Trước sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, truyền thông hội tụ hiện
đang trở thành xu thế phát triển tất yếu không thể thay đổi. Truyền thông hội tụ không chỉ ảnh
hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh tế của nhân loại, mà còn tác động mạnh mẽ đến kết cấu xã hội
và hình thái văn hóa. Trong tham luận này, đứng trên góc độ văn hóa, tác giả phân tích những
đặc trưng cơ bản của truyền thông hội tụ, chỉ ra những vấn đề văn hóa cơ bản trong truyền thông
hội tụ. Đồng thời, phân tích ý nghĩa và nội hàm của khái niệm văn hóa hội tụ và chỉ ra vấn đề
quyền lực văn hóa truyền thông là vấn đề hạt nhân của văn hóa hội tụ
9 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thái văn hóa và quyền lực văn hóa của truyền thông hội tụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH THÁI VĂN HÓA VÀ QUYỀN LỰC VĂN HÓA
CỦA TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
TS. Nguyễn Thành Lợi∗
Trước sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, truyền thông hội tụ hiện
đang trở thành xu thế phát triển tất yếu không thể thay đổi. Truyền thông hội tụ không chỉ ảnh
hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh tế của nhân loại, mà còn tác động mạnh mẽ đến kết cấu xã hội
và hình thái văn hóa. Trong tham luận này, đứng trên góc độ văn hóa, tác giả phân tích những
đặc trưng cơ bản của truyền thông hội tụ, chỉ ra những vấn đề văn hóa cơ bản trong truyền thông
hội tụ. Đồng thời, phân tích ý nghĩa và nội hàm của khái niệm văn hóa hội tụ và chỉ ra vấn đề
quyền lực văn hóa truyền thông là vấn đề hạt nhân của văn hóa hội tụ.
Truyền thông hội tụ: Xu thế phát triển tất yếu
Con người tồn tại trong một cộng đồng với tổng thể các mối quan hệ đa dạng và phức tạp,
và chính những mối quan hệ đó tạo điều kiện duy trì và thúc đẩy sự vận động của xã hội loài
người. Truyền thông có vai trò ngày càng quan trọng, là một trong những yếu tố đầu tiên thúc đẩy
xã hội phát triển không ngừng.
Trong quá trình nghiên cứu lịch sử truyền thông, chúng ta thấy rõ, cùng với ngôn ngữ, lời
nói, người nguyên thủy đã biết dùng những ký hiệu khác nhau để truyền phát thông tin. Con người
đã trải qua các thời kỳ truyền thông bằng lời nói, chữ viết, sự hoàn thiện logic ngôn ngữ, kỹ thuật
in ấn, báo in, phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử. Ở mỗi giai đoạn, truyền thông đều có
vai trò nhất định trong quá trình giao tiếp của con người, ví dụ, thời kỳ truyền thông bằng lời nói,
con người chủ yếu sử dụng âm thanh, đến thời kỳ sử dụng chữ viết, con người sử dụng cả âm
thanh và hình ảnh.
Ngày nay, khi nhân loại bước vào kỷ nguyên truyền thông hội tụ, về cơ bản con người vẫn
chủ yếu dựa vào các giác quan như thính giác, thị giác để thu thập tin tức. Tuy nhiên, cuộc cách
∗
Tạp chí Cộng sản
mạng công nghệ truyền thông thời gian qua đã phá vỡ hàng rào và biên giới giữa các loại hình
truyền thông, để các loại hình truyền thông khác nhau cùng tồn tại và có thể hỗ trợ và bổ sung cho
nhau. Các nhà nghiên cứu truyền thông chỉ ra rằng, trong quá khứ, con người có thể tiếp nhận
thông tin qua thính giác, thị giác thậm chí là vị giác, song trong thời đại công nghệ thông tin bùng
nổ như hiện nay, việc tiếp nhận thông tin qua phương thức truyền thông hội tụ là tương lai phát
triển của công nghệ truyền thông.
Như vậy, có thể thấy, truyền thông hội tụ không chỉ làm thay đổi về mặt công nghệ truyền
thông mà còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế, kết cấu xã hội và hình thái văn hóa của nhân
loại.Và chính trong môi trường truyền thông hội tụ cũng hình thành văn hóa hội tụ (convergence
culture), và điều quan trọng hơn, làm thế nào để nhận biết và đánh giá được văn hóa hội tụ trong
truyền thông hội tụ, hình thái văn hóa và quyền lực văn hóa của truyền thông hội tụ vẫn là những
vấn đề cần các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và tìm ra lời giải.
