Hình dạng và kích thước vòm khẩu cái người trưởng thành nghiên cứu qua hình ảnh 3 chiều trên 169 trường hợp

Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả một số đặc điểm hình thái và xác định các phương trình đường hồi qui và mô tả đồ thị biểu diễn hình dạng vòm khẩu cái trong ba chiều không gian và xác định kích thước, hình dạng, vị trí torus khẩu cái ở một mẫu dân số người Việt. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 169 mẫu hàm hàm trên của sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Số hóa dữ liệu hình học của mẫu hàm thạch cao bằng phương pháp quét lập thể (3D Scanner) với máy quét DentSCAN Medit 100 v. 2.0. Sử dụng phần mềm Delcam PowerSHAPE Pro2013 để vẽ và đo các kích thước và xác định hình dạng vòm khẩu cái theo ba chiều không gian. Kết quả: Trung bình chiều rộng vòm khẩu cái lớn hơn khoảng 3 lần chiều cao vòm khẩu cái. Đường đồ thị biểu diễn vòm khẩu cái trong mặt phẳng đứng dọc ở nhóm có torus có phương trình: z = 0,0002125 y – 0,015148 y2 -0,37506 y3 – 3,7872y4 + 1,6309 (r =0,98161) ; đường đồ thị biểu diễn vòm khẩu cái trong mặt phẳng đứng ngang dọc ở nhóm có torus có phương trình: z = - 0,073385 x – 0,036334 x2+0,0022577 x3–0,00304 x4 + 4,5562 (r =0,99938) Kết luận: Việc đánh giá hình thái vòm khẩu cái cả kích thước và hình dạng trong 3 chiều không gian giúp có cái nhìn chuẩn xác hơn về vòm khẩu cái của người Việt trưởng thành.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình dạng và kích thước vòm khẩu cái người trưởng thành nghiên cứu qua hình ảnh 3 chiều trên 169 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 17 HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC VÒM KHẨU CÁI NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH NGHIÊN CỨU QUA HÌNH ẢNH 3 CHIỀU TRÊN 169 TRƯỜNG HỢP Nguyễn Thị Nguyên Hương*, Lê Hồ Phương Trang**, Đào Ngọc Lâm** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả một số đặc điểm hình thái và xác định các phương trình đường hồi qui và mô tả đồ thị biểu diễn hình dạng vòm khẩu cái trong ba chiều không gian và xác định kích thước, hình dạng, vị trí torus khẩu cái ở một mẫu dân số người Việt. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 169 mẫu hàm hàm trên của sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Số hóa dữ liệu hình học của mẫu hàm thạch cao bằng phương pháp quét lập thể (3D Scanner) với máy quét DentSCAN Medit 100 v. 2.0. Sử dụng phần mềm Delcam PowerSHAPE Pro2013 để vẽ và đo các kích thước và xác định hình dạng vòm khẩu cái theo ba chiều không gian. Kết quả: Trung bình chiều rộng vòm khẩu cái lớn hơn khoảng 3 lần chiều cao vòm khẩu cái. Đường đồ thị biểu diễn vòm khẩu cái trong mặt phẳng đứng dọc ở nhóm có torus có phương trình: z = 0,0002125 y – 0,015148 y2 -0,37506 y3 – 3,7872y4 + 1,6309 (r =0,98161) ; đường đồ thị biểu diễn vòm khẩu cái trong mặt phẳng đứng ngang dọc ở nhóm có torus có phương trình: z = - 0,073385 x – 0,036334 x2 +0,0022577 x3 –0,00304 x4 + 4,5562 (r =0,99938) Kết luận: Việc đánh giá hình thái vòm khẩu cái cả kích thước và hình dạng trong 3 chiều không gian giúp có cái nhìn chuẩn xác hơn về vòm khẩu cái của người Việt trưởng thành. Từ khóa: vòm khẩu cái, torus khẩu cái, hình ảnh 3 chiều ABSTRACT SHAPE AND DIMENSION OF THE PALATE ON ADULTS- A STUDY ON 169 CASES USING THREE DIMENSIONAL IMAGING Nguyen Thi Nguyen Huong, Le Ho Phuong Trang, Dao Ngoc Lam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 17 - 23 Objectives: This study was conducted to describe some