 tháng.
+ Giai đoạn ươm tạo 2: Các ý tưởng sau vòng 1, nếu hội đồng xem xét là đạt
sẽ được chọn vào vòng 2 và kinh phí được cấp không quá 50% (800.000.000đ00)
để tiếp tục hoàn thiện ý tưởng/ giải pháp/ công nghệ. Thời gian cho giai đoạn này
không quá 07 tháng.
+ Giai đoạn ươm tạo 3 (tăng tốc): Các dự án khởi nghiệp vượt qua vòng 2 sẽ
có cơ hội nhận được mức kinh phí hỗ trợ tiếp theo cho giai đoạn hoàn thiện và
chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường (không quá 1 tỷ đồng) tùy thuộc vào kết quả
đánh giá của Hội đồng tư vấn – tuyển chọn. Ưu tiên cho các dự án có đối ứng.
Thời gian cho giai đoạn này không quá 13 tháng.
Với giai đoạn 1&2 vốn hỗ trợ của Sở KHCN có thể chiếm đến 90% và Sở
KHCN toàn quyền sở hữu với kết quả nghiên cứu/phát triển ý tưởng/giải pháp
này; nếu các nhóm ý tưởng không tiếp tục hoàn thiện và triển khai tiếp các giai
đoạn kế tiếp, Sở KHCN có quyền giao cho các nhóm khác tiếp tục phát triển nếu
thấy khả thi và các nhóm ý tưởng sẽ không có/còn bất cứ quyền lợi nào liên quan.
Với giai đoạn ươm tạo 3, tỉ lệ vốn của Sở KHCN sẽ chiếm khoảng 20%
đến 30% (như hiện nay) và thực hiện theo như chương trình đang chạy.
2. Truyền thông: cần truyền thông nhiều hơn, mạnh hơn nữa về các chương
trình hỗ trợ khởi nghiệp trên các phương tiện, đặc biệt là truyền hình để nhiều
người biết đến hơn nữa
3. Lựa chọn và thẩm định, đánh giá các ý tưởng nhanh hơn nữa
4. Tăng cường công tác đào tạo cho các nhóm ý tưởng đã được chọn hỗ trợ
kinh phí (song song với thời gian họ phát triển ý tưởng) để sau 06 đến 09 tháng
(qua giai đoạn 1&2) họ có thể tự lập được kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
50
phù hợp; có khả năng thuyết trình bảo vệ dự án cũng như kêu gọi đầu tư tài chính;
biết được thị trường tương lai và các nhóm khách hàng mục tiêu, các phương pháp
tiếp thị - triển khai sản phẩm thương mại cho sau giai đoạn 3.
5. Hỗ trợ kinh phí bảo trì/bảo dưỡng và đặc biệt là mở rộng các vườn ươm
hiện tại, tăng cường nhân lực/chất lượng nhân lực (vì họ có kinh nghiệm triển
khai) song song với xây dựng các V.U/TT hỗ trợ ươm tạo mới để họ phát huy tốt
hơn nữa khả năng của mình;
Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (SpeedUp 2017) của
TPHCM đã đạt được những thành công ban đầu và rất rõ rệt, đã chuyển hóa
“lượng” thành “chất” - tạo “cú hích” cho thời gian tiếp theo để thêm nhiều nhóm
khởi nghiệp/ý tưởng mới tham dự chương trình; dù còn nhiều khó khăn nhưng
thiết nghĩ với sự quyết tâm và đồng lòng của toàn xã hội, sự ủng hộ không chỉ
dừng ở chủ trương mà là các chính sách/chương trình/phương thức thực hiện cụ
thể của Lãnh đạo Thành ủy/ Hội đồng nhân dân/ Ủy ban nhân dân thì chắc chắn
TPHCM sẽ vươn lên dẫn đầu trong việc hình thành – phát triển cộng đồng khởi
nghiệp Việt Nam, tiến tới đạt mục tiêu trở thành thủ đô của khởi nghiệp./.