Loại hình truyền thông mới trong cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai cực
Liên quan đến truyền thông hội tụ, trước hết, chúng ta cần hiểu rõ sự chuyển đổi và cuộc
cách mạng công nghệ truyền thông, bởi vì cơ sở của truyền thông hội tụ là cuộc cải cách và phát
triển của khoa học công nghệ truyền thông.
Tháng 5-2007, Công ty Microsoft live labs đã giới thiệu phần mềm Photosynth, tạo ra một
ấn tượng mạnh trong giới đồ họa. Photosynth được coi là một công nghệ mới mang lại cho người
sử dụng một cảm giác bay bổng trong thế giới ảo. Phần mềm Photosynth thực sự là một phần
mềm hấp dẫn, nó có thể tập hợp hàng loạt những bức ảnh và phân tích các điểm giống nhau, hiển
thị hình ảnh dưới dạng không gian ba chiều. Nhờ có công nghệ này, hàng triệu người có tài khoản
trên trang mạng Flickr.com có thể post những tấm ảnh của mình chụp được ở xung quanh Nhà thờ
Đức Bà Paris lên mạng để cung cấp cho người thân cũng như công chúng thưởng thức. Và thông
qua việc lắp ghép các bức ảnh này, phần mềm Photosynth đã nhanh chóng thiết lập được hình ảnh
về Nhà thờ Đức Bà trên góc độ 3D.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đây được coi là một sự ví von tuyệt vời của truyền thông hội
tụ do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mang lại. Với sự phát triển nhanh và mạnh của công
nghệ Internet, hành vi cá thể của con người trong truyền thông đều có thể trở thành một bộ phận
của truyền thông hội tụ, thậm chí trở thành một phần của sản phẩm truyền thông đại chúng. Ưu
thế của phần mềm Photosynth là lợi dụng được không gian của mạng Internet để truyền tải hình
ảnh, tạo ra được những sản phẩm truyền thông mới. Như vậy có thể thấy, nhờ sự phát triển của
công nghệ truyền thông hiện đại đã khiến sự tập hợp hành vi truyền thông của mỗi người thành tài
nguyên truyền thông mới, sản sinh ra sản phẩm truyền thông mới. Trong các mạng xã hội do
truyền thông hội tụ đem lại, hành vi truyền thông và nội dung truyền thông do mỗi người sử dụng
tạo ra đều có thể trở thành bộ phận cần thiết trong truyền thông của mạng xã hội. Điều đó, dường
như đã chỉ cho chúng ta một viễn cảnh không tưởng, tất cả mọi người trên thế giới đều có thể
“hưởng thụ” quyền lực truyền thông bình đẳng. Tuy nhiên, xét cho cùng, truyền thông hội tụ vẫn
là một hành vi, một quá trình truyền thông, phải kết hợp với đặc trưng hội tụ và sự phát triển trong
truyền thông để nhận thức, từ đó lý giải mức độ ảnh hưởng xã hội của nó ngoài khía cạnh công
nghệ.
Theo nhà báo David Brewer - nhà tư vấn chiến lược truyền thông, người sáng lập và điều
hành trang web Mediahelpingmedia: “Truyền thông hội tụ là một điều kiện tiên quyết cơ bản
trong cơ quan báo chí đa phương tiện. Nó cung cấp một gói thông tin nhất quán về mặt nội dung
cho bất cứ thiết bị đầu cuối nào được sử dụng để tiếp nhận thông tin đó. Báo in, báo phát thanh,
truyền hình, báo mạng điện tử hay báo chí trên các thiết bị di động cần phải quảng bá lẫn nhau.
Mỗi loại hình báo chí phải tăng thêm giá trị cụ thể liên quan đến nền tảng thiết bị nhất định.
Ngoài ra, điều rất quan trọng nữa là cần tận dụng các công cụ mạng xã hội để nghiên cứu, thu
thập tin tức, sản xuất và phổ biến tin tức - xem các mô hình mạng xã hội để nắm bắt thêm
thông tin” 1.
Ngoài ra, trong cuốn “Hội tụ - ý nghĩa và nội hàm” của Rich Gordon xuất bản năm 2003,
tác giả đã tổng kết, từ “hội tụ” biểu thị 6 hàm ý, tạm dịch là: hội tụ công nghệ truyền thông, hợp
nhất quyền sở hữu truyền thông, hội tụ mang tính cấu trúc trong hoạt động tổ chức truyền thông,
hội tụ trong kỹ năng viết báo và hội tụ trong hình thức tự sự báo chí.
