Mục tiêu: Sát trùng bằng Swab đã có mặt trên thị trường, nhưng hiệu quả như thế nào so với sát trùng
thường qui dùng bông cồn trong hộp chưa được chứng minh. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục
đích: Xác định tỉ lệ còn vi sinh vật (VSV) sau khi sát trùng da bằng Swab so với sát trùng da bằng bông cồn
trong hộp. Khảo sát mối liên quan các yếu tố ảnh hưởng đến sự hiện diện VSV trên da sau sát trùng bằng Swab
và bông cồn trong hộp như thời gian chế cồn vào hộp gòn, thời gian nằm viện của bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện 76 mẫu phết da cấy khuẩn sau khi sát trùng tại chỗ tiêm
với 37 mẫu bằng Swab và 39 mẫu bằng bông chứa cồn trong hộp tại bệnh viện Thống Nhất. Điều dưỡng thực
hiện sát trùng tay theo quy định trước khi thực hiện sát trùng da, các mẫu phết da được đem cấy, kết quả cấy có
sự hiện diện của VSV do sát trùng chưa tốt. So sánh 2 phương tiện sát trùng bằng Swab và bông cồn trong hộp
theo thời gian cồn được đổ vào hộp trước và sau 4 giờ, thời gian bệnh nhân nằm viện trước và sau 1 tháng.
Kết quả: Tỉ lệ còn VSV khi dùng Swab là 2/37 (5,4%), khi dùng bông cồn trong hộp 18/39 (46,2%), sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p= 0,001). Dùng bông cồn trong hộp sát trùng da, ta thấy có mối liên quan giữa tỉ lệ
nhiễm VSV với thời gian chế cồn và thời gian nằm viện (p<0,05). Vi khuẩn mọc sau phết da cấy: tụ cầu chiếm
85%, Anterobacter. spp 10%, vi nấm 5%.
Kết luận: Tỉ lệ vô khuẩn sau khi dùng Swab sát trùng tốt hơn dùng bông cồn trong hộp và càng hiệu quả
hơn so với bông cồn để lâu hơn 4 giờ và với bệnh nhân nằm lâu trong bệnh viện hơn 1 tháng
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả sát trùng da trước khi tiêm bằng swab tại Bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 271
HIỆU QUẢ SÁT TRÙNG DA TRƯỚC KHI TIÊM BẰNG SWAB
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Châu Đặng Kim Hoàng*, Đoàn Thị Ngần*, Nguyễn Thị Hồng*, Lý Kiều Chinh*, Nguyễn Viết Thanh*,
Nguyễn Đức Công*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Sát trùng bằng Swab đã có mặt trên thị trường, nhưng hiệu quả như thế nào so với sát trùng
thường qui dùng bông cồn trong hộp chưa được chứng minh. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục
đích: Xác định tỉ lệ còn vi sinh vật (VSV) sau khi sát trùng da bằng Swab so với sát trùng da bằng bông cồn
trong hộp. Khảo sát mối liên quan các yếu tố ảnh hưởng đến sự hiện diện VSV trên da sau sát trùng bằng Swab
và bông cồn trong hộp như thời gian chế cồn vào hộp gòn, thời gian nằm viện của bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện 76 mẫu phết da cấy khuẩn sau khi sát trùng tại chỗ tiêm
với 37 mẫu bằng Swab và 39 mẫu bằng bông chứa cồn trong hộp tại bệnh viện Thống Nhất. Điều dưỡng thực
hiện sát trùng tay theo quy định trước khi thực hiện sát trùng da, các mẫu phết da được đem cấy, kết quả cấy có
sự hiện diện của VSV do sát trùng chưa tốt. So sánh 2 phương tiện sát trùng bằng Swab và bông cồn trong hộp
theo thời gian cồn được đổ vào hộp trước và sau 4 giờ, thời gian bệnh nhân nằm viện trước và sau 1 tháng.
Kết quả: Tỉ lệ còn VSV khi dùng Swab là 2/37 (5,4%), khi dùng bông cồn trong hộp 18/39 (46,2%), sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p= 0,001). Dùng bông cồn trong hộp sát trùng da, ta thấy có mối liên quan giữa tỉ lệ
nhiễm VSV với thời gian chế cồn và thời gian nằm viện (p<0,05). Vi khuẩn mọc sau phết da cấy: tụ cầu chiếm
85%, Anterobacter. spp 10%, vi nấm 5%.
