Hiệu quả kiểm soát đau bằng giảm đau đa mô thức trong thay khớp háng bán phần

Đặt vấn đề: Đau sau phẫu thuật thay khớp háng ảnh hưởng tiêu cực đến vận động và tâm lý của bệnh nhân. Xử trí đau không hợp lý có thể gây ra một số biến chứng làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng ngày nằm viện và tăng phí chăm sóc. Giảm đau thường quy không đáp ứng được yêu cầu giảm đau của người bệnh. Giảm đau đa mô thức đang là xu thế hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Là đánh giá hiệu quả của phương pháp giảm đau đa mô thức so với phương pháp giảm đau thường quy trong phẫu thuật thay khớp háng bán phần (tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các trường hợp có chỉ định phẫu thuật thay khớp háng bán phần không xi măng tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 10/2012 đến 01/2014. Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn loại trừ được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm: nhóm A áp dụng giảm đau đa mô thức, nhóm B áp dụng giảm đau theo cách thường quy. Đánh giá cường độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analogue Scale), mức độ đau nhiều nhất và ít nhất theo thang điểm BPI (Brief Pain Inventory) vào ngày 1, 2, 3, 4, ngày 7 sau phẫu thuật. Đánh giá biên độ vận động khớp và thời điểm hợp tác tập vật lý trị liệu. Ghi nhận các biến chứng liên quan đau, tác dụng phụ của thuốc giảm đau, các biến chứng do thủ thuật. Kết quả: Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về tuổi và giới tính, thời gian mổ. Mặc dù điểm đau VAS ở hai nhóm tương tự nhau vào ngày thứ 7 sau phẫu thuật, nhưng có sự khác biệt đáng kể vào 4 ngày đầu sau phẫu thuật. Nhóm A có điểm đau ở mức độ nhẹ chiếm đa số, ít sử dụng giảm đau khẩn cấp, phục hồi biên độ khớp sớm, hợp tác sớm với vật lý trị liệu, bệnh nhân rất hài lòng và xuất viện sớm. Trong khi ở nhóm B có điểm đau ở mức độ trung bình và nặng chiếm đa số trong các ngày đầu sau phẫu thuật, sử dụng nhiều giảm đau khẩn cấp, phục hồi biên độ khớp chậm, hợp tác muộn với vật lý trị liệu, bệnh nhân ít hài lòng và xuất viện muộn. Ngoài ra các biến chứng nguy hiểm liên quan đau như ức chế hô hấp, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch chỉ xảy ra ở nhóm B mà không xảy ra ở nhóm A. Nhóm A xảy ra các tác dụng phụ nhẹ và không đáng kể. Kết luận: Giảm đau đa mô thức cho hiệu quả vượt trội hơn giảm đau thường quy. Giảm đau đa mô thức là phương pháp giảm đau an toàn.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả kiểm soát đau bằng giảm đau đa mô thức trong thay khớp háng bán phần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 52 HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT ĐAU BẰNG GIẢM ĐAU ĐA MÔ THỨC TRONG THAY KHỚP HÁNG BÁN PHẦN Lâm Đạo Giang*, Đinh Hữu Hào*, Đỗ Phước Hùng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đau sau phẫu thuật thay khớp háng ảnh hưởng tiêu cực đến vận động và tâm lý của bệnh nhân. Xử trí đau không hợp lý có thể gây ra một số biến chứng làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng ngày nằm viện và tăng phí chăm sóc. Giảm đau thường quy không đáp ứng được yêu cầu giảm đau của người bệnh. Giảm đau đa mô thức đang là xu thế hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Là đánh giá hiệu quả của phương pháp giảm đau đa mô thức so với phương pháp giảm đau thường quy trong phẫu thuật thay khớp háng bán phần (tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các trường hợp có chỉ định phẫu thuật thay khớp háng bán phần không xi măng tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 10/2012 đến 01/2014. Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn loại trừ được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm: nhóm A áp dụng giảm đau đa mô thức, nhóm B áp dụng giảm đau theo cách thường quy. Đánh giá cường độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analogue Scale), mức độ đau nhiều nhất và ít nhất theo thang điểm BPI (Brief Pain Inventory) vào ngày 1, 2, 3, 4, ngày 7 sau phẫu thuật. Đánh giá biên độ vận động khớp và thời điểm hợp tác tập vật lý trị liệu. Ghi nhận các biến chứng liên quan đau, tác dụng phụ của thuốc giảm đau, các biến chứng do thủ thuật. Kết quả: Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về tuổi và giới tính, thời gian mổ. Mặc dù điểm đau VAS ở hai nhóm tương tự nhau vào ngày thứ 7 sau phẫu thuật, nhưng có sự khác biệt đáng kể vào 4 ngày đầu sau phẫu thuật. Nhóm A có điểm đau ở mức độ nhẹ chiếm đa số, ít sử dụng giảm đau khẩn cấp, phục hồi biên độ khớp sớm, hợp tác sớm với vật lý trị liệu, bệnh nhân rất hài lòng và xuất viện sớm. Trong khi ở nhóm B có điểm đau ở mức độ trung bình và nặng chiếm đa số trong các ngày đầu sau phẫu thuật, sử dụng nhiều giảm đau khẩn cấp, phục hồi biên độ khớp chậm, hợp tác muộn với vật lý trị liệu, bệnh nhân ít hài lòng và xuất viện muộn. Ngoài ra các biến chứng nguy hiểm liên quan đau như ức chế hô hấp, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch chỉ xảy ra ở nhóm B mà không xảy ra ở nhóm A. Nhóm A xảy ra các tác dụng phụ nhẹ và không đáng kể. Kết luận: Giảm đau đa mô thức cho hiệu quả vượt trội hơn giảm đau thường quy. Giảm đau đa mô thức là phương pháp giảm đau an toàn. Từ khóa: Giảm đau đa mô thức. ABSTRACT EFFECTIVENESS OF MULTIMODAL PAIN MANAGEMENT AFTER HIP BIPOLAR HEMIARTHROPLASTY Lam Dao Giang, Dinh Huu Hao, Do Phuoc Hung, * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 52 - 59 Background: Painafterhip replacement badlyaffects patient’s motionand mental function. Impropermanagement of pain can causeanumber of complications, reducequality of life, increase costs and duration of stay. Regular analgesics can not satisfy the patient’s requirement. Multimodal analgesicis is the trend * Bệnh viện Nhân dân Gia Định ** Bộ môn Chấn thương chỉnh hình & Phục hồi chức năng ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc:BS. Lâm Đạo Giang ĐT: 0913152716 Email:bsgiang77@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình 53 today. Objectives: To evaluate the effectiveness of multimodal method versus conventional treatment for pain relief of patients in bipolar hip replacement (at Nhan Dan Gia Dinh Hospital). Materials and method: From 10/2012 to 01/2014 all cases indicated noncemented bipolar hip replacement