1Nguồn:
Đặc biệt, trong cuốn “Báo chí hội tụ- cơ sở đưa tin của truyền thông đa phương tiện” xuất
bản năm 2005, tác giả Stephen Quinn đã tiến hành “giải phẫu” một cách cặn kẽ khái niệm truyền
thông hội tụ ảnh hưởng đến thực tiễn tác nghiệp của nhà báo hiện nay. Tác giả Stepen Quinn đã
chỉ ra rằng, truyền thông hội tụ có những ảnh hưởng cơ bản đến sự vận hành trong nội bộ của cơ
quan báo chí, đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan báo chí với nhà báo.
Tuy nhiên, chuyên gia truyền thông người Mỹ Henry Jenkins lại cho rằng, truyền thông hội
tụ bao gồm ít nhất 5 yếu tố: “hội tụ công nghệ, hội tụ kinh tế, hội tụ xã hội hoặc cơ cấu, hội tụ văn
hóa và hội tụ toàn cầu” 2.
Truyền thông hội tụ là một hình thức thay đổi toàn diện môi trường truyền thông hiện nay,
đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất báo chí truyền thông. Có thể lý giải qua mấy
vấn đề dưới đây:
- Thứ nhất, với quan điểm “truyền thông hội tụ là một quá trình, không phải là điểm cuối
cùng”, tác giả Henry Jenkins nhấn mạnh, cho dù các phương tiện truyền thông truyền thống (báo
in, phát thanh, truyền hình, sách) hay là các hãng như Google, công ty Viacom – những hãng
đang chiếm ưu thế trong truyền thông hội tụ và coi mình là một bộ phận trong đội ngũ các phương
tiện truyền thông quan trọng của thế giới đều không ngừng tìm kiếm các cách thức hội tụ mới hơn
giữa các loại phương tiện truyền thông khác nhau. Đó là vì người ta đang sống trong môi trường
xã hội liên tục thay đổi, do đó, yêu cầu truyền thông hội tụ phải thể hiện được tính đa dạng.
Không một hãng truyền thông nào có thể tự “vỗ ngực” rằng, bản thân mình là “cổng” cuối cùng
của truyền thông hội tụ. Chuyên gia truyền thông người Mỹ Cheskin cho rằng: “Trước kia, khi nói
đến hội tụ, chúng ta thường nghĩ rằng, đem tất cả các thiết bị tập hợp thành 1 thiết bị trung tâm,
thiết bị này có thể làm tất cả mọi việc cho con người Hiện nay, cái mà chúng ta nhìn thấy là,
những thiết bị mà chúng ta sử dụng rất đa dạng, nội dung mà chúng ta thu được đang hội
tụNhững thiết bị này sẽ đáp ứng nhu cầu của con người trong những hoàn cảnh khác nhau”. Do
vậy, truyền thông hội tụ mà chúng ta đang đề cập hiện nay không phải là một trạng thái hoàn toàn
tĩnh (đứng yên) mà là một xu thế động (có thay đổi), một quá trình đang được nghiên cứu, tìm tòi
2
Jenkins.H (2001) Convergence? I Diverge, Technology Review, June. P93
và hàng loạt hành vi truyền thông có liên quan. Cùng với sự phát triển của công nghệ truyền
thông, truyền thông hội tụ sẽ từng bước “cuốn trôi” tiến trình hướng tới hội tụ của các phương tiện
truyền thông truyền thống, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường truyền thông của nhân loại.
- Thứ hai, sự phát triển của truyền thông hội tụ là kết quả của yêu cầu do hai loại lợi ích
cùng đặt ra, đồng thời nó trở thành biện pháp chung để thực hiện hai loại lợi ích này. Trong quá
trình hội tụ, chúng ta có thể nhận ra hai quá trình khởi động không hoàn toàn giống nhau. Trong
đó có một quá trình khởi động của doanh nghiệp từ trên xuống dưới và một quá trình khởi động
của người tiêu dùng từ dưới lên trên.
