Nếu trong Kỷ nguyên nông nghiệp và Kỷ nguyên công nghiệp, vai trò
có tính quyết định hàng đầu thuộc về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao
động cơ bắp, kỹ thuật, công nghệ và vốn, thì trong Kỷ nguyên thông tin, với
đặc trưng là nền Kinhtế tri thức, một trong những yếu tố có tính động lực đ ã
thuộc về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao.
Bước vào thế kỷ 21, các nước trên thế giới và trong khu vực đều đặt
trọng tâm vào việc phát triển nguồn nhân lực bản địa có kỹ năng cao và đề
ra các chính sách thu hút nhân tài khoa h ọc và công nghệ (KH&CN) của thế
giới để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế quốc gia v à tăng cường khả năng
cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Trong đó, vấn đề giáo
dục và đào tạo về KH&CN cho học sinh ở ngay trong các trường phổ thông
có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nhận thức được vấn đề trên, tháng 7 năm 2007, Tổ chức Văn hóa, Giáo
dục và Khoa học của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã đề xướng tổ chức Hội
nghị về Giáo dục KH&CN Thế giới. Hội n ghị này đã đưa ra Bản tuyên bố
về giáo dục KH&CN, nhấn mạnh sự quan tâm sâu sắc về hiện trạng giáo
dục KH&CN toàn cầu. Để giúp nguời đọc hình dung được phần nào tầm
quan trọng của vấn đề này, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia giới
thiệu Tổng luận “HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC KH&CN ”,
44 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạch định chính sách giáo dục khoa học và công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nếu trong Kỷ nguyên nông nghiệp và Kỷ nguyên công nghiệp, vai trò
có tính quyết định hàng đầu thuộc về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao
động cơ bắp, kỹ thuật, công nghệ và vốn, thì trong Kỷ nguyên thông tin, với
đặc trưng là nền Kinh tế tri thức, một trong những yếu tố có tính động lực đã
thuộc về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao.
Bước vào thế kỷ 21, các nước trên thế giới và trong khu vực đều đặt
trọng tâm vào việc phát triển nguồn nhân lực bản địa có kỹ năng cao và đề
ra các chính sách thu hút nhân tài khoa học và công nghệ (KH&CN) của thế
giới để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế quốc gia và tăng cường khả năng
cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Trong đó, vấn đề giáo
dục và đào tạo về KH&CN cho học sinh ở ngay trong các trường phổ thông
có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nhận thức được vấn đề trên, tháng 7 năm 2007, Tổ chức Văn hóa, Giáo
dục và Khoa học của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã đề xướng tổ chức Hội
nghị về Giáo dục KH&CN Thế giới. Hội nghị này đã đưa ra Bản tuyên bố
về giáo dục KH&CN, nhấn mạnh sự quan tâm sâu sắc về hiện trạng giáo
dục KH&CN toàn cầu. Để giúp nguời đọc hình dung được phần nào tầm
quan trọng của vấn đề này, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia giới
thiệu Tổng luận “HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC KH&CN”,
được các chuyên gia của UNESCO nghiên cứu và biên soạn. Trong đó, trình
bày các vấn đề có liên quan tới việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
ở mọi cấp, thông qua việc đề xướng, hoạch định, tổ chức và tiến hành các
chương trình giảng dạy trên cơ sở khoa học trên thế giới và khu vực hiện
nay.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
TRUNG TÂM THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
1
PHẦN I. GIỚI THIỆU
Tháng 7 năm 2007, UNESCO, Hội đồng Quốc tế các Hiệp hội giáo dục khoa học
(ICASE) và Hiệp hội nhà giáo khoa học Ôxtrâylia (ASTA) đã cùng tổ chức Hội nghị về giáo
dục KH&CN thế giới ở Tp. Perth, Ôxtrâylia, với sự tham gia của trên 1000 đại biểu từ nhiều
nước trên thế giới. Kết thúc hội nghị, Bản Tuyên bố Perth về giáo dục KH&CN đã được ban
hành. Tuyên bố nhấn mạnh sự quan tâm sâu sắc về hiện trạng giáo dục KH&CN toàn cầu.
Tuyên bố này là một phát triển quan trọng từ những nỗ lực trước đó của UNESCO (cùng
với ICSU, Hội đồng Khoa học Quốc tế) khi 2 tổ chức này kêu gọi các nhà khoa học, các
nhà hoạt động và các nhà hoạch định chính sách tập hợp lại với nhau ở Budapest năm 1999
tại Hội nghị Khoa học Thế giới để bàn về vai trò của khoa học đối với phát triển bền vững.
