GỒM: 1.HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
2. HÌNH THỨC CẤU TRÚC
I. Hình thức chính thể
*Hình thức cộng hòa gồm các quốc gia:Philipines, Singapore, Myanmar, Indonesia, Dongtimor
Trong đó:
+ Philipines và Indonesia theo chế độ cộng hòa tổng thống
+ Singapore, Myanmar và Dongtimor theo chế độ cộng hòa đại nghị.
1. Nội dung chi tiết
Indonesia: là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới; tuy nhiên trong Hiến pháp
Indonesia không hề đề cập tới tôn giáo này (do vậy không thể coi Indonesia là một quốc gia Hồi giáo
giống như các nước Tây Á và Bắc Phi). Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và tổng
thống do dân bầu.
15 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 4635 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thức nhà nước của các quốc gia trong khối Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiến Hoàng ( TDT LAW) Page 1
HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC CỦA CÁC QUỐC GIA TRONG KHỐI ASEAN
GỒM: 1.HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
2. HÌNH THỨC CẤU TRÚC
I. Hình thức chính thể
*Hình thức cộng hòa gồm các quốc gia:Philipines, Singapore, Myanmar, Indonesia, Dongtimor
Trong đó:
+ Philipines và Indonesia theo chế độ cộng hòa tổng thống
+ Singapore, Myanmar và Dongtimor theo chế độ cộng hòa đại nghị.
1. Nội dung chi tiết
Indonesia: là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới; tuy nhiên trong Hiến pháp
Indonesia không hề đề cập tới tôn giáo này (do vậy không thể coi Indonesia là một quốc gia Hồi giáo
giống như các nước Tây Á và Bắc Phi). Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và tổng
thống do dân bầu.
Thể chế Nhà nước:
- Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống (đồng thời là người đứng đầu Chính phủ).
- Quốc hội: Hội đồng Hiệp thương nhân dân (MPR) là cơ quan quyền lực cao nhất của
Inđônêxia, có 678 đại biểu trong đó 550 là đại biểu Hội đồng Đại biểu Nhân dân (DPR, tức Hạ
viện) và 128 đại biểu Hội đồng Đại biểu Địa phương (DPD, tức Thượng viện). DPR là cơ quan
quyền lực nhất trong ngành lập pháp In-đô-nê-xi-a, có chức năng xây dựng và giám sát thực hiện
các bộ luật; thông qua các chương trình và chính sách của Chính phủ; phê chuẩn các chức danh
Đại sứ, Tư lệnh cảnh sát quốc gia, Tư lệnh quân đội và Tư lệnh các quân chủng. DPD có chức
năng chủ yếu phản ánh tiếng nói và tăng cường vị thế của địa phương đối với Chính phủ TW, vai
trò hạn chế hơn so với DPR. MPR có 3 chức năng chính: sửa đổi Hiến pháp, làm lễ tuyên thệ
nhậm chức cho Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu, thực hiện quá trình luận tội chống lại
Tổng thống. Tuy nhiên, hiện nay vai trò MPR đã giảm đi nhiều so với trước.
- Cơ chế bầu cử: Các đại biểu MPR, Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu trực tiếp 5 năm
một lần (tổng tuyển cử bầu các thành viên MPR trước, sau đó đến bầu Tổng thống và Phó Tổng
thống).
- Hệ thống tư pháp bao gồm Toà án, công tố, kiểm sát theo mô hình Nhà nước Cộng hoà.
Philippines: có một chính phủ dân chủ theo mô hình cộng hòa lập hiến với một tổng thống.
Philippines là một quốc gia đơn nhất. Có một số nỗ lực nhằm biến chính quyền thành một chính quyền
liên bang đơn viện hay nghị viện kể từ thời Ramos tổng thống đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia và
nguyên thủ chính phủ, cũng như là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống được bầu theo hình
thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kì 6 năm,trong thời gian đó tổng thống sẽ bổ nhiệm và điều khiển nội
các. Đại hội Philippines hay còn được gọi Quốc hội Philippines là cơ quan lập pháp quốc gia của Cộng
hòa Philippines. Đại hội là cơ quan lưỡng viện gồm Thượng viện và Hạ viện.,Thượng viện gồm 24
Tiến Hoàng ( TDT LAW) Page 2
thượng nghị sĩ, một nửa lại được bầu trong 3 năm. Mỗi thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm.Các thượng
nghị sĩ được bầu bởi cử tri và không đại diện cho khu vực địa lý.
