Hình ảnh bướu nguyên bào men trên phim chụp cắt lớp điện toán

Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và X-quang của bướu nguyên bào men (BNBM) trên phim toàn cảnh và phim CT. Đồng thời đo trị số hấp thu tia X của mô bướu trên phim CT bằng phần mềm GE Medical Systems trên màn hình máy vi tính, bước đầu nghiên cứu ứng dụng trong chẩn đoán phân biệt giữa BNBM dạng nang và BNBM dạng đặc. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Mẫu nghiên cứu gồm 24 ca BNBM điều trị tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM từ năm 2011-2012. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy BNBM thường gặp ở độ tuổi từ 21-40 tuổi, chiếm tỉ lệ 45,8%. Triệu chứng lâm sàng phổ biến là sưng và biến dạng mặt (76,2%). Đa số bướu xảy ra ở xương hàm dưới (86,4%), đặc biệt là vùng cành ngang-góc hàm và cành đứng (68,4%). Kích thước trung bình BNBM là 5,6 cm, BNBM dạng nang (54,5%) nhiều hơn BNBM dạng đặc (45,5%). Trên phim CT, BNBM thường có dạng thấu quang nhiều hốc (77,3%), giới hạn rõ (73,7%), đường viền cản quang mỏng (86,4%), uốn lượn hoặc vỏ sò (81,4%). 100% bướu gây phồng và thủng vỏ xương. Răng ngầm gặp trong 5 ca BNBM dạng nang dưới 21 tuổi (23,7%). 35,4% bướu gây tiêu ngót chân răng liên quan. BNBM dạng đặc có trị số hấp thu tia X (39,8±12,5 HU) cao hơn BNBM dạng nang (30,5±10,2 HU) gần với ngưỡng có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Phim CT có thể góp phần trong chẩn đoán phân biệt BNBM dạng nang và dạng đặc dựa trên trị số hấp thu tia X của mô bướu. Phối hợp giữa các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh và xây dựng kế hoạch điều trị thích hợp hơn.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình ảnh bướu nguyên bào men trên phim chụp cắt lớp điện toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 207 HÌNH ẢNH BƯỚU NGUYÊN BÀO MEN TRÊN PHIM CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN Võ Đắc Tuyến*, Nguyễn Thị Kim Oanh*, Lương Văn Tô My* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và X-quang của bướu nguyên bào men (BNBM) trên phim toàn cảnh và phim CT. Đồng thời đo trị số hấp thu tia X của mô bướu trên phim CT bằng phần mềm GE Medical Systems trên màn hình máy vi tính, bước đầu nghiên cứu ứng dụng trong chẩn đoán phân biệt giữa BNBM dạng nang và BNBM dạng đặc. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Mẫu nghiên cứu gồm 24 ca BNBM điều trị tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM từ năm 2011-2012. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy BNBM thường gặp ở độ tuổi từ 21-40 tuổi, chiếm tỉ lệ 45,8%. Triệu chứng lâm sàng phổ biến là sưng và biến dạng mặt (76,2%). Đa số bướu xảy ra ở xương hàm dưới (86,4%), đặc biệt là vùng cành ngang-góc hàm và cành đứng (68,4%). Kích thước trung bình BNBM là 5,6 cm, BNBM dạng nang (54,5%) nhiều hơn BNBM dạng đặc (45,5%). Trên phim CT, BNBM thường có dạng thấu quang nhiều hốc (77,3%), giới hạn rõ (73,7%), đường viền cản quang mỏng (86,4%), uốn lượn hoặc vỏ sò (81,4%). 