Tuyên bố Perth lập luận rằng hạ tầng giáo dục trong giáo dục KH&CN là điều căn bản
nếu các mục tiêu trong tuyên bố Budapest được thực hiện trong đầu thế kỷ 21 này. Tuyên
bố kêu gọi các chính phủ đáp ứng một loạt đề nghị xây dựng những điều kiện về cấu trúc để
có thể cho phép giáo dục KH&CN hoàn thành được sứ mạng của nó như là một nhân tố
then chốt trong các xã hội hiện đại ngày càng phụ thuộc vào chúng, và bị ảnh hưởng bởi
khoa học và các ứng dụng trong công nghệ của chúng. Chất lượng giáo dục KH&CN ở
trường phổ thông chưa bao giờ lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các chính phủ như
hiện nay. Có 3 vấn đề tiên quyết đối với tầm quan trọng đặc biệt này.
Vấn đề thứ nhất liên quan đến vai trò truyền thống của khoa học trong nhà trường phổ
thông, cụ thể là sự nhận dạng, động cơ và sự chuẩn bị ban đầu của những học sinh sẽ tiếp
tục theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu trong tất cả những lính vực nghề nghiệp liên quan trực
tiếp đến KH&CN. Việc cung cấp đủ những nhà chuyên môn này có ý nghĩa sống còn đối
với nền kinh tế của tất cả các nước và đối với sức khỏe của các công dân của họ. Trong thế
kỷ 21, tất cả các nước đều công nhận lực lượng này là những người đóng vai trò then chốt
trong việc đảm bảo rằng sự phát triển kinh tế và công nghiệp diễn ra theo cách bền vững về
mặt môi trường và xã hội. Hiện nay ở nhiều nước, nguồn cung này đang giảm sút nghiêm
trọng và cần được quan tâm một cách khẩn cấp.
Vấn đề tiên quyết thứ hai là sự phát triển công nghệ bền vững, và nhiều khả năng ứng dụng
xã hội khác của khoa học, đòi hỏi sự ủng hộ của các công dân được nhận thức đầy đủ về
KH&CN. Không có sự hỗ trợ và hiểu biết của các công dân, phát triển công nghệ có thể chỉ
đơn thuần phục vụ các mục tiêu ngắn hạn và các lợi ích đơn lẻ. Và nếu những tiến bộ dài hạn
hơn của xã hội nói chung bị bỏ qua, thì những công dân sẽ nhầm lẫn giữa những gì nên ủng hộ
và những gì không nên ủng hộ và đó sẽ là những phản ứng bất lợi cho sự phát triển. Trong quá
trình đó, môi trường sẽ tiếp tục bị hủy hoại thay vì cần được bảo vệ. Phát triển bền vững và một
loạt vấn đề khác liên quan đến KH&CN có thể ảnh hưởng đến các xã hội theo những cách
thường tương tác mạnh mẽ, với những cách thức và giá trị truyền thống. Do vậy, hoạch định
2
những chính sách cho chúng sẽ gồm cả những quyết định đạo đức. Mọi học sinh cần được
chuẩn bị, thông qua việc giáo dục KH&CN cho họ, để tham gia tích cực, như những người
công dân có trách nhiệm, vào các vấn đề khoa học – xã hội. Mục tiêu này nói chung còn xa vời
tại thời điểm hiện nay, nhưng định hướng này hiện đã trở nên rõ rệt hơn nhiều.
Vấn đề tiên quyết thứ ba xuất phát từ những thay đổi là kết quả từ ứng dụng các công
nghệ số đang phát triển nhanh nhất, lan rộng nhất, và có thể là ảnh hưởng lan tỏa mạnh nhất
chưa từng có trong xã hội loài người. Tất cả chúng ta, dù sống ở bất kỳ nơi nào, đều là một
bộ phận của xã hội thông tin toàn cầu. Trao đổi thông tin và tiếp cận tới chúng, trước đây
mới chỉ nằm trong một nhóm ít người, thì nay đã có thể tiếp cận tới mọi cá nhân ở mọi nơi.
Điều này dẫn tới những thay đổi to lớn trong thế giới việc làm và trong cái mà chúng ta gọi
là xã hội tri thức. Việc học ở trường phổ thông hiện đang bị thách thức trước yêu cầu phải
góp phần vào phát triển trong học sinh các năng lực hay khả năng trên cơ sở kiến thức tổng
hợp hay theo chuyên ngành. Giáo dục KH&CN cần phải là bộ phận then chốt trong việc
phát triển khả năng trong học sinh cho thế giới việc làm và để sống một cách toàn diện hơn.
