Hoàn thiện mô hình đồng quản lý môi trường trong vùng nuôi ngao xã Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định

Thu thập, tổng hợp và đánh giá các thông tin hiện có liên quan đến đồng quản lý (ĐQL) và vùng nghiên cứu xã Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định. Điều tra, khảo sát bổ sung để đánh giá thực trạng ĐQL môi trường đối với vùng nuôi ngao tại xã Giao Xuân. Đánh giá hiệu quả ĐQL tại vùng nghiên cứu, tập trung vào khía cạnh môi trường, kinh tế - xã hội, tại địa phương. Đề xuất giải pháp để đồng quản lý phát huy tốt hơn vai trò trong bảo vệ môi trường và phát triển tại địa phương.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện mô hình đồng quản lý môi trường trong vùng nuôi ngao xã Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàn thiện mô hình đồng quản lý môi trường trong vùng nuôi ngao xã Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định Đỗ Thị Huyền Trang Trường Đại học Khoa học Tư nhiên Luận văn ThS. Chuyên ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 44 03 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Thu thập, tổng hợp và đánh giá các thông tin hiện có liên quan đến đồng quản lý (ĐQL) và vùng nghiên cứu xã Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định. Điều tra, khảo sát bổ sung để đánh giá thực trạng ĐQL môi trường đối với vùng nuôi ngao tại xã Giao Xuân. Đánh giá hiệu quả ĐQL tại vùng nghiên cứu, tập trung vào khía cạnh môi trường, kinh tế - xã hội, tại địa phương. Đề xuất giải pháp để đồng quản lý phát huy tốt hơn vai trò trong bảo vệ môi trường và phát triển tại địa phương. Keywords: Đồng quản lý; Quản lý môi trường; Vùng nuôi ngao; Nam Định Content MỞ ĐẦU Việt Nam có lợi thế phát triển thủy sản nhờ tính đa dạng của các kiểu loại sinh cảnh và các thủy vực. Nghề thủy sản cũng là nghề truyền thống ở các vùng nông thôn, gắn với sinh kế của người dân. Đến nay mặc dù thủy sản đã trở thành một trong 10 ngành kinh tế xuất khẩu đứng đầu ở nước ta, nhưng về bản chất vẫn là một nghề cá nhỏ (small-scale fisheries), trước kia còn gọi là “nghề cá nhân dân”. Bởi vậy, phương thức quản lý nghề cá có sự tham gia của người dân địa phương (participatory management), quản lý dựa vào cộng đồng (community-based management) và đồng quản lý (ĐQL, co-management) đã được quan tâm áp dụng. Các phương thức quản lý nói trên đã được áp dụng trong lĩnh vực quản lý thủy sản tại Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX [2]. Từ đó đến nay đã có một số nghiên cứu của các Viện nghiên cứu thuộc Bộ Thủy sản trước đây về các vấn đề này. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sự nỗ lực của các cơ quan nghiên cứu và sự tài trợ của các tổ chức quốc tế đã có nhiều mô hình quản lý theo các phương thức khác nhau nói trên được nghiên cứu, thử nghiệm trong các lĩnh vực sản xuất của ngành thủy sản (khai thác và bảo vệ nguồn lợi, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản) trên các vùng sinh thái và ở các địa phương khác nhau trong cả nước. Có thể thấy rằng, việc triển khai các mô hình đồng quản lý bước đầu đã đem lại lợi ích tích cực: tạo cơ hội mới về việc làm, huy động nguồn lực, khả năng chưa sử dụng của cộng đồng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương, và bước đầu liên kết được quyền và lợi của cộng đồng địa phương. Đối với ngành thủy sản, đây là nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức lại sản xuất, bảo vệ nguồn lợi theo hướng bền vững, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các tổ chức xã hội và cộng đồng ngư dân tham gia khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn lợi bền vững, hiệu quả, góp phần cải thiện sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho cộng đồng ngư dân và góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng,Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến 2020 đã xác định rõ phải xây dựng “Đề án phát triển quản lý nghề cá cộng đồng”. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc áp dụng đồng quản lý vẫn còn tồn tại các hạn chế như kém ổn định và chưa phát huy tác động tích cực khi dự án kết thúc. Mặt khác còn thiếu các cơ chế, chính sách đảm bảo cho người dân được tham gia đầy đủ, chủ động và hiệu quả vào quá trình quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản. Vì thế, khả năng nhân mô hình ra diện rộng gặp nhiều khó khăn. Trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý môi trường, tôi chọn địa điểm vùng nuôi ngao tại xã Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định. Đây là một trong 5 xã vùng đệm của Vườn Quốc Gia (VQG) Xuân Thủy có hoạt động nuôi ngao tập trung, chiếm khoảng trên 50% diện tích nuôi ngao trong toàn huyện. Với đặc điểm là xã vùng đệm của VQG, Giao Xuân có nhiều vấn đề trong việc kết hợp các hoạt động phát triển với hoạt động bảo tồn. Đáp ứng nhu cầu đó, với sự hỗ trợ của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), cuối năm 2009 tổ hợp tác nuôi ngao bền vững ra đời với phương thức sản xuất thân thiện với môi trường. Tháng 8 năm 2011, tổ hợp tác đã gia nhập trở thành hội viên của Hội nhuyễn thể huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và có những đóng góp đáng kể trong hoạt động của hội này. Nhìn chung, đồng quản lý khi được áp dụng đã đạt được những thành công nhất định trong đó phải kể đến tình trạng con giống được cải thiện, xây dựng được thương hiệu Ngao sạch Giao Thủy và quan trọng là vấn đề môi trường, mâu thuẫn/xung đột lợi ích được cải thiện đáng kể. Luận văn “Hoàn thiện mô hình đồng quản lý môi trường trong vùng nuôi ngao tại xã Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định” với mục tiêu đánh giá thực trạng và hiệu quả áp dụng phương thức ĐQL vùng nuôi ngao; rút ra những bài học kinh nghiệm trong áp dụng đồng quản lý để bảo vệ môi trường vùng nuôi ngao tại xã Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định. Từ đó mạnh dạn đưa ra những đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình đồng quản lý để có thể áp dụng đồng quản lý trong bảo vệ môi trường vùng nuôi ngao theo hướng bền vững. REFERENCES Tài liệu tiếng Việt 1. Báo cáo tổng kết tư vấn Quốc gia về quản lý dựa vào cộng đồng (2010), Dự án FAO GCP/VIE/029/ITA, IMOLA Thừa Thiên Huế. 2. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2009), Báo cáo tổng kết dự án cấp Bộ Đánh giá tổng quan các mô hình đồng quản lý trong ngành thủy sản đã triển khai tại Việt Nam, lưu trữ tại Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Hà Nội. 3. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2010) Báo cáo chuyên đề Tăng cường đồng quản lý hệ sinh thái ven biển và phát triển sinh kế cộng đồng nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, dự án Đánh giá tổng quan các mô hình đồng quản lý trong ngành thủy sản đã triển khai tại Việt Nam, Hà Nội. 4. Hội nhuyễn thể Giao Thủy (2012), Khung chiến lược phát triển nuôi ngao bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu quan tâm đến sinh kế người nghèo và sự tham gia của phụ nữ, Giao Thủy, Nam Định. 5. Lê Trần Nguyên Hùng (2009), Tổng quan mô hình đồng quản lý nghề cá Việt Nam, Hội thảo tổng kết các mô hình đồng quản lý tại Đà Nẵng. 6. Nguyễn Chu Hồi (2007), Tăng cường cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, Sách tuyên truyền, Tổng cục Môi trường phát hành, Hà Nội. 7. Nguyễn Chu Hồi (2009), Đồng quản lý nghề cá đồng bằng sông Cửu Long trong mối quan hệ với các vấn đề xuyên biên giới: Cách tiếp cận và hướng dẫn thực hiện, Báo cáo tại Cuộc họp Ủy Ban sông Mê Kông, Tp HCM. 8. Nguyễn Chu Hồi (2011), Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên và môi trường vùng bờ biển, Tạp chí Môi trường số 3/2011, Hà Nội. 9. Nguyễn Quang Vinh Bình (2006), Nghiên cứu xây dựng mô hình QLDVCĐ cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội thảo tổng kết các mô hình đồng quản lý tại Đà Nẵng. 10. Nguyễn Thu Hà (2012), Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. 11. Nguyễn Viết Cách (2009), Báo cáo kinh tế - xã hội Giám sát tác động xã hội và đánh giá khả năng bị tổn thương của các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đất ngập nước khu vực VQG Xuân