Một mặt, các doanh nghiệp muốn thông qua truyền thông hội tụ để mở rộng các hình thức
đưa tin, phát triển hình thức mới trong việc bán thông tin để tăng lợi nhuận và đạt được lợi ích cho
mình. Mặt khác, những khách hàng sử dụng dịch vụ của các phương tiện truyền thông rất cần
được ứng dụng những công nghệ truyền thông mới để nắm bắt sự chủ động trong việc trao đổi nội
dung truyền thông, từ đó đạt được lợi ích lớn nhất. Thực ra, trong quá trình hội tụ, hai lợi ích này
có thể có chung một mục tiêu, thúc đẩy cùng nhau, tuy nhiên, nó cũng có thể sinh ra mâu thuẫn và
thậm chí giành giật lẫn nhau.
- Thứ ba, nội dung truyền thông hội tụ là kết quả và sự phản ánh của cuộc đọ sức giữa hai
cực là “trí tuệ tập thể” và “văn hóa thương mại”. Vận dụng nội dung của truyền thông hội tụ là
“trí tuệ tập thể”. Thông qua “trí tuệ tập thể”, hệ thống tri thức mới của nhân loại đang được hình
thành, song sự hình thành này lại do công chúng tạo ra, các phương tiện truyền thông mới được
hình thành từ hệ thống tri thức chung có quyền lực tự do nhất, song nó lại bị chịu sự kiểm soát và
chi phối của văn hóa thương mại. Một yếu tố xuất phát từ hoạt động tổ chức tự phát của công
chúng, yếu tố khác xuất phát từ sự tập trung quyền lực truyền thông, hai yếu tố này hình thành nên
hai cực đấu tranh trong tương lai của quyền lực truyền thông. Sự cân bằng giữa hai cực này sẽ là
“cuộc trình diễn” hấp dẫn nhất của quyền lực truyền thông trong kỷ nguyên truyền thông hội tụ.
Có thể thấy, thời đại số hóa không phải là một lĩnh vực truyền thông độc quyền mà là kỷ
nguyên truyền thông tích hợp. Và điều quan trọng hơn là, truyền thông trong truyền thông hội tụ
trở thành “sân chơi mới” để các phương tiện truyền thông đại chúng và các tập đoàn tranh giành
quyền lực truyền thông. Những vấn đề văn hóa xã hội như quyền lực truyền thông mà truyền
thông hội tụ mang lại đang thách thức và “tấn công” mạnh mẽ lĩnh vực nghiên cứu các phương
tiện truyền thông truyền thống và sự phát triển của lý luận.
Văn hóa hội tụ - “khuôn viên văn hóa” mà những người nghiên cứu văn hóa truyền
thông muốn xây dựng
Trong thời đại truyền thông hội tụ, khi chúng ta liên kết thành một mạng xã hội và tham gia
một cách tự giác hay không tự giác vào hoạt động tái sản xuất tài nguyên truyền thông, cái mà
chúng ta phải đối mặt không chỉ đơn thuần là sự phát triển và thay đổi trên bình diện kỹ thuật. Ý
nghĩa và nội hàm của truyền thông hội tụ ắt sẽ phải vượt trên cả bình diện kỹ thuật và ăn sâu vào
các lĩnh vực văn hóa xã hội. Rốt cục, truyền thông hội tụ đã góp phần làm tăng cường sự kiểm
soát văn hóa xã hội từ trên xuống dưới hay đem lại các hình thức văn hóa đại chúng mới đã trở
thành vấn đề văn hóa then chốt của hoạt động nghiên cứu truyền thông hội tụ, từ đó sản sinh ra
một thuật ngữ mới và phức tạp – văn hóa hội tụ.
Năm 2004, môi trường truyền thông mới do truyền thông hội tụ tạo ra, lần đầu tiên Henry
Jenkins đã sử dụng cụm từ “văn hóa hội tụ” (convergence culture). Khi đó, Jenkins chủ yếu sử
dụng một số hiện tượng truyền thông mới mẻ để miêu tả xu thế văn hóa này. Ví dụ MP3 hay
phương thức truyền thông số hóa của điện ảnh Hollywood. Trong cuốn Văn hóa hội tụ: cuộc xung
đột giữa thế giới mới và thế giới cũ xuất bản năm 2006, Jenkins đã dùng rất nhiều ví dụ để giải
thích văn hóa hội tụ là một thế giới mới mà ở đó tất cả các cấp độ của sân chơi truyền thông hội tụ
với nhau. Tại đây, người sản xuất nội dung và người sử dụng các dịch vụ truyền thông đều ảnh
hưởng đến việc hình thành nội dung truyền thông. Năm 2007, Mark Deuze đã đề nghị các nhà
khoa học cần phải nghiên cứu vấn đề văn hóa hội tụ của Jenkins, đồng thời trong các công trình
nghiên cứu của mình, ông đã sử dụng khái niệm văn hóa hội tụ, phân tích hiện tượng văn hóa
truyền thông hội tụ. Tuy nhiên hai học giả này đều không đưa ra một định nghĩa rõ ràng về văn
hóa hội tụ.
