Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội

Chương 1 : Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội. Chương 2 : Thực tiễn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội.

doc73 trang | Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, nền kinh tế nước ta cũng đang có những biến đổi to lớn về nhiều mặt, sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng cao, mặt khác trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cạnh tranh là một yếu tố không thể tránh khỏi đối với mỗi doanh nghiệp, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đồng thời để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn có những chiến lược sản xuất và phương án kinh doanh cho phù hợp, điều này cũng là tất yếu đối với các doanh nghiệp xây lắp. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là một vấn đề quan trọng trong các doanh nghiệp, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, để có thể hiểu sâu hơn về công tác này trong thực tế và để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp mà nhà trường giao cho, em đã lựa chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội “. Chuyên đề bao gồm các nội dung chính sau: Chương 1 : Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội. Chương 2 : Thực tiễn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Chương 1: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội I. Tổng quan về Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội Tên giao dịch: HACINCO No 2 Trụ sở chính: 324 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội Văn phòng giao dịch: Nhà điều hành làng sinh viên HACINCO, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Số điện thoại liên lạc: 04 5584167 – 5584168 FAX: 04 5584201 Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước xếp hạng 1, hạch toán kinh tế độc lập, trước năm 1999, Công ty trực thuộc Sở Xây Dựng Hà Nội, từ năm 1999 thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội. Tiền thân của Công ty là Công ty Xây dựng Nhà ở Số 2 Hà Nội được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 15-6-1976. Đến ngày 1-1-1994, theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Công ty sát nhập với Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị Hà Nội trở thành Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội với tên giao dịch quốc tế là Hanoi Construction and Investment Company No 2 ( HACINCO No 2), gọi tắt là thương hiệu HACINCO đã đăng ký tại Cục Sở hữu Công nghiệp. Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội bao gồm nhiều đơn vị trực thuộc như Xí nghiệp xây lắp 201, Xí nghiệp xây lắp 202, Xí nghiệp xây lắp 203, Xí nghiệp thương mại dịch vụ, Xí nghiệp vật tư xe máy… Với nhiều lĩnh vực kinh doanh như: Tổ chức đầu tư xây dựng và làm các dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng cơ bản, nhận uỷ thác vốn đầu tư cho mọi tồ chức cá nhân. Nhận thầu xây dựng mới và cải tạo các công trình dân dụng, công nghiệp, đào đắp nền và các công trình giao thông thuỷ lợi. Nhận thầu xây dựng trang thiết bị nội, ngoại thất, lắp đặt các hệ thống điện hạ thế, hệ thống cấp thoát nước, các thiết bị điện lạnh thông gió cho các công trình. Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà cho thuê văn phòng nhà ở. Kinh doanh khách sạn du lịch, lữ hành nội địa, vận chuyển hành khách. Dịch vụ cho thuê các loại thiết bị thi công hiện đại chuyên dụng như máy ủi, máy đào, hệ thống cốppha, giáo chống định hình, cần cẩu thép, xe chở và bơm bê tông. Xuất nhập khẩu trực tiếp và cung cấp các thiết bị phục vụ thi công công trình. Không ngừng củng cố và phát triển đa dạng hoá sản phẩm và loại hình kinh doanh, Công ty đã không chỉ ổn định các phương thức kinh doanh, cải tiến công tác quản lý và tổ chức sản xuất, đồng thời tập trung tìm kiếm phương thức kinh doanh mới nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Công ty là đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các hãng sơn Levis, ICI, may Thăng Long, keo trám Hàn Quốc … Với những năng lực sẵn có Công ty đã tập trung xây dựng dự án các khu đô thị mới, tổ chức quản lý khai thác các khu chung cư, nhà cao tầng, đầu tư năng lực thi công, đặc biệt là các công nghệ và thiết bị thi công nhà cao tầng, khai thác lĩnh vực đầu tư xây dựng. trên cơ sở đó thực hiện các loại hình kinh doanh mới, mở rộng quan hệ liên doanh liên kết với nhiều đơn vị trong và ngoài nước như tập đoàn máy móc thiết bị xây dựng Hàn Quốc, tập đoàn Thyseen của Đức về cốppha… để tiếp thu công nghệ thi công tiên tiến, tập trung đầu tư năng lực thi công và nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xuất vật liệu xây dụng cao cấp. Tiến tới hoàn thiện và phát triển tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty để đưa công ty trở thành một công ty đa doanh có uy tín trên thị trường. Trụ sở chính của công ty đóng trên địa bàn Hà Nội đã tạo được một lợi thế kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế vô cùng chặt chẽ không những trên địa bàn Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Kể từ khi được thành lập, Công ty đã đạt được rất nhiều những thành tựu to lớn không chỉ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản mà còn trong nhiều lĩnh vực xã hội, văn hoá, Công ty đã hoàn thành những dự án cấp quốc gia như Trung tâm thương mại quốc tế về xây dựng (Tháp HACINCO) , Làng sinh viên HACINCO, góp phần giải quyết nỗi bức xúc về nhà ở của hơn 8000 sinh viên. Sau đây là Bảng một số chỉ tiêu tài chính của Công ty trong hai năm 2004, 2005: Chỉ tiêu  Năm 2004  Năm 2005   Tổng TSCĐ  77 846 045 511  82 541 252 580   Tổng TSLĐ  183 116 301 591  218 903 100 077   Tổng Tài sản  260 962 347 102  301 444 352 657   Tổng Nợ phải trả  252 119 422 693  292 317 632 677   Tổng nguồn vốn CSH  8 842 924 409  9 126 719 980   Tổng vốn  260 962 347 102  301 444 352 657   Doanh thu thuần  117 167 410 056  134 292 537 709   Giá vốn hàng bán  102 494 685 704  113 386 209 382   Lợi nhuận gộp  14 672 724 352  20 906 328 327   Chi phí bán hàng  12 667 881 458  17 762 387 495   Chi phí QLDN  3 199 373 938  3 529 394 582   LN thuần từ HĐKD  - 3 133 918 152  - 2 417 847 754   Lãi khác  1 180 672 888  1 276 795 112   Tổng LN trước thuế  - 1 953 245 264  - 1 141 052 642   Thuế TNDN  0  0   LN sau thuế  - 1 953 245 264  - 1 141 052 642   Các số liệu trên được trích từ Bảng Cân Đối Kế Toán và Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh của Công ty trong 2 năm 2004, 2005. Qua các số liệu trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2005 đã có sự cải thiện tương đối song năm 2005 Công ty vẫn bị lỗ. Doanh thu thuần của Công ty năm 2004 đạt 117.167.410.056 đến năm 2005 đạt 134.292.537.709, tăng gấp 1,15 lần, chứng tỏ tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty đang tăng trở lại. Nguồn vốn Chủ sở hữu năm 2005 là 9.126.719.980 cao hơn so với năm 2004: 8.842.924.409 mặc dù lợi nhuận của Công ty năm 2005 vẫn bị lỗ, cho thấy Công ty đang đã có thêm vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh từ ban giám đốc Công ty. Chi phí bán hàng và chi phí QLDN của Công ty trong năm 2005 cũng cao hơn so với năm 2004, chứng tỏ Công ty đang nỗ lực tập trung vào việc nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Ngoài ra từ các số liệu trên, có thể tính được một số chỉ tiêu tài chính khác như : *Chỉ tiêu 1: Tỷ suất tự tài trợ  =  Tổng nguồn vốn CSH  x  100%     Tổng tài sản     Tỷ suất tự tài trợ năm 2004  =  8.842.924.409  x  100% = 3,39%     260.962.347.102     Tỷ suất này cho thấy trong 100đ tài sản thì có 3.39đ được đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu, qua đó ta thấy sự chủ động của Công ty trong hoat động tài chính là thấp. Tỷ suất tự tài trợ năm 2004  =  9.126.719.980  x  100% = 3,03%     301.444.352.657     So với năm 2004, năm 2005 Tỷ suất tự