morphological characteristics and to derive a three- dimensional mathematical description of hard tissue palatal size and shape, and to identify size, shape and position of palatal torus in a sample of Vietnamese population. Method: This is a cross-sectional study with 169 maxillary stone casts of Vietnamese medical students from 18 to 26 years of age. Digitization of geometric data using 3D Scanner was taken. Palatal width, length, heights were computed with The CAD PowerSHAPE 2013 software. Palatal landmarks were used to derive a mathematical equation of palatal shape in the frontal and sagittal planes. Results: The average palatal width was approximately 3 times greater than the height. The four-degree polynomials describing palatal curves in sagittal plane of torus palatinus group were reported: z = 0.0002125 y – 0.015148 y2 -0.37506 y3 – 3.7872y4 + 1.6309 (r =0.98161), in the frontal: z = - 0.073385 x – 0.036334 x2 +0.0022577 x3 –0.00304 x4 + 4.5562 (r =0.99938). Conclusion: Data collected about palatal dimension and shape in the present investigation could provide more appropriate data concerning morphological characteristics of the palate in a Vietnamese population. * BS Nội trú khóa 2011-2014- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM ** Bộ môn Phục hình- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Nguyên Hương ĐT: 0937967892 Email: dr_nguyenhuong@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 18 Key words: palate, torus palatinus, three dimensional imaging. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chỉnh hình răng mặt, việc đánh giá sự phát triển của vòm khẩu cái có ảnh hưởng lớn tới kế hoạch điều trị cũng như việc điều trị duy trì. Trong chuyên khoa phục hình, những đánh giá hình thái bao gồm các đo đạc về kích thước cũng như xác định hình dạng vòm khẩu cái sẽ góp phần giúp tiên lượng sự vững ổn và nâng đỡ của phục hình sau này. Trước đây, vòm khẩu cái chỉ được đánh giá bằng việc đo đạc các kích thước chiều rộng, chiều dài và chiều cao. Năm 1997, Ferrario và cộng sự đã mô tả hình dạng vòm khẩu cái trong mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang bằng các phương trình bậc 4(3). Trong hơn ba thập niên vừa qua, đã có nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước đã đi sâu nghiên cứu về hình thái vòm khẩu cái(4). Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đề cập đầy đủ đến việc đo đạc và xác định chính xác hình thể vòm khẩu cái ở người còn răng của người Việt theo ba chiều trong không gian, một hình thái đặc trưng với tỉ lệ torus khá cao so với những nghiên cứu nước ngoài(7). Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát những đặc điểm hình thái của vòm khẩu cái trên một mẫu dân số người Việt với các mục tiêu sau: 1- Xác định kích thước trung bình của vòm khẩu cái: chiều rộng, chiều dài, chiều cao trên đối tượng mẫu nghiên cứu. 2- Phân loại hình dạng vòm khẩu cái theo chỉ số kích thước vòm khẩu cái và chỉ số chiều cao vòm khẩu cái. 3- Xác lập các phương trình đường hồi qui và mô tả đồ thị biểu diễn hình dạng vòm khẩu cái trong ba chiều không gian. 4- Xác định kích thước, hình dạng, vị trí torus khẩu cái trên đối tượng mẫu nghiên cứu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu gồm 169 mẫu hàm hàm trên của sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có đủ các tiêu chí: Độ tuổi từ 18-28, Có bộ răng vĩnh viễn đầy đủ (ít nhất 28 răng mọc hoàn toàn), Độ cắn phủ, cắn chìa bình thường. Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả Phương tiện nghiên cứu Mẫu hàm, bút chì, bút lông dầu, thước kẹp điện tử độ chính xác 0, 01 mm, máy quét lập thể quang học DentSCAN Medit 100v. 2.0 (3D optic scanner), máy vi tính với phần mềm Delcam PowerSHAPE Pro2013. Qui trình thực hiện nghiên cứu Giai đoạn 1: Chuẩn bị mẫu hàm - Lấy dấu nghiên cứu hàm trên và đổ mẫu bằng thạch cao cứng (GC New Plaston, loại IV) - Dùng thước trượt điện tử đo chiều cao torus (nếu có). Chúng tôi quy ước sự hiện diện của torus trên mẫu hàm: Torus được xem là có khi đo được độ nhô lên ≥ 1mm tính từ bề mặt niêm mạc. Phân loại 2 nhóm: nhóm 1 mẫu hàm không có torus, nhóm 2: mẫu hàm có torus. Giai đoạn 2: Đánh dấu và đo đạc, xác lập các phương trình đường hồi qui và đồ thị biểu diễn hình dạng Phần 1: Đo các kích thước vòm khẩu cái Bước 1: Số hóa dữ liệu hình học của mẫu hàm thạch cao bằng phương pháp quét lập thể trên máy quét DentSCAN Medit 100 v. 2.0 để tạo dựng mô hình ba chiều ảo trong không gian đồ họa. Sau đó tái dựng lại dữ liệu hình học của mẫu hàm trong không gian đồ họa ảo trên máy vi tính Bước 2: Dùng phần mềm Delcam PowerSHAPE Pro2013 xác định các điểm mốc trên hình ảnh mẫu hàm và dựng các đường thẳng nối các điểm trên trong không gian tọa độ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 19 toàn cục gồm: 13’-23’, 14’-24’, 15’-25’, 16’-26’, 17’- 27’, IP-RP, M (hình 1). IP: điểm gai cửa. (Điểm cong lồi nhất và cao nhất của gai cửa) 13’, 23’, 14’, 24’, 15’, 25’ 16’ 26’ 17’ 27’: điểm thấp nhất theo chiều trục răng của viền nướu mặt trong với răng nanh, răng cối nhỏ thứ nhất, răng cối nhỏ thứ hai, răng cối lớn thứ nhất, răng cối lớn thứ hai hàm trên bên phải và bên trái. Xác định điểm M là hình chiếu vuông góc của IP lên đường thẳng nối 16’-26’. RP: điểm sau nhất trên đường ráp vòm khẩu cái. Hình 1: Xác định điểm mốc Bước 3: Dựng hệ trục tọa độ cục bộ và tạo các mặt cắt của mẫu hàm tại các vị trí răng nanh, răng cối nhỏ thứ nhất, răng cối nhỏ thứ hai, răng cối lớn thứ nhất, răng cối lớn thứ hai Bước 4: Xác định điểm mốc và dùng phần mềm Delcam PowerSHAPE Pro2013 đo chiều rộng vòm khẩu cái, độ cao vòm khẩu cái tại từng mặt cắt, chiều dài vòm khẩu cái IP-M: Chiều dài vòm khẩu cái từ gai cửa đến răng cối lớn thứ nhất trên mặt phẳng nằm ngang O’x’y’. IP-L: Chiều dài vòm khẩu cái (chiều dài hình chiếu của IP-RP trên mặt phẳng nằm ngang O’x’y’). IP-RP: Chiều dài vòm khẩu cái từ gai cửa đến điểm sau nhất trên đường ráp vòm khẩu cái. Bước 5: Tính - Chỉ số kích thước vòm khẩu cái: PI = chiều rộng lớn nhất/chiều dài vòm khẩu cái x100 - Chỉ số chiều cao vòm khẩu cái: PHI= chiều cao / chiều rộng x100 Phần 2: Xác định hình dạng vòm khẩu cái theo ba chiều không gian Bước 1: Xác định bộ tọa độ các điểm mốc a- Trên mặt phẳng đứng dọc - Dựng hệ trục tọa độ cục bộ O2X2Y2Z2 với gốc tọa độ O2 trùng IP, trục O2X2 trùng IP-M, O2Z2 song song 16’-26’tạo mặt cắt theo trục O2Z2 (hình 2.a). a b Hình 2: a: Dựng hệ trục tọa độ cục bộ O2X2Y2Z2 trên mặt phẳng đứng dọc; b: Mặt cắt mẫu hàm trên mặt phẳng đứng dọc Trên mặt cắt này, xác định tọa độ ba chiều (x, y, z) của 20 điểm trên đường biên dạng và chuyển bộ dữ liệu vào phần mềm MATLAB 9.0 (hình 2. b) b- Trên mặt phẳng đứng ngang - Dựng hệ trục tọa độ cục bộ O3X3Y3Z3 với gốc tọa độ O3 trùng 16’, trục O3X3 trùng 16’-26’, O3Y3 song song IP-M, tạo mặt cắt theo trục O3Y3 (hình 3.a). Trên mặt cắt này, xác định tọa độ ba chiều (x, y, z) 20 điểm trên đường biên dạng và chuyển bộ dữ liệu vào phần mềm MATLAB 9.0 (hình 3.b). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 20 a b Hình 3: a: Dựng hệ trục tọa độ cục bộ O3X3Y3Z3 trên mặt phẳng đứng ngang; b: Mặt cắt mẫu hàm trên mặt phẳng đứng ngang Bước 2: Xây dựng đồ thị biểu diễn hình dạng vòm khẩu cái Hình dạng vòm khẩu cái theo ba chiều trong không gian được thể hiện qua các phương trình đường hồi qui và đồ thị biểu diễn hình dạng vòm khẩu cái trên mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang. Chúng tôi sử dụng phần mềm MATLAB 9.0 để xác định bậc và dạng thức của các đa thức của đường cong hồi qui mô tả hình thái vòm khẩu cái. Phương pháp xác định là phương pháp bình phương tối thiểu Phần 3: Xác định hình thái torus khẩu cái a- Xác định kích thước torus Bước 1: Vẽ giới hạn torus, đánh dấu giới hạn trước của torus với đường giữa (A1), giới hạn sau của torus với đường giữa (A2). Kẻ đường đi qua vùng rộng nhất của torus vuông góc với đường giữa, cắt giới hạn torus bên vùng hàm 1 tại B1, vùng hàm 2 tại B2 (hình 4). Hình 4: Vẽ giới hạn torus Bước 2: Dùng phần mềm Delcam PowerSHAPE Pro2013 đo chiều dài torus A1-A2, chiều rộng torus B1-B2, chiều cao torus b- Quy ước phân loại torus Về vị trí: Trước: khi vị trí của torus từ 13’-23’ về trước (1/3 trước) Giữa: khi vị trí của torus trong khoảng 13’- 23’ và 16’-26’ (1/3 giữa) Sau: khi vị trí của torus trong khoảng 16’-26’ và GG’(1/3 sau) Trong trường hợp torus đạt kích thước lớn theo chiều trước sau, có thể có thêm các vị trí phối hợp như trước-giữa, sau-giữa, trước-giữa- sau. Về hình dạng: theoThoma(6) Về kích thước: theo Woo(8) KẾT QUẢ Về kích thước vòm khẩu cái và các chỉ số vòm khẩu cái Chiều rộng vòm khẩu cái tại vị trí răng nanh là 26,99 ± 1,65 mm, tại vị trí răng cối nhỏ thứ nhất: 29,86 ± 1,92 mm, tại vị trí răng cối nhỏ thứ hai: 34,98± 2,25 mm, tại vị trí răng cối lớn thứ nhất: 37,73 ±2,66 mm, tại vị trí răng cối lớn thứ hai: 41,08 ± 2,74 mm. Chiều dài vòm khẩu cái IP-RP là 46,88 ± 2,69 mm IP-L là 45,45 ± 2,77 mm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 21 Chiều cao vòm khẩu cái tại tại vị trí răng nanh: 5,06 ± 1,78 mm, tại vị trí răng cối nhỏ thứ nhất: 9,86 ± 1,9 mm, tại vị trí răng cối nhỏ thứ hai: 13,61 ± 2,32 mm, tại vị trí răng cối lớn thứ nhất: 13,82 ± 2,61 mm, tại vị trí răng cối lớn thứ hai: 13,62 ± 2,64 mm. - Khi so sánh giữa 2 giới: Chiều rộng vòm khẩu cái ở nam lớn hơn nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở vị trí răng cối nhỏ thứ nhất, răng cối nhỏ thứ hai răng cối lớn thứ nhất và răng cối lớn thứ hai Chiều dài vòm khẩu cái khi tính từ IP đến RP và từ IP đến L ở nam lớn hơn nữ, nhưng khi tính từ IP đến M thì nữ lớn hơn nam, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Chiều cao vòm khẩu cái của nữ lớn nhẹ hơn nam ở tất cả các vị trí khảo sát trừ vị trí răng nanh thì nam lớn hơn nữ, tuy nhiên những khác biệt này chỉ có ý nghĩa thống kê ở vị trí răng cối nhỏ thứ hai và răng cối lớn thứ hai. Chỉ số kích thước vòm khẩu cái (PI) = chiều rộng lớn nhất/ chiều dài x100 = 90,72 ± 8,12 (%). Chỉ số chiều cao vòm khẩu cái (PHI) = chiều cao/ chiều rộng x100 Chỉ số chiều cao vòm khẩu cái trung bình chung cho các vị trí từ răng nanh đến răng cối lớn thứ hai = 0,32 =1/3; nghĩa là trung bình chiều rộng vòm khẩu cái lớn hơn khoảng 3 lần chiều cao vòm khẩu cái Hình dạng vòm khẩu cái trong không gian Hình dạng vòm khẩu cái trong không gian được xác định qua: các phương trình đường hồi qui và đồ thị đường hồi qui biểu diễn hình dạng vòm khẩu cái khi chiếu trên các mặt phẳng (đứng dọc và đứng ngang) được xác