Sở dĩ xuất hiện hoạt động nghiên cứu không có định nghĩa này là do ngay từ lúc hoạt động
nghiên cứu mới được bắt đầu, thái độ của các nhà nghiên cứu đối với truyền thông hội tụ và văn
hóa khá phức tạp. Jenkins có thái độ lạc quan song mâu thuẫn với văn hóa hội tụ. Ông sử dụng
cụm từ “Văn nghệ số phục hưng” để miêu tả văn hóa sau truyền thông hội tụ, qua đó có thể thấy
niềm mong chờ lớn lao của ông đối với văn hóa hội tụ. Ông cho rằng, đây là một sự chuyển đổi
mô hình văn hóa, và sự chuyển đổi mô hình này “ giống như văn nghệ phục hưng, sẽ ảnh
hưởng đến mọi phương diện của đời sống con người. Vì sự xung đột về mục tiêu giữa người sử
dụng dịch vụ, người sản xuất và người giám sát sẽ khiến chúng ta nảy sinh những tranh cãi trên
các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế và pháp luật. Và những tranh luận này vừa thúc đẩy tính đa
dạng của văn hóa, vừa thúc đẩy tính đồng nhất của văn hóa”. Chính vì vậy, Henkins đã tuyên bố:
“Văn nghệ số phục hưng vừa ở trong thời kỳ tốt nhất, đồng thời cũng là thời điểm tồi tệ nhất,
nhưng một trật tự văn hóa mới đã được sinh ra từ đó. Chúng ta hãy chờ đợi xem”3. Tuy nhiên,
không phải tất cả mọi học giả đều tỏ thái độ lạc quan như Henkins đối với thời đại văn hóa số và
tương lai của văn hóa hội tụ. Thực tế cho thấy, theo bản năng, đa số học giả đều tỏ ra “dị ứng” với
tương lai của văn hóa số, đặc biệt là các học giả lớn lên trong thời đại in ấn truyền thống.
Để làm rõ lập trường và mục tiêu nghiên cứu về văn hóa hội tụ, trong một bài nghiên cứu
về văn hóa hội tụ, năm 2008, Henkins và Mark Deuze chỉ ra rằng: Văn hóa số toàn cầu hiện nay là
một hình thái văn hóa hỗn hợp, là môi trường sinh thái mới mà nội dung truyền thông do công
chúng sản xuất và văn hóa thương mại vừa hội tụ vừa đấu tranh với nhau.
Có thể thấy rằng, muốn hiểu văn hóa hội tụ, đặc biệt là vấn đề quyền lực văn hóa của
truyền thông hội tụ, chúng ta vẫn phải đứng trên ba phương diện văn bản, chủ thể truyền thông và
kết cấu của văn hóa hội tụ để xem xét vấn đề.
- Thứ nhất, trong văn hóa hội tụ, văn bản được tạo thành bởi sự liên kết của các ký hiệu
điện tử hóa theo phương thức đa dạng hóa. Trong quá trình điện tử hóa, văn bản truyền thông xuất
hiện “nguyên tử hóa” mà Negroponte (người được coi là đưa ra khái niệm truyền thông hội tụ đầu
tiên vào năm 1978) từng nói, tức bị phân giải thành các nguyên tử nhỏ hơn, từ đó có được phương
thức tổ hợp linh hoạt hơn, lưu động trong các diễn đàn truyền thông khác nhau. Ví dụ, trước đây
báo chí chủ yếu cung cấp chữ viết và tranh, ảnh, phát thanh chủ yếu cung cấp lời nói, đài truyền
hình chủ yếu cung cấp hình ảnh và âm thanh. Còn trên “sân chơi”mạng Internet, mọi thông tin thu
thập được đều bị phân giải bằng cách “điện tử hóa” thành các “nguyên tử” thông tin có thể sử
3
Jenkins, H&Deuze, M.(2008) Editorial: Convergence Culture. Convergence: The International Jounal of Reseach into New
Media Technologies. Vol 14(1): 5-12.
dụng và tái sứ dụng một cách tiện lợi hơn, nhanh gọn hơn. Cùng là một bản tin, có thể đồng thời
sử dụng trên nhiều loại hình truyền thông khác nhau gồm văn bản bằng chữ viết, âm thanh và hình
ảnh di động, chỉ cần công chúng cảm thấy phù hợp với nhu cầu của họ.