Khi gộp tất cả những vấn đề tiên quyết trên với nhau, khả năng cho giáo dục KH&CN
hiệu quả hơn sẽ có thể làm cho các công dân hài lòng, do vậy yêu cầu đối với các quyết
định chính sách trở nên vô cùng cấp bách.
Sự cấp bách này tuy ở mỗi nước một khác, nhưng nó cần có ở tất cả các nước, không
phụ thuộc vào tình trạng phát triển của họ ra sao. Ngày nay đang có một thực tế rõ ràng là ở
nhiều nước phát triển hơn lại có sự suy giảm sự quan tâm trong học sinh liên quan đế cả các
sự nghiệp dựa trên khoa học và coi khoa học là mối quan tâm suốt đời. Điều thứ nhất đe dọa
nền kinh tế và sức khỏe của xã hội. Còn điều thứ hai có nghĩa là những triển vọng không
sáng sủa cho sự thành đạt của các cá nhân, và cho nâng cao nhận thức mà cộng đồng cần
có, một xã hội dân chủ sẽ cố gắng tìm ra các giải pháp để đưa các vấn đề cá nhân, xã hội và
toàn cầu tham gia vào KH&CN.
Các nước, với các thể chế xã hội có thể được mô tả là “đang chuyển đổi”, cũng đối mặt
với những vấn đề tương tự, nhưng phạm vi thậm chí lớn hơn những nước đang cố gắng làm
cho giáo dục KH&CN có thể tiếp cận dễ hơn khi có đủ các giáo viên có chuyên môn.
Nếu các nhà giáo dục khoa học, giống như những người tại Hội nghị Thế giới, là những
người ủng hộ cho những thay đổi chính sách đối với lĩnh vực quan tâm của họ, tầm quan
trọng của việc này là họ bắt đầu bằng cách tiếp thu một số bài học quan trọng từ quá khứ về
cải cách giáo dục KH&CN. Vào những thập kỷ 1960/70, nhiều nước đã bỏ ra một khoản
tiền lớn cùng với những nỗ lực của con người để cải cách chương trình giảng dạy khoa học
ở trường phổ thông, sau khi chúng không được quan tâm trong nhiều năm do suy thoái kinh
tế và Đại chiến thế giới II. Những khoản tài chính lớn được dùng để phát triển các tài liệu
hỗ trợ giảng dạy (sách giáo khoa, sổ tay thực hành, các hướng dẫn cho giáo viên, v.v..) phục
3
vụ cho các phương pháp giảng dạy khoa học mới. Trong những năm sau đó, ảnh hưởng của
những đầu tư lớn này được giám sát theo các cách khác nhau. Xét tổng thể thì việc tiếp
nhận những khả năng mới này tại các nước đó đã phần nào gây thất vọng. Thực tế, những
tài liệu này, với những mức độ thích nghi khác nhau, đã được tiếp nhận một cách đại trà ở
một số nước khác. Những dự án này có tính chất khoa học đáng kể nhờ có sự tham gia của
các nhà khoa học, nhưng không có được sự cam kết của các nhà hoạch định chính sách để
thực thi việc triển khai các dự án này, vì vậy nó vẫn chỉ mang tính tình nguyện. Những giáo
viên khoa học nhiệt tình ở những nhà trường đổi mới đã khai thác được những lợi thế của
chúng, nhưng phần lớn không có ảnh hưởng gì cả đến các trường học.
Một cách để giải thích cho sự tác động bị hạn chế là những phát triển này xảy ra dường
như khoa học trong trường học diễn ra trong khoảng trống chính trị vậy. Sự ngây thơ này đã
không nhận biết được rằng chương trình giảng dạy khoa học trong trường phổ thông là một
vấn đề có tính cạnh tranh rất cao.
