Hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp vùng núi huyện tân kỳ, tỉnh Nghệ An: Nghiên cứu trường hợp xã nghĩa dũng

Abstract: Nghiên cứu được thực hiện xã miền núi Nghĩa Dũng của huyện Tân Kỳ nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tiềm năng đất đai vùng trung du miền núi với các đặc tính đất đai của các loại đất phù sa, đất nâu vàng, đất ferralit với các loại hình sử dụng đất lúa, ngô, lạc, mía, sắn. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp khu vực miền núi được nghiên cứu theo các loại đất, điều kiện địa hình, theo các nhóm hộ sử dụng đất, theo đối tượng sử dụng đất và theo hệ thống sử dụng đất. Mức độ đầu tư tính theo ha/vụ cao nhất lại cây mía, thâp nhất là loại hình sử dụng đất trồng sắn và trồng ngô. Loại hình sử dụng đất trồng mía mang lại lợi nhuận cao nhất về tổng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và thấp nhất là loại hình sử dụng đất trồng ngô. Hiệu quả kinh tế mang lại cao nhất trong một năm là kiểu sử dụng đất trồng lúa-ngô-lúa có tổng giá trị sản xuất là 83.998.055 đồng/ha/năm và giá trị tăng thêm là 52.383.421 đồng/ha/năm và thấp nhất là kiểu sử dụng đất lúa-lúa có tổng giá trị sản xuất là 61.666.130 đồng/ha/năm, giá trị tăng thêm đạt 26.744.661 đồng/ha/năm. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế đề xuất ra loại hình sử dụng đất thích hợp và giải pháp phát triển kinh tế bền vững theo điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của vùng trung du miền núi tỉnh Nghệ An.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp vùng núi huyện tân kỳ, tỉnh Nghệ An: Nghiên cứu trường hợp xã nghĩa dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/319896052 HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG NÚI HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ NGHĨA DŨNG Article · January 2017 DOI: 10.26459/jard.v124i10.4004 CITATIONS 0 READS 29 1 author: Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Land Evaluation View project Nguyen Phuc Khoa Kyoto University 7 PUBLICATIONS   0 CITATIONS    SEE PROFILE All content following this page was uploaded by Nguyen Phuc Khoa on 04 June 2018. The user has requested enhancement of the downloaded file. Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 1859–1388 Tập 124, Số 10, 2016. Tr 143-152 1 HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ MIỀN NÚI NGHĨA DŨNG, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN Nguyên Thành Nam(1), Nguyễn Phúc Khoa(1) Phạm Hoàng Vũ(2) (1) Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (2) Trường Cao Đẳng sư phạm Huế Email: nguyenthanhnam@huaf.edu.vn Abstract: Nghiên cứu được thực hiện xã miền núi Nghĩa Dũng của huyện Tân Kỳ nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tiềm năng đất đai vùng trung du miền núi với các đặc tính đất đai của các loại đất phù sa, đất nâu vàng, đất ferralit với các loại hình sử dụng đất lúa, ngô, lạc, mía, sắn. