“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam”. Đó là một đoạn trong bài hát rất hay và tràn đầy xúc cảm mà nhạc sĩ Thuận Yến đã viết và kính dâng lên Người_vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc ta.Trong lòng dân tộc Việt Nam, trong trái tim nhân loại, hình ảnh của người là biểu tượng của tình yêu bao la, thiết tha nhất. Cả cuộc đời Người đã chiến đấu cho dân tộc, cho con người trước hết là những người bị áp bức đau khổ. Người đã đi xa rồi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi mãi với đất nước, với non sông, với cuộc sống không ngừng tiếp nối, tên Người – Hồ Chí Minh là cả một niềm tin bất tử. Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, là linh hồn của cách mạng Việt Nam. Người đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá. Đó là tư tưởng, tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng để lớp lớp các thế hệ trẻ Việt Nam học tập và noi theo từng ngày.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ Chí Minh với công tác chăm lo, bồi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN
HỌ TÊN SV: NGUYỄN NGỌC HIẾU
MSSV : 12520800982
LỚP HP : 000005004
TP.HCM NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 2013
Tên đề tài: “Hồ Chí Minh với công tác chăm lo, bồi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ”.
*PHỤ LỤC
A. Mở đầu
B. Nội dung
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng và giáo dục cho thế hệ trẻ
c. Phương pháp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ theo Hồ Chí Minh
2. Đạo đức và lối sống của giới trẻ hiện nay
a. Thực trạng
b. Nguyên nhân
c. Giải pháp
3. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của giới trẻ hiện nay
C.Kết luận
MỞ ĐẦU
“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam”. Đó là một đoạn trong bài hát rất hay và tràn đầy xúc cảm mà nhạc sĩ Thuận Yến đã viết và kính dâng lên Người_vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc ta.Trong lòng dân tộc Việt Nam, trong trái tim nhân loại, hình ảnh của người là biểu tượng của tình yêu bao la, thiết tha nhất. Cả cuộc đời Người đã chiến đấu cho dân tộc, cho con người trước hết là những người bị áp bức đau khổ. Người đã đi xa rồi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi mãi với đất nước, với non sông, với cuộc sống không ngừng tiếp nối, tên Người – Hồ Chí Minh là cả một niềm tin bất tử. Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, là linh hồn của cách mạng Việt Nam. Người đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá. Đó là tư tưởng, tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng để lớp lớp các thế hệ trẻ Việt Nam học tập và noi theo từng ngày.
Trong bản di chúc trước lúc đi xa, Người đã căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
NỘI DUNG
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên
Đó là hệ thống nhận thức tư duy, quan điểm lý luận của người về những vấn đề quan trọng: Nhìn nhận, đánh giá vai trò, vị trí của thanh niên trong tiến trình lịch sử qua các thời kỳ cách mạng; đường lối nội dung bồi dưỡng, giáo dục - đào tạo thanh niên thành lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; nhiệm vụ công tác thanh niên của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội dự bị tin cậy của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định tiềm năng, vai trò, vị trí to lớn của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, luôn tin tưởng và nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát triển. Ngay từ khi đất nước còn trong đêm đen nô lệ, Người đã nêu tư tưởng: Thức tỉnh thanh niên để đi đến thức tỉnh dân tộc. Vào những năm đầu khi nước ta giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, “nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên”.Người cho rằng sự phát triển trong tương lai của đất nước và tiền đồ vẻ vang của dân tộc nằm trong tay của lớp lớp thế hệ trẻ. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Thanh niên “phải tham gia ý kiến vào công việc của chính phủ, chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự rèn luyện từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác những việc trọng đại của nước nhà
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo sự nghiệp "trồng người", chăm lo xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Lý tưởng cách mạng mà Bác Hồ quan tâm giáo dục cho thế hệ trẻ chính là mục tiêu, con đường cách mạng Việt Nam: Ðộc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Ðây cũng là lý tưởng của Người khi tiếp thu chân lý khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, sau hơn 10 năm trải nghiệm cuộc sống trên khắp các châu lục, lao động, hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế và các dân tộc bị áp bức để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân là giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ðiểm nổi bật trong giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ là cùng với việc nêu cao lý tưởng, quyết tâm phấn đấu cho giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu gương bằng chính cuộc đời hoạt động cách mạng, chịu mọi gian khó, hy sinh, đồng cam cộng khổ với đồng bào, đồng chí. Bác Hồ cho rằng, thực tiễn đấu tranh cách mạng là trường học giáo dục lý tưởng tốt nhất cho thế hệ trẻ. Giác ngộ lý tưởng không chỉ dừng ở nhận thức mà điều có ý nghĩa trong việc thấm nhuần lý tưởng cách mạng là tinh thần và quyết tâm hành động thực hiện lý tưởng. Và khi đã thấm nhuần lý tưởng, quyết tâm phấn đấu cho lý tưởng thì như Người dạy thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Ðào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên!
