Hoạch định chương trình Marketing năm cho một sản phẩm của công ty cổ phần dệt may Hà Nội

Quản trị Marketing là việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra việc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, duy trì và củng cố những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được nhiệm vụ đã được xác định của tổ chức như mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán, tăng lợi nhuận

docx40 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạch định chương trình Marketing năm cho một sản phẩm của công ty cổ phần dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Quản trị Marketing là việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra việc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, duy trì và củng cố những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được nhiệm vụ đã được xác định của tổ chức như mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán, tăng lợi nhuận... Quản trị Marketing giúp doanh nghiệp lập ra các kế hoạch, mục tiêu cùng với các biện pháp và phương tiện để hoàn thành các mục tiêu, chiến lược đề ra. Vai trò của quản trị marketing là vô cùng quan trọng, không một doanh nghiệp nào có thể thiếu sự tồn tại của chức năng này. Những quyết định về thị trường mục tiêu, xác định vị trí trên thị trường, phát triển sản phẩm, định giá, các kênh phân phối, thông tin liên lạc và khuyến mãi. Qua nghiên cứu môn học này giúp trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản trị Marketing, biết vận dụng trong phân tích, đánh giá hoạt động quản trị marketing của các doanh nghiệp và xây dựng các kế hoạch marketing cho doanh nghiệp. Từ đó phát triển khả năng tổng hợp các vấn đề, khai thác và biết cách sử dụng dữ liệu một cách hợp lý. Nhiệm vụ của đồ án môn học là: oHoạch định chương trình Marketing năm cho một sản phẩm của công ty cổ phần dệt may Hà Nội. Những nội dung chủ yếu sẽ được giải quyết là: -Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua. -Xác định nhu cầu và quy mô thị trường từ năm 2011 đến năm 2015 cho các sản phẩm. -Hoạch định chiến lược marketing đối với một sản phẩm -Hoạch định chương trình marketing đối với một sản phẩm năm 2011. Chương I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 1.1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 1.1.1: LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội được thành lập ngày 21/11/1984. Một số thông tin về công ty: Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI Tên tiếng Anh: HANOI TEXTILE AND GARMENT JOINT STOCK CORPORATION Tên viết tắt: VINATEX-HANOSIMEX Trụ sở: số 25 ngõ 13, Đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 38621024 Fax: (84-4) 38622334 Địa chỉ email: support@hanosimex.com.vn Website: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103022023 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 22/01/2008 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Chuyên sản xuất kinh doanh hàng dệt may bao gồm: các loại nguyên liệu bông, xơ, sợi, vải dệt kim và sản phẩm may mặc dệt kim, vải denim và các sản phẩm may mặc dệt thoi; các loại khăn bông. Thành tích mà công ty đã đạt được: -Hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9001: 2000. -Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. -1 huân chương Lao Động Hạng Nhất (năm 1994). -1 huân chương Chiến Công Lao Động Hạng 3 (năm 1996). -3 huân chương Lao Động Hạng Nhì (năm 1992-1997-2004). -4 huân chương Lao Động Hạng 3 (năm 1990-1995-1996-2000). -1 huân chương Độc Lập Hạng 3 (năm 2000). -10 bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ. -Hàng trăm cờ thưởng, bằng khen của các Bộ, Ngành, Thành phố. Lịch sử hình thành và phát triển: Tổng công ty Dệt May Hà Nội tiền thân là Nhà Máy Sợi Hà Nội. Vào ngày 7/4/1978, công ty ký kết hợp đồng xây dựng giữa TECHNO – IMPORT VIETNAM và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức), tháng 2/1979 công trình được khởi công xây dựng và đến 21/11/1984, Nhà Máy Sợi Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Ngày 30/04/1991, công