Hạ viện tối đa là 250 hạ nghị sĩ. Có 2 dạng hạ nghị sĩ: khu vực và nhóm. Các vị đại biểu sẽ đại diện cho
khu vực bầu cử trên khắp cả nước.Tất cả các tỉnh có ít nhất 1 khu vực bầu cử. Một số thành phố cũng có
khu vực bầu cử riêng, sắp xếp có 2 hay nhiều đại biểu.
Quyền hạn của Đại hội:
Quyền bổ nhiệm;
Quyền hành động như Hội đồng Lập hiến; (Hạ viện và Thượng viện tổ chức họp chung)
Quyền buộc tội; (ban đầu nghi vấn quyền của Hạ viện, và xét xử quyền của Thượng viện)
Quyền phê chuẩn hiệp ước; (chỉ có thượng viện)
Quyền tuyên bố chiến tranh; (Hạ viện và Thượng viện tổ chức họp chung)
Quyền ân xá;
Quyền hành động như Ban vận động bỏ phiếu Tổng thống/ Phó tổng thống; (bằng cách lập ủy ban
chung thuộc đại hội vận động)
Quyền bất tuân lệnh;
Quyền hỗn hợp;
Quyền ủy thác;
Quyền ngân sách;
Quyền thuế;
Quyền tư pháp được trao cho Tối cao pháp viện, bao gồm một Chánh án tối cao và 14 thẩm phán.
Họ đều do tổng thống bổ nhiệm từ danh sách cho Hội đồng Tư pháp và Luật sư đề trình.
Singgapore: là một nước Cộng hòa nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster (Hệ thống
Westminster là hệ thống nhà nước dân chủ nghị viện theo mô hình chính trị và thể chế Đại nghị của
Vương quốc Anh. Thuật ngữ này xuất phát từ Cung điện Westminster, nơi đặt Nghị viện Anh.)đại diện
cho các khu vực bầu cử. Hiến pháp của quốc gia thiết lập hệ thống chính trị dân chủ đại diện Quyền hành
pháp thuộc về Nội các, do thủ tướng lãnh đạo và ở một mức độ thấp hơn rất nhiều là tổng thống. Tổng
thống được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu và có quyền phủ quyết đối với một tập hợp cụ thể các
quyết định hành pháp, như sử dụng dự trữ quốc gia và bổ nhiệm các thẩm phán song vai trò đó phần lớn
mang tính lễ nghi. Tổng thống có thể phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp.Cơ quan đại diện cao
nhất ở cấp quốc gia là Hội nghị Hiệp thương Nhân dân (MPR).Các chức năng chính của cơ quan này là
hỗ trợ và sửa đổi hiến pháp, chứng nhận tổng thống nhậm chức, chính thức hoá các khuôn khổ của chính
sách quốc gia.Cơ quan này có quyền buộc tội tổng thống.Quốc hội đóng vai trò là nhánh lập pháp của
chính phủ. Các thành viên của Quốc hội gồm có các thành viên đắc cử, phi tuyển khu và được chỉ
định.Các thành viên đắc cử được bầu vào Quốc hội trên cơ sở "đa số ghế" và đại diện cho các khu vực
bầu cử có một hoặc nhóm đại diện.
Về hành chính: Mi-an-ma theo thể chế Liên Bang với 7 bang và 7 Khu hành chính (tương đương bang).
-Về chính trị: Cơ quan quyền lực cao nhất hiện nay là Hội đồng Hoà bình và Phát triển Quốc gia (SPDC)
do Thống tướng Than Xuề làm Chủ tịch. Tại các Bang, Khu hành chính và các cấp chính quyền địa
phương đều có Hội đồng Hoà bình và Phát triển địa phương.