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp khu vực miền núi được nghiên cứu theo các loại đất, điều kiện địa hình, theo các nhóm hộ sử dụng đất, theo đối tượng sử dụng đất và theo hệ thống sử dụng đất. Mức độ đầu tư tính theo ha/vụ cao nhất lại cây mía, thâp nhất là loại hình sử dụng đất trồng sắn và trồng ngô. Loại hình sử dụng đất trồng mía mang lại lợi nhuận cao nhất về tổng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và thấp nhất là loại hình sử dụng đất trồng ngô. Hiệu quả kinh tế mang lại cao nhất trong một năm là kiểu sử dụng đất trồng lúa-ngô-lúa có tổng giá trị sản xuất là 83.998.055 đồng/ha/năm và giá trị tăng thêm là 52.383.421 đồng/ha/năm và thấp nhất là kiểu sử dụng đất lúa-lúa có tổng giá trị sản xuất là 61.666.130 đồng/ha/năm, giá trị tăng thêm đạt 26.744.661 đồng/ha/năm. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế đề xuất ra loại hình sử dụng đất thích hợp và giải pháp phát triển kinh tế bền vững theo điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của vùng trung du miền núi tỉnh Nghệ An. Từ khóa: Bền vững, miền núi, nông nghiệp, tập quán, Nghĩa Dũng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp là hoạt động sản xuất có từ lâu đời nhất trong cộc sống của loại người chúng ta. Tất cả các nước trên thế giới đều xuất phát từ ngành nông nghiệp để phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng của đất, lấy tài nguyên đất đai là nguồn lực phát triển các ngành khác. Vì vậy, việc sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý có hiệu quả theo quản điểm sinh thái đang trở thành một vấn đề hết sức quang trọng ở mỗi quốc gia, địa phương (Thái Phiên, 2000). Trong thời gian qua, sự gia tăng dân số quá nhanh cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho yêu cầu sử dụng đất ngày càng cao. Việc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau làm ảnh hưởng đến nhiều hướng khác nhau. Trên thế giới và Việt Nam đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững, trong đó sử dụng đất bền vững là một lý do để FAO đưa ra “Hiến chương sử dụng đất hợp lý” vì an toàn lương thực và sự tồn tại của con người trên thế giới (FAO, 1995). Việt Nam là một trong những nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn tài nguyên phong phù với 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi và có mặt ở 41 tỉnh thành kéo dài từ Bắc xuống Nam với diện tích đất dốc dưới 150 chiếm 21,9% được sử dụng cho nông lâm kết hợp, diện tích đất dốc lớn hơn 150 chiếm 61,7% (Lê Quốc Doanh, 2003). Vùng núi của nước ta có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế với ngành sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở khu vực miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn do địa hình bị chia cẳt, phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. Đất đai bị rửa trôi xói mòn dẫn đến thoái hóa đất gây cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất làm cho hiệu quả kinh tế ở khu vực miền núi cần phải được quan tâm và nhìn nhận một cách khoa học trên cơ sở phát triển bền vững. Xã Nghĩa Dũng là một xã miền núi của huyện Tân Kỳ có vị trí địa lý tiếp giáp với xã Nghĩa Hợp và xã Nghĩa Thái ở phía bắc, phía tây giáp xã Nghĩa Hoàn và Tân