Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty Granite Tiên Sơn-Viglacera

Chương I : Thực trang hạch toán nguyên vật liệu tại công ty Granite Tiên sơn Chương II : Một số ý kiến hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty Granite Tiên Sơn.

doc60 trang | Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 2533 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty Granite Tiên Sơn-Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau những năm đổi mới nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đối với các doanh nghiệp nước ta hiên nay, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì buộc phải giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, nầng cao chất lượng sản phẩm mẫu mã, đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu cách sử dụng yếu tố đầu vào một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong đó việc sử dụng vật liệu công cụ, là một trong những yếu tố quyết định Trong hàng loạt các chính sách kinh tế mới, giữ vai trò quan trọng phải kể đến sự đổi mới về cơ chế quản lý, nguyên tắc quản lý tài chính, về chế độ hạch toán kế toán và các luật thuế mới…. đây là những nhân tố thúc đẩy sản xuất trong nước. Hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp là một trong những nhiêm vụ quan trọng, sản xuất kinh doanh có lãi là một tất yếu khách quan để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức rằng muốn sản xuất ra một sản phẩm chúng ta phải bỏ ra rất nhiều chi phí lao động vật hoá. Việc thực hiện tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm được đưa ra dựa trên những chỉ tiêu sau: Định mức tiêu hao vật liệu, máy móc thiết bị sao cho phù hợp với đơn vị mình. Từ những nhận thưc về vai trò của nguyên vật liệu và quá trình nhận thức của bản thân em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty Granite Tiên Sơn-Viglacera". Nội dung chuyên đề được chia làm hai phần: Chương I : Thực trang hạch toán nguyên vật liệu tại công ty Granite Tiên sơn Chương II : Một số ý kiến hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty Granite Tiên Sơn. CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY GRANRLE TIÊN SƠN - VIGLACERA 1.1. Tổng quan về công ty Granite Tiên Sơn 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Granite Tiên Sơn - Viglacera Công ty Grante Tiên Sơn - Viglacera là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng. Được thành lập theo quyết định 1866 - QĐBXD ngày 2/11/2004. Trụ sở: Khu CN Tiên Sơn - Huyện Tiên Sơn - Tỉnh Bắc Ninh Tên giao dịch quốc tế: Tiên Sơn Granite - Tiles Company Điện thoại: 84. 241.839391 Fax: 84.241.838917 Mã số thuế: 010010817006 Email: Granite Viglacera @ vnn.vin Website: www. granite viglacera.com Shorn room: 196 - Hoàng Quốc Việt - ĐT: 04.7552466 Người đại diện: Giám Đốc: Nguyễn Văn Sinh Loại hình công ty: Công ty Nhà nước Vốn điều lệ: 400 tỷ đồng Sản lượng sản xuất gạch ốp lát hàng năm: 3.000.000m2/năm Cán bộ công nhân viên: trên 400 người Công ty được xây dựng trên diện tích 4 ha có đầy đủ hạ tầng cơ sở vật chất đầy đủ như: hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cống rãnh, khu nhà làm việc cho cán bộ, hệ thống nhà xưởng, nhà ao. Công ty được đầu tư dây truyền công nghệ hiện đại nhất Đông Nam á… với các máy móc thiết bị với hoàn toàn mới của hãng SAMI của ITALY cung cấp. Công ty Granite Tiên Sơn là doanh nghiệp Nhà nước. Tuy mới thành lập, tuổi nghề còn non trẻ nhưng công ty đã trải qua những biến động đáng kể đã gặp không ít khó khăn về vốn đầu tư, trong việc mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao cạnh tranh trên thị trường cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty khôn ngừng mở rộng, sản phẩm của công ty đã thực sự cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành, và sản phẩm ngày càng được nhiều người biết đến. Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực vươn lên và không ngừng đổi mới của công ty mà trước hết đó là sự năng động sáng tạo của Ban giám đốc và sự đoàn kết đồng lòng của cán bộ công nhân viên trong công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán. Sự nhạy bén linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp cho công ty từng bước hòa nhập với bước đi của mình với nhịp điệu phát triển kinh tế đất nước, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quan trọng hơn là không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Nhiệm vụ chính của công ty trong thời gian tới là tiếp tục sản xuất, nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm. Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh tế của công ty STT  Chỉ tiêu  Năm 2004  Năm 2005   1  Doanh thu tiêu thụ  205.600.170.969  390.640.327.710   2  Tổng chi phí  203.685.622.697  387.002.682.910   3  Lợi nhuận  1.914.548.272  3.637.644.800   4  Tổng vốn hoạt động  400.000.000.000  523.655.807.500   5  Sản lượng sản xuất  4.600.236  6.520.200   6  Nộp ngân sách  4.089.074.541  5.523.898.107   7  Lao động bình quân (người)  392  422   1.1.2. Đặc điểm tổ chức, quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty Grante Tiên sơn - Viglacera Bảng 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Là một công ty Nhà nước nên bộ máy quản lý của công ty khá chặt chẽ. Từ ban giám đốc cho đến các phòng ban đều có mối quan hệ quản lý cấp bậc theo phương thức quản lý trực tiếp. Giám đốc là người có quyền quản lý cao nhất, là người trực tiếp quản lý và quyết định các phòng ban đều có trưởng phòng và phó phòng quản lý nhân viên trong phòng. Mọi thông tin từ cấp dưới lên cấp trên đều được cập nhật bằng văn bản. - Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ngoài ủy quyền cho giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo các phòng ban. - Phó giám đốc phụ trách nội chính có nhiệm vụ giám sát và theo dõi quản lý các công việc chính thay giám đốc về một số lĩnh vực như nhân sự, tổ chức nhân sự, ngoại giao công tác hành chính. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất: có nhiệm vụ chỉ đạo và giám sát việc sản xuất của công ty - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh xuất khẩu: có nhiệm vụ lập kế hoạch triển khai, tiêu thụ các sản phẩm thuộc phạm vi trong nước. * Các phòng ban, phân xưởng - Phòng tổ chức hành chính: phòng này có nhiệm vụ giám sát và theo dõi quản lý các công việc hành chính, nhân sự, tổ chức nhân sự, ngoại giao, công tác hành chính. - Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế đưa ra các mẫu sản phẩm phục vụ cho công tác phát triển về kiểu dáng sản phẩm, nghiên cứu về kết cấu và cấu tạo sản phẩm nhằm đưa ra các bài phối liệu tốt nhất cho sản xuất sản phẩm. - Phòng kế hoạch có nhiệm vụ nghiên cứu và lập kế hoạch về sản xuất, cung ứng vật tư như các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm như men màu, đất sét, felspat cao lanh.. và một số thiết bị khác. - Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ tổ chức sản xuất hiệu quả gạch ốp lát gạch lát nền theo kế hoạch của công ty giao cho đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng quy cách sản phẩm mẫu mã chịu trách nhiệm quản lý bảo quản và sử dụng hiệu quả tài sản, nguyên liệu, phụ tùng công cụ lao động. - Phân xưởng cơ điện: nhiệm vụ chính đảm bảo cho máy móc thiết bị của toàn công ty. Tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy móc trong toàn công ty, tổ chức vận hành an toàn hệ thống. - Phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu các sản phẩm đang có xu hướng phát triển phù hợp với thị hiếu và các dòng sản phẩm mang tính tiềm năng trong tương lai. Mở rộng và phát triển thị trường tiếp cận và quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. - Phòng tài chính kế toán: có chức năng ghi sổ và hạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm lập các báo cáo tài chính theo quy định chung của Nhà nước và điều lệ hoạt động của tổng công ty. 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán a. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Để tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, gọn nhẹ, có hiệu quả đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty. Hình thức tổ chức này giúp cho việc kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung công tác kế toán nói riêng. Đặc biệt mô hình này cho phép việc trang bị các phương tiện, thiết bị xử lý thông tin tiên tiến, hiện đại đồng thời giúp cho việc phân công và chuyên môn hóa công tác kế toán dễ dàng. Hiện nay công việc kế toán của công ty được xử lý trên máy vi tính với phần mềm kế toán Accouting của công ty có đội ngũ kế toán hiểu biết sâu về nghiệp vụ kế toán mà còn sử dụng thành thạo phần mềm kế toán này. Để giúp cho việc lập các bảng biểu, báo cáo kế toán công ty còn sử dụng các phần mềm khác như: Microsoft word, Microft Exel. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm: kế toán trưởng, nhân viên kế toán ngân hàng, nhân viên kế toán tổng hợp,nhân viên kế toán vật tư, nguyên liệu, nhân viên kế toán tiền mặt, thanh toán nội bộ nhân viên kế toán tiêu thụ, thành phẩm và bán hàng. Bộ máy kế toán có thể khái quát qua sơ đồ sau đây: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Granite Tiên Sơn - Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận như sau + Trưởng phòng: - Giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kinh tế tài chính công tác kế toán, làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại đơn vị. * Kế toán tổng hợp: - Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ các tài khoản liên quan đến hoạt động sổ sách của công ty. - Tập hợp các số liệu kế toán từ các bộ phận kế toán trong công ty, kiểm tra tính chính xác từ đó vào sổ Nhật ký chung , Sổ cái và lên báo cáo tài chính. - Thực hiện quản lý tài liệu, hồ sơ và các văn bản được giao theo đúng quy định . -Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lên giám đốc. - Tham gia xây dựng và thực hiện đúng các quy trình quy phạm, quy định của hệ thống quản lý. - Thực hiện các nhiệm vụ khi được giao. * Kế toán vật tư nguyên vật liệu - Theo dõi và hạch toán toàn bộ quá trình nhập vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ lao động trên các nội dung số lượng, chất lượng, giá trị. - Nhận quản lý chứng từ mua hàng (hóa đơn hợp đồng…) cập nhật theo dõi. -Kết hợp cùng kế toán công nợ phải thu, thành phẩm giúp trưởng phòng ban hành các cơ chế chính sách bán hàng trình giám đốc công ty. -Làm công tác ghi chép, quyết toán lập báo cáo thuế GTGT. - Quản lý kho vật tư nguyên liệu theo chức năng kế toán vật tư. - Lập báo cáo quản trị của phần công việc được giao. * Kế toán tiền mặt và thanh toán nội bộ. - Nhận quản lý hóa đơn liên quan đến phần thanh toán tiền mặt - Tiếp nhận các chứng từ liên quan đến thanh toán các khoản phải thu, phải trả nội bộ, chứng từ thu chi tiền mặt… - Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý, chính xác của chứng từ, phản ánh nghiệp vụ kế toán phát sinh trên thực tế. - Theo dõi và kiểm tra về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - Đối chiếu với thủ quỹ và kiểm soát quỹ theo chức năng của kế toán tiền mặt. * Kế toán tiêu thụ thành phẩm và kế toán bán hàng - Theo dõi và hạch toán toàn bộ quá trình nhập xuất thành phẩm và bán thành phẩm quản lý hóa đơn bán hàng - Theo dõi và quản lý, đôn đốc công nợ phải thu. - Tham gia kiểm soát việc tuân thủ quy chế tiêu thụ sản phẩm và các quy định của tổng công ty, của Nhà nước. - Quản lý kho thành phẩm theo chức năng kế toán kho thành phẩm. - Thực hiện việc hạch toán kế toán bán hàng, phiếu nhập sản phẩm sản xuất, điều chuyển sản phẩm theo nội dung chứng từ phản ánh. - Cuối tháng thực hiện việc thống kê kết quả kinh doanh doanh thu sản lượng , giá bán, công nợ, thu tiền, đối chiếu số liệu với bộ phận kinh doanh bán hàng sản phẩm để đảm bảo số liệu bán hàng phát sinh trong kỳ chính xác, đúng thực tế làm cơ sở để báo cáo tình hình kinh doanh với ban lãnh đạo công ty. - Cuối tháng thực hiện đối chiếu số liệu sổ sách tồn kho thành phẩm với số liệu trên thẻ kho đảm bảo số lượng tồn kho thực tế khớp với số liệu trên sổ sách. - Lập báo cáo quản trị theo phần việc của mình phụ trách. * Kế toán theo dõi tiền gửi ngân hàng Theo dõi toàn bộ các khoản vay ngân hàng. Lập kế hoạch vay, trả nợ vốn ngắn, trung dài hạn. Tính lãi vay định kỳ để hạch toán chi phí. Trực tiếp quan hệ với ngân