ty đổi tên Nhà Máy Sợi Hà Nội thành Xí Nghiệp Liên Hợp Sợi – Dệt Kim Hà Nội, tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX. Ngày 19/06/1995, công ty đổi tên Xí Nghiệp Liên Hợp Sợi – Dệt Kim Hà Nội thành Công Ty Dệt Hà Nội. Và đến 28/02/2000, công ty quyết định đổi tên thành Công Ty Dệt May Hà Nội. Sau nhiều năm hoạt động và thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước, với nỗ lực trí tuệ và công sức của nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên, do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất ngày 11/01/2007 Bộ công nghiệp đã có quyết định số 04/2007/QĐ-BCN thay đổi tổ chức lại cơ cấu thành Tổng Công Ty Dệt May Hà Nội. Năm 2004 được phép của Chính Phủ, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định (số 177 ngày 30/12/2004) chuyển Công Ty Dệt May Hà Nội sang thí điểm tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Để hình thành cơ cấu tổ chức và tiến hành hoạt động theo mô hình mới, HANOSIMEX đã tiến hành cổ phần hoá một số đơn vị thành viên để trở thành công ty con, công ty liên kết như Công ty cổ phần Dệt Hà Đông Hanosimex, May Đông Mỹ Hanosimex, Dệt May Hoàng Thị Loan. Năm 2005 nhận quản lý và thực hiện tiếp phần dự án xây dựng Trung Tâm Dệt Kim Phố Nối B do Vinatex chuyển sang và sau khi hoàn thành đã di dời nhà máy Dệt Nhuộm ở Hà Nội sang sáp nhập vào dự án và thành lập trung tâm Dệt Kim Phố Nối. Như vậy, với việc tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-công ty con, HANOSIMEX đã có 3 công ty cổ phần là công ty con, các đơn vị còn lại là các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ. Đồng thời từ năm 2007, Hanosimex được hoạt động theo mô hình tổng công ty, sẽ mở ra một thời kì mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn. 1.1.2: CÁC SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY HIỆN ĐANG SẢN XUẤT KINH DOANH Hiện công ty đang sản xuất nhiều loại mặt hàng nhưng có 2 loại mặt hàng chủ yếu là: 1. Áo Poloshirt nam ngắn tay 2. Áo T-shirt nam ngắn tay 1.2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1.2.1.MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Sau khi phân tích môi trường bên ngoài ta sẽ tìm ra được các cơ hội và đe doạ đối với sản phẩm của công ty. Mỗi sản phẩm sẽ chịu tác động bởi những yếu tố khác nhau của môi trường bên ngoài, và mỗi yếu tố đó sẽ tác động đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Các cơ hội sẽ giúp công ty tìm ra những giá trị mới cho sản phẩm của mình,từ đó sẽ phát triển những giá trị của sản phẩm. Các đe doạ thể hiện những nguy hiểm mà sản phẩm của công ty sẽ phải đối mặt, cản trở việc phát triển sản phẩm, từ đó giúp công ty đề ra biện pháp phòng chống cũng như hạn chế các đe doạ đó. 1.2.2.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1.2.2.1. Môi trường vĩ mô: 1.Môi trường kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, luôn trên 5%, năm 2008 là 8.7%, năm 2009 là 5.3%, năm 2010 là 6.78%.Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định của mình. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn trên 5% như vậy, đây thực sự là một điều kiện hết sức thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng tăng, công ty sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh hai mặt hàng áo Poloshirt nam ngắn tay và áo T-shirt nam ngắn tay. Năm 2010 vừa qua Việt Nam có mức lạm phát ở mức 2 con số là 11.75%, làm cho tốc độ tăng giá cả lên gần 12%, các mặt hàng đều thi nhau tăng giá, người dân thắt chặt chi tiêu nên ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của 2 sản phẩm áo Poloshirt nam ngắn tay và áo T-shirt nam ngắn tay, doanh số giảm so với chỉ tiêu đề ra. Thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng, đây là yếu tố thuận lợi cho công ty trong việc tăng quy mô bán hàng và tiếp thị sản phẩm, người dân sẽ có điều kiện hơn trong vấn đề chi tiêu hàng ngày và sẽ xuất hiện nhiều nhu cầu hơn khi thu nhập của họ tăng. 2. Môi trường dân số: Nước ta từ trước đến nay vẫn là một nước đông dân trên thế giới, xếp thứ 3 ở khu vực