định theo phương pháp bình phương tối thiểu. Kết quả được lần lượt trình bày trên hai nhóm: nhóm có torus và không có torus Nhóm không có torus Đường đồ thị biểu diễn vòm khẩu cái trong mặt phẳng đứng dọc có phương trình z = 0,011993 y + 0,021738 y2 -1,3239 y3 + 0,21096 y4 + 0,0074 (r = 0,99896) Đường đồ thị biểu diễn vòm khẩu cái trong mặt phẳng đứng ngang có phương trình z = - 0,013653 x + 0,39871 x2 -5,0252x3 + 7,2985 x4 – 0,000723 (r= 0,98314) - So sánh hình dạng vòm khẩu cái nhóm không có torus giữa nam và nữ trên mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang (biểu đồ 1) a b Biểu đồ 1: a: So sánh hình dạng vòm khẩu cái giữa Nam và Nữ trên mặt phẳng đứng dọc ; b: So sánh hình dạng vòm khẩu cái giữa Nam và Nữ trên mặt phẳng đứng ngang Nhóm có torus Đường đồ thị biểu diễn vòm khẩu cái trong mặt phẳng đứng dọc có phương trình z = 0,0002125 y – 0,015148 y2 -0,37506 y3 – 3,7872y4 + 1,6309 (r =0,98161) Đường đồ thị biểu diễn vòm khẩu cái trong mặt phẳng đứng ngang có phương trình z= - 0,073385 x – 0,036334 x2 +0,0022577 x3 –0,00304 x4 + 4,5562 (r =0,99938) So sánh hình dạng vòm khẩu cái nhóm có torus giữa nam và nữ trên mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang (biểu đồ 2) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 22 a b Biểu đồ 2: a: So sánh hình dạng vòm khẩu cái giữa Nam và Nữ trên mặt phẳng đứng dọc; b: So sánh hình dạng vòm khẩu cái giữa Nam và Nữ trên mặt phẳng đứng ngang Kết quả nghiên cứu cho thấy đồ thị biểu diễn hình dạng vòm khẩu cái trên mặt phẳng đứng dọc là một đường cong nhẹ. Hình dạng vòm khẩu cái của nam và nữ trên mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang tương đối giống nhau và ở người nam đường đồ thị hơi cạn hơn người nữ. Điều này cũng tương tự nghiên cứu của Ferrario-2001(1), trên đối tượng người trưởng thành. Đặc điểm hình thái của torus khẩu cái - Tỷ lệ xuất hiện: 30,8% - Kích thước torus khẩu cái: Chiều dài: 18,98 ± 2,29mm; chiều rộng: 13,22 ± 1,87mm; chiều cao: 2,24 ± 0,71mm. - Phân loại torus khẩu cái * Phân loại về kích thước torus: kích thước nhỏ: 76,9%, trung bình 23,1%. * Phân loại về hình dạng torus: dạng phẳng 80,8%, dạng thoi 19,2%. * Phân loại về vị trí torus: vị trí giữa – sau 71,43%, ở giữa 21,43%, vị trí trước-giữa-sau 7,14%. BÀN LUẬN Nghiên cứu đặc điểm hình thái của vòm khẩu cái một cách đầy đủ cần bao gồm cả hai yếu tố là hình dạng và kích thước. Hai yếu tố này luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Để xác định hình dạng vòm khẩu cái, chúng tôi tham khảo các nghiên cứu về hình dạng vòm khẩu cái của Ferrario -2001(2), tác giả sử dụng các điểm mốc trên vòm khẩu cái được xác định tọa độ bằng máy số hóa điện từ ba chiều, những tọa độ này được sử dụng để thiết lập phương trình toán học mô tả hình dạng vòm khẩu cái bằng một đa thức bậc bốn trong mặt phẳng đứng dọc và mặt phẳng đứng ngang. Chúng tôi đã sử dụng phương thức khớp các tọa độ của các điểm với các đường cong để xây dựng các phương trình đa thức biểu diễn hình dạng vòm khẩu cái bằng phương pháp bình phương tối thiểu- là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để tìm đạt đường hồi qui lý thuyết mà trong nghiên cứu này là đường hồi qui biểu diễn hình dạng vòm khẩu cái theo cả ba chiều trong không gian. Song song với việc xác định hình dạng vòm khẩu cái trong 3 chiều không gian, chúng tôi thực hiện đo đạc các kích thước chiều rộng, chiều dài, chiều cao của vòm khẩu cái trên hình ảnh quét lập thể của mẫu hàm bằng phần mềm Delcam PowerSHAPE