Kết luận: Tỉ lệ vô khuẩn sau khi dùng Swab sát trùng tốt hơn dùng bông cồn trong hộp và càng hiệu quả
hơn so với bông cồn để lâu hơn 4 giờ và với bệnh nhân nằm lâu trong bệnh viện hơn 1 tháng.
Từ khóa: sát khuẩn da, Swab, bông cồn trong hộp, vi sinh vật.
ABSTRACT
EFFECTS OF DEINFECTING SKIN BOFORE INJECTING BY SWAB AT THONG NHAT HOSPITAL
Chau Đang Kim Hoang, Đoan Thi Ngan, Nguyen Thi Hong, Ly Kieu Chinh, Nguyen Viet Thanh,
Nguyen Đuc Cong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 271 - 275
Objectives: Deinfection by Swab is now available in the market, but the effect of that compared to deinfection
by alcohol cotton is not yet proved. The purpose of this research is to evaluate the proportion of microorganism
infection by using Swab compared to that by using alcohol cotton. The research is to evaluate the relation between
factors that affect microorganism appearing on skin after decontaminating skin by Swab compared to alcohol
cotton in a box with the factors such as hospitalized time, preparing alcohol for patients.
Methods: The project is conducted by 76 skin swab samples for culturing after deinfecting 37 samples by
Swab and 39 samples by alcohol cotton at Thong Nhat Hospital. The nurses are required to deinfect hands in
advance, the samples are cultured, the results came out with microorganism infection because of ineffective
deinfection. Comparing the 2 methods between deinfecting by Swab and alcohol cotton depending on comparing
alcohol before 4 hours, hospitalized time beofore and after 1 month.
* Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ĐD. Châu Đặng Kim Hoàng. ĐT: 0909994387 Email: kimhoang161062@gmail. com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 272
Results: The proportion of microorganism left by using Swab is 2/37 (5. 4%) compared to that by using
alcohol cotton is 18/39 (46. 2%). The difference between these 2 methods has significant statistics (p= 0. 001). By
deinfecting by alcohol cotton, we can see the relation between the proportion of microorganism infection and time
for preparing alcohol and hospitalized time (p<0. 05). On the contrary, Staphylococcal microorganism makes
up 85%, Anterobacter. spp makes up 10%, the remaining 5% is fungi.
Conclusion: The proportion of sterilization after using Swab for deinfecting is better than using alcohol
cotton and more effective than alcohol cotton lasting over 4 hours, hospitalized time over 1 month and patient’s
hygiene time.
Key words: deinfection skin before injection, Swab, alcohol cotton in a box, microorganism.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chí hàng đầu trong tiêm an toàn là
“mũi tiêm không gây hại cho người được tiêm’’.
Bệnh nhân khi nằm viện gặp sự cố tai nạn điều
trị như nhiễm khuẩn sau tiêm sẽ làm tăng thời
gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và có thể
gây tử vong. Sát trùng da trước tiêm là làm sạch
vị trí tiêm bằng bông, gạc thấm cồn 70o hoặc
dung dịch sát khuẩn nhằm giảm nguy cơ nhiễm
khuẩn. Vậy dùng phương tiện gì để sát trùng da
đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo an toàn và tránh
nhiễm khuẩn cho người bệnh?
Theo quy trình kỹ thuật khi thực hiện mũi
tiêm, mỗi bệnh nhân được dùng một kim vô
khuẩn gắp bông cồn sát trùng da trước tiêm,
nhưng thực tế không thể đáp ứng cho mỗi
người bệnh 1 kìm. Thực trạng phần lớn các bệnh
viện tại Việt Nam, dùng một kìm gắp gòn sát
trùng da cho nhiều bệnh nhân hoặc dùng tay lấy
gòn chứa cồn từ trong hộp lưu trong nhiều giờ.
Theo tiêm an toàn (TAT): “có thể dùng kìm vô
khuẩn hoặc tay đã được sát khuẩn để gắp bông
sát trùng da nhưng phải đảm bảo bông, gạc sát
khuẩn vô khuẩn. Tổ chức y tế thế giới khuyến
cáo không sử dụng bông cồn được chứa lưu cữu
trong hộp sát trùng da vì hai lý do: nồng độ cồn
trong bông giảm do bốc hơi, miếng bông cồn dễ
nhiễm bẩn sau nhiều lần điều dưỡng sử dụng
kìm hoặc tay để lấy bông cồn”.
Để khắc phục những hạn chế trên và kiểm
soát nhiễm khuẩn tốt, đảm bảo an toàn cho
người bệnh. Chúng tôi đưa ra phương án dùng
Swab thay thế bông cồn trong hộp khi tiêm.