Các bộ phim hoạt hình của Disney có thể được chiếu trên điện thoại di động, cũng có thể
xuất hiện trong bản tin của CNN, thậm chí trong thế giới ảo trực tuyến Second Life. Tuy nhiên, nó
cũng có thể được vận dụng trong các phần mềm giáo dục khác. Có thể thấy, ký hiệu trong văn bản
văn hóa truyền thông vẫn là đơn vị cơ bản nhất để truyền tải thông tin, nhưng sự tổ hợp và phương
thức liên kết giữa các ký hiệu điện tử hóa đã thay đổi theo hướng đa dạng hơn. Nhìn từ bề ngoài,
sự thay đổi này đem lại sự đa dạng phong phú cho nội dung truyền thông và sự biến hóa linh hoạt
cho phương thức biểu đạt, nhưng nếu quan sát ở mức độ sâu hơn, chúng ta sẽ thấy, nó còn đem lại
văn hóa hội tụ mới hoàn toàn và hình thành “môi trường truyền thông tạp giao”. Tức mọi thông
tin mang tính thương mại, công cộng, chính phủ, cá nhân, chuyên nghiệp, nghiệp dư do tất cả
các tổ chức, thậm chí cả cá nhân đưa ra đều trà trộn hỗn tạp vào nhau, khó có thể tách rời, cũng
không thể khái quát và tách bạch một cách đơn giản. Nó không những khiến văn hóa hội tụ không
thể dùng ngôn ngữ tiêu chuẩn hóa để khái quát đặc trưng của nó, mà còn khiến cho quyền lực văn
hóa ngày càng phức tạp hơn.
-Thứ hai, chủ thể của văn hóa hội tụ là công chúng tích cực, vì văn hóa hội tụ là văn hóa
mang mô hình tham gia và cùng tác động lẫn nhau, ranh giới giữa người sản xuất nội dung truyền
thông và người sử dụng các sản phẩm truyền thông ngày càng mơ hồ. Cho dù công chúng tham
gia vào hoạt động truyền thông, và sự tác động qua lại với các hoạt động truyền thông được sản
sinh như thế nào, và bất luận sự tham gia cũng như tác động này có ý nghĩa phản kháng hay quyền
lực thực sự hay không, công chúng trong văn hóa hội tụ có năng lực tham gia và tác động lớn hơn
là một sự thật không thể chối cãi. Trong khi giam gia và tác động là phương hướng phát triển của
văn hóa hội tụ.
Công chúng tích cực trong văn hóa hội tụ được tham gia sâu vào hoạt động sản xuất nội
dung truyền thông. Dưới sự phát huy của “trí tuệ tập thể”, các trang mạng như Wikipedia đã trở
thành phương tiện truyền thông mới có độ ảnh hưởng rất lớn. Điều này khiến cho một số phương
tiện truyền thông truyền thống phải thay đổi nhanh chóng để đối phó với xu thế này trong tương
lai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Ví dụ, thông qua việc thành lập trang điện tử
washingtonpost.com, tờ Bưu điện Washington đã chủ động mở rộng chức năng truyền thông của
mình thành “diễn đàn cung cấp thông tin cho công chúng”. Thông qua việc tham gia vào hoạt
động sản xuất văn hóa truyền thông, cá thể văn hóa trong văn hóa hội tụ có được thân phận mới
của mình. Công chúng vừa có thể là nhà sản xuất, vừa là khán giả; Vừa là người sản xuất văn hóa,
đồng thời vừa là người sử dụng các sản phẩm truyền thông; Vừa là nhân viên chuyên nghiệp, vừa
là nhân viên nghiệp dư. Chủ thể văn hóa trong văn hóa hội tụ có nhiều bản sắc văn hóa, đây là
phương thức sinh tồn cơ bản của chủ thể văn hóa hội tụ.
- Thứ ba, văn hóa hội tụ đã đem lại sự thay đổi mang tính cấu trúc cho quyền lực văn hóa.
Với vai trò là một loại văn hóa có tính chất tham dự, văn hóa hội tụ đã đ