Long, phía nam giáp xã Kỳ Tân và phía đông giáp huyện Yên Thành với nhiều đồi núi, ao hồ địa hình cao dần về phía Bắc nhiều dãy xen kẽ bát úp thấp và thoải với toàn bộ diện tích đất canh tác năm trên địa hình cao nên việc sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn, dễ xói mòn gây suy thoái đất. Sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, tự cung tự cấp, chưa có quy hoạch cụ thể, chưa xác định được cây trồng chủ lực có tính hàng hóa, chất lượng sản phẩm chưa cao, hiệu quả sử dụng đất còn thấp. Việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao ở khu vực Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 1859–1388 Tập 124, Số 10, 2016. Tr 143-152 2 miền núi trên quan điểm phát triển bền vững là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo an toàn lương thực, duy trì và bảo vệ độ phì nhiêu của đất, duy trì năng suất cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sao cho phù hợp với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế dựa trên cơ sở tiềm năng về đất đai và phong tục tập quán, đưa ra giải pháp bảo về tài nguyên đất là việc làm cần thiết hiện nay. Bài báo được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất làm cơ sở cho các nghiên cứu đề xuất sử dụng đất bền vững và hợp lý. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập các số liệu Thu thập các thông tin, tài liệu, báo cáo, các văn bản quy định của nhà nước, văn bản cấp tỉnh, các số liệu về thống kê đất đai, điều kiện tự nhiên, về kiều kiện kinh tế - xã hội, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, báo cáo quy hoạch sử dụng đất, định hướng phát triển của huyện. 3.2.2. Phương pháp phỏng vấn nông hộ Tiến hành điều tra thực địa tại xã Nghĩa Dũng, sử dụng bộ câu hỏi có sẵn phỏng vấn các hộ sử dụng đất về tình hình sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng chính của hộ (loại cây, diện tích, hình thức canh tác, dự kiến thay đổi). Hiệu quả kinh tế sử dụng đất thể hiện kết quả sản xuất loại cây, diện tích, năng suất, chi phí sản xuất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật). Các hộ sử dụng đất được chọn dựa theo quy định phân chia hộ nghèo theo thông tư 22/2014 của Bộ lao động thương binh và xã hội; quyết định 09/2011 của Thủ tướng Chính phủ; bản đồ địa hình phân chia khu vực điều tra, kết quả phân loại đất để tiến hành điều tra phỏng vấn. Điều tra 70 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp, trong đó loại hình sử dụng đất chuyên trồng lúa 2 vụ là 20 hộ tham gia sản xuất; Loại hình sử dụng đất chuyên màu là 50 hộ với mỗi kiểu sử dụng đất được chọn là 10 hộ tham gia sản xuất. 3.2.3. Phương pháp tổng hợp phân tích, xử lý Để xử lý số liệu điều tra phỏng vấn, số liệu thô đã thu thập, phân tích và xử lý từ đó đưa ra các bảng biểu để so sánh tìm ra nguyên nhân vấn đề cần quan tâm. Đề tài sử dụng phần mềm Microsoft Excel xử lý số liệu về thông tin nông hộ, tính toán chi phí đầu tư, doanh thu và lợi nhuận của các kiểu sử dụng đất trên đơn vị diện tích, thống kê số lượng về những thuận lợi, khó khăn của kỹ thuật canh tác, lao động, sự hỗ trợ của chính quyền, thống kê thông tin sử dụng đất. 3.2.