tài trợ của Công ty là thấp hơn do Công ty đã tăng cường vốn vay bên ngoài và vốn do Tổng Công ty cấp để đầu tư vào tài sản. * Chỉ tiêu 2: Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong năm  =  Doanh thu thuần     TSCĐ sử dụng bình quân trong năm   Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong năm 2004  =  117.167.410.056     3.935.142.948   = 29,77 Chỉ tiêu này cho thấy một đồng TSCĐ trong năm 2004 đã tạo ra được 29,77 đồng doanh thu Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong năm 2005  =  134 292 537 709     4.695.207.069   = 28,60 Chứng tỏ trong năm 2005 hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty không cao bằng năm 2004 mặc dù doanh thu thuần năm 2005 cao hơn năm 2004 nhưng TSCĐ năm 2005 cũng được Công ty đầu tư nhiều hơn. * Chỉ tiêu 3: Hiệu suất sử dụng TSLĐ trong năm  =  Doanh thu thuần     TSLĐ sử dụng bình quân trong năm   Hiệu suất sử dụng TSLĐ trong năm 2004  =  117 167 410 056     44.095.212.444   = 2,66 Chỉ tiêu này cho biết mỗi một đồng TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại 2,66 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong năm 2005  =  134.292.537.709     35.786.798.486   = 3,75 Chứng tỏ năm 2005 hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty tăng cao hơn so với năm 2004, điều này góp phần làm cho doanh thu và thu nhập cảu Công ty tăng lên. * chỉ tiêu 4: Tỷ suất thanh toán hiện hành  =  Tổng TSLĐ     Tổng nợ phải trả   x 100% Tỷ suất thanh toán hiện hành năm 2004  =  183.116.301.591     252.119.422.693   x 100% = 72,63% Tỷ suất này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty trong năm tài chính. Tỷ suất thanh toán hiện hành năm 2005  =  218.903.100.077     292.317.632.677   x 100% = 74.89% Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty năm 2005 tốt hơn so với năm 2004, đây là một xu hướng tốt cho Công ty trong quá trình kinh doanh. * Chỉ tiêu 5: Tỷ suất nợ  =  Nợ phải trả     Tổng nguồn vốn   x 100% Tỷ suất nợ năm 2004  =  252.119.422.693     260.962.347.102   x 100% = 96.61% Tỷ suất này cho biết nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn, tỷ suất này năm 2004 là rất cao 96,61%, đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng vì như thế Công ty sẽ mắt khả năng thanh toán các khoản nợ Tỷ suất nợ năm 2005  =  292 317 632 677     301.444.352.657   x 100% = 96.97% Chứng tỏ năm 2005 tỷ suất này cao hơn năm 2004, mặc dù tổng nguồn vốn tăng nhưng tổng nợ phải trả cũng tăng, điều này không có lợi cho Công ty trong hoạt động kinh doanh. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội là một Công ty có nhiều đơn vị phụ thuộc, do đó bộ máy quản lý của Công ty cũng có nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau. Công ty được điều hành bởi một giám đốc và hai phó giám đốc Công ty. Công ty chịu sự quản lý của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội theo quy định tại điều lệ Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, Luật DNNN và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Mô hình tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty được trình bày ở trang bên bao gồm : a. Ban giám đốc Công ty : Gồm có * Giám đốc Công ty Giám đốc Công ty do Uỷ ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị Tổng Công ty, UBND Thành phố và pháp luật về việc điều hành hoạt động của Công ty, Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. Giám đốc công ty có nhiệm vụ và quyền hạn: - Nhận vốn, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước, Tổng công ty và từ các nguồn khác giao để quản lý sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Tổng Công ty giao và chương trình kế hoạch của công ty đạt hiệu quả cao và phát triển vốn. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm của Công ty, phương án đầu tư liên doanh và liên kết của Công ty trình Tổng Công ty quyết định. - Tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty trước Hội đồng quản trị Tổng Công ty và pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ do Tổng Công ty giao. - Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá, tiền lương phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức đơn giá của Nhà nước và của Tổng Công ty. - Đề nghị Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng Công ty trình UBND Thành phố quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty và chịu trách nhiệm về năng lực cán bộ mà mình bổ nhiệm. Quyết định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các Trưởng phó phòng chuyên môn nghiệp vụ, các Trưởng phó đơn vị trực thuộc Công ty. - Báo cáo với Tổng Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và của Tổng Công ty đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình. * Phó Giám đốc công ty Phó Giám đốc Công ty là người giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty, thay mặt giám đốc Công ty giải quyết một số công việc cụ thể theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện. Phó Giám đốc Công ty phải thường xuyên báo cáo kết quả công tác của mình với Giám đốc Công ty và báo cáo trước hội nghị giao ban tập thể lãnh đạo các đơn vị thường kỳ. Trong quá trình giải quyết công việc có các mối quan hệ với cá nhân hoặc tổ chưc ngoài Công ty thì trước khi giải quyết cần có ý kiến thống nhất về nguyên tắc với Giám đốc Công ty. Đồng thời trong quá trình giải quyết phải thường xuyên báo cáo với Giám đốc kết quả thực hiện. Khi có yêu cầu nghỉ công tác hoặc đi công tác, học tập… quá 1 ngày phải báo cáo trước với Giám đốc Công ty. b. Các phòng ban nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc * Các phòng ban nghiệp vụ Mỗi phòng ban nghiệp vụ trực thuộc Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội bao gồm một Trưởng phòng và các Phó phòng ( không quá hai người ) Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc trong quản lý, điều hành công việc trong khuôn khổ của phòng ban mình. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về công việc đã được phân công. * Các đơn vị trực thuộc Tổ chức bộ máy của các Xí nghiệp trực thuộc bao gồm một giám đốc xí nghiệp và các phó giám đốc xí nghiệp (không quá 2 người), cùng một tổ nghiệp vụ văn phòng bao gồm một số cán bộ nghiệp vụ chuyên môn giúp việc cho giám đốc Xí nghiệp trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh và một số bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân hay bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh của xí nghiệp do Giám đốc xí nghiệp phân công và kiểm tra thực hiện. Cụ thể là: + Giám đốc xí nghiệp do giám đốc công ty bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến tập thể lãnh đạo công ty chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và Nhà nước về mọi hoạt động và kết quả sản xuât kinh doanh của xí nghiệp. + Giúp việc cho Giám đốc xí nghiệp là các phó giám đốc xí nghiệp do giám đốc công ty bổ nhiệm có chú ý xem xét đến đề xuất chọn lựa của giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc xí nghiẹp được giám đốc xí nghiệp trực tiếp phân công cụ thể và giám đốc xí nghiệp có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện chức trách được phân công của các phó giám đốc xí nghiệp. + Tổ nghiệp vụ văn phòng bao gồm: Một kế toán chính do giám đốc công ty bổ nhiệm có chú ý xem xét đến đề xuất chọn lựa của giám đốc xí nghiệp, kế toán chính có nhiệm vụ giúp giám đốc xí nghiệp thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Kế toán chính đảm nhiệm làm tổ trưởng tổ nghiệp vụ văn phòng (hoặc cử một phó giám đốc xí nghiệp làm tổ trưởng). Một nhân viên thống kê - kế hoạch kiêm thủ quỹ xí nghiệp. Ngoài ra tuỳ theo hoạt động cụ thể của từng xí nghiệp mà bố trí một vài cán bộ chuyên môn đảm nhiệm các chức năng quản lý sản xuất kinh doanh trực tiếp của xí nghiệp. Tổ nghiệp vụ văn phòng có nhiệm vụ tham mưu giúp viêc