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở, là cần phải quan tâm giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc rằng, vì lý tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và chủ nghĩa xã hội mà những chiến sĩ cộng sản tiền bối và biết bao đảng viên cộng sản, lớp lớp đoàn viên, thanh niên đã cống hiến trọn đời, hy sinh bao máu xương.
Lý tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục cho thế hệ trẻ, các thế hệ cách mạng đời sau là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Ðó là lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; lấy hạnh phúc của nhân dân, của con người là mục tiêu cao nhất, nhằm đưa lại cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được sống trong xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó "tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".
Ðối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ không phải là cái gì quá cao xa mà là gần gũi, giản dị, dễ thấy. Chẳng hạn, Người quan niệm chủ nghĩa xã hội là dân giàu, nước mạnh. Trong chủ nghĩa xã hội ai cũng phải làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Ðối với người già, ốm đau thì được xã hội chăm lo nhưng không chấp nhận lười biếng, lười lao động, lười học tập. Phải giáo dục cho mọi người ý thức cần kiệm liêm chính, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, ai không làm thì không hưởng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, giúp họ phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác, chiến đấu, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trở thành con người phát triển toàn diện, người chủ xứng đáng của đất nước.
Trong di chúc Người đã khẳng định: Ðạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.
Bồi dưỡng tinh thần làm chủ và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nói những điều chung chung mà Người thường xuyên nêu những việc cụ thể, thiết thực. Bác Hồ luôn nhắc nhở thanh niên trung với nước, hiếu với dân là như thế nào, đồng thời phải luôn luôn hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu mọi người trong gia đình. Giáo dục cho thanh niên biết thương dân, yêu nước, thương nhân loại bị áp bức, bóc lột thì phải chăm lo bảo vệ lợi ích của nhân dân, dám đấu tranh chống những sách nhiễu dân, chống chủ nghĩa cá nhân.
Nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là chăm lo xây dựng các thế hệ người Việt Nam phát triển toàn diện. Do đó, cùng với việc giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng là chăm lo đào tạo, dạy nghề, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật cho thanh niên. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ đã đề nghị một trong những công việc khẩn cấp lúc bấy giờ là diệt giặc dốt, xóa nạn mù chữ. Trong ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ viết thư cho học sinh khẳng định: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Xuất phát từ nhiệm vụ mới của cách mạng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật và nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Theo quan điểm của Người, chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, xây dựng đời sống mới, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh" còn khó khăn, lâu dài hơn nhiều so với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Chính vì thế, Bác Hồ thường căn dặn, dạy bảo thanh niên phải "ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân". Và, làm nghề gì cũng phải học, mục đích của việc học không gì khác hơn là để nâng cao năng lực, làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân ngày càng được ấm no, tươi vui.