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất trong phòng thì nghiệm Để thể hiện rõ hơn về khả năng phù hợp của điều kiện đất đai đối với các loại hình sử dụng đất, bài báo tiến hành lấy các mẫu đất về phân tích tại phòng thí nghiệm khoa học đất trường Đại học Nông Lâm Huế theo các phương pháp hiện hành. Các mẫu đất được lấy áp dụng theo các nguyên tác của ngành khoa học đất hiện nay. Kỹ thuật lấy mẫu được áp dụng theo quy định TCVN 7538 - 2: 2005 về nguyên tắc lấy mẫu đất. Số lượng mẫu đất được căn cứ theo quy định TCVN 5297:1995, số lượng mẫu đất được lấy 0,5 – 1 ha/mẫu đất và tổng số lượng mẫu phải lấy là 45 mẫu. Quy định chọn điểm phẫu diện đất được dựa theo thông tư số 33/2011/TT-BTNMT, ngày 01 tháng 08 năm 2011. Khối lượng mẫu đất 01 kg đựng trong túi nilon, trên các mẫu đất được ghi các thông tin theo TCVN 4046-85. Tất cả mẫu đất được phân tích các chỉ tiêu mùn, đạm, lân kali, pH theo giáo trình thực tập thỗ nhưỡng (Nguyễn Mười và nnk, 2000). 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất Để thể hiện rõ hơn về hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ở miền núi trung du, bài báo áp dụng một số công thức tính hiệu quả kinh tế hiện nay đang được áp dụng rộng rãi (Đỗ Thị Lan, 2007). Các chỉ tiêu cần tính toán để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thường quy về đơn vị 1 ha cho từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành, các chỉ tiêu đạt giá trị càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. + Giá trị sản xuất (GO): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất). + Chi phí trung gian (IC): Bao gồm toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sử dụng trong quá Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 1859–1388 Tập 124, Số 10, 2016. Tr 143-152 3 trình sản xuất. + Giá trị gia tăng (VA) = GO - IC : Là giá trị tăng thêm của quá trình sản xuất sau khi đã loại bỏ chi phí vật chất và dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến (VA), đặc biệt trong các quyết định ngắn hạn. Nó là kết quả của việc đầu tư các chi phí vật chất và lao động sống của từng hộ và khả năng quản lý của người chủ hộ. + Hiệu quả kinh tế tính trên ngày chi phí đầu tư thể hiện tỷ suất quay vòng vốn trong một chu kỳ sản suất cho từng loại hình sử dụng đất và từng loại cây trồng, để so sánh chi phí cơ hội của từng đồng vốn bỏ ra, được tính theo công thức GO/IC, VA/IC. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các loại hình sử dụng đất và tiềm năng đất đai của xã Nghĩa Dũng 3.1.1. Các loại hình sử dụng đất chính của xã Hệ thống cây trồng chủ yếu là cây lương thực và màu với các loại hình sử dụng đất khác nhau thông qua phiếu điều tra và khảo sát hiện trạng sử dụng đất xác định được một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính. Qua bảng 1 cho thấy, loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 6 kiểu sử dụng đất khác nhau. LUT 1 (Chuyên lúa 2 vụ) có 1 kiểu sử dụng đất; LUT2 (Chuyên màu) có 5 kiểu sử dụng đất. Cơ cấu cây trồng chủ yếu là các loại cây trồng như lúa, sắn, lạc, mía, ngô là những loại cây trồng chủ lực và nguồn thu nhập chính của địa phương. Bảng 2. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất chính tại xã Nghĩa Dũng Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Loại giống Chuyên lúa 2 vụ (20 hộ tham gia sản xuất) Lúa đông – lúa hè thu (20 hộ) Lúa: Khang Dân, Thuần Nghệ an, 986 Mía: Mía cao sản (Việt Đường 93, ROC) Sắn: KM94 Lạc: Lạc Sen, L14, L23. Ngô: LNV14, KN43 Chuyên màu (50 hộ tham gia sản xuất) Lúa – ngô -lúa (10 hộ) Lạc – ngô (10 hộ) Chuyên mía (10 hộ) Chuyên ngô (10 hộ) Sắn – lạc (10 hộ) (Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Nghĩa Dũng 2014 và 20155; Điều tra nông hộ 2015) 3.1.2. Tính chất đất ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất Loại đất phù sa, cây trồng lúa, ngô, sắn, mía có hàm lượng mùn trung bình 1,91 %, hàm lượng đạm 0.056%, hàm lượng lân trung bình 0,13%, hàm lượng kali khá 1,1 %, hàm lượng pH 5,5. Đất nâu vàng có hàm lượng mùn nghèo 1,83%, hàm lượng đạm 0.0035%, hàm lượng lân rất nghèo 0,1 %, hàm lượng kali trung bình 1,0%, hàm lượng pH 5,2. Đất feralit trồng có hàm lượng mùn 1,91%, hàm lượng đạm 0.045%, hàm lượng lân 0,0 63%, hàm lượng kali 0.98%, hàm lượng pH 5,1. Bảng 3. Kết quả phân tích một số đặc tính đất đai tại xã Nghĩa Dũng STT Chỉ tiêu Đơn vị Loại đất Phù sa Nâu vàng Feralit 1 Mùn % 1,91 1,83 1,91 2 N % 0,056 0,035 0,045 3 P2O5 % 0,13 0,1 0,063 4 K2O % 1,1 1,0 0,98 5 pH 5,5 5,2 5,1 (Nguồn: Kết quả phân tích mẫu phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Huế) 3.2. Hiệu quả sử dụng đất khu vực trung du miền núi 3.2.1. Hiệu quả sử dụng đất điều kiện đất đai - Đất phù sa: Năng suất lúa đạt 54,50 tạ/ha, ngô đạt 54,5 tạ/ha, lạc là 26,06 tạ/ha, mía 746,40 tạ/ha và sắn là 230 tạ/ha. Tổng chi phí trung gian đầu tư vào mía là cao nhất đạt 35.390.166 đồng/ha/vụ, sắn 14.022.147 đồng/ha/vụ, lạc 15.357.667 đồng/ha/vụ, ngô 138.000.000 đồng/ha/vụ, và lúa 17.304.666 đồng/ha/vụ. Giá trị sản xuất lúa 36.515.000 đồng/ha/vụ, mía 59.712.000 đồng/ha/vụ, lạc 52.120.000 đồng/ha/vụ, sắn 41.400.000 đồng/ha/vụ và ngô 24.525.000 đồng/ha/vụ. Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 1859–1388 Tập 124, Số 10, 2016. Tr 143-152 4 Giá trị tăng thêm cây lúa 19.210.334 đồng/ha/vụ, cây mía 24.321.834 đồng/ha/vụ, lạc 36.762.333 đồng/ha/vụ, sắn đạt 27.377.853 đồng/ha/vụ, ngô 10.725.000 đồng/ha/vụ. Tỷ suất đồng vốn với lúa là 2,11 lần, ngô là 1,78 lần, sắn 2,95 lần, mía đạt 1,69 lần, lạc đạt 3,39 lần. Bảng 4. Điều kiện đất đai ảnh hưởng tới năng suất của các loại cây trồng LUT Chỉ tiêu Lúa Ngô Lạc Mía Sắn Đất phù sa Năng suất(tạ/ha) 54,50 54,50 26,06 746,40 230,00 Giá bán 6,700 4,500 20,000 800 1,800 IC (đồng/ha/vụ) 17.304.666 13.800.000 20.257.667 25.390.166 14.022.147 GO (đồng/ha/vụ) 36.515.000 24.525.000 52.120.000 59.712.000 41.400.000 VA (đồng/ha/vụ) 19.210.334 10.725.000 31.862.333 34.321.834 27.377.853 GO/IC (lần) 2,11 1,78 2,57 2,35 2,95 VA/IC (lần) 1,11 0,78 1,57 1,35 1,95 Đất nâu vàng Năng suất(tạ/ha) 49,60 49,60 23,71 