Những người có trách nhiệm có thể lĩnh hội hoàn toàn khác nhau những điểm hay và dở
của chương trình giảng dạy hiện tại, và đề xuất một chương trình mới, tán dương chương
trình của họ khi họ đạt tới những cấp bậc có tác động được đến chính sách. Một vấn đề nữa
tách rời việc phát triển chương trình với chính sách là các đổi mới để thay đổi giáo dục khoa
học thường diễn ra khi chương trình phổ thông phải đối mặt với những vấn đề và yêu cầu
cấp thiết hoàn toàn khác. Một Nghiên cứu Giáo dục khoa học (do Stake và Easley thực hiện
năm 1978) cho thấy các tài liệu đổi mới của Mỹ đã phải đấu tranh ra sao để được công nhận
ở các cấp trường phổ thông và các trường học khu vực, do có những ưu tiên khác nhau. Ở
cấp từng lớp học đơn lẻ, những yếu tố hoàn hoàn không lường trước cũng sẽ gây ra sự
chênh lệch giữa những gì mong muốn với những gì diễn ra trong thực tế.
Trong những năm sau đó, sai lầm trong việc đặt mức nhiệt tình lên hàng đầu để giảng
dạy khoa học thường xuyên lặp lại, mà không có sự phối hợp với những nhà hoạch định
chính sách ở các cấp thực thi và triển khai quyết định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
cũng có nhiều ví dụ tốt về sự hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách và những nhà đổi
mới giáo dục khoa học đã nâng cao được giảng dạy khoa học trong phổ thông.
Khi tầm quan trọng của việc trao đổi với các nhà hoạch định chính sách từng bước được
công nhận, các nhà giáo dục khoa học cần phải có các nền tảng tốt để tạo ra trong suy nghĩ của
những con người này rằng cần phải có sự thay đổi trong các thực tế giảng dạy KH&CN. Nhu
cầu thay đổi này cần được điều chỉnh bằng việc đưa ra các bằng chứng, mà các chính sách hiện
nay và sự triển khai của nó trong thực tế không đáp ứng được những mối quan tâm rộng rãi
hiện nay về giảng dạy khoa học trong trường phổ thông. Cuối cùng, các nhà giáo dục khoa học
cần phải tạo ra một số bằng chứng mà những thay đổi đang được ủng hộ sẽ thu hút được những
sự quan tâm đối với giáo dục KH&CN. Nói chung không dế dàng đưa ra bằng chứng cụ thể về
4
những thực tế chưa được phổ biến rộng rãi, vì vậy những bằng chứng này phải được rút ra từ
những trường hợp mang tính biểu thị chứ không phải tuyệt đối.
Những nhà nghiên cứu giáo dục khoa học thường có xu hướng coi Chính sách, Thực
hành và Đánh giá là các lĩnh vực nghiên cứu riêng rẽ. Mặc dù ở cuối mỗi báo cáo thường
ám chỉ nó sẽ được nghiên cứu thêm. Những ảnh hưởng đối với thực hành đôi khi cũng được
đem ra thảo luận, nhưng những nghiên cứu về giảng dạy khoa học ít khi được đề cập đến.
Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ đáng lưu ý liên quan đến tiến bộ thực sự trong cấu trúc
chương trình giảng dạy và giáo trình sư phạm. Nghiên cứu có thể đóng góp tốt hơn nhiều
khi cả 3 lĩnh vực này được triển khai cùng nhau một cách hài hòa, và các cơ quan quản lý
giáo dục cần khuyến khích cho sự kết hợp này diễn ra thường xuyên hơn.
Do những nghiên cứu của họ về thực hành trong giảng dạy khoa học quá chi tiết và mất
nhiều thời gian, các nhà nghiên cứu có thói quen xấu là cho rằng những kết quả nghiên cứu
của họ sẽ có ứng dụng rộng hơn mức bảo đảm. Tác động xấu của suy nghĩ này là họ lưỡng
lự đề xuất những chính sách hay bình luận mới về những đổi mới trong thực hành giảng
dạy, bởi chúng không được nghiên cứu trực tiếp và đầy đủ.
Hiện nay, nhiều nước đã tham gia vào 2 nghiên cứu so sánh lớn về thành tích của học
sinh trong khoa học. Cả IEA và OECD đều nói rằng các dự án của họ được xây dựng để hỗ
trợ cho các nước tham gia có các quan tâm chính sách của mình. Cả 2 dự án đều thu thập
những dữ liệu trên quy mô lớn với các cấu trúc nội dung gồm các đặc trưng của trường,
giáo viên, lớp học khoa học, nền tảng gia đình học sinh, giới, sự quan tâm đến giáo dục
khoa học v.v... Theo cách này, các tổ chức trên hy vọng rằng các nước tham gia tìm thấy
trong các nghiên cứu này những chính sách bổ ích mà các nhà hoạch định muốn có.