- Đứng đầu Chính phủ Mi-an-ma là Thủ tướng Aung San Suu Kyi.
- Quốc hội Mi-an-ma được bầu năm 1990 với 485 đại biểu. Từ 1993, Đại hội Quốc dân được triệu tập lần
đầu tiên bao gồm các đại biểu trúng cử trong cuộc Tuyển cử 1990 để dự thảo Hiến pháp mới. Năm 1996,
Tiến Hoàng ( TDT LAW) Page 3
NLD tuyên bố tẩy chay Đại hội Quốc dân do chính quyền không trao quyền theo kết quả cuộc bầu cử
1990.
- Ngày 17/5/2004, Đại hội Quốc dân đã được triệu tập lần thứ hai nhằm soạn thảo Hiến pháp mới với
1088 đại biểu tham dự bao gồm các thành phần trong xã hội, các đảng phái, vv các đảng đối lập không
tham dự. Ngày 17/2/2005, Chính quyền Mi-an-ma đã triệu tập Đại hội Quốc dân giai đoạn 2 với sự tham
dự của 1086 đại biểu.Đại hội đã diễn ra suôn sẻ, song thực chất vẫn không nhận được sự ủng hộ của đại
diện các đảng đối lập cũng như của dư luận bên ngoài.
- Ngày 5/12/2005, Đại hội Quốc dân Mi-an-ma đã khai mạc kỳ họp Đại hội Quốc dân lần này dự kiến kéo
dài 40-50 ngày. Nội dung của Đại hội lần này là: (1) Những nguyên tắc cơ bản chi tiết trong quá trình dự
thảo việc chia sẻ quyền lập pháp và hành pháp; (2) Những nguyên tắc cơ bản chi tiết về vai trò của các
lực lượng vũ trang.
- Đại hội Quốc dân mở lại vào ngày 18/7/2007, kết thúc vào tháng 9/2007. Phiên họp xác định những chi
tiết cuối cùng của bản hiến pháp, bao gồm các điều khoản về bầu cử, các đảng phái chính trị, quốc kỳ và
quốc ca. Tháng 02/2008, Chính phủ Mianma thông báo sẽ tiến hành trưng cầu dân ý bản Hiến pháp mới
vào ngày 10/5/2008 và cuộc bầu cử theo Hiến pháp mới sẽ được tổ chức vào năm 2010.
- Hiến pháp: Hiến pháp do tướng Ne Win lập ra vào tháng 01/1974 đã bị bãi bỏ vào tháng 9/1988. Dự
thảo Hiến pháp mới được hoàn thành vào tháng 2/2008.Ngày 10/5 và 24/5, Mianma tổ chức trưng cầu dân
ý Hiến pháp mới. Ngày 26/5/2008, Ủy ban Trưng cầu dân ý tuyên bố Hiến pháp mới đã được thông qua
với 27 triệu 288 nghìn 100 người tham gia bỏ phiếu, đạt 98% trong đó có gần 93% phiếu thuận.