were involved at Nhan Dan Gia Dinh Hospital. Patients met selective criteria were randomized into 2 groups: group A was applied multimodal analgesic, group B applied conventional analgesic. The level and intensity of pain were assessed according to VAS (Visual Analogue Scale) and BPI scale (Brief Pain Inventory) on the 1st, 2nd, 3rd, 4th, 7th day of postoperation. ROM, the time to start collaborating physiotherapy, the complications associated with pain, side effects of pain medications, and complications from the analgesic procedures were also recorded. Results: There was no difference between the two groups relating age, gender, and operative time. Although VAS scores were similar in both group sat the 7th day postoperation, but there was significant difference in the first 4day postoperation. Group A had majority of mild pain, lessuse of urgentpainkillers, earlier restore of ROM and cooperation with physiotherapy. Patients were very satisfied and discharged sooner. Group B had majority of moderate and severe pain in the first day postoperation, more use of urgent pain reliefs, delayed restore of ROM and cooperation with physiotherapy. Patients were less satisfied and discharged laterly. In addition, serious complications associated with pain such as respiratory depression, pneumonia, venous thrombosis only occurredingroup B. Conclusions: Multimodal analgesiahas superior effectiveness over conventional analgesia in aspects of pain relief and consequence of pain. Multimodal analgesia is a relative safe method. Key word: Multimodal analgesia. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ hơn 40 năm qua, đau sau phẫu thuật còn là mối quan tâm của nhiều phẫu thuật viên và kiểm soát đau sau phẫu thuật vẫn là một thách thức. Một nghiên cứu của Warfield và Kahn 1995 cho thấy có đến 80% bệnh nhân bị đau từ trung bình đến nặng sau phẫu thuật(18). Đau quá mức được xem là thất bại sớm của thay khớp nếu như không kiểm soát được nó, bởi nó có những ảnh hưởng tiêu cực đến vận động của bệnh nhân và sự hợp tác của bệnh nhân với vật lý trị liệu(14). Xử trí đau không hợp lý có thể gây ra những nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm phổi, mất ngủ, rối loạn nhận thức, chậm lành vết thương và như thế làm giảm chất lượng cuộc sống và làm tăng ngày nằm viện, tăng phí chăm sóc (14,17,4,7,8). Nếu đau nhiều trong suốt giai đoạn sau phẫu thuật có thể dẫn đến hội chứng đau mạn tính(1,3,14). Những tiến bộ đáng kể hiểu biết sinh lý đau cho thấy cảm nhận đau là quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn và nhiều yếu tố ảnh hưởng trên những giai đoạn đó. Đó là nền tảng cho việc ra đời của phương pháp giảm đau đa mô thức. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu can thiệp phân bổ ngẫu nhiên có nhóm chứng tất cả các trường hợp có chỉ định phẫu thuật thay khớp háng bán phần không xi măng tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 10/2012 đến 01/2014. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm ngẫu nhiên: nhóm A áp dụng phương pháp giảm đau đa mô thức, nhóm B áp dụng phương pháp giảm đau thường quy tại khoa. Các bệnh nhân sau khi được thay khớp háng sẽ được đánh giá: - Các biến số liên quan đau: cường độ đau theo thang điểm đau VAS (Visual Analog scale), mức độ đau nhiều nhất, đau ít nhất theo BPI (Brief pain Inventory). - Các biến số liên quan hệ quả của đau: biên độ vận động chủ động khớp háng, thời điểm hợp tác tập vật lý trị liệu, sự hài lòng của bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 54 nhân sau mổ, dùng thuốc giảm đau khẩn cấp. Các biến chứng sau phẫu thuật liên quan đau. - Các biến số liên quan đến tác dụng phụ và tai biến của thuốc hoặc tai biến của thủ thuật. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc tính mẫu nghiên cứu Bảng1: Đặc tính mẫu nghiên cứu (n=112) Đặc tính mẫu Nhóm A (n=56) Nhóm B (n=56) Giá trị p Tần số% Tần số% Tuổi (trung bình ± ĐLC) 67,66 ± 6,92 68,17 ± 5,81 0,0593 Giới Nữ 41 73,21 38 67,86 0,534 Nam 15 26,79 18 32,14 Lượng máu mất Trung vị; 25% - 75% 150 (150 – 200) 120 (150 – 200) Thời gian mổ 62,68 ± 6,10 63,57 ± 6,59 0,4584 Số ngày nằm viện Trung bình ± ĐLC 11,55 ±5,01 16,14 ± 4,49 Trung vị; 25% - 75% 11 (10 – 11) 16 (14 – 17) 0,000 Nhận xét: Độ tuổi, giới tính trung bình, lượng máu mất, thời gian mổ tương đồng ở cả hai nhóm nghiên cứu. Số ngày nằm viện ở nhóm B cao hơn nhóm A ở mức có ý nghĩa thống kê. Đau và những hệ quả của đau Cường độ đau theo thang điểm VAS Bảng 2: Cường độ đau theo thang điểm đau VAS sau phẫu thuật Thời gian nghiên cứu Nhóm A Nhóm B Trung bình (Độ lệch chuẩn) Trung vị (p25 – p75) Trung bình (Độ lệch chuẩn) Trung vị (p25 – p75) Giá trị p VAS chung Ngày 1(n=56) 2,54 (1,16) 2 (2 – 3) 6,69 (1,15) 7 (6 – 8) <0,0 01 Ngày 2(n=56) 2,29 (1,06) 2 (2 – 3) 5,88 (0,94) 6 (5 – 7) <0,0 01 Ngày 3(n=56) 2,54 (0,95) 2 (2 – 3) 5,23 (0,91) 5 (5 – 6) <0,0 01 Ngày 4(n=56) 3,18 (0,79) 3 (3 – 4) 3,95 (0,59) 4 (4 – 4) <0,0 01 Ngày 7(n=56) 2,69 (0,66) 3 (2 - 3) 2,98 (0,59) 3 (3 – 3) 0,05 12 P=0,0151 P < 0,0010 Nhận xét: NhómA có cường độ đau thấp hơn so với nhóm B trong 4 ngày đầu sau phẫu thuật. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Mức độ đau nhiều nhất và ít nhất trong 24 giờ theo BPI Bảng 3: Tần suất đau nhiều nhất và ít nhất theo thang điểm BPI Đau nhiều nhất Không đau Tần số (%) Nhẹ Tần số (%) Trung bình Tần số (%) Nặng Tần số (%) (n=56) A B A B A B Ngày 1 -- 34 (60, 71) 20 (35,71) 10(17,86) 2(3,57) 46(82,14) Ngày 2 -- 41 (73,21 ) 13 (23,21) 31(55,36) 2(3,57) 25(44,64) Ngày 3 -- 38 (67,86) 17 (30,36) 47(63,93) 1(1,79) 9(16,07) Ngày 4 -- 10 (17,86) 3(5,36) 46 (82,14) 53(94,64) -- Ngày 7 -- 27 (48,21) 17(30,36) 29 (51,79) 39(69,64) -- Bảng 4: Tần suất đau ít nhất theo thang điểm BPI Đau ít nhất Không đau Tần số (%) Nhẹ Tần số (%) Trung bình Tần số (%) Nặng Tần số (%) A B A B A B A B Ngày 1 8 (14,29) 46 (82,14) 11 (19,64) 2 (3,57) 45 (80,36) -- Ngày 2 15 (26,79) 39 (69,64) 28 (50,00) 2 (3,57) 28 (50,00) -- Ngày 3 5 (8,93) 49 (87,50) 43 (76,79) 2 (3,57) 13 (23,21) -- Ngày 4 4 (7,14) 52 (92,86) 53 (94,64) -- 3 (5,36) -- Ngày 7 3 (5,36) 53 (94,64) 55 (98,21) -- 1 (1,79) -- Nhận xét: Ở nhóm A, lúc đau nhiều nhất thì mức độ đau nhẹ chiếm đa số vào 3 ngày đầu sau phẫu thuật, còn lúc đau ít nhất thì