100% bướu gây phồng và thủng vỏ xương. Răng ngầm gặp trong 5 ca BNBM dạng nang dưới 21 tuổi (23,7%). 35,4% bướu gây tiêu ngót chân răng liên quan. BNBM dạng đặc có trị số hấp thu tia X (39,8±12,5 HU) cao hơn BNBM dạng nang (30,5±10,2 HU) gần với ngưỡng có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Phim CT có thể góp phần trong chẩn đoán phân biệt BNBM dạng nang và dạng đặc dựa trên trị số hấp thu tia X của mô bướu. Phối hợp giữa các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh và xây dựng kế hoạch điều trị thích hợp hơn. Từ khóa: Bướu nguyên bào men dạng nang, bướu nguyên bào men dạng đặc. ABSTRACT THE RADIOGRAPHIC APPEARANCE OF AMELOBLASTOMA ON COMPUTERIZED TOMOGRAPHY SCAN Vo Dac Tuyen, Nguyen Thi Kim Oanh, Luong Van To My * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 207 - 213 Objectives: To investigate the clinical and radiographic features of ameloblastoma on computerized tomography (CT) scan and/or panoramic X-ray and to evaluate CT density patterns of unicystic ameloblastoma and solid ameloblastoma. Methods: Cross-sectional study. Sample of 24 cases of ameloblastoma treated at the National Odonto- Stomatology Hospital at HCM city from 2011 to 2012. Results: Ameloblastoma was mostly found between of 21-40 years old (45.8%). The common clinical symptoms were swelling and deformation of the face (76.2%). Most tumors occurred in the mandible (86.4%), especially in the angle and ramus areas (68.4%). The average size of ameloblastoma was 5.6 cm diameter. Unicystic ameloblastoma (54.5%) was more often observed than solid ameloblastoma (45.5%). Radiographically, * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS Võ Đắc Tuyến, ĐT: 0903776429, Email: benhhocmieng04@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 208 amelosblastoma often took the form of multilocular appearance (77.3%) with well-dermacated border (73.7%), thin radiopaque contour (86.4%), wavy or scalloped margin (81.4%). 100% of tumor caused buccolingual expansion and perforation of the cortex. Impacted tooth was found in five cases of unicysic ameloblastoma under 21 years old (23.7%). 35.4% associated with root resorption. The X-ray absorption value of solid ameloblastoma (39,8±12,5 HU) was higher than cystic ameloblastoma (30,5±10,2 HU). Conclusions: CT can help in the differential diagnosis of unicystic and solid ameloblastoma based on X-ray absorption values of tumors. Clinical observations combined with radiographic features are recommended to lead a correct preoperative diagnosis and choose the most appropriate method of treatment. Key words: Unicystic ameloblastoma, solid ameloblastoma. ĐẶT VẤN ĐỀ Bướu nguyên bào men (BNBM) là một trong những loại bướu do răng thường gặp nhất ở xương hàm. Mặc dù được xem là loại bướu lành tính, nhưng bướu nguyên bào men lại có tính chất phá hủy, xâm lấn tại chỗ và có tỉ lệ tái phát cao. Việc lựa chọn phương pháp điều trị chủ yếu dựa vào lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh. Tuy nhiên, sinh thiết chẩn đoán trước phẫu thuật có thể gây thêm sang chấn cho bệnh nhân và đôi khi khó lấy đủ mẫu mô để chẩn đoán giải phẫu bệnh do mô bướu nằm sâu trong xương hàm. Do đó, phim X quang có vai trò rất quan trọng trong đánh giá vị trí, kích thước, đường bờ, mức độ phá hủy xương và xâm lấn mô xung quanh, phản ứng của xương quanh bướu, điều này giúp cho thầy thuốc phẫu thuật lựa chọn được cách thức phẫu thuật tối ưu nhất. Phim toàn cảnh thường được sử dụng trong chẩn đoán các tổn thương ở xương hàm. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của phim toàn cảnh là sự chập hình, biến dạng hình ảnh, không đánh giá được mức độ phồng, thủng vỏ xương. Phim CT là một trong những phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại có nhiều ưu điểm hơn phim toàn cảnh. Hình ảnh được tái cấu trúc trên nhiều mặt phẳng có thể đánh giá một cách chính xác mức độ phồng, thủng vỏ xương, mức độ xâm lấn của bướu. Ở nước ta, chẩn đoán hình ảnh BNBM trước đây chủ yếu sử dụng phim toàn cảnh, trong những năm gần đây CT được đưa vào ứng dụng ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, còn ít những nghiên cứu đánh giá vai trò của phim CT trong chẩn đoán và xây dựng kế hoạch điều trị thích hợp đối với BNBM. Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát các đặc điểm hình ảnh học của BNBM trên phim CT với mong muốn góp phần nhỏ trong chẩn đoán và xây dựng kế hoạch điều trị thích hợp hơn đối với BNBM. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 24 bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM từ năm 2011-2012 có chẩn đoán giải phẫu bệnh là BNBM. Tiêu chuẩn chọn lựa Bệnh nhân có phim CT và/hoặc phim toàn cảnh. Bệnh nhân có chẩn đoán giải phẫu bệnh sau phẫu thuật là BNBM. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kỹ thuật thu thập số liệu Thu thập các dữ liệu trên lâm sàng Tuổi, giới tính, lý do đến khám, thời gian phát hiện bệnh. Triệu chứng, dấu chứng lâm sàng. Các dạng lâm sàng của BNBM: dạng nang hay dạng đặc (dựa trên quan sát trực tiếp dạng đại thể của bướu sau phẫu thuật). Thu thập dữ liệu trên phim X quang Phim toàn cảnh được đọc và đo kích thước Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 209 bướu bằng chương trình Sidexis. Phim CT được đọc và đo kích thước, trị số hấp thu tia X bằng phần mềm GE Medical Systems, sử dụng 2 cửa sổ: cửa sổ mô xương và cửa sổ mô mềm. Xử lý số liệu Nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 11.5. KẾT QUẢ Phân bố BNBM theo tuổi và giới tính 25% 58,3% 16,7% 8,3% 33,3% 58,3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% ≤ 20 tuổi 21-40 tuổi > 40 tuổi Nam Nữ Biểu đồ 1: Phân bố BNBM theo tuổi và thới tính Triệu chứng lâm sàng bướu nguyên bào men Bảng 1: Các triệu chứng lâm sàng BNBM Triệu chứng Số ca Tỉ lệ % Sưng mặt 19 79,2 Đau 8 33,3 Há miệng hạn chế 4 16,7 Tê môi cằm 3 12,5 Nghẹt mũi 1 4,2 Viêm xoang 1 4,2 Dấu chứng lâm sàng của bướu nguyên bào men Bảng 2: Các