Swab với thành phần gồm 70% rượu
Isopropyl, có 2 lớp gòn có tác dụng tăng bề mặt
ma sát, an toàn khi sát trùng, sử dụng 1 lần,
được đóng kín trong bao giảm thiểu khả năng
làm khô miếng sát khuẩn.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỉ lệ còn vi sinh vật sau khi sát
trùng da bằng Swab so với sát trùng da bằng
bông cồn trong hộp.
- Khảo sát mối liên quan các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hiện diện vi sinh vật trên da
sau sát trùng bằng Swab và bông cồn trong
hộp như thời gian đổ cồn vào hộp gòn, thời
gian nằm viện, thời gian vệ sinh của người
bệnh, vị trí phết da.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí chọn mẫu
Bệnh nhân tuổi từ 40-90, đang nằm điều trị
tại bệnh viện có chỉ định tiêm thuốc.
Điều dưỡng chăm sóc thực hiện rửa tay
đúng cách(1), sát trùng da theo đúng quy trình
kỹ thuật(1,3).
Nhóm thực hiện nghiên cứu trực tiếp phết
da để cấy được tập huấn trước quy trình phết
mẫu cấy(3).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đang cấp cứu, tình trạng nhiễm
trùng nặng (viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết),
bệnh nặng tiên lượng tử vong gần, bệnh nhân
không tự vệ sinh cá nhân được.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 273
Điều dưỡng thực hiện rửa tay, sát trùng da
không đúng quy trình.
Cỡ mẫu
n = 76 (37 mẫu phết da cấy sau khi sát trùng
da bằng phương tiện Swab và 39 mẫu phết da
cấy sau khi sát trùng da bằng phương tiện bông
cồn trong hộp).
Các biến số trong nghiên cứu này được định
nghĩa như sau
Thời gian đổ cồn vào hộp: là khoảng thời
gian tính từ thời điểm điều dưỡng đổ cồn 700
vào hộp đến thời điểm sát trùng da để phết da
cấy.
Thời gian nằm viện: là khoảng thời gian từ
lúc bệnh nhân vào viện đến thời điểm sát trùng
da để phết da cấy.
Thời gian vệ sinh: lần cuối cùng bệnh nhân
làm vệ sinh thân thể (ngày, giờ): tắm, rửa tay
nếu vị trí tiêm mu bàn tay đến thời điểm sát
trùng da để phết da cấy.
Vị trí phết cấy: Tùy theo đường tiêm, vị trí
tiêm, ngay tại điểm sát trùng da trước tiêm,
đường kính 5cm(3).
Thời gian thực hiện
Từ tháng 8 /2011 đến tháng 11/2011
Thu thập dữ kiện
Phương pháp thu thập
Bệnh nhân được chọn vào một trong 2 nhóm
theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên đã
chuẩn bị sẵn, cho vào hộp kín ghi sẵn phương
tiện sát khuẩn da bằng Swab và bằng bông cồn
trong hộp.
Thông tin bệnh nhân được tổng hợp vào
“Phiếu nghiên cứu”.
Điều dưỡng thực hiện sát trùng da bằng
Swab hoặc bông cồn trong hộp được tập huấn
đúng quy trình, khi thực hiện có 2 thành viên
nhóm giám sát theo bảng kiểm quy trình.
Mẫu phết da để cấy sau khi sát trùng da
chuẩn bị tiêm, được gửi đến khoa Vi sinh nuôi
cấy trong 48 giờ.
Công cụ: thực hiện phết da để cấy
- Que gòn vô khuẩn.
- Môi trường cấy.
- Kéo vô khuẩn /Găng tay vô khuẩn.
- Đèn cồn.
- Phiếu xét nghiệm.
Kiểm soát sai lệch thông tin
Dựa vào tiêu chí chọn mẫu và bảng kiểm để
loại trừ mẫu không đúng chuẩn.
Phân tích thống kê
Mô tả đặc điểm dân số
Dùng toán học thống kê tổng hợp thông tin
chung (tuổi, giới, vị trí phết da, ), dữ liệu
trước khi bắt đầu nghiên cứu. Với các biến số
quan trọng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu,
cần so sánh giữa hai phương pháp sát trùng
bằng cách sử dụng Student test đối với các dữ
liệu có tính liên tục và chi bình phương (χ2 ) đối
với các dữ liệu đại số trong đó p<0,05 được xem
có ý nghĩa thống kê.