5
PHẦN II. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH
GIÁO DỤC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG PHỔ
THÔNG
1. Vấn đề thứ nhất (A): Khoa học trong trường phổ thông và các mục đích giáo
dục của nó
Thông tin cơ sở
Khoa học với tư cách là một bộ phận cấu thành của giáo dục phổ thông bắt buộc, nên rõ
ràng không cần phải nói nhiều đến các mục đích của nó. Hơn nữa, chúng ta sống trong các
xã hội ngày càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn của khoa học và các ứng dụng công nghệ của
chúng. Do vậy, các chương trình giáo dục phổ thông mà không cảnh báo cho các học sinh
của mình về sức mạnh và những hạn chế của KH&CN thì thực sự rất đáng phê phán. Tuyên
bố Perth được bắt đầu bằng sự khẳng định tầm quan trọng của KH&CN đối với sự phát
triển toàn cầu, bền vững và có trách nhiệm. Tuyên bố này xem giáo dục KH&CN như các
phương tiện căn bản để xóa bỏ khoảng cách giữa những vai trò của KH&CN với sự hiểu
biết và tham gia tích cực của công chúng trong KH&CN.
Liên quan đến sự hiện diện của khoa học trong trường học, điều quan trọng là biết được
khoa học đã được đưa vào các trường học như thế nào. Mục đích ban đầu của nó không
phải là những lý do như đã đề cập ở trên, mà là để đơn giản hóa sự chuyển dịch từ phổ
thông trung học lên trang bị kiến thức KH&CN trong trường đại học dựa trên các nghiên
cứu dành cho nhóm nhỏ những sinh viên ưu tú trong tương lai sẽ trở thành các nhà khoa
học, kỹ sư và bác sĩ thực hành.. Nội dung khoa học và các kinh nghiệm sư phạm hữu ích để
giảng dạy phục vụ cho mục tiêu quan trọng nhưng hạn chế này chưa nhất thiết phải là các
phương tiện giáo dục lý tưởng khi các mục tiêu giáo dục khác cho KH&CN cũng được ưu
tiên.
Do trong vòng 100 năm qua, khoa học chậm được đưa vào các chương trình giáo dục phổ
thông bậc tiểu học, nên mục đích ban đầu là nhằm duy trì yếu tố quyết định của nội dung và
các phương tiện của việc dạy và học. Vào những năm 1990, ở nhiều nước, KH&CN đã được
nhận thấy là cần có vị trí xứng đáng trong chương trình phổ thông từ lớp đầu tiên đến lớp cuối
cùng. Để điều chỉnh bổ sung KH&CN vào chương trình giảng dạy, nội dung học được liệt kê
theo các tuyến dọc, trải dài cho tất cả các năm học phổ thông, vẫn mang tinh thần khái niệm
mạnh mẽ đặc trưng cho sự chuẩn bị kiến thức khoa học của nhóm học sinh xuất sắc khi
chúng thuần túy là sự quan tâm và mục đích của khoa học trong trường phổ thông. Khoa học,
ở khía cạnh hàn lâm trong ý nghĩa của nó, dường như có khả năng phục vụ cho việc tạo ra các
loại hàng hóa hay mục đích khác nhau mà tất cả học sinh hiện đại cần có được khi học
KH&CN. Những mạch nội dung này chắc chắn cho ta cảm nhận rằng thứ tự học đã diễn ra và
6
đối với nhiều giáo viên dạy KH&CN ở phổ thông trung học, các nhánh này cũng giống như
những nghiên cứu chuyên môn của từng người. Mặt khác, chúng cũng là thách thức lớn đối
với nhiều giáo viên tiểu học có cơ sở kiến thức khoa học ít hơn nhiều.
Đối với nhiều sinh viên bằng chứng là những mạch nội dung dài này giống như những
nấc thang có độ khó tăng dần, không phân biệt mức độ quan tâm hay sự liên quan. Bằng
chứng ở nhiều nước cho thấy rằng hiện có ít học sinh hơn trước đây kiên trì trèo lên các nấc
thang khoa học này với lòng say mê nhiệt thành. Đạt được sự cân bằng đúng đắn giữa
những mục đích của các sinh viên có đủ say mê để theo đuổi các sự nghiệp KH&CN và
mang lại cho tất cả sinh viên sự quan tâm đối với hoa học và công nghệ, và lượng tri thức
KH&CN đủ để đánh giá được tầm quan trọng của KH&CN trong xã hội, có lẽ là vấn đề
giáo dục KH&CN chính mà tất cả các nước hiện đang phải đối mặt. Đó là sự cân bằng giữa
2 điểm liên quan trong giáo dục KH&CN. Thứ nhất bản thân thế giới của Khoa học là một
doanh nghiệp chuyên gia. Thứ hai là vô số khía cạnh của đời sống và suy nghĩ hiện đại
trong đó KH&CN đóng vai trò hay có thể có vai trò là nhân tố quyết định hay nhân tố kiểm
soát. Mỗi nước sẽ giải quyết sự cân bằng này theo một cách khác nhau phụ thuộc vào các tỷ
lệ duy trì sinh viên, các nguồn lực có được và các nhu cầu xã hội của mình, nhưng giải pháp
của nó là đặc biệt quan trọng đối với các nước ở tất cả các giai đoạn phát triển.