Đong Nam Á ( sau Indonêsia và Philippin) và xếp thứ 13 trên thế giới, vì vậy nhu cầu mua sắm tiêu dùng ở nước ta cũng rất cao, với dân số trên 86 triệu người đây thực sự là một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô thị trường của mình. Đáng chú ý, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam ở mức tương đối cao, đạt 111 bé trai trên 100 bé gái. Tỷ số này đặc biệt cao ở vùng đồng bằng Sông Hồng (115/100). Tỷ số giới tính khi sinh cao nhất ở Hưng Yên với 131 bé trai trên 100 bé gái. Có thể thấy tỷ lệ sinh bé trai ở Việt Nam đang tăng lên, đây là yếu tố một thuận lợi cho công ty trong tương lai vì quy mô nam giới tăng lên kéo theo nhu cầu áo dành cho nam giới cũng tăng, công ty sẽ có cơ hội mở rộng quy mô thị trường với 2 sản phẩm áo Poloshirt nam ngắn tay và áo T-shirt nam ngắn tay của mình. Tuy nhiên dân số thành thị lại chỉ chiếm khoảng 29.6% tổng dân số, nhưng ở Hà Nội và thành phố HCM thì tỷ lệ dân thành thị khá cao( ở Hà Nội là trên 40%, ở thành phố HCM trên 50%), đây là 2 thị trường mà công ty rất chú trọng nên đây cũng là điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. 3. Nhân tố xã hội: Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú ý đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi liên tục. Hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dàng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam đang chiếm. Nếu công ty Dệt May Hà Nội không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác thiết kế cho các sản phẩm của mình trong đó có sản phẩm áo Poloshirt nam ngắn tay và áo T-shirt nam ngắn tay thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu, 2 sản phẩm áo Poloshirt nam ngắn tay và áo T-shirt nam ngắn tay của công ty sẽ dần mất đi hình ảnh và uy tín trong người tiêu dùng. 1.2.2.1. Môi trường vi mô: 1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Có rất nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước không ngừng cạnh tranh nhau trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm may mặc. Các đối thủ dệt may trong nước đã có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu là Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, Thăng Long... bên cạnh đó phải kể đến các cửa hàng thiết kế, may mẫu thời trang bán sẵn trong nước hiện rất được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng do tính độc đáo của sản phẩm. Bên cạnh đó, 2 sản phẩm áo Poloshirt nam ngắn tay và áo T-shirt nam ngắn tay cũng được sản xuất nhiều và phân phối nhiều trong cả nước. Đối thủ cạnh tranh mà công ty xét đến là Việt Tiến, Nhà Bè và Đức Giang. Đây là 3 đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty, Việt Tiến và Nhà Bè là 2 công ty lớn, họ cũng sản xuất 2 sản phẩm trên và đều tạo được hình ảnh trong mắt người tiêu dùng. Còn Đức Giang là công ty thành lập sau Dệt May Hà Nội nhưng đã có những bước phát triển dần dần và đã thực sự trở thành đối thủ cạnh tranh của công ty. 2. Khách hàng: Người tiêu dùng Việt Nam hiện có nhu cầu và đòi hỏi cao về sản phẩm may mặc, thẩm mỹ và thời trang luôn được chú trọng. Khách hàng của 2 sản phẩm chính của công ty là nam giới, chủ yếu là những người từ 20 – 40 tuổi, họ thích sự hiện đại trong cách ăn mặc của mình, trang phục áo phải toát lên được phong cách của họ dù ở bất cứ nơi đâu, họ thích sự năng động, trẻ trung và phải cuốn hút được người đối diện. Chính vì vậy, để thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì sản phẩm áo Poloshirt nam ngắn tay và áo T-shirt nam ngắn tay cũng phải được thiết kế sao cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng. 3. Nhà cung cấp: Vì sản phẩm chính của công ty là áo Poloshirt nam ngắn tay và áo T-shirt nam ngắn tay nên nguyên liệu chính là vải, chiếm 95% kết cấu của sản phẩm. Cho nên công ty cần một lượng lớn nguyên liệu mỗi năm nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất nên công ty phải nhập vải từ nước ngoài. Điều này làm tăng thêm chi phí sản xuất sản phẩm và nguồn nguyên liệu đầu vào phải phụ thuộc từ bên nước ngoài. Vì vậy chất lượng, giá cả của sản phẩm áo Poloshirt nam ngắn tay và áo T-shirt nam ngắn tay cũng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, giá cả của nguyên liệu nhập từ nước ngoài. 