mức độ đau nhẹ chiếm phần lớn ở các ngày sau phẫu thuật. Ở nhóm B, lúc đau nhiều nhất thì mức độ đau nặng chiếm đa số vào ngày đầu sau phẫu thuật và mức độ đau trung bình chiếm phần lớn ở các ngày còn lại. Lúc đau ít nhất thì mức độ đau nhiều nhất chiếm đa số vào 2 ngày đầu sau phẫu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình 55 thuật, các ngày còn lại thì mức độ đau nhẹ chiếm đa số. Tần suất sử dụng giảm đau khẩn cấp Nhóm B cần giảm đau khẩn cấp nhiều vào ngày đầu sau phẫu thuật và giảm dần vào ngày 2, 3 sau phẫu thuật. Nhóm A ít dùng giảm đau khẩn cấp vào ngày 1 và không dùng vào ngày 2, 3 sau phẫu thuật. Bảng 5: Tần suất sử dụng giảm đau khẩn cấp Nhóm nghiên cứu Nhóm A (n=56) Nhóm B (n=56) Tramadol 0,1 g/100ml Tần suất (%) Tần suất (%) Giá trị P Ngày 1 2 (3,57 ) 46 (82,14 ) <0,001 Ngày 2 0 (0,00) 25 (44,64) <0,001 Ngày 3 0 (0,00) 9 (16,07) 0,001 Sự phục hồi biên độ gấp háng Bảng 6: Biên độ gấp háng theo thời gian sau phẫu thuật Thời gian nghiên cứu Nhóm A Nhóm B Trung bình (Độ lệch chuẩn) Trung vị (p25 – p75) Trung bình (Độ lệch chuẩn) Trung vị (p25 – p75) Giá trị p Gấp Ngày 1 (n=56) 60,21 (10,87) 63 (60 – 66) 28 (8,94) 28 (20 – 32) <0,00 1 Ngày 2 (n=56) 70,75 (8,06) 72 (68 – 76) 41,32 (10,06) 40 (36 – 47) <0,00 1 Ngày 3 (n=56) 79,04 (6,14) 78 (76 – 82) 53,96 (11,1) 56 (44 – 62) <0,00 1 Ngày 4 (n=56) 86,57 (5,14) 86 (84 – 90) 65,79 (10,47) 68 (56 – 76) <0,00 1 Ngày 7 (n=56) 96 (5,96) 96 (94 - 98) 74,75 (12,02) 76 (65 – 84) <0,00 1 Nhận xét: Biên độ vận động khớp của bệnh nhân ở nhóm A phục hồi khá tốt vào ngày đầu tiên sau mổ với biên độ gấp > 60 độ và cải thiện tăng dần vào các ngày hậu phẫu tiếp theo. Trong khi biên độ gấp của nhóm B còn hạn chế vào ngày đầu sau phẫu thuật, nhưng cũng cải thiện dần đến ngày 7 sau phẫu thuật. So với nhóm A thì biên độ gấp của nhóm B thấp hơn với mức có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Thời điểm bệnh nhân hợp tác tập vật lý trị liệu sau mổ Bảng 7: Thời điểm hợp tác tập vật lý trị liệu sau mổ Thời điểm tập vật lý trị liệu Nhóm A Nhóm B Giá trị p Thời điểm tập vật lý trị liệu Nhóm A Nhóm B Giá trị p Trung bình ± ĐLC 1,54 ± 0,76 3,39 ± 0,68 <0,001 Trung vị (25% - 75%) 1 (1 – 2) 3 (3 – 4) Nhận xét: Bệnh nhân ở nhóm A hợp tác tập vật lý trị liệu vào ngày đầu sau mổ, trong khi nhóm B thì hợp tác với vật lý trị liệu vào ngày 3 sau mổ. Sự hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật Bảng 8: Bảng điểm về sự hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật Điểm hài lòng Nhóm A Trung bình ± DLC Nhóm B Trung bình ± DLC Giá trị P Ngày 1 8,23 ± 0,94 5,31± 0,65 <0,001 Ngày 2 8,72± 1,10 5,41 ± 0,66 <0,001 Ngày 3 8,64 ± 1,23 5,47 ± 0,79 <0,001 Ngày 4 7,96 ± 1,12 6,13± 0,58 <0,001 Ngày 7 8,92 ± 1,24 6,24 ± 0,46 <0,001 Nhận xét: Bệnh nhân ở nhóm A rất hài lòng vào ngày đầu sau phẫu thuật và kéo dài đến ngày thứ 7 sau phẫu thuật. Trong khi ở nhóm B, bệnh nhân ít hài lòng vào 3 ngày đầu và hài lòng vào ngày thứ 4, 7 sau phẫu thuật. Các biến chứng liên quan đau sau phẫu thuật Nhận xét: Ức chế hô hấp (7,14%)viêm phổi(3,57%) huyết khối tĩnh mạch (5,36%) chỉ xảy ra ở nhóm B mà không xảy ra ở nhóm A. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bí tiểu xảy ra ở nhóm B (7,14%) cao hơn nhóm A (3,57%), tuy nhiên sự khác biệt không có nghĩa thống kê (P>0,05). Biến chứng và tác dụng phụ của thuốc, tai biến liên quan thủ thuật Biến chứng và tác dụng phụ thuốc Viêm dạ dày cũng có xảy ra ở nhóm B (5,36%) và không có ở nhóm A. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Buôn nôn và nôn xảy ra ở nhóm B (32,14%) nhiều hơn ở nhóm A (5,36%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Chóng mặt xảy ra ở cả hai nhóm, ở nhóm A (12,5%) thấp hơn nhóm B (16,07%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tê chân (10,71%), ngủ gà ngủ gật (10,71%) chỉ xảy ra Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 56 ở nhóm A, không có ở nhóm B. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,012). Ngoài ra, các biến chứng khác như xuất huyết tiêu hóa, dị ứng thuốc, tụt huyết áp, chúng tôi ghi nhận không thấy xảy ra ở cả hai nhóm nghiên cứu. Các tai biến liên quan thủ thuật Các tai biến do thủ thuật như đau đầu, tê toàn bộ tủy sống, hội chứng chùm đuôi ngựa, viêm màng não do nhiễm trùng, tụ máu chèn ép thần kinh không xảy ra ở cả hai nhóm. Đau lưng xảy ra ở nhóm A (5,36%) không xảy ra ở nhóm B. Nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). BÀN LUẬN Hiệu quả vượt trội của phương pháp giảm đau đa mô thức so với phương pháp giảm đau thường quy Thứ nhất, là đạt được hiệu quả giảm đau tốt Xóa đi nỗi ám ảnh của đau, giúp bệnh nhân hài lòng hơn vào những ngày đầu sau phẫu thuật và cải thiện chất lượng cuộc sống vào những ngày tiếp theo sau đó. Kết quả ở bảng 2 thể hiện trong 4 ngày đầu sau phẫu thuật điểm đau VAS ở nhóm B lần lượt là 7; 6; 5; 4. Trong khi điểm đau VAS trong 4 ngày đầu sau phẫu thuật ở nhóm A lần lượt là 2; 2; 2; 3. Kết quả này cho thấy có sự khác biệt đáng kể về điểm đau giữa hai nhóm giảm đau. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ cường độ đau của người bệnh ở nhóm B còn cao và chiếm đa số ở mức độ trung bình và nặng trong 4 ngày đầu sau phẫu thuật, nhưng với nhóm A cường độ đau giảm xuống thấp đáng kể và mức độ đau nhẹ chiếm đa số trong 4 ngày đầu sau phẫu thuật. Khảo sát thêm lúc người bệnh đau nhiều nhất và lúc đau ít nhất trong 24 giờ của 3 ngày đầu sau phẫu thuật. Kết quả ở bảng 3 cho thấy, người bệnh ở nhóm B lúc nào cũng đau ở mức độ trung bình và có lúc đau ở mức độ nặng, trong khi người bệnh ở nhóm A lúc nào cũng đau ở mức độ nhẹ và có lúc không đau. Khi tham khảo các nghiên cứu về phương pháp giảm đau đa mô thức trong phẫu thuật thay khớp háng trên thế giới, chúng tôi thấy rằng nhận định về hiệu quả giảm đau của phương pháp giảm đau đa mô thức so với phương pháp giảm đau thường quy của chúng tôi cũng tương đồng với một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài(6,12,13). Nghiên cứu của Hebl JR và cộng sự (2005)(6) cũng cho thấy hiệu quả giảm đau đáng kể của phương pháp giảm đau đa mô thức so với phương pháp giảm đau thường quy trong phẫu thuật thay khớp háng. Tác giả so sánh với nhóm chứng đã sử dụng phương pháp giảm đau thường quy trước đó, kết quả cho thấy giảm được trung bình