Hiệu quả sát trùng
Mục tiêu nghiên cứu chứng minh hiệu quả
sát trùng trên da của Swab có tương đương với
bông chứa cồn trong hộp. Hiệu quả sát trùng
được đánh giá thông qua việc so sánh tỉ lệ vi
sinh vật giữa hai phương tiện sát trùng ta dùng
phép kiểm chi bình phương (χ2 ) với khoảng tin
cậy 95%. Các giá trị xác suất p<0. 05 được xem là
có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Có 76 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu
đạt tiêu chuẩn, trong đó 64 nam 12 nữ, tuổi
trung bình 72,93 ± 8,94, cao nhất là 88 tuổi, thấp
nhất 53 tuổi. Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05 (bảng 1).
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 274
Sát trùng bằng
Swab (n=37)
Sát trùng bằng
bông cồn (n=39)
p
Giới
Nam 30 (91,08%) 34 (98,12%)
Nữ 7 (8,92%) 5 (1,82%)
0, 23
Tuổi 71,39 ± 14,78 72,56 ± 9,09 0, 92
Tần suất nhiễm vi sinh vật
Trong 76 mẫu phết da cấy sau khi sát trùng
da bằng 2 phương tiện có 20 mẫu còn vi sinh vật
chiếm tỉ lệ 26,31%, nhóm sát trùng bằng Swab tỉ
lệ sát trùng tốt, không có VSV hiện diện trên da
đạt 94,60%, nhóm sát trùng bằng bông cồn trong
hộp tỉ lệ không có vi sinh vật là 53,85%. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0. 00 (bảng 2)
Bảng 2: Tỉ lệ vi sinh vật hiện diện trên da sau khi sát
trùng bằng 2 phương tiện.
Sát trùng bằng
Swab
(n=37)
Sát trùng bằng
bông cồn
(n=39)
p
Không có
VSV
35 (94,60%) 21 (53,85%) 0,01
Có VSV 2 (5,40%) 18 (46,15%) 0,01
Dữ liệu vi sinh
Có 6 loại vi sinh vật hiện diện trên 20 mẫu
phết da cấy sau sát trùng, trong đó sát trùng
bằng Swbab tỉ lệ còn vi khuẩn 5,4%, sát trùng
bằng bông cồn trong hộp tỉ lệ còn vi sinh vật
46,15%. Loại vi khuẩn chủ yếu là tụ cầu chiếm
85% là một trong những nguyên nhân gây ra
nhiễm khuẩn (bảng 3).
Bảng 3: Tỉ lệ các loại vi sinh vật hiện diện trên da sau
sát khuẩn
Sát trùng bằng
Swab (n=37)
Sát trùng bằng
bông cồn (n= 39)
S. aureus 0 5 (12,82%)
S. epidermis 0 6 (15,38%)
S. Haemolytics 0 2 (5,12%)
Staphylococi
coagulare
2 (5,40%) 2 (5,12%)
Anterobacter. spp 0 1 (2,56%)
Nấm 0 1 (2,56%)
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ còn VSV ở
nhóm sát trùng da bằng bông cồn trong
hộp
Với 39 mẫu phết da cấy có 18 mẫu còn VSV.
Thời gian đổ cồn vào hộp, dùng gòn trong hộp
sát trùng da cho người bệnh, nghiên cứu cho
thấy nếu điều dưỡng đổ cồn vào hộp thời gian
dưới 4 giờ, tỉ lệ còn VSV ở mẫu cấy 32%, đổ cồn
vào hộp thời gian sau 4 giờ tỉ lệ còn VSV của
mẫu cấy 71,4%. Với bệnh nhân nằm viện dưới 1
tháng tỉ lệ còn VSV của mẫu cấy 29,6%, thời gian
nằm viện trên 1 tháng tỉ lệ còn VSV của mẫu cấy
83,3%. Tất cả sự khác biệt trên có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.
Tỉ lệ còn VSV ở nhóm sát trùng bằng bông
cồn trong hộp với thời gian vệ sinh của bệnh
nhân và vị trí phết cấy không có sự khác biệt p>
0,05. (bảng 4).
Bảng 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ còn VSV ở
nhóm sát trùng bằng bông cồn trong hộp.