Ngày 8 tháng 11 năm 2015, hàng chục triệu người dân Myanmar đã đi bỏ phiếu với kỳ vọng vào tương lai
trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ năm 1990. Kết quả cuộc bầu cử được công bố cụ thể vào sáng
ngày 10 tháng 11 năm 2015. Ước tính khoảng 10.000 quan sát viên đã có mặt theo dõi tiến trình bầu cử
tại Myanmar. Chính phủ triển khai hơn 40.000 cảnh sát đặc nhiệm giám sát các điểm bầu cử. Rất nhiều
chợ, nhà hàng ở Yangon đóng cửa để đảm bảo an toàn. Chiều ngày 10 tháng 11 năm 2015, bà Aung San
Suu Kyi, lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) Myanmar tuyên bố đảng của bà giành
khoảng 75% trong tổng số ghế Quốc hội. Trong đó, NLD có 96 ghế, bao gồm 49 ghế hạ viện. Đảng Đoàn
kết phát triển liên bang (USDP) cầm quyền chỉ có 3 ghế hạ viện. Dù đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi
giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử hôm 8/11, quân đội Myanmar vẫn nắm giữ không ít vị trí
lãnh đạo quan trọng trong hệ thống chính trị nước này. Bên cạnh việc đưa các cựu quan chức cấp cao
trong đảng cầm quyền vào nắm giữ những vị trí ở Nội các, quân đội Myanmar còn tự trao cho mình
quyền lực hiến pháp để gây ảnh hưởng với chính phủ của bất cứ ai được bầu lên làm Tổng thống. Thậm
chí, trong trường hợp khẩn cấp, một cơ quan chuyên trách do quân đội chỉ huy còn có thể giành lại quyền
quản lý đất nước.Hơn nữa, hiến pháp Mynamar hiện thời không cho phép bà Suu Kyi được giữ chức
Tổng thống.
Dongtimor theo mô hình nhà nước cộng hoà:
Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống (nhiệm kỳ 5 năm, mặc dù theo Hiến pháp 22/3/2002 Tổng thống chỉ
đóng vai trò là biểu tượng quốc gia nhưng vẫn có quyền phủ quyết, giải tán quốc hội và tổ chức tổng
tuyển cử).
- Người đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng
- Tên gọi Chính phủ: Hội đồng Bộ trưởng
-Cơ quan lập pháp ở Đông Timor: Nghị viện Quốc gia hay Parlamento Nacional
Hiến pháp Đông Timor phỏng theo Bồ Đào Nha
Sau bầu cử 30/8/2001, Quốc hội lập hiến Ti-mo Lét-xtê chuyển thành Quốc hội đầu tiên của Ti-mo Lét-
xtê, cơ quan quyền lực cao nhất gồm 88 đại biểu (nhiệm kỳ 5 năm). Hiện nay, số lượng đại biểu Quốc hội
(nhiệm kỳ 2007-2012) giảm xuống còn 65 người (Fretilin chiếm 21 ghế; đảng CNRT 18 ghế; đảng Dân
Tiến Hoàng ( TDT LAW) Page 4
chủ xã hội và Hiệp hội những người dân chủ xã hội Ti-mo Lét-xtê 11 ghế; đảng Dân chủ 8 ghế; đảng
Thống nhất quốc gia 3 ghế; đảng Liên minh Dân chủ và đảng Thống nhất quốc gia vì kháng chiến của Ti-
mo Lét-xtê, mỗi đảng 2 ghế)
- Hệ thống Toà án, công tố, kiểm soát theo mô hình Nhà nước Cộng hoà.
3. Địa giới hành chính và phân cấp quản lý: được chia thành 13 tỉnh, 65 quận, thị.
4. Các Đảng phái chính trị:
Năm 1974, Thống đốc Bồ Đào Nha tại Ti-mo Lét-xtê cho phép thành lập các đảng phái chính trị. Lúc đó
5 đảng đã được thành lập gồm 3 đảng chính là Liên minh Dân chủ Timor (UDT), Hiệp hội dân chủ hoà
bình dân Timor (APODETI), Mặt trận cách mạng vì một Ti-mo Lét-xtê độc lập (FRETILIN). Ngoài ra
còn có đảng Lao động (TRABALHISTA).
Trong một thời gian dài, UDT, APODETI, FRETILIN mâu thuẫn nhau về chủ trương chính trị cho Ti-mo
Lét-xtê. Vào những năm 70, UDT là đảng bảo thủ được khoảng 10% số dân ủng hộ và chủ trương gắn
chặt quan hệ với Bồ Đào Nha. APODETI là một đảng rất nhỏ chỉ được khoảng 5% dân chúng ủng hộ và
chủ trương sát nhập Ti-mo Lét-xtê vào In-đô-nê-xi-a. FRETILIN là một đảng cánh tả đại diện cho nhiều
tầng lớp, quan điểm khác nhau nên khuynh hướng chính trị trong đảng rất phức tạp. Đảng này được
khoảng 60% dân số ủng hộ, chủ trương độc lập ngay cho Ti-mo Lét-xtê và chống việc sát nhập vào In-đô-
nê-xi-a.