của điểm đau tối đa VAS từ 7 điểm ở nhóm chứng xuống còn 2 điểm ở nhóm giảm đau đa mô thức vào ngày đầu sau phẫu thuật, các ngày hậu phẫu tiếp theo cũng cho thấy điểm đau tối đa VAS giảm đáng kể của nhóm sử dụng phương pháp giảm đau đa mô thức so với nhóm chứng với mức có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Nghiên cứu can thiệp phân bổ ngẫu nhiên có nhóm chứng của Parvataneni HK và cộng sự (2007)(13) cho thấy, điểm đau VAS trung bình trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật ở nhóm sử dụng phương pháp giảm đau thường quy (giảm đau Morphine do bệnh nhân tự điều chỉnh) lần lượt là 5,6; 4,1; và 4,5 giảm xuống còn 3,8; 2,8 và 2,6 ở nhóm sử dụng phương pháp giảm đau đa mô thức và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có nhóm chứng của Lee KJ và cộng sự (2009)(11). Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy hiệu quả giảm đau rất đáng kể của phương pháp giảm đau đa mô thức, như điểm đau VAS trung bình vào 3 ngày đầu sau phẫu thuật lần lượt là 7,6; 4,9; và 3,6 ở nhóm sử dụng phương pháp giảm đau thường quy giảm xuống còn 3,0; 2,0 và 2,1 ở nhóm sử dụng phương pháp giảm đau đa mô thức. Đau nhiều sau phẫu thuật khiến cho bệnh nhân không hài lòng trong suốt quá trình nằm viện, điều này được xem như là nỗi ám ảnh hay tổn thương mặt tâm lý của bệnh nhân. Kết quả ở bảng 7 cho thấy bệnh nhân ở nhóm giảm đau đa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình 57 mô thức rất hài lòng vào ngày đầu sau phẫu thuật, với điểm 8,23 ± 0,94 (theo thang điểm 10) và kéo dài đến ngày 7 sau phẫu thuật với điểm hài lòng là 8,92 ± 1,24 (theo thang điểm 10). Trong khi bệnh nhân ở nhóm sử dụng giảm đau thường quy ít hài lòng trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật, với điểm hài lòng lần lượt là 5,31 ± 0,65; 5,4 1 ± 0,66; 5,47 ± 0,79 và hài lòng vào ngày 7 sau phẫu thuật với điểm là 6,24 ± 0,46. Tham khảo nghiên cứu các tác giả nước ngoài, cũng cho thấy bệnh nhân rất hài lòng sau phẫu thuật nếu được giảm đau tốt. Nghiên cứu của Parvataneni HK và cộng sự (2007) ghi nhận, điểm hài lòng lúc xuất viện lên đến 9,2 điểm ở nhóm giảm đau đa mô thức, trong khi chỉ có 6,7 ở nhóm chứng(13). Nếu giảm đau không tốt thì mức độ hài lòng thấp. Nghiên cứu khác của Post ZD ghi nhân nếu chỉ sử dụng kết hợp các thuốc giảm đau hoặc dùng giảm đau PCA cho thấy điểm số hài lòng chỉ ở mức 5,0 vào ngày 1 và 5,5 vào ngày 2 sau phẫu thuật(16). Thứ hai, là giảm sử dụng thuốc giảm đau khẩn cấp Giảm đau tốt làm giảm nhu cầu sử dụng giảm đau khẩn cấp. Kết quả ở bảng 4 cho thấy: tần suất sử dụng giảm đau khẩn cấp ở nhóm A là 3,57% vào ngày 1, không có ca nào vào ngày 2 và 3 sau phẫu thuật. Trong khi ở nhóm B là 82,14% vào ngày 1, 44,64% vào ngày 2 và 16,07% vào ngày 3 sau phẫu thuật. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Như vậy, phương pháp giảm đau đa mô thức làm giảm tần suất sử dụng giảm đau khẩn cấp ở nhóm sử dụng giảm đau thường quy, từ 82,14% xuống còn 3,57% vào ngày đầu sau phẫu thuật, từ 44,64% và 16,07 % xuống còn 0% vào ngày 2 và 3 sau phẫu thuật. Trong nghiên cứu của các tác giả khác, vì giảm đa
Tài liệu liên quan