Tư tưởng quan trọng của Hồ Chí Minh về việc học tập của thế hệ trẻ là giáo dục cho họ học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho nước nhà giàu mạnh và để làm tròn trách nhiệm của người chủ tương lai của đất nước. Vì thế, thanh niên phải học nữa, học mãi, bởi vì, "nếu không chịu khó học tập thì không tiến bộ. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình"
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau phải chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cốt cán, bởi "đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta". Chủ tịch Hồ Chí Minh di chúc, nhấn mạnh rằng, những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Ðảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vô cùng sâu sắc. Ðó là kết tinh trí tuệ và kinh nghiệm cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Qua đó ta thấy rằng việc xây dựng lý tưởng, tu dưỡng đạo đức cách mạng,chăm lo,bồi dưỡng đào tạo thế hệ trẻ được Người chú trọng chăm lo và đặt nền móng từ rất sớm để trở thành lực lượng tích cực nhất, đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng nước ta ngày càng “giàu mạnh, văn minh” đó cũng chính là mong muốn mà Người ấp ủ bấy lâu nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ vai trò của thanh niên trên cả hai bình diện xã hội và mối quan hệ kết nối quá khứ với tương lai không thể tách rời nhau: “Thanh niên trẻ là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”.Vai trò này vô cùng quan trọng quyết định vận mệnh của dân tộc và của giai cấp công nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin và mong đợi ở thanh niên. Người đưa ra dự báo hết sức đúng đắn mà nay đã trở thành hiện thực: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát triển và toàn diện. Người căn dặn cán bộ, đảng viên phải tránh thái độ thành kiến, hẹp hòi, bảo thủ, cô độc đối với thanh niên. Bởi theo người, thanh niên sống trong điều kiện mới tất yếu có những nhu cầu, lợi ích khác với cha, anh họ, không nên xem xét thanh niên một cách cứng nhắc, trước sao nay vậy. Người nói: cần phải đi sâu vào đời sống, hiểu rõ tâm lý của thanh niên và giúp đỡ họ giải quyết vấn đề một cách thiết thực.
Trên cơ sở nhìn nhận vai trò quyết định của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc, đất nước, Người đã dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác thanh niên. Chính người đã sáng lập, rèn luyện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Nhà nước đề ra các chính sách thanh niên phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, đặc biệt là về mặt giáo dục, đào tạo. Công tác thanh niên mà cơ bản là đào tạo, giáo dục, phát huy thanh niên theo Người là quá trình tác động đồng bộ của các chủ thể từ gia đình, đoàn thể, xã hội cho đến các cấp ủy đảng và chính quyèn. Người đưa ra luận điểm nổi tiếng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho Đảng và dân tộc, Bác còn căn dặn: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Nội dung bao quát của công tác thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình thành “lớp người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. “Hồng” theo tư tưởng của Người là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”còn “chuyên” là trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự.
Để thực hiện nội dung và mục đích của công tác thanh niên không có cách nào khác là giáo dục và tổ chức thanh niên. Vấn đề quan trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu là phải tổ chức thanh niên thành lực lượng chính trị hùng hậu chung quanh Đảng. Tổ chức tập hợp thanh niên là điều kiện để giáo dục và ngược lại phải tiến hành đào tạo, giáo dục thanh niên qua tổ chức. Phải kiên trì xây dựng một tổ chức thanh niên cộng sản làm cánh tay và đội hậu bị của Đảng.Vì Hồ Chí Minh đã từng nói “Thanh niên phải có đức,có tài.Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội,mà còn có hại cho xã hội nữa.Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì,nhưng cũng không lợi gì cho loài người.” Người cho rằng ,đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm,trọng đạo lý thì việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân,mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng.Riêng thế hệ trẻ,việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn,vì họ là “người chủ trương tương lai của nước nhà”,là cái cầu nối giữa các thế hệ_”người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già,đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai của nước nhà", là người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng; là lực lượng to lớn, đội quân xung kích của cách mạng;" nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên". Người căn dặn" Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa" và" các cấp ủy cần phải lãnh đạo chặt chẽ và ra sức giúp đỡ đoàn phát triển cho tốt".Người đã chỉ rõ,việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh,nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh,giúp họ vượt qua khó khăn,thử thách.Một khi thế hệ trẻ có được đạo đức cách mạng thì “khi gặp khó khăn,gian khổ,thất bại cũng không sợ sệt,rụt rè,lùi bướckhi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ,chất phác,khiêm tốn”Đạo đức và tài năng là cả hai nội dung không thể thiếu được đối với nhiệm vụ bồi dưỡng, giáo dục, trong đó đạo đức là gốc. Năm 1964, Người nói: "Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng"
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng và giáo dục cho thế hệ trẻ
Người luôn luôn đặt ra yêu cầu về đào tạo và bồi dưỡng phải dựa trên tất cả các mặt "đức, trí, thể, mỹ", thể hiện ở năm nội dung:
-Thứ nhất, giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Thanh niên bao giờ cũng có rất nhiều ước mơ, hoài bão, bao giờ cũng mang tâm lý hướng tới cái cao đẹp trong cuộc sống và họ luôn luôn cần đến một điểm tựa tinh thần vững chãi để có thể vượt qua được những khó khăn, thực hiện được ước mơ hoài bão của mình. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục lý tưởng cho thanh niên. Ở mỗi một giai đoạn khác nhau của cách mạng Việt Nam, Người luôn có những yêu cầu cụ thể và cơ bản về việc giáo dục bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho tuổi trẻ. Hồ Chí Minh đã ân cần khuyên nhủ thanh niên rằng: Chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là suốt đời phấn đấu cho Tổ quốc ta được hoàn toàn độc lập, chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta. Khi nói về nhiệm vụ học tập của thanh niên, Người viết: mục tiêu lý tưởng phấn đấu của thanh niên đó là học tập và học để làm gì ? Người trả lời: "Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, học để làm cho dân giàu, nước mạnh".