cho giám đốc xí nghiệp trong việc lập phương án, kế hoạch chi tiết cũng như việc thực hiện điều hành sản xuất kinh doanh chung của xí nghiệp. Thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định của xí nghiệp, của công ty cũng như mọi chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước và được sự hướng dẫn cũng như chịu sự kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ chuyên môn của các phòng ban chức năng công ty. * Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc Mỗi phòng, ban, đơn vị trực thuộc là một bộ phận trong bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh chung. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh cụ thể và yêu cầu quản lý của từng giai đoạn. Giám đốc Công ty giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban và đơn vị trực thuộc. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, trưởng phòng ban và các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ xây dựng cụ thể kế hoạch công tác tháng, quý, năm và triển khai kế hoạch phân công nhiệm vụ đến từng cá nhân trong đơn vị mình thực hiện. Trong các hội nghị giao ban lãnh đạo công ty, trưởng phòng ban và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc phải báo cáo kết quả công việc thực hiện được của đơn vị mình trong thời gian qua và kế hoạch công tác trong thời gian tới. Trưởng (hoặc Phó được phân công) phòng nghiệp vụ Công ty được uỷ quyền của Giám đốc công ty ký một số văn bản thông báo, hướng dẫn nghiệp vụ, mời họp trong nội bộ công ty sau khi có ý kiến thống nhất về nội dung của Giám đốc công ty. Riêng Trưởng phòng Kỹ thuật còn được thừa uỷ quyền của Giám đốc công ty ký các biên bản nghiệm thu kỹ thuật từng phần, hố sơ hoàn công của các công trình do công ty thi công . Trưởng phòng ban và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc phải kiểm tra, ký tắt và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về các dự thảo văn bản và các tài liệu kinh tế kỹ thuật khác đã đánh máy, in ấn thuộc lĩnh vực công tác của đơn vị mình trước khi trình Giám đốc công ty, đồng thời chịu trách nhiệm lưu trữ vào hồ sơ có liên quan. Tuỳ theo chức năng, có nhiệm vụ thường xuyên liên hệ chặt chẽ với các phòng ban của Tổng công ty và các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp có liên quan để kịp thời giải quyết, nhiệm vụ được giao đồng thời phải thường xuyên báo cáo với Giám đốc Công ty về nội dung, kết quả công việc cùng những tồn tại, vướng mắc trong giao dịch công tác., Những phòng ban và đơn vị có cấp Phó thì Trưởng phòng,ban và thủ trưởng các đơn vị phải có bản phân công rõ nhiệm vụ trình Giám đốc công ty đồng thời thường xuyên trao đổi ý kiến, bàn bạc thống nhất trong giải quyết công việc. Trưởng phòng ban và thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về toàn bộ hoạt động của đơn vị mình. Khi trưởng phòng ban hoặc thủ trưởng đơn vị nghỉ hoặc đi công tác, học tập... quá một ngày thì phải phân công người khác thay thế và báo cáo để giám đốc công ty biết. Hàng ngày các phòng ban và đơn vị trực thuộc phải phân công người thường trực để giải quyết kịp thời các công việc có yêu cầu đột xuất. 3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh xây dựng như tổ chức đầu tư, làm các dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng, nhận thầu xây dựng mới và cải tạo các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp ... các dịch vụ cho thuê các loại thiết bị thi công hiện đại chuyên dụng, xuất nhập khẩu trực tiếp và cung cấp các thiết bị thi công công trình. Chính vì vậy thị trường mục tiêu của Công ty không chỉ dừng lại ở trong nước mà còn có xu hướng phát triển ra nước ngoài, với các lĩnh vực hoạt động kinh daonh của mình, Công ty đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các Công ty xây dựng khác trong và ngoài nước, đồng thời tích cực mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu của k
Tài liệu liên quan