679,22 209,30 Giá bán 6,700 4,500 20,000 800 1,800 IC (đồng/ha/vụ) 17.504.546 14.800.000 20.258.647 26.390.267 15.023.146 GO (đồng/ha/vụ) 33.228.650 22.317.750 47.429.200 54.337.920 37.674.000 VA (đồng/ha/vụ) 15.724.104 7.517.750 27.170.553 27.947.653 22.650.854 GO/IC (lần) 1,90 1,51 2,34 2,06 2,51 VA/IC (lần) 0,90 0,51 1,34 1,26 1,51 Đất feralit Năng suất (tạ/ha) 51,78 51,78 24,76 709,08 218,50 Giá bán 6,700 4,500 20,000 800 1,800 IC (đồng/ha/vụ) 17.804.623 14.300.000 20.857.627 25.890.146 14.522.207 GO (đồng/ha/vụ) 34.689.250 23.298.750 49.514.000 56.726.400 39.330.000 VA (đồng/ha/vụ) 16.884.627 8.998.750 28.656.373 30.836.254 24.807.793 GO/IC (lần) 1,95 1,63 2,37 2,19 2,71 VA/IC (lần) 0,95 0,63 1,37 1,19 1,71 Nguồn: điều tra nông hộ 2015) - Đất nâu vàng: Năng suất lúa đạt 49,60 tạ/ha, ngô đạt 41,60 tạ/ha, lạc đạt 23,71 tạ/ha, mía 679,22 tạ/ha, sắn 209,30 tạ/ha. Tồng chi phí trung gian sản xuất nông nghiệp lúa 17.504.546 đồng/ha/vụ, ngô 14.800.000 đồng/ha/vụ, lạc 16.358.647 đồng/ha/vụ, sắn 15.023.146 đồng/ha/vụ, mía 36.390.267 đồng/ha/vụ. Giá trị sản xuất cao nhất là mía đạt 54.337.920 đồng/ha/vụ, lạc đạt 47.429.200 đồng/ha/vụ, ngô 22.317.750 đồng/ha/vụ, lúa 33.228.650 đồng/ha/vụ, sắn 37.674.000 đồng/ha/vụ. Giá trị tăng lợi nhuận lúa đạt 15.724.104 đồng/ha/vụ, sắn đạt 22.650.854 đồng/ha/vụ, ngô đạt 7.517.750 đồng/ha/vụ, mía đạt 17.947.563 đồng/ha/vụ, lạc đạt 31.070.553 đồng/ha/vụ. - Đất feralit: Năng suất lúa 51,78 tạ/ha, ngô 48,78 tạ/ha, sắn 218,50 tạ/ha, lạc 24,908 tạ/ha, mía 709,08 tạ/ha. Tổng chi phí đầu tư cao nhất là mía đạt 35.890.146 đồng/ha/vụ, sắn 14.522.157 đồng/ha/vụ, lúa 17.804623 đồng/ha/vụ, ngô 14.300.000 đồng/ha/vụ, lạc 15.857.627 đồng/ha/vụ. Tổng giá trị sản xuất ngô 23.298.750 đồng/ha/vụ, mía 56.726.400 đồng/ha/vụ, lúa 34.689.250 đồng/ha/vụ, sắn 39.330.000 đồng/ha/vụ và lạc đạt 49.514.000 đồng/ha/vụ. Giá trị tăng thêm đối với lúa là 16.884.627 đồng/ha/vụ, ngô là 8.998.750 đồng/ha/vụ, lạc là 33.656.373 đồng/ha/vụ, mía là 20.836.373 đồng/ha/vụ và sắn 24.807.843 đồng/ha/vụ. 3.2.2. Điều kiện địa hình Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 1859–1388 Tập 124, Số 10, 2016. Tr 143-152 5 Qua bảng 5 cho ta thấy, khu vực đồng bằng có năng suất và lợi nhuận cao hơn đáng kể so với khu vực đồi núi. Khu vực đồng bằng năng suất bình quân của các loại cây lúa đạt 54,50 tạ/ha, ngô 56,40 tạ/ha, lạc đạt 25,60 tạ/ha, sắn đạt 228,00 tạ/ha, mía 765.00 tạ/ha. Tổng chi phí đầu tư cao nhất là mía 35.319.016 đồng/ha/vụ, lúa 17.314.216 đồng/ha/vụ và thấp nhất là ngô 13.823.000 đồng/ha/vụ. Tổng giá trị sản xuất thấp nhất là ngô với 25.380.000 đồng/ha/vụ, lúa là 36.515.000 đồng/ha/vụ, sắn với giá trị sản xuất 41.040.000 đồng/ha/vụ, lạc 51.200.000 đồng/ha/vụ và cao nhất là mía với 61.200.000 đồng/ha/vụ. Giá trị tăng thêm của lạc đạt 35.662.732 đồng/ha/vụ, lúa 19.200.784 đồng/ha/vụ, sắn đạt 26.819.830 đồng/ha/vụ, mía đạt 25.880.984 đồng/ha/vụ. Tỷ suất đồng vốn với chi phí bỏ ra thì thu được trên cây lạc là cao nhất 3.30 lần, mía 1,73 lần, ngô 1,84 lần, lúa 2,11 lần, sắn 2,93 lần. Bảng 5. Điều