1.3: PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY 1.3.1.MỤC ĐÍCH XEM XÉT NGUỒN LỰC, CÁC NGUỒN LỰC CẦN ĐƯỢC XEM XÉT 1. Mục đích: Xem xét nguồn lực của công ty từ đó tìm ra lợi thế cạnh tranh của công ty: công ty có thể đạt tới mức nào trong khả năng tận dụng và phát huy nguồn lực của mình. Đồng thời tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Công ty mạnh về cái gì, có tiềm năng về hoạt động nào từ đó đưa ra những chiến lược nhằm phát triển những năng lực đó. Biết được điểm yếu của công ty sẽ giúp đề ra các chiến lược cải thiện chúng từ đó hạn chế được các nguy cơ đối với doanh nghiệp. 2. Các nguồn lực cần được xem xét: - Vốn và tài sản của công ty - Lao động của công ty - Cơ cấu tổ chức của công ty 1.3.2:PHÂN TÍCH VỒN VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 1.Tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh Tình hình tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh của công ty đến ngày 31/12/2010 được thể hiện ở bảng 01 Bảng 01 Đơn vi:triệu đồng Các khoản vốn 1.Tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn 223.451 2.Tiền mặt 15.604 3.Tiển gửi ngân hàng 12.460 4.Phải thu của khách hàng 26.421 5.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 4.287 6.Tài sản cố định hữu hình 227.234 7.Tài sản cố định vô hình còn lại 214.635 8.Đầu tư chứng khoán dài hạn 70.465 9.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5.509 10.Tổng tài sản 800.066 Qua bảng 01 ta thấy: tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn,tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 64% tổng tài sản, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 28% tổng tài sản, điều này là hợp lý với một công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tổng tài sản của công ty lên tới hơn 800 tỷ cho thấy Dệt May Hà Nội là một công ty lớn. Lượng tiền mặt là khá lớn, trên 15 tỷ, phải thu của khách hàng chỉ chiếm 3.25% cho thấy công ty không bị nợ đọng các khoản tiền hàng nhiều, điều đó giúp làm tăng khả năng thanh toán của công ty. Với nguồn lực tài chính tương đối lớn như vậy, công ty Dệt may Hà Nội có lợi thế trong việc thực hiện các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất của mình. Tổng số vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ các nguồn theo bảng số 02: Bảng 02 Đơn vị: triệu đồng Nguồn vốn 1.Nợ ngắn hạn 478.677 2.Nợ dài hạn 100.398 3.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 215.000 4.Chênh lệch tỷ giá hối đoái (5.466) 5.Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.860 6.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 9.597 Tổng nguồn vốn 800.066 Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy công ty hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay. Nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng khá lớn. Vốn nợ chiếm trên 70% tổng nguồn vốn của công ty, nghĩa là công ty vay lượng tiền rất lớn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy là công ty đang có những bất lợi, bởi vì việc huy động vốn bằng nguồn vay ngắn hạn sẽ dẫn đến tình trạng công ty mất khả năng thanh toán nhanh. Tuy nhiên, vốn đầu tư chủ sở hữu của công ty là 215 tỷ, với số vốn tự có tương đối lớn này thì công ty cũng không quá lo lắng về việc lệ thuộc vào nguồn vốn đi vay cho sản xuất kinh doanh. 2.Tài sản của công ty Tình hình tài sản của công ty được thể hiện ở bảng số 03 Bảng 03 Đơn vị:triệu đồng Các loại tài sản 1.Tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn 223.451 2.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 4.287 3.Tài sản cố định hữu hình 227.234 4.Tài sản cố định vô hình còn lại 214.635 5.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5.509 TỔNG 675.116 Qua bảng 03 ta thấy tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn là chiếm tỷ trọng cao 33%, vì là công ty sản xuất kinh doanh nên chi phí biến đổi tương đối lớn. Tài sản cố định hữu hình của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất là 33.6%, cho thấy quy mô về nhà xưởng, máy móc thiết bị của công ty khá lớn, nên năng lực sản xuất của công ty cũng được nâng cao đáng kể có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường. 1.3.3:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI Tổng số lao động tại thời điểm đầu năm 2011 là 5560 người. Bảng 04:Cơ cấu lao động của công ty Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng(%) I.Tổng số lao động 5560 100 II.Theo tính chất lao động 1.Lao động trực tiếp 5170 93 2.Lao động gián tiếp 390 7 III.Theo trình độ 1.Bậc 1 1390 25 2.Bậc 2 1195 21.5 3.Bậc 3 1001 18 4.Bậc 4 918 16.5 5.Bậc 5 834 15 6.Bậc 6 222 4 IV.Theo giới tính 1.Lao động nữ 3892 70 2.Lao động nam 1668 30 Ta có thể thấy lực lượng lao động của công ty khá đông đảo, bao gồm nhiều loại lao động khác nhau, trình độ khác nhau. Với năng lực sản xuất tương đối cao cũng với việc nhận được các đơn đặt hàng lớn nên số lượng công nhân của công ty phải đáp ứng đầy đủ về số lượng để hoàn thành các đơn hàng đúng thời gian. Do đặc thù riêng của ngành dệt may mà phần lớn lao động là nữ (chiếm 70%), lao động trực tiếp lớn hơn so với lao động gián tiếp. Có nhiều công nhân ở bậc thợ cao cho thấy trình độ của đội ngũ lao động trong công ty. Số lao động gián tiếp cũng khá nhiều so với tình trạng thiếu nhân lực có trình độ trong ngành dệt may hiện nay, là điều kiện để công ty đáp ứng được yêu cầu mới trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. 1.3.4: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 1.3.4.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng tài chính kế toán Phòng điều hành Phòng quản trị nhân sự Phòng đời sống Phòng kế hoạch đầu tư Phòng kế hoạch kinh doanh Phó giám đốc nhân sự Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông Các nhà máy dệt sợi khác Nhà máy dệt vải Denim Nhà máy dệt nhuộm Phòng kĩ thuật 1.3.4.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 1.Đại hội đồng cổ đông: *Chức năng: Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của công ty. *Nhiệm vụ: Thông qua định hướng phát triển của công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm. Đưa ra những chính sách dài hạn và ngắn hạn về việc phát triển của công ty. Bầu ra Hội Đồng Quản trị và Ban Kiểm Soát của công ty. Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty. 2.Hội đồng quản trị: *Chức năng: là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. *Nhiệm vụ: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty 3.Ban kiểm soát: *Chức năng: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, báo cáo trực tiếp Đại hội đồng cổ đông.  *Nhiệm vụ: Thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc. Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lí và sự cẩn trọng từ các số liệu trong báo cáo tài chính cũng như các báo cáo cần thiết khác. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị và người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông. 4. Giám đốc: *Chức năng: Có quyền điều hành cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và các nhà máy thành viên. *Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Kiến nghị phương án tổ chức công ty, quy chế quản lý nội bộ công ty. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị. 5. Phó giám đốc kinh doanh: *Chức năng: giúp việc cho giám đốc về vấn đề kinh tế của công ty. Chỉ đạo và kiểm soát hoạt động của các phòng,ban thuộc lĩnh vực phụ trách. *Nhiệm vụ: Lập các kế họach và các báo cáo chuyên môn liên quan đến lĩnh vực kinh doanh phụ trách theo yêu cầu của Giám đốc. Tổ chức thực hiện và kiểm soát các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và theo sự phân công của Giám đốc. Tổ chức xây dựng, cập nhật và phân phối các tài liệu văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu các chính sách,qui định pháp luật. Kiểm soát các hồ sơ,tài liệu,văn bản (đối nội và đối ngoại) thuộc lĩnh vực kinh doanh. 6. Phó giám đốc sản xuất: *Chức
Tài liệu liên quan