dấu chứng lâm sàng của BNBM Dấu chứng lâm sàng Số ca Tỉ lệ % Phồng đáy hành lang 22 91,7 Phồng xương ổ răng 21 87,5 Phồng xương khẩu cái 2 8,3 Niêm mạc phủ loét/chảy dịch 3 12,5 Dấu hiệu ping pong (+) 8 33,3 Răng lung lay 12 50 Răng xô lệch 2 8,3 Mất răng 14 58,3 Dấu chứng lâm sàng Số ca Tỉ lệ % Răng ngầm hoặc thiếu răng 5 20,8 Dạng lâm sàng của bướu nguyên bào men Bảng 3: Các dạng lâm sàng của BNBM Số ca Tỉ lệ % BNBM dạng nang 12 54,5 BNBM dạng đặc 10 45,5 Vị trí bướu Bảng 4: Vị trí BNBM Vị trí bướu BNBM ở hàm dưới Vùng cằm và cành ngang n (%) Vùng cành ngang,góc hàm và cành đứng n (%) Tổng n (%) BNBM dạng nang 2 (18,2) 9 (81,8) 11 (57,9) BNBM dạng đặc 4 (50) 4 (50) 8 (42,1) Tổng 6 (31,6) 13 (68,4) 19 (100) (*) Kiểm định chính xác Fisher, p=0,319. Kích thước bướu nguyên bào men trên phim CT Bảng 5: Kích thước BNBM trên phim CT BNBM dạng nang n=12 BNBM dạng đặc n=10 Giá trị p Chiều gần xa 44,2 ± 14,3 55,9 ± 22,7 0,322 Chiều ngoài trong 27,5 ± 5,9 26,4 ± 11,6 0,221 Chiều trên dưới 46,3 ± 17,2 41,9 ± 14,8 0,448 (*) Kiểm định Mann-Whitney U, p<0,05. Dạng thấu quang Bảng 6: Dạng thấu quang của bướu trên phim CT Dạng thấu quang của bướu Một hốc n (%) Nhiều hốc n (%) Tổng n (%) BNBM dạng nang 3 (25) 9 (75) 12 (54,5) BNBM dạng đặc 2 (20) 8 (80) 10 (45,5) Tổng 5 (22,7) 17 (77,3) 22 (100) (*) Kiểm định chính xác Fisher, p=1. Bảng 7: Các dạng thấu quang nhiều hốc của bướu nguyên bào men Dạng thấu quang nhiều hốc Dạng bọt xà phòng n (%) Dạng lưới vợt n (%) Dạng kết hợp n (%) Tổng n (%) BNBM dạng nang 8 (88,9) 0 (0) 1 (11,1) 9 (52,9) BNBM dạng đặc 5 (62,5) 1 (12,5) 2 (25) 8 (47,1) Tổng 13 (76,5) 1 (5,9) 3 (17,6) 17 (100) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 210 Đường viền bướu Bảng 8: Tính chất đường viền bướu nguyên bào men trên phim CT Đường viền Dạng đường viền Độ dày đường viền Tổng n (%) Không rõ Rõ Trơn nhẵn Uốn lượn /vỏ sò Mỏng Không đều BNBM dạng nang 4 (33,3) 8 (66,7) 2 (16,7) 10 (83,3) 11 (91,7) 1 (8,3) 12 (54,5) BNBM dạng đặc 2 (20) 8 (80) 2 (20) 8 (80) 8 (80) 2 (20) 10 (45,5) Tổng 6 (27,3) 16 (72,7) 4 (18,2) 18 (81,4) 19 (86,4) 3 (13,6) 22 (100) p 0,646 1,000 0,571 (*) Kiểm định chính xác Fisher, p<0,05. Đánh giá mức độ xâm lấn của bướu Bảng 9: Các mức độ tiến triển của bướu trên phim CT Phồng vỏ xương Thủng vỏ xương Tổng n (%) Ngoài n (%) Trong n (%) Cả hai n (%) Ngoài n (%) Trong n (%) Cả hai n (%) BNBM dạng nang 2 (16,7) 0 (0) 10 (83,3) 2 (16,7) 3 (25) 7 (58,3) 12 (54,5) BNBM dạng đặc 0 (0) 0 (0) 10 (100) 2 (20) 1 (10) 7 (70) 10 (45,5) Liên quan răng Bảng 10: Tỉ lệ răng ngầm liên quan bướu Răng ngầm Có n (%) Không có n (%) Tổng n (%) BNBM dạng nang 5 (41,7) 7 (58,3) 12 (54,5) BNBM dạng đặc 0 (0) 10 (100) 10 (45,5) Tổng 5 (22,7) 17 (77,3) 22 (100) (*) Kiểm định chi bình phương, p=0,04. Bảng 11: Tỉ lệ tiêu ngót chân răng liên quan bướu đánh giá trên phim toàn cảnh Tiêu ngót chân răng Tổng (n) (%) Dạng dao cắt n (%) Dạng gọt viết chì n (%) Dạng nhiều mặt phẳng n (%) Không tiêu ngót n (%) BNBM