Pro2013. Như vậy, nghiên cứu đã được thực hiện với sự phân tích, đánh giá cả hai mặt vừa kích thước vừa hình dạng vòm khẩu cái và theo cả ba chiều trong không gian nên có những ưu điểm hơn so với các nghiên cứu phân tích đơn thuần kích thước vòm khẩu cái. Nghiên cứu này chọn điểm chuẩn phía trước là điểm gai cửa, vốn là điểm chuẩn phía trước trong nghiên cứu của Ferrario, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hương(5). Do đó, chúng tôi tiến hành so sánh kích thước trung bình của 169 mẫu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 23 hàm này với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên ở những vị trí mà mốc đo tương tự nhau. Khi so sánh kết quả đo đạc của chúng tôi với Ferrario và cs (2001)(2): Tất cả các kích thước đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhóm nam và nữ. Sự khác biệt này có thể là do hai nghiên cứu đo đạc trên hai dân tộc khác nhau. Tất cả các kích thước trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hương (2013)(5) đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu này do cùng nghiên cứu trên một dân số nguồn với tiêu chuẩn chọn mẫu tương tự nhau . Về đặc điểm hình dạng vòm khẩu cái khi so sánh giữa nam và nữ trên mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang, hình dạng vòm khẩu cái của nam và nữ tương đối giống nhau (biểu đồ 1 và 2) và ở người nam đường đồ thị hơi cạn hơn người nữ. Như vậy khi so sánh hình dạng vòm khẩu cái giữa nam và nữ ở người trưởng thành, kết luận của chúng tôi cũng tương tự với Ferrario-2001(1). Trong nghiên cứu so sánh giữa lứa tuổi thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành, Ferrario cho rằng ở nữ đường cong biểu diễn hình dạng vòm khẩu cái của lứa tuổi thanh thiếu niên cao hơn tuổi trưởng thành, ở nam đường cong biểu diễn hình dạng vòm khẩu cái của lứa tuổi trưởng thành cao hơn tuổi thanh thiếu niên. KẾT LUẬN Đây là nghiên cứu đầu tiên về hình thái vòm khẩu cái người Việt trưởng thành về cả kích thước và hình dạng trong 3 chiều không gian nhằm đưa ra những số liệu, hình ảnh cơ bản để mô tả các đặc trưng hình thái vòm khẩu cái trên người Việt trưởng thành làm phong phú thêm các đặc điểm nhân học về hình thái, giải phẫu vùng hàm mặt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ferrario VF, Sforza C, Colombo A, Dellavia C, Francesca, Dimaggio R (2001), “Three-dimensional hard tissue palatal size and shape in human adolescents and adults”, Clin Orthod Res, 4, pp.141-147. 2. Ferrario VF, Sforza C, Schmitz JH, Colombo (1998), “A quantitative description of the morphology of the human palate by a mathematical equation”, Cleft Palate Craniofac J., 35, pp. 396–401. 3. FerrarioVF, Sforza C, Dellavia C, Colombo A, Ferrari RP (2002) “Three-dimensional hard tissue palatal size and shape: A 10-year longitudinal evaluation in healthy adults”, Int J Adult Orthod Orthognath Surg, 17 (1), pp. 51-58 4. Lê Hồ Phương Trang (2007), “Hình dạng vòm khẩu cái mất răng toàn bộ người Việt”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 11, (2), tr. 56-61. 5. Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Thái Phượng, Đào Ngọc Lâm, Lê Hồ Phương Trang (2013), “Hình thái vòm khẩu cái người trưởng thành nghiên cứu qua hình ảnh 3 chiều trên 34 trường hợp”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tháng 10, tr 68-74. 6. Thoma KH, Gorlin RJ, Goldman HM (1970), Thoma’s Oral Patholagy. 6th ed. Mosby, St. Louis, 1139. pp 33. 7. Vũ Trịnh Thành Ý, Huỳnh Anh Lan, Trần Kim Cúc (2
Tài liệu liên quan