Trong kỳ bầu cử Quốc hội ngày 30/6/2007, có 14 đảng chính trị tham gia, chia thành nhiều phe phái,
trong đó 7 đảng và liên minh các đảng có ghế trong Quốc hội mới (65 ghế).
2. So sánh các điểm giống và khác nhau:
* Hình thức Cộng hòa Tổng thống:
- Điểm giống nhau:
Các chế độ tổng thống là những chế độ mà có một chính trị gia được bầu duy nhất làm đại diện
cho cả nước và nhiệm kỳ của người đó không phụ thuộc vào sự ủng hộ của nhánh lập pháp. tổng thống có
thể nắm trong tay những quyền sau : quyền bổ nhiệm, kiểm soát cuộc họp nội các, quyền phủ quyết,
quyền phủ quyết những vấn đề thuộc ngành dọc, quyền [trong trường hợp-ND] khẩn cấp, kiểm soát chính
sách đối ngoại, quyền đối với việc thành lập chính phủ, và quyền giải tán cơ quan hành pháp. Ngoài danh
sách các quyền lực trên của tổng thống, còn có một cách khác để thảo luận hoặc phân loại những hệ thống
đó.Nói như vậy nhưng có lẽ sẽ có ích hơn khi tập trung vào bốn đặc điểm chính của các chế độ tổng
thống để có thể sử dụng nhằm phân biệt các loại chính quyền hành pháp.
Tiến Hoàng ( TDT LAW) Page 5
-Điểm khác nhau:
PHILIPINES
+Tư pháp
Hệ thống pháp luật của Philippines dựa trên cơ sở truyền thống án lệ (common law). Tổ chức bộ máy Nhà
nước của Phillippines giống với mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước của Hoa Kỳ. Quyền lực Nhà nước
được phân chia theo học thuyết tam quyền phân lập. Đứng đầu cơ quan hành pháp là Tổng thống do nhân
dân bầu ra. Quốc hội chịu trách nhiệm lập pháp còn tư pháp được giao cho Toà án.
Chia làm 3 cấp tòa án, có thêm tòa sharia ở phía Nam Mindanao. Tòa tối cao gồm 1 chánh án và 14 phó
chánh án được quốc hội lựa chọn với nhiệm kì suốt đời. 13 tòa khu vực (thủ đô và 12 khu vực)
+)Lập pháp
2 viện: thượng hạ được dân bầu ra với nhiệm kì 6 năm. Là cơ quan ban hành luật pháp được thông qua
nếu có trên 2/3 quốc hội đồng ý. Hạ viện có nhiệm kì 3 năm, thượng viện có nhiệm kì 6 năm nhưng cứ 3
năm lại ½ thượng nghị sĩ được bầu lại.
+)Hành pháp
Đứng đầu là tổng thống do dân bầu ra, có quyền chỉ định bộ trưởng, giúp việc cho tổng thống, còn là tổng
tư lệnh quân đội, thành lập chính sách, đề hướng ngoại giao
INDONESIA
+)Tư pháp
Hệ thống pháp luật của Indonesia rất phức tạp vì nó chịu ảnh hưởng bởi truyền thống pháp luật án lệ
(common law), truyền thống pháp luật dân sự (civil law) và truyền thống pháp luật Indonesia. Bộ máy
Nhà nước của Indonesia được tổ chức theo mô hình cộng hoà tổng thống, có sự phân chia giữa quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan pháp luật của Indonesia bao gồm: Bộ Tư pháp và nhân quyền,
Cơ quan Cải cách pháp luật, Cơ quan Công tố và Toà án.
Bộ tư pháp và nhân quyền, có 20 tòa án cấp cao, 1 tối cao và các tòa án chuyên biệt công tố.