dạng nang 4 (33,3) 1 (8,3) 2 (16,7) 5 (41,7) 12 (60) BNBM dạng đặc 3 (37,5) 0 (0) 2 (25) 3 (37,5) 8 (40) Trị số hấp thu tia x của mô bướu biểu thị bằng đơn vị Hounsfield (HU) Bảng 12: Trị số hấp thu tia x của mô bướu trên phim CT. ROI TB ± ĐLC Trung vị Thấp nhất Cao nhất BNBM dạng nang (n=12) 30,5 ± 10,2 32,7 14,7 48,4 BNBM dạng đặc (n=10) 39,8 ± 12,5 41,3 17,1 63,5 (*) Kiểm định Mann-Witney U, p=0,075. BÀN LUẬN Các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng Tại Việt Nam, tuổi trung bình BNBM theo Nguyễn Văn Thụ (1995) là 34,3 tuổi, Phan Huỳnh An (2010) là 33 tuổi và Đỗ Thị Thảo (2010) là 33,5 tuổi(4,13,16). Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình của bệnh nhân BNBM là 38,5 tuổi, thấp nhất là 15 tuổi và cao nhất là 74 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân đến khám khi bướu tiến triển gây phồng xương biến dạng mặt, tỉ lệ 79,2% so với 85% trong nghiên cứu của MacDonald-Jankowski (2004)(11), 100% của Chidzonga (1996) và (Đỗ Thị Thảo, 2010)(3,4) và 50% của Phan Huỳnh An, 2010)(16). Triệu chứng lâm sàng thường thấy trong nghiên cứu này là đau, tỉ lệ (33,3%), so với tỉ lệ 36% ở Hồng Kông(11) . Há miệng hạn chế (17,7%) và tê môi cằm (12,5%). 91,7% bướu gây phồng đáy hành lang, 87,5% phồng xương ổ răng, 12,5% bướu có bề mặt loét hoặc có lỗ dò chảy dịch. Các dạng lâm sàng BNBM dạng nang chiếm tỉ lệ 54,5%, so với 45,5% của BNBM dạng đặc. Tỉ lệ BNBM dạng nang trong nghiên cứu này cao hơn so với một số nghiên cứu khác 31,2% tại Trung Quốc(10), 21,4% tại Iran(22), 30,6% tại Châu Phi(18), 37,5% tại Hàn Quốc(15) đến 46% tại California(2), 63,2% tại Mỹ-Latinh(9), 42,4% tại Việt Nam(4). Các đặc điểm X-quang Vị trí bướu Tỉ lệ BNBM hàm trên: hàm dưới là 1: 5 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 211 (Reichart, 1995)(19), 1: 8,1 (Ladeine, 2005)(8), 1: 11,9 (Jing, 2007)(6), 1: 10,4 (Luo, 2008)(10), 1: 18,1 (Siriam, 2008)(23), 1: 9,4 (Phan Huỳnh An, 2010)(16) và 1: 6,3 trong nghiên cứu này. Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 68,4% BNBM xảy ra ở vùng cành ngang- góc hàm và cành đứng. Kích thước bướu Kích thước trung bình của BNBM là 5,6 cm cao hơn kích thước trung bình ghi nhận được theo Poon (1996)(17) là 4,2 cm và theo Reichart (1995)(19) là 4,3cm, thấp hơn kết quả của Đỗ Thị Thảo (2010)(4) (6,7 cm). 59,1% BNBM có kích thước lớn hơn 5cm, tỉ lệ này ở BNBM dạng nang là 50% và ở dạng đặc là 70%. Các dạng X-quang Khảo sát 22 phim CT cho thấy dạng nhiều hốc (77,3%) thường gặp hơn dạng một hốc (22,7%), đối với dạng đặc cũng như dạng nang. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trong nước của Huỳnh Đại Hải(5), Phan Huỳnh An(16) và Đỗ Thị Thảo(4) cũng như của Park tại Hàn Quốc(15). Đường viền bướu BNBM có đường viền cản quang rõ chiếm tỉ lệ 72,7% trong nghiên cứu này, 100% trong nghiên cứu của Kim (2001)(7) và 100% trong nghiên cứu của MacDonald-Jankowski (2004)(12). Đường viền BNBM thường rất mỏng, chiếm tỉ lệ 86,4%, cho thấy sự hủy xương do BNBM khá trầm trọng. BNBM có hình ảnh đường viền dạng vỏ sò gặp ở BNBM với tỉ lệ khá cao trong nghiên cứu của chúng tôi (45,4%). Yacoob (1991)(24) cũng ghi nhận đường viền dạng vỏ sò chiếm tỉ lệ 66,7%. Mức độ xâm lấn của bướu 100% BNBM gây phồng xương với tỉ lệ gây phồng xương cả về phía ngoài và phía trong là 90,9%. Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan sát thấy BNBM dạng nang và dạng đặc đều gây phồng xương về 2 phía với tỉ lệ tương đương. 100% BNBM trong nghiên cứu của chúng tôi gây thủng vỏ xương, 63,6% gây thủng vỏ xương cả phía ngoài và phía trong. Tỉ lệ BNBM gây thủng vỏ xương tại Trung Quốc là 59% và 52%, tại Malaysia và California tỉ lệ này là 33,3%(12,17,20,24). Liên quan răng Theo kết quả trong nghiên cứu này, tỉ lệ răng ngầm là 22,7% cao hơn tỉ lệ 19,7% trong nghiên cứu của Arotiba (2005)(1), 21% của Ruhin-Poncet (2011)(21) và 21,2% của Đỗ Thị Thảo (2010)(4), thấp hơn tỉ lệ 31,6% của Ogunsalu (2006)(14), 36,5% của Phan Huỳnh An (2010)(16) và 40% của MacDonald- Jankowski (2004)(12). Tiêu ngót chân răng liên quan bướu là một đặc điểm khá phổ biến của BNBM. Nghiên cứu của Yacoob (1991)(24) cho thấy tỉ lệ tiêu ngót chân răng do BNBM là 47%, Arotiba (2005)(1) là 19,7%, Ogunsalu (2006)(14) là 31,6% và MacDonald-Jankowski (2004) là 59%(12). Những nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ tiêu ngót chân răng cũng khá cao, chiếm tỉ lệ 59,6% trong nghiên cứu của Phan Huỳnh An (2010)(16), 63,6% trong nghiên cứu của Đỗ Thị Thảo (2010)(4) và 60% trong nghiên cứu này. BNBM dạng đặc có tỉ lệ tiêu ngót (62,5%) cao hơn BNBM dạng nang (58,3%). Trị số hấp thu tia X của bướu trên phim CT Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trị số hấp thu tia X trung bình của BNBM là 34,7±12 HU, BNBM dạng nang là 30,5±10,2 HU và BNBM dạng đặc là 39,8±12,5 HU. BNBM dạng đặc có trị số hấp thu tia X cao hơn BNBM dạng nang, giá trị p=0,075 gần với ngưỡng khác biệt có ý nghĩa (Kiểm định Mann-Whitney U, p<0,05). Ariji (2011) trong so sánh trị số hấp thu tia X giữa BNBM với nang sừng do răng cho thấy nang sừng do răng có trị số hấp thu tia X là 29,7±13,9 HU hơi thấp hơn BNBM, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên tác giả lại tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa trị số hấp thu tia X của BNBM dạng đám rối và BNBM dạng túi tuyến là 2 dạng mô học thường học của BNBM dạng đặc. KẾT LUẬN Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 212 Qua nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và X quang trên phim CT và phim toàn cảnh trên 24 bệnh nhân BNBM điều trị tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Về đặc điểm lâm sàng của BNBM BNBM xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở lứa tuổi từ 21-40 tuổi (45,8%). Triệu chứng, dấu chứng lâm sàng thường gặp là sưng mặt (76,2%) và răng lung lay (50%), sưng phồng đáy hành lang miệng (91,7%). 