kiện địa hình ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất của các loại cây trồng LUT Chỉ tiêu Lúa Ngô Lạc Mía Sắn Khu vực đồng bằng Năng suất (tạ/ha) 54,50 56,40 25,60 765,00 228,00 Giá bán 6,700 4,500 20,000 800 1,800 IC (đồng/ha/vụ) 17.314.216 13.823.000 20.537.268 25.319.016 14.220.170 GO (đồng/ha/vụ) 36.515.000 25.380.000 51.200.000 61.200.000 41.040.000 VA (đồng/ha/vụ) 19.200.784 11.557.000 30.662.732 35.880.984 26.819.830 GO/IC (lần) 2,11 1,84 2,49 2,42 2,89 VA/IC (lần) 1,11 0,84 1,49 1,42 1,89 Khu vực đồi núi Năng suất (tạ/ha) 43,60 45,12 20,48 612,00 182,40 Giá bán 6,700 4,500 20,000 800 1,800 IC (đồng/ha/vụ) 18.346.020 14.812.000 20.570.670 26.900.160 15.223.741 GO (đồng/ha/vụ) 29.212.000 20.304.000 40.960.000 48.960.000 32.832.000 VA (đồng/ha/vụ) 10.865.980 5.492.000 20.389.330 22.059.840 17.608.259 GO/IC (lần) 1,59 1,37 1,99 1,82 2,16 VA/IC (lần) 0,59 0,37 0,99 0,82 1,16 (nguồn: điều tra nông hộ 2015) - Khu vực đồi núi: Năng suất mía đạt 612,00 tạ/ha, lạc 20,48 280tạ/ha, sắn và ngô với 280 tạ/ha, lúa thấp nhất với 270 tạ/ha. Tổng chi phí đầu tư lạc 16.570.670 đồng/ha/vụ, sắn 15.223.741 đồng/ha/vụ và lúa 18.346.020 đồng/ha/vụ, ngô 14.812.000 đồng/ha/vụ, mía có giá trị cao nhất 36.900.000 đồng/ha/vụ. Tổng giá trị sản xuất lúa 26.212.000 đồng/ha/vụ, sắn 32.832.000 đồng/ha/vụ, ngô 20.304.000 đồng/ha/vụ, lạc 40.960.000 đồng/ha/vụ, giá trị cao nhất là mía 48.960.000 đồng/ha/vụ. Giá trị tăng thêm thấp nhất là ngô 5.492.000 đồng/ha/vụ, mía 12.059.840 đồng/ha/vụ, lúa 10.865.980 đồng/ha/vụ, sắn 17.608.256 đồng/ha/vụ và lạc đạt 24.389.330 đồng/ha/vụ. Tỷ suất đồng vốn với chi phí bỏ ra cho từng loại cây trồng thu được ở lạc cao nhất đạt 2,47 lần, ngô đạt 1,37 lần, mía 1,33 lần, lúa 1,59 lần và sắn 2.16 lần. Nguyên nhân là do địa hình đồi núi cao, nhấp nhô, nghèo dinh dưỡng, giao thông không thuận lợi, máy móc thiết bị kém hiện đạt nên giá trị lợi nhuận đạt được ở khu vực đồi núi thấp hơn so với khu vực đồng bằng. 3.2.3. Phong tục tập quán ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất Qua bảng cho thấy, hiệu quả sử dụng đất trên từng nhóm hộ người kinh cao hơn người dân tộc thanh theo từng loại cây trồng. Loại hình sử dụng đất trồng mía 726,40 tạ/ha, lạc 25,06 tạ/ha, sắn 228,00 tạ/ha, ngô 53,50 tạ/ha, lúa 56,50 tạ/ha. Tổng chi phí sản xuất lúa 17.324.666 đồng/ha/vụ, ngô 13.806.000 đồng/ha/vụ, sắn 14.202.127 đồng/ha/vụ, lạc 20.573.667 đồng/ha/vụ, cao nhất là mía 25.369.106 đồng/ha/vụ. Tổng giá trị sản xuất mía 58.112.000 đồng/ha/vụ, lạc 50.120.000 đồng/ha/vụ, thấp nhất ngô 24.075.000 đồng/ha/vụ, lúa 37.855.000 đồng/ha/vụ, sắn 41.040.000 Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 1859–1388 Tập 124, Số 10, 2016. Tr 143-152 6 đồng/ha/vụ. Giá trị tăng thêm của lúa 20.530.334 đồng/ha/vụ, ngô 10.269.000 đồng/ha/vụ, lạc 29.546.333 đồng/ha/vụ, mía 32.742.894 đồng/ha/vụ, sắn 26.837.873 đồng/ha/vụ. Tỷ suất hoàn vốn ứng với mỗi đồng vốn đầu tư thì người dân nhận lại được cây lúa 2,19 lần, sắn 2,89 lần, ngô 1,71 lần, lạc 2,44 lần, mía 2,29 lần. Bảng 6. Phon
Tài liệu liên quan