+) Lập pháp
Hội nghị hiệp thương nhân dân gồm: Hội đồng đại diện khu vực và Hợp đồng đại diện nhân dân nhiệm kì
5 năm.
+) Hành pháp
Tổng thống có 2 nhiệm kì 5 năm à kiêm tổng tư lệnh
* Hình thức Cộng hòa Đại nghị
Tiến Hoàng ( TDT LAW) Page 6
- Giống nhau
Nền Dân chủ đại nghị là một hình thức chính phủ được các đại diện của dân thành lập trên nguyên tắc thi
hành chủ quyền nhân dân.Các đại diện được chọn bởi đa số cử tri (khác với đa số dân số/số cử tri đủ tư
cách) trong cuộc bỏ phiếu tự do và bí mật, đa đảng. Trong khi tồn tại các nền dân chủ đại nghị như vậy để
chọn đại diện, theo lý thuyết, thì các phương thức khác như bắt thăm (rất gần với dân chủ trực tiếp) cũng
được dùng. Ngoài ra, các đại diện thường nắm giữ quyền chọn các đại diện khác, tổng thống (hay chủ
tịch), hoặc các quan chức chính phủ khác (đại diện gián tiếp).
-Khác nhau
MYAMMAR
+)Tư pháp
Myanmar là Nhà nước Liên bang với 14 bang. Hệ thống pháp luật của Myanmar dựa trên cơ sở truyền
thống pháp luật án lệ (common law). Quyền lực Nhà nước của Myanmar được tập trung vào hội đồng
quân sự tuy nhiên vẫn có sự phân chia giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Thủ tướng Chính phủ là
nguyên thủ quốc gia và đồng thời là Chủ tịch của Hội đồng Hoà Bình và Phát triển của Nhà nước. Quốc
hội là cơ quan lập pháp và được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu, có nhiệm kỳ 4 năm. Hệ thống tư
pháp bao gồm toà án ở các cấp và xét xử dựa trên cơ sở luật thành văn..
+)Hành pháp :
Đứng đàu nhà nước là chủ tịch hội đồng hòa bình và phát triển quốc gia ( SPDC ). Đứng đầu chính phủ là
thủ tướng.
+)Cơ quan lập pháp :
Quốc hội nhân dân, nhiệm kì 4 năm.
+)Chế độ bầu cử:
Phổ thông bầu phiếu, cử tri từ 18 tuổi trởlên.
Ở Myanmar dù thủ tướng dứng đầu nhưng quân đội vẫn giữ không ít vị trí lãnh đạo trong nước này. (Dù
đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử hôm 8/11, quân đội
Myanmar vẫn nắm giữ không ít vị trí lãnh đạo quan trọng trong hệ thống chính trị nước này. Bên cạnh
việc đưa các cựu quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền vào nắm giữ những vị trí ở Nội các, quân đội
Myanmar còn tự trao cho mình quyền lực hiến pháp để gây ảnh hưởng với chính phủ của bất cứ ai được
bầu lên làm Tổng thống. Thậm chí, trong trường hợp khẩn cấp, một cơ quan chuyên trách do quân đội chỉ
huy còn có thể giành lại quyền quản lý đất nước.Hơn nữa, hiến pháp Mynamar hiện thời không cho phép
bà Suu Kyi được giữ chức Tổng thống.)
ĐÔNG TIMOR
+)Tư pháp :
Tiến Hoàng ( TDT LAW) Page 7
Hệ thống tòa án, công tố kiểm soát theo mô hình nhà nước cộng hòa.
+)Lập pháp : Nghị viện Quốc gia hay Parlamento Nacional
+)Hành pháp :
Tổng thống có nhiệm kì 5 năm. Tổng thống đóng vai trò biểu tượng nhưng vẫn có quyền phủ quyết, giải
tán quốc hội và tổ chức tổng tuyển cử.đứng đầu chính phủ là thủ tướng.
-Hiến pháp Đông Timor phỏng theo Bồ Đào Nha.
Do Đông timor là nước mới thành lập nên các bộ máy hành pháp, lập pháp, tư pháp chưa hoàn chỉnh và
đang trong quá trình hoàn thiện dần.
SINGAPORE
+)Tư pháp
Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1965, Singapore theo chế độ cộng hoà nghị viện. Quyền lực chính trị tập
trung chủ yếu vào Thủ tướng Chính phủ và Nội các. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Đảng hoặc
liên minh chiếm đa số ghế trong Nghị viện. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, trước đây chỉ mang tính
biểu trưng. Hiện nay, theo Hiến pháp năm 1991 thì tổng thống được bầu cử và được trao nhiều quyền hơn
trong việc các vấn đề về lập pháp, ngân sách chính phủ và an ninh quốc gia.
+)Hành pháp:
Tổng thống có nhiệm kì 6 năm. Nước cộng hòa Singapore theo chế độ chính trị đa đảng nhưng trên thực
tế suốt từ ngày lập quốc tới nay đều là 1 đảng nắm chính quyền.
+)Hệ thống pháp luật: dựa trên hệ thống pháp luật anh và chưa tuân thủ theo tòa án quốc tế.
+)Chế độ bầu cử : cử tri từ 21 tuổi trở lên.
Singapore theo chế độ đa đảng nhưng từ khi thành lập nước đến giờ vẫn chỉ có 1 đảng lảnh đạo nước
này.
II. Hình thức cấu trúc của bộ máy nhà nước :
Indonesia, philipines, Singapore và đông timor là đơn nhất
Có chủ quyền quốc gia duy nhất. Chỉ có duy nhất một cơ quan quyền lực cao nhất có quyền quyết
định những vấn đề đối nội và đối ngoại cho toàn bộ lãnh thổ, các đơn vị hành chính trực thuộc
không có chủ quyền quốc gia và không có quyền quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại.
Công dân có một quốc tịch: quốc tịch là chế độ pháp lí thể hiện mối quan hệ chính trị - pháp tí ổn
định giữa công dân với một nhà nước trong việc xác lập và thực hiện những quyền và nghĩa vụ
pháp lí với nhau. Tuy nhiên hiện nay một số nước đã chấp nhận đa quốc tịch.
Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất cho toàn lãnh thổ từ trung ương đến địa phương.
Có một hệ thống pháp luật thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội và để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước.
SINGGAPORE:
Tiến Hoàng ( TDT LAW) Page 8
Theo quy định của Hiến pháp, Thủ tướng có quyền bổ nhiệm các cá nhân làm lãnh đạo các Bộ và cục
thuộc chính phủ bằng văn bản.Trên thực tế, điều này được thực hiện bằng cách ra thông báo trên Công
báo Chính phủ. Hiến pháp nước Cộng hoà Singapore, ở mục Vai trò của Bộ trưởng Cao cấp và Bộ trưởng
An Ninh, Văn phòng Thủ tướng có nêu rõ về quy định này. Thủ tướng có thể chỉ định các lãnh đạo các
Bộ trong nội các hoặc Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng.Những người như vậy gọi là Bộ trưởng không
bộ.Thủ tướng cũng có thể kiêm nhiệm giữ chức lãnh đạo bất cứ bộ và cơ quan nào thuộc chính phủ.Một
số Bộ trưởng cũng có thể được phân công làm Bộ trưởng thứ hai để hỗ trợ lãnh đạo của bộ khi có yêu
cầu. Hiện tại chính phủ Singapore bao gồm các bộ sau đây: Văn phòng Thủ tướng (PMO) Bộ Truyền
thông và Thông tin (MCI) Bộ Văn hoá, Cộng đồng và Thanh niên (MCCY) Bộ Quốc phòng (MINDEF)
Bộ Giáo dục (MOE) Bộ Môi trường và Nguồn nước (MEWR) Bộ Tài chính (MOF) Bộ Ngoại giao(MFA)
Bộ Y tế (MOH) Bộ Nội vụ (MHA) Bộ Tư pháp (MinLaw) Bộ Nhân lực (MOM) B