hàng để vay vốn, trả nợ vay phục vụ sản xuất kinh doanh. b) Chế độ kế toán áp dụng * Vì bộ máy kế toán ở công ty Granite Tiên Sơn được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung nên mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được gửi về phòng tài chính kế toán để kiểm tra xử lý và ghi sổ kế toán. - Niên độ kế toán của công ty áp dụng cho năm tài chính 12 tháng bắt đầu từ ngày 11 đến 31/12 năm tài chính. - Phương pháp khấu hao mà công ty chọn là phương pháp khấu hao theo sản lượng. - Tỷ giá sử dụng trong quy đổi ngoại tệ là áp dụng theo phương pháp tính giá bình quân gia quyền. - Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng theo hệ thống tài khoản kế toán của QĐ 1144/QĐ/TC/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ Tài chính. Hệ thống tài khoản của công ty được xây dựng dựa trên nhu cầu quản trị nội bộ tại đơn vị. Hệ thống tài khoản được chi tiết há thành các tài khoản cho tiện việc theo dõi và lập báo cáo quản trị phục vụ cho nhu cầu quản lý tại đơn vị. c. Hệ thống chứng từ kế toán Bên cạnh hệ thống sổ sách công ty còn sử dụng nhiều loại chứng từ để giúp cho việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện kịp thời, chính xác để tránh xảy ra sai phạm thất thoát. Hệ thống chứng từ của công ty gồm các loại như hoá đơn bán hàng , phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất điều chuyển, liên bản kiểm nghiệm, bảng chấm công, các bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ chi phí, phiếu xin tạm ứng, biến bản đánh giá lại tài sản cố định, giấy báo có, giấy báo nợ của ngân hàng, giấy xin cấp vật tư nguyên liệu cho sản xuất, hợp đồng mua bán hàng. d. Hệ thống sổ kế toán Cùng với sự phát triển của công ty, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng. Để phù hợp với đặc điểm quy mô sản xuất kinh doanh và điều kiện sử dụng máy tính của mình, công ty đã lựa chọn hình thức sổ Nhật ký chung. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào các thông tin ban đầu trên hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, biên bản kiểm nghiệm, phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi… để ghi sổ tổng hợp và chi tiết. Do công ty áp dụng hình thức ghi sổ theo Nhật ký chung nên đơn vị sử dụng các loại sổ như: Sổ Nhật Ký chung , Sổ cái các tài khoản có liên quan, các bảng phân bổ, (như chi phí, tiền lương và các khoản trích theo lương…). Ngoài hệ thống sổ sách tổng hợp công ty còn sử dụng nhiều sổ chi tiết theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phù hợp với yêu cầu quản trị nôi bộ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung áp dụng tại công ty Granite Tiên Sơn có thể khái quát qua sơ đồ sau. Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chung * Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ (phụ lục số 3). Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Điếu chiếu, kiểm tra: Hàng ngày. Căn cứ vào các chứng từ gốc, các đối tượng cần theo dõi chi tiết kế toán ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan. Đồng thời ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó chuyển ghi vào các sổ có liên quan. Cũng có trường hợp đơn vị mở sổ nhật ký mua hàng, thì căn cứ vào các chứng từ gốc ghi vào sổ Nhật ký chung đặc biệt định kỳ hoặc cuối tháng lấy số liệu liên quan chuyển ghi vào sổ cái. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh, đồng thời lập bảng tổng hợp chi tiết, sau khi đối chiếu số liệu tổng hợp trên sổ cái và sổ tổng hợp chi tiết sẽ lập báo cáo tài chính. Việc sử dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung vào hình thức kế toán Nhật ký chúng từ đã tạo thuận lợi cho phòng tài chính chỉ đạo nghiệp vụ, phát sinh đầy đủ vai trò chức năng của kế toán tạo điều kiện chuyên môn hoá, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán đảm bảo sự giám sát tập trung của kế toán trưởng đối với việc quản lý các hoạt động kế toán trong việc phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong toàn bộ công ty. - Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ tại công ty Granite Tiên Sơn trên phần mềm kế toán past. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung trên phần mềm kế toán fast e. Hệ thống báo cáo kế toán - Hệ thống báo cáo kế toán của công ty gồm có 2 loại: hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước, hệ thống báo cáo quản trị phục vụ cho mục đích quản trị theo nội bộ tại đơn vị. - Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm các loại: Bảng cân đối kế toán hệ thống báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thuyết minh báo cáo tài chính. - Hệ thống báo cáo quản trị bao gồm các loại báo cáo: Bảng kê nhập xuất tồn vật tư nguyên liệu, bản đối chiếu công nợ với khách hàng, bảng cân đối phát sinh các tiểu khoản, bảng kê các loại chi phí, báo cáo tồn kho, báo cáo kết quả tiêu thụ, báo cáo về tình hình bán hàng bị trả lại, báo cáo về tình hình chiết khấu cho khách hàng, báo cáo về chính sách bán hàng, chinhs ách giá cả của công ty, báo cáo về tình hình xuất khẩu hàng hoá của công ty, bảng kê tình hình tạm ứng cho công nhân viên, báo cáo về tình hình hao phí nguyên vật liệu trong sản xuất. 1.2. Tình hình thực hiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Granite Tiên Sơn 1.2.1. Đặc điểm, tình hình quản lý và phân loại nguyên vật liệu tại công ty Granite Tiên Sơn 1.2.1.1. Đặc điểm phân loại nguyên vật liệu Công ty Granite Tiên Sơn là một công ty kinh doanh và sử dụng rất nhiều loại vật liệu với khối lượng lớn. Những nguyên vật liệu có tính chất hóa học và sử dụng trong các quy trình và công dụng khác nhau cho nên vấn đề quản lý nguyên vật liệu sao cho khoa học, chặt chẽ vế số lượng, giá trị cũng như việc theo dõi và phân loại. Để việc theo dõi hiệu quả tình hình sử dụng nguyên vật liệu thì công ty tiến hành mã hóa trên máy tính như sau: Mã vật tư Tên Vật tư NL Nhóm Nguyên liệu chính ME Nhóm men MA Nhóm màu DG Nhóm nhiên liệu (gồm dầu và gas) VLP Nhóm vật liệu phụ PT Nhóm phụ tùng khác Để thuận tiện cho việc quản lý, công ty còn phân loại nguyên vật liệu như sau: - Nguyên liệu chính: cao lanh, đất sét - Nguyên liệu phụ: men, màu - Nhiên liệu: điện, dầu, gas - Phụ tùng: Môdun, ống kẽm, bi sứ Để quản lý vật tư vừa đảm bảo cho yêu cầu tiếp nhận vật tư nhanh chóng, chính xác, đảm bảo cho việc xuất dùng đầy đủ, kịp thời. Nhà máy đã tổ chức bộ phận tiếp nhận vật tư theo đúng quy định, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu, giảm chi phí. Hơn thế nữa việc bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu cũng rất chú trọng. Về việc hạch toán nguyên vật liệu nhà máy thực hiện đầy đủ các quy định về chứng từ, sổ sách thủ tục nhập xuất. Về chi phí nguyên vật liệu nhà máy quản lý theo định mức tiêu hao phòng vật tư, phòng kế hoạch căn cứ vào nhu cầu sản xuất để xây dựng định mức về vật tư cho từng sản phẩm. 1.2.2. Đặc điểm tính giá nguyên vật liệu Việc tính giá nguyên vật liệu, công ty thực hiện theo nguyên tắc giá vốn thực tế vì vậy công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ nên giá thực tế của nguyên vật liệu ngoài là giá không bao gồm thuế GTGT> Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho thì công ty tính theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. Việc tính toán thì được thực hiện trên máy tính như sau: Đến cuối tháng dựa trên số lượng và giá trị tồn đầu tháng, số lượng và giá trị nguyên vật liệu nhập trong tháng đó, từ đó máy tính sẽ tự động tính ra đơn giá bình quân của nguyên vật liệu xuất ra trong tháng. Tính theo phương pháp này cho phép xác định chính xác giá trị vật liệu xuất kho. 1.2.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào cho các quá trình sản xuất kinh doanh. Cho nên vấn đề bảo quản tốt nguyên vật liệu, giảm thiểu hao hụt, mất mát thì công ty xây dựng hệ thống kho và bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.Có sự sắp xếp, bố trí nhân viên thủ kho và thực hiện các nghiệp vụ xuất kho. 1.2.2.Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Nguyên vật liệu tại công ty được áp dụng hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song. 1.2.2.1. Chứng từ sử dụng Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu sử d
Tài liệu liên quan