Yếu tố Có vsv (n=18)
Không có
vsv(n=21)
p
T. gian đổ cồn
< 4h
8 (32,0%) 17 (68,0%)
>4h 10 (71,4%) 4 (28,6%)
0,01
T. gian nằm viện
< 1 tháng
8 (29,6%) 19 (70,4%)
> 1 - 3 tháng 10 (83,3% 2 (16,7%)
0,01
T. gian vệ sinh
< 1 giờ
0 (0%) 1 (100%)
1 - 3 giờ 5 (35,7%) 9 (64,3%)
> 3 giờ 13 (54,2%) 11 (45,8%)
0,16
Vị trí phết cấy
Mu bàn tay
9 (39,1%) 14 (60,9%)
Cẳng tay 0 (0%) 3 (100%)
Cánh tay 8 (80%) 2 (20%)%
Mông 1 (33,3%) 2 (66,71%)
0,21
Nhóm sát trùng da bằng Swab: với 37
mẫu phết da cấy có 02 mẫu còn vi sinh vật,
với tỉ lệ 5,4%, mẫu quá nhỏ, chúng ta không
tính các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ còn vi sinh
vật ở nhóm này.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy không
có sự khác biệt về tuổi, giới, vị trí phết cấy với
sự hiện diện hiện diện vi sinh vật trên da sau sát
khuẩn.
Sát trùng da trước tiêm là làm sạch vị trí
tiêm bằng bông, gạc thấm cồn 70o hoặc dung
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 275
dịch sát trùng nhằm giảm nguy cơ nhiễm
khuẩn. Hai phương tiện làm sạch da trước tiêm,
trong nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt
về hiệu quả sát trùng khi dùng Swab có 5,4% tỉ
lệ còn vi sinh vật sau sát trùng so với và bông
cồn trong hộp là 46,15%. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p= 0,001. Nhận định từ kết
quả nghiên cứu, chứng minh rằng dùng Swab
để sát trùng da giảm tỉ lệ vi sinh vật hiện diện
trên da một cách rõ rệt so với phương tiện dùng
bông chứa cồn trong hộp.
Nhóm sát trùng da bằng bông cồn trong hộp
cho thấy: thời gian đổ cồn vào hộp dưới 4 giờ tỉ
lệ còn vi sinh vật 32% so với thời gian đổ cồn
trên 4 giờ tỉ lệ còn vi sinh vật 71,4%. Kết quả
nghiên cứu phù hợp với khuyến cáo của WHO
là không sử dụng bông cồn được chứa lưu cữu
trong hộp sát trùng da vì hai lý do: nồng độ cồn
trong bông giảm do bốc hơi, miếng bông cồn dễ
nhiễm bẩn sau nhiều lần điều dưỡng sử dụng
kìm hoặc tay để lấy bông cồn (theo TAT). Ngoài
ra thời gian nằm viện dài (> 1 tháng) có 10/12
chiếm 83,2% mẫu còn vi sinh vật, vị trí phết da,
thời gian vệ sinh của người bệnh không có ý
nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN
Dùng Swab sát trùng da đạt hiệu quả cao
hơn so với bông cồn trong hộp. Vì yếu tố bốc
hơi của cồn làm giảm tác dụng sát trùng của
bông cồn trong hộp.
Thời gian đổ cồn vào hộp dưới 4 giờ tỉ lệ
còn vi sinh vật sau sát trùng da giảm nhiều so
với thời gian đổ cồn vào hộp sau 4 giờ. Ngoài ra
đối với bệnh nhân có thời gian nằm viện trên 1
tháng tỉ lệ còn vi sinh vật sau sát trùng da tăng
nhiều so với thời gian bệnh nhân nằm viện dưới
1 tháng.
KIẾN NGHỊ
Chúng ta có thể dùng cả 2 phương tiện trên
để sát trùng da cho bệnh nhân trước tiêm. Tuy
nhiên chúng tôi kiến nghị nên dùng Swab sát
trùng da trước tiêm vì đảm bảo độ cồn, đảm bảo
vô khuẩn. Nếu dùng bông cồn trong hộp để sát
trùng da trước tiêm, đề nghị phải đảm bảo độ
cồn trong bông (< 4 giờ), nắp hộp gòn sau khi
dùng cần đậy kín tránh cồn bốc hơi, dùng tay đã
được rửa đúng quy trình để lấy bông sát trùng
da đúng cách và phải đảm bảo gòn, gạc sát
trùng vô khuẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (5/2010), Đào tạo liên tục về tiêm an toàn, chương I, bài 2.
Tr 17-18.
2. Bộ y tế (2011), Phòng ngừa chuẩn Tr 46-47.
3. Trần Thị Thuận (2008). Điều dưỡng cơ bản II, nhà xuất bản y
học Hà Nội.