33,3% bướu có dấu hiệu ping pong dương tính và 12,5% bướu gây loét niêm mạc tạo lỗ dò chảy dịch. BNBM dạng nang (54,5%), BNBM dạng đặc (45,5%). Về đặc điểm X-quang của BNBM BNBM xảy ra nhiều hơn ở xương hàm dưới, tỉ lệ 86,4%, vị trí thường gặp nhất là vùng cành ngang - góc hàm và cành đứng (68,4%). Kích thước trung bình của BNBM theo chiều gần xa là 49,5±19 mm, chiều ngoài trong là 27±8,7 mm, chiều trên dưới là 44,3±15,9 mm. BNBM thường gặp là dạng nhiều hốc (77,3%), dạng một hốc (22,7%), chủ yếu là dạng bọt xà phòng, chiếm tỉ lệ 76,5%. Đa số bướu có giới hạn rõ (73,7%), đường viền cản quang mỏng (86,4%), uốn lượn hoặc vỏ sò (81,4%). Tỉ lệ BNBM gây phồng xương và thủng vỏ xương xương là 100%. BNBM có răng ngầm chiếm tỉ lệ 23,7% . Tỉ lệ BNBM dạng đặc và dạng nang gây tiêu ngót chân răng lần lượt là 62,5% và 58,3%, tiêu ngót dạng dao cắt là dạng tiêu ngót thường gặp trong BNBM. Trị số hấp thu tia X trên phim CT của BNBM dạng đặc trung bình là 39,8 ± 12,5 HU, của BNBM dạng nang là 30,5 ± 10,2 HU. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arotiba GT, Ladeine AL, Arotiba JT, Ajike SO, Ugboko VI, Ajayi OF (2005). Ameloblastoma in Nigerian children and aldolescents: A review of 79 cases. Journal of Oral Maxillofacial Surgery, 63: 747-751. 2. Buchner A, Merrell PW, Carpenter WM (2006). Relative Frequency of Central Odontogenic Tumors: A study of 1088 cases from Northern Clifornia and comparison to studies from other parts of the world. J Oral Maxolfac Surg, 64: 1343-1352. 3. Chidzonga MM, Perez ML, Alvarez ALP (1996). Ameloblastoma: The Zimbabwean experience over 10 years. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 82: 38-41. 4. Đỗ Thị Thảo (2010). Đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và biểu hiện protein p53 trong bướu nguyên bào men. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Tp.HCM. 5. Huỳnh Đại Hải (2001). U nguyên bào men: Qua hồi cứu 351 bệnh án tại Viện Răng Hàm Mặt Tp.HCM 1976-4/2000. Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Tp.HCM. 6. Jing W, Xuan M, Lin Y, Wu L, Liu L, Zheng X, Tang W, Qiao J, Tian W (2007). Odontogenic tumors: a retrospective study of 1642 cases in a Chinese population. International Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 36: 20-25. 7. Kim SG, Jang HS, Kwang-Ju (2001). Ameloblastoma: A clinical, radiographic, and histopathologic analysis of 71 cases. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 91: 649-653. 8. Ladeinde AK, Ajayi OF, Ogunlewe MO, Adeyemo WL, Arotiba GT (2005). Odontogenic tumors: A review of 319 cases in a Nigerian teaching hospital. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 99(2): 191-194. 9. Ledesma MC, Mosqueda TA, Carlos BR, Romero LE (2007). Ameloblastomas: a regional Latin-American multicentric study. Oral Diseases, 13: 303-307. 10. Luo H, Li T (2009). Odontogenic tumors: A study of 1309 cases in a Chinese population. Oral Oncology, 45: 706-711. 11. MacDonald JDS, Yeung R, Lee KM, Li TK (2004). Ameloblastoma in Hong Kong Chinese. Part 1: systematic review an
Tài liệu liên quan