-Thứ hai, quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao chí khí cách mạng cho tuổi trẻ.
Chỉ có lý tưởng cách mạng cũng chưa đủ, mà phải có chí khí thì mới biến lý tưởng đó thành hiện thực được. Chí khí mà Hồ Chí Minh yêu cầu giáo dục cho thế hệ trẻ không chỉ là chí khí chung chung như "chí làm trai" trước đây cha ông ta vẫn nói, mà là chí khí cách mạng. Đó là trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
-Thứ ba, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là yếu tố vô cùng cần thiết, là cái gốc, cái nền tảng của cách mạng. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ là nhằm làm cho thế hệ trẻ trở thành những người công dân có ích, những người chiến sĩ tốt, những người cách mạng chân chính, với những phẩm chất: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đối với thế hệ trẻ, Người căn dặn: phải thật thà, phải ngay thẳng, chí công vô tư, phải coi tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp mà ai cũng thù ghét.
-Thứ tư, giáo dục nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ thuật và quân sự.
Hồ Chí Minh cho rằng, việc nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ thuật và quân sự là điều kiện cơ bản để tuổi trẻ cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân và đây cũng là điều kiện để bảo đảm khả năng hoạt động thực tiễn của họ. Trong khi thực hiện nội dung giáo dục này, Hồ Chí Minh rất chú trọng đến mối quan hệ hữu cơ giữa các thành tố chính trị, học vấn, khoa học - kỹ thuật, lao động sản xuất và quân sự. Chính Người đã giải thích, nếu không học tập, không có trình độ học vấn không thể nào tiếp thu được chuyên môn nghiệp vụ. Nhưng nếu chỉ học tập văn hóa, khoa học - kỹ thuật mà không học tập chính trị thì như người nhắm mắt mà đi.
-Thứ năm, giáo dục, bồi dưỡng nếp sống văn hóa, thể chất cho tuổi trẻ.
Hồ Chí Minh luôn coi con người là nhân tố quyết định trong sự thành công của sự nghiệp cách mạng, sự tiến bộ của xã hội. Người khẳng định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, phải giáo dục nếp sống, lối sống văn hóa cho thanh niên. Về giáo dục thể chất, Người cho rằng, làm việc gì cũng phải có sức khỏe mới thành công. Người viết: "Luyện tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước... Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước mạnh khỏe"
c. Phương pháp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ theo Hồ Chí Minh
Dựa trên những nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của thanh niên Người đã đưa ra nhưng giải pháp cụ thể để giáo dục thế hệ trẻ một cách hiệu quả,Người cho rằng giáo dục phải phù hợp với mỗi đối tượng, giáo dục là một khoa học. Trong thư gửi giáo viên, học sinh cán bộ thanh niên và nhi đồng (ngày 31-10-1955), Người chỉ ra: "Mỗi một cấp giáo dục cần nhận rõ nhiệm vụ của mình trong lúc này:
Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà.
Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho