Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là một trong những
định hướng của Chính phủ Việt Nam hiện nay. Nhà nước đã và đang
áp dụng các công cụ chính sách, công cụ pháp luật và công cụ tài
chính nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Theo đó, Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, được thành lập
và hoạt động như một công cụ tài chính nhà nước để thực thi và hỗ
trợ tài chính cho các doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động bảo
vệ môi trường, song song đồng hành cùng các chính sách, pháp luật
bảo vệ môi trường khác. Qua thời gian dài hình thành và phát triển,
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất
định nhưng vẫn còn một số tồn tại cần phải hoàn thiện hơn. Bài viết
phân tích công tác hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay tại Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn vừa qua, chỉ ra những hạn
chế của hoạt động này, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với hoạt
động cho hỗ trợ tài chính của Quỹ.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 202- Tháng 3. 2019
Hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay tại
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
Lê Hải Lâm
Ngày nhận: 01/03/2019 Ngày nhận bản sửa: 11/03/2019 Ngày duyệt đăng: 25/03/2019
Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là một trong những
định hướng của Chính phủ Việt Nam hiện nay. Nhà nước đã và đang
áp dụng các công cụ chính sách, công cụ pháp luật và công cụ tài
chính nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Theo đó, Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, được thành lập
và hoạt động như một công cụ tài chính nhà nước để thực thi và hỗ
trợ tài chính cho các doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động bảo
vệ môi trường, song song đồng hành cùng các chính sách, pháp luật
bảo vệ môi trường khác. Qua thời gian dài hình thành và phát triển,
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất
định nhưng vẫn còn một số tồn tại cần phải hoàn thiện hơn. Bài viết
phân tích công tác hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay tại Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn vừa qua, chỉ ra những hạn
chế của hoạt động này, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với hoạt
động cho hỗ trợ tài chính của Quỹ.
Từ khóa: Cho vay ưu đãi; Bảo vệ môi trường; Quỹ bảo vệ môi trường;
Tín dụng nhà nước.
1. Khái quát về Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam
ùng với sự
phát triển của
kinh tế và xã
hội, Việt Nam
trở thành một
trong những quốc gia chịu
ảnh hưởng của ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Một
trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng ô nhiễm môi
trường là do các doanh nghiệp,
cá nhân thiếu nguồn vốn đầu
tư cho công tác bảo vệ môi
trường, đặc biệt là các nguồn
vốn ưu đãi.
Nhằm giải quyết vấn đề này,
ngày 26/6/2002 Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam được
thành lập theo Quyết định số
82/2002/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ. Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam (Quỹ)
là một tổ chức tài chính nhà
nước (quỹ ngoài ngân sách nhà
nước) hoạt động không vì mục
đích lợi nhuận. Quỹ là công
cụ tài chính của nhà nước để
thực thi nhiệm vụ bảo vệ môi
trường quốc gia, giải quyết
vấn đề cấp vốn đầu tư cho
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
29Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019
công tác bảo vệ môi trường.
Quỹ trực thuộc Bộ Tài nguyên
và Môi trường với vốn điều lệ
ban đầu là 200 tỷ đồng. Đến
nay, số vốn điều lệ của Quỹ
là 1.000 tỷ đồng và được cấp
từ nguồn ngân sách nhà nước
theo quy định. Là một tổ chức
tài chính nhà nước, Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam có
chức năng cho vay lãi suất
ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất
cho các chương trình, dự án,
các hoạt động, nhiệm vụ bảo
vệ môi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu trên phạm vi
toàn quốc. Nguyên tắc hoạt
động của Quỹ là hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận
và phải bảo toàn vốn điều lệ.
Nhìn lại kết quả sau gần 17
năm hoạt động đến nay, hoạt
động hỗ trợ tài chính của Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam
đã có những kết quả nhất
định, hoàn thành được một số
nhiệm vụ, chính sách của nhà
nước đề ra. Tuy nhiên, qua
quá trình hoạt động cho thấy
cơ chế hỗ trợ tài chính của
Quỹ đã và đang bộc lộ nhiều
vấn đề, dẫn tới hoạt động của
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam chưa được sâu, rộng,
chuyên nghiệp và đảm bảo
tầm cỡ của một Quỹ quốc gia
để thực thi được đầy đủ nhiệm
vụ bảo vệ môi trường của nhà
nước.
Hỗ trợ tài chính trong hoạt
động cho vay của Quỹ được
xem như là xương sống trong
hoạt động của Quỹ. Mặt khác,
hoạt động hỗ trợ tài chính của
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam không chỉ là đòn bẩy
quan trọng đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực đầu tư bảo vệ môi trường
mà còn đóng vai trò quan
trọng đối với việc khuyến
khích các doanh nghiệp đầu
tư vào công tác bảo vệ môi
trường. Chính vì vậy, việc đưa
ra các biện pháp hoàn thiện cơ
chế hoạt động hỗ trợ tài chính,
đặc biệt là hoạt động cho vay
của Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam là nhiệm vụ quan
trọng đối với sự phát triển
của Quỹ trong giai đoạn tới,
không những nâng cao hiệu
quả hoạt động mà còn góp
phần tăng vị thế cho Quỹ.
2. Thực trạng hỗ trợ tài
chính trong hoạt động cho
vay tại Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam
2.1. Đối tượng và khung
pháp lý cho hoạt động hỗ trợ
tài chính của Quỹ
Các dự án Quỹ cho vay đều
mang tính cấp bách, tập trung
vào một số dự án gây ảnh
hưởng lớn đến môi trường
và cần nguồn vốn để xử lý
ô nhiễm theo mục tiêu hoạt
động của Quỹ. Hàng năm,
Quỹ ban hành quy định về tiêu
chí lựa chọn dự án cho vay.
Ngoài việc đáp ứng các điều
kiện trên, dự án đầu tư bảo vệ
môi trường được đánh giá một
cách tổng thể về các phương
diện như năng lực chủ đầu tư
vay vốn, năng lực triển khai
dự án, tính khả thi về mặt tài
chính, môi trường, xã hội của
dự án vay vốn, phương án trả
nợ, phương án bảo đảm bảo
tiền vay.... (Thông tư 03/2017/
TT-BTNMT ngày 21/3/2017).
Theo Quyết định số 78/2014/
QĐ-TTg ngày 26/12/2014
về tổ chức và hoạt động của
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam, nguồn vốn của Quỹ bao
gồm vốn điều lệ do ngân sách
nhà nước cấp, ngân sách nhà
nước cấp bù kinh phí tài trợ,
các khoản bồi thường thiệt
hại về môi trường, lệ phí bán,
chuyển các chứng chỉ giảm
phát thải khí nhà kính, các
khoản tài trợ, đóng góp tự
nguyện, ủy thác của tổ chức
và cá nhân, và các nguồn vốn
hợp pháp khác. Hiện nay,
nguồn vốn hoạt động của Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam
chủ yếu vẫn là vốn điều lệ do
ngân sách nhà nước cấp.
Lãi suất vay vốn được Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam
ban hành hàng năm theo quy
định tại Thông tư 03/2017/
TT-BTNMT ngày 21/3/2017.
Theo đó, lãi suất cho vay
Biểu đồ 1. Cơ cấu sử dụng
vốn tính đến thời điểm
31/12/2018
Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019
phải đảm bảo nhỏ hơn 50%
lãi suất tín dụng đầu tư nhà
nước. Hiện nay, theo Thông
tư số 76/2015/TT-BTC ngày
19/5/2015, mức lãi suất cho
vay tín dụng đầu tư của Nhà
nước bằng VNĐ là 8,55%/
năm.
2.2. Thực trạng hỗ trợ tài
chính trong hoạt động cho
vay tại Quỹ
Tính đến 31/12/ 2018, hoạt
động cho vay ưu đãi các dự án
là hoạt động chính của Quỹ,
chiếm trên 84% tổng vốn hoạt
động. Trợ giá điện gió và các
sản phẩm Cơ chế phát triển
sạch (CDM) chiếm 11%. Hoạt
động tài trợ (không hoàn lại)
và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
chỉ chiếm 4% tổng nguồn vốn
sử dụng của Quỹ. Do phải bảo
toàn nguồn vốn điều lệ nên
nguồn vốn cho công tác hoạt
động tài trợ không hoàn lại và
hỗ trợ lãi suất sau đầu tư rất
hạn chế. Theo quy chế quản lý
tài chính mới, nguồn vốn cho
công tác tài trợ không hoàn
lại và hỗ trợ lãi suất được
trích 20% từ chênh lệch thu
chi hàng năm vào nguồn vốn
bổ sung của Quỹ để thực hiện
nhiệm vụ hỗ trợ, tài trợ. Quỹ
có trách nhiệm hạch toán, theo
dõi riêng khoản vốn này.
Lãi suất cho vay được Hội
đồng Quản lý Quỹ phê duyệt
hàng năm với điều kiện nhỏ
hơn 50% lãi suất tín dụng đầu
tư nhà nước. Lãi suất cho vay
được áp dụng chung đối với
tất cả loại hình dự án đề xuất
vay vốn. Theo đó, mức lãi
suất cao nhất được Quỹ phê
duyệt là 5,4% giai đoạn 2004
đến 2013; từ 2013 đến 2018
mức lãi suất giảm dần từ 3,6%
đến 2,6%. Thống kê lãi suất
giai đoạn 2004- 2018 thể hiện
tại Biểu đồ 2.
Trong số các hoạt động hỗ trợ
Biểu đồ 2. Lãi suất cho vay giai đoạn 2004- 2018
Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Biểu đồ 3. Tổng hợp số liệu ký kết hợp đồng, giải ngân và thu nợ từ 2004 - 2018
Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
31Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019
tài chính thì hoạt động cho
vay chiếm hơn 84% kết quả
hoạt động của Quỹ. Hoạt động
cho vay có xu hướng tăng
trưởng mạnh qua các năm từ
2004 đến 2018.
Tính từ thời điểm phê duyệt
khoản vay đầu tiên vào năm
2004 thì đến cuối năm 2018
Quỹ đã cấp vốn cho 294 dự án
với tổng số vốn tương ứng là
2.523 tỷ đồng. Trong đó, đã
giải ngân số vốn tương ứng là
1.860 tỷ đồng (đạt 74% tổng
số tiền cho vay), tổng thu nợ
gốc 1.093 tỷ đồng và lãi vay
là 180 tỷ đồng.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam có trụ sở duy nhất tại
thành phố Hà Nội. Trong khi
đó, phạm vi và địa bàn hoạt
động của Quỹ là toàn quốc. Số
liệu thống kê cho thấy, từ năm
2004 Quỹ chỉ hoạt động ở trên
2 tỉnh thành, năm 2008 đã
hoạt động trên 19 tỉnh thành,
đến cuối năm 2018 Quỹ đã
hoạt động trên 53 tỉnh thành.
Quỹ đã cho vay hơn 865 tỷ
đồng tại miền Bắc, 689 tỷ
đồng tại miền Trung và 968 tỷ
đồng tại miền Nam.
Kết quả cho vay tại Quỹ cũng
cho thấy các lĩnh vực cho vay
bao gồm xử lý nước thải tập
trung tại các khu, cụm công
nghiệp, xử lý chất thải công
nghiệp và nguy hại, quản lý và
xử lý chất thải rắn là các lĩnh
vực chính, chiếm tỷ trọng lớn
trong hoạt động cho vay của
Quỹ.
2.3. Những hạn chế trong
hoạt động cho vay tại Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam
và nguyên nhân
Tính từ thời điểm thành lập
đến nay, Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam đã thực hiện
được chính sách của Đảng và
Nhà nước trong công cuộc bảo
vệ môi trường, hỗ trợ được
phần vốn đáng kể cho các chủ
thể vay vốn đầu tư bảo vệ môi
trường. Các hoạt động hỗ trợ
tài chính của Quỹ bao gồm
cho vay với lãi suất ưu đãi,
tài trợ, hỗ trợ lãi suất, trợ giá
điện gió và sản phẩm CDM
(cơ chế phát triển sạch), trong
đó hoạt động cho vay là chính
và chủ yếu. Địa bàn hoạt động
của Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam trải rộng khắp quốc
gia. Tuy nhiên, để hướng tới
một tổ chức tài chính chuyên
nghiệp, mang tầm cỡ quốc gia
và thực hiện được sứ mệnh
và vai trò trong việc hỗ trợ
tài chính bảo vệ môi trường
quốc gia, Quỹ cần phải không
ngừng hoàn thiện cơ chế chính
sách, bộ máy tổ chức, đào tạo
Bảng 1. Kết quả hoạt động cho vay theo vùng miền từ 2004 đến 2018
TT Vùng miền Số lượng tỉnh, thành phố Số lượng dự án
Số tiền cho vay
(triệu đồng)
1 Miền Bắc 21 144 865.235
2 Miền Trung và Tây Nguyên 19 68 689.660
3 Miền Nam 13 82 968.047
Tổng cộng 53 294 2.522.941
Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Bảng 2. Thống kê giá trị tài sản bảo đảm từ 2015 - 2018
TT Nội dung 2015 Tỷ lệ 2016 Tỷ lệ 2017 Tỷ lệ 2018 Tỷ lệ
Giá trị TSBĐ 493.339 100% 541.375 100% 603.464 100% 641.043 100%
1 Bảo lãnh vay vốn 452.737 92% 502.982 93% 593.356 98% 632.563 99%
2 Tài sản thế chấp1 40.602 8% 38.393 7% 10.109 2% 8.480 1%
1 Tài sản thế chấp Quỹ đã và đang nhận của Chủ đầu tư vay vốn từ nguồn vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cho đến thời
điểm hiện tại bao gồm tài sản là bất động sản (nhà đất), tài sản hình thành từ vốn vay (xe chuyên chở rác, lò nung gốm) trên
địa bàn TP. Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019
nguồn nhân lực. Để làm được
điều đó, cần phải tìm ra hạn
chế, nguyên nhân của hạn chế
và đưa ra các giải pháp phù
hợp. Theo đánh giá của tác
giả, một số hạn chế và nguyên
nhân của các hạn chế như sau:
- Hoạt động hỗ trợ cho vay
ưu đãi của Quỹ chủ yếu hiện
nay là các hoạt động xử lý
chất thải (xử lý nước thải, chất
thải rắn, xử lý khí) mang tính
“cuối đường ống”, các lĩnh
vực mang tính “đầu đường
ống” (xử lý đầu nguồn) như
sản xuất sạch hơn, tiết kiệm
năng lượng, nguồn năng lượng
tái tạo còn chiếm tỷ trọng
thấp trong hoạt động cho vay
của Quỹ. Nguyên nhân là do
các hoạt động xử lý chất thải
hiện nay mang tính cấp thiết
và trực tiếp gây ô nhiễm tới
môi trường. Hơn nữa, thông
thường các dự án đầu tư như
năng lượng tái tạo cần nguồn
vốn lớn (điện mặt trời, điện
gió, ) vượt quá khả năng
đáp ứng của Quỹ.
- Theo quy định, Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam có thể
sử dụng các biện pháp bảo
đảm tiền vay theo quy định
của pháp luật bao gồm thế
chấp, cầm cố, bảo đảm của
bên thứ 3. Tuy nhiên, thực tế
biện pháp bảo đảm tiền vay
hiện nay tại Quỹ áp dụng chỉ
bao gồm 02 hình thức là bảo
lãnh vay vốn và thế chấp tài
sản (đất đai, nhà cửa, trang
thiết bị). Trong đó, bảo lãnh
vay vốn của các ngân hàng
thương mại chiếm trên 90%
giá trị của nghĩa vụ bảo đảm.
Phương án bảo đảm tiền vay
bằng tài sản thế chấp có xu
hướng giảm đi, với tỷ lệ giá
trị tài sản thế chấp trên tổng
giá trị tài sản bảo đảm năm
2015 là 8%, đến năm 2018 tỷ
lệ này chỉ còn 1%. Lý giải vấn
đề này nằm ở 02 khía cạnh.
Thứ nhất, theo quy định tại
Điều lệ và tổ chức hoạt động
Quỹ phải bảo toàn vốn điều
lệ. Biện pháp bảo đảm tiền
vay bằng bảo lãnh ngân hàng
là biện pháp bảo đảm an toàn
cao đối với Quỹ, ngân hàng
bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ
trả nợ thay nếu chủ đầu tư mất
khả năng chi trả. Trong khi
đó, đối với các biện pháp bảo
đảm tiền vay khác như cầm cố
và thế chấp, khi khách hàng
mất khả năng chi trả, Quỹ có
thể thực hiện xử lý tài sản bảo
đảm để thu hồi vốn cho Quỹ.
Tuy nhiên, thực tế các ngân
hàng thương mại cho thấy
việc xử lý tài sản thế chấp để
thu hồi nợ là vấn đề nan giải
hiện nay. Thứ hai, giả định
rằng Quỹ có thể sử dụng biện
pháp bảo đảm tiền vay khác
như thế chấp tài sản là bất
động sản nhưng do không có
các mạng lưới hoạt động chi
nhánh dày đặc khắp các tỉnh
thành trải dài khắp cả nước
như các ngân hàng thương mại
nên Quỹ không thể kiểm soát
được các loại tài sản này.
- Chính sách lãi suất của
Quỹ hiện nay mang tính ưu
đãi đối với các dự án đầu tư
bảo vệ môi trường, là nguồn
vốn giá rẻ các doanh nghiệp
có thể tranh thủ. Tuy nhiên,
Quỹ áp dụng mức lãi suất duy
nhất cho tất cả các loại hình
dự án, trong khi đối với dự
án đầu tư bảo vệ môi trường
có tính đặc thù riêng. Có dự
án có thể mang lại lợi nhuận
cho chủ đầu tư (mặc dù ít hơn
so với các dự án thương mại
khác), có dự án không mang
lại lợi nhuận hoặc thậm chí
có dự án đầu tư bảo vệ môi
trường mang tính xã hội và
cộng đồng. Do vậy, nhà đầu tư
không thể lúc nào cũng có thể
dùng nguồn tiền sinh lời từ
hoạt động của chính dự án để
trả nợ vay vốn.
- Kiểm soát hoạt động của
doanh nghiệp vay vốn sau đầu
tư tương đối khó khăn đối với
Quỹ. Do khoảng cách về mặt
địa lý, Quỹ không đáp ứng đủ
nguồn lực để kiểm tra cũng
như giám sát tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vay vốn một
cách thường xuyên và liên
tục. Trong khi đó, việc kiểm
tra giám sát sau giải ngân vốn
vay là rất quan trọng, giúp
đánh giá tình hình của doanh
nghiệp và có phương án phòng
ngừa rủi ro thích hợp.
- Mặc dù có nguồn vốn điều
lệ là 1.000 tỷ đồng được cấp
từ ngân sách nhà nước, nhưng
nguồn vốn này hiện nay không
đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn
của các doanh nghiệp. Việc
tăng vốn của Quỹ phụ thuộc
vào kế hoạch của Chính phủ,
được quy định tại các Quyết
định quy định về tổ chức
và hoạt động của Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam do
Chính phủ ban hành.
3. Khuyến nghị
Thông qua việc tìm hiểu
nghiên cứu chung về tín dụng
nhà nước, hoạt động cho vay
ưu đãi tại Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam, tác giả đề
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
33Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019
xuất các khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, cần có sự liên kết
hoạt động giữa Quỹ Bảo vệ
môi trường quốc gia và các
Quỹ môi trường địa phương.
Theo thống kê của tác giả,
hiện nay có 41 tổ chức Quỹ
Bảo vệ môi trường, trong đó,
có 1 Quỹ Bảo vệ môi trường
Trung ương (Quỹ bảo vệ
môi trường Việt Nam), 39
Quỹ Bảo vệ môi trường địa
phương (trực thuộc Uỷ ban
Nhân dân các tỉnh, thành địa
phương) và 01 Quỹ bảo vệ
môi trường ngành than (trực
thuộc Tập đoàn Công nghiệp
Than và Khoáng sản Việt
Nam). Hệ thống các Quỹ
Bảo vệ môi trường hiện nay
hoạt động hoàn toàn độc lập
với nhau. Để các Quỹ Bảo
vệ môi trường hoạt động tập
trung, thống nhất và đạt hiệu
quả cao, cần hình thành hệ
thống kết nối giữa các Quỹ
Bảo vệ môi trường. Trong đó,
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam đóng vai trò là đầu mối
quốc gia, phát huy được năng
lực tài chính của chính mình
cũng như huy động năng lực
tài chính của toàn mạng lưới
cho các mục tiêu bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam là đơn vị có kinh nghiệm
hoạt động trong lĩnh vực hỗ
trợ tài chính đầu tư bảo vệ
môi trường, hỗ trợ cho các
Quỹ môi trường địa phương
trong công tác đào tạo, nâng
cao năng lực, hỗ trợ công tác
quản lý tài chính. Quỹ Bảo
vệ môi trường địa phương sẽ
đóng vai trò trong việc cung
cấp thông tin khách hàng tại
địa bàn địa phương. Đồng
thời, có thể phối hợp đồng cho
vay trong các dự án ngoài khả
năng cho vay của các quỹ địa
phương (đồng tài trợ). Ngoài
ra, việc thống nhất trong hình
thái và tổ chức hoạt động sẽ
giúp cho việc thực thi chính
sách nhà nước về bảo vệ môi
trường triệt để và hiệu quả
hơn.
Hơn nữa, cần xem xét, xây
dựng, ban hành hệ thống văn
bản pháp lý nhằm thống nhất
chính sách và lĩnh vực cho
vay ưu đãi của Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam và các
Quỹ Bảo vệ môi trường địa
phương để nguồn vốn ưu đãi
được tập trung, thực hiện tốt
hơn nhiệm vụ bảo vệ môi
trường. Để hiện thực hóa kiến
nghị này, cần có sự chỉ đạo
sát sao của Chính phủ, sự
phối hợp chặt chẽ của Bộ Tài
nguyên và Môi trường (là cơ
quan chủ quản của Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam) và
Uỷ ban Nhân dân các tỉnh
(là cơ quan chủ quản của
Quỹ Bảo vệ môi trường địa
phương).
Thứ hai, sớm mở rộng và đi
vào vận hành ổn định hoạt
động của chi nhánh Quỹ tại
các vùng miền, trước hết cho
khu vực miền Nam và tiến tới
là khu vực miền Trung. Theo
quy định tại Điều lệ hoạt động
và tổ chức của Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam, Quỹ có
thể mở trung tâm, chi nhánh
để phục vụ cho hoạt động của
Quỹ. Mặt khác, xuất phát từ
tình hình thực tế hiện nay về
phục vụ khách hàng, miền
Nam là vùng ở khoảng cách
xa Quỹ nhất nhưng lại cho
vay nhiều nhất tại đây. Miền
Nam cũng là khu vực phát
triển kinh tế với nhiều ngành
nghề, lĩnh vực, do đó cần tăng
đầu tư bảo vệ môi trường. Để
có thể mở rộng hoạt động của
Quỹ, tăng trưởng hoạt động
cho vay, thu hút khách hàng
vay vốn thì việc mở rộng bộ
máy tổ chức của Quỹ là điều
thiết yếu.
Theo đó, để có thể nâng cao
vị thế của Quỹ cũng như đáp
ứng tình hình thực tế triển
khai trong các hoạt động hỗ
trợ tài chính của Quỹ, tác giả
đề xuất mở chi nhánh tại miền
Nam trong giai đoạn 2019 đến
2020, khu vực miền Trung
giai đoạn 2020 đến 2022. Khu
vực các tỉnh phía Nam có số
dự án chiếm đa số tại Quỹ
cũng như là điểm nóng về
công tác bảo vệ môi trường.
Thứ ba, Hội đồng Quản lý
Quỹ cần ban hành chính sách
tín dụng linh hoạt hơn đối với
lãi suất cho vay và bảo đảm
tiền vay. Không áp dụng một
mức lãi suất cố định đối với
tất cả các loại hình dự án vay
vốn.
Lãi suất cho vay đối với các
dự án khác nhau theo quan
điểm của ngân hàng sẽ khác
nhau. Lãi suất của ngân hàng
được cấu thành bởi lãi suất
huy động, phần bù rủi ro, lợi
nhuận kỳ vọng và các loại chi
phí. Tuy nhiên, cách tính lãi
suất này không phù hợp trong
việc áp dụng đối với Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam. Học
tập kinh nghiệm từ các Quỹ
môi trường trên thế giới, các
Quỹ quay vòng vốn hoạt động
hiệu quả, Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam nên thực
hiện phân loại dự án theo tính
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019
chất khác nhau để các dự án
được hỗ trợ một cách hiệu quả
hơn, chính sách tín dụng được
đa dạng hơn.
Hiện nay, lãi suất hàng năm
của Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam (R) được tính toán
dựa trên cơ sở tình hình phát
triển kinh tế và phải thỏa mãn
nhỏ hơn 50% lãi suất tín dụng