Từ năm 1980, Douglas Robert (Canada) đã đưa ra một cách tiếp cận mới cho vấn đề này
khi ông tập trung vào ý tưởng cho rằng có nhiều mục đích giáo dục đa dạng mà khoa học
trong phổ thông có thể tham gia một cách hữu ích. Ông lập luận rằng các mục đích khác nhau
sẽ đáp ứng một cách tốt nhất theo nội dung học đặc biệt, gắn liền với các kinh nghiệm giảng
dạy, học tập và đánh giá phù hợp. Robert cho rằng cả giáo viên và học sinh sẽ bị nhầm lẫn về
khoa học, nếu có quá nhiều mục đích được thử nghiệm trong cùng một thời điểm. Do vậy,
ông đã gợi ý một ý tưởng mới cho rằng các mục đích khác nhau có thể được tập trung ở các
giai đoạn phổ thông khác nhau - một sơ đồ chương trình theo các năm học phổ thông theo
chiều ngang chứ không theo chiều dọc đã được đa số tán thành trong những năm của thập kỷ
1990. Kết quả theo gợi ý của ông là các nhóm học sinh nhất định, đặc biệt là trong những
năm cuối của bậc phổ thông, khi mà những toan tính về tương lai và những mối quan tâm
phân tán, có thể được đáp ứng tốt hơn bằng các khóa học khác nhau về KH&CN.
Sự sáng suốt trong những đánh giá của Robert trở nên rõ ràng khi danh sách các mục
đích cho chương trình giảng dạy khoa học phổ thông được kiểm tra. Trong đó, mục đích
thường gặp nhất là trang bị cho những người trẻ tuổi có thể tham gia vào các vấn đề kinh tế-
xã hội lớn hiện nay (sự nóng lên toàn cầu, sinh sản vô tính, sử dụng tế bào phôi gốc, phân
hủy chất thải độc hại, v.v.) tạo ra cảm giác tốt trong những năm học bắt buộc sau này của
giáo dục phổ thông trung học. Mục đích này không cần rõ rệt lắm trong những năm đầu phổ
thông so với những mục đích cảm nhận khoa học là những phương tiện kích thích sự tò mò
và ngưỡng mộ vẻ đẹp, sự kỳ diệu và sự tò mò về thế giới tự nhiên - những mục đích quan
7
trọng và vô hình hơn sẽ tạo ra nền móng cho những học sinh nhỏ tuổi để là cơ sở cho những
năm học sau này. Khuyến khích việc đặt ra các câu hỏi về các hiện tượng tự nhiên theo
cách này trở thành cơ sở dựa vào đó để học những vấn đề nào là cơ thể tìm hiểu bằng khoa
học và việc tìm hiểu này bao gồm những gì.
Khuyến nghị
A.1. Với vị trí ưu tiên hàng đầu, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc đâu là
những mục đích giáo dục mà giáo dục KH&CN có thể mang lại chi học sinh một cách tốt
nhất khi họ chuyển qua các giai đoạn học tập.
Khi các mục tiêu cụ thể này được nhận diện và xác định, những người xây dựng chương
trình cần phải hợp tác làm việc với các giáo viên để chọn ra các nội dung, và các phương
pháp giảng dạy và học tập, và các hình thức đánh giá phù hợp nhất để có thể đạt được mục
tiêu ở mỗi giai đoạn học tập.
Ở một số giai đoạn trong các năm phổ thông trung học, các nghiên cứu chuẩn bị quan
trọng về KH&CN cho tiếp tục học ở bậc đại học cần có như một học phần lựa chọn cùng
với các khóa để đáp ứng được mục đích kiến thức KH&CN mà mọi học sinh cần có khi kết
thúc bậc phổ thông.
Kỳ vọng
Quan điểm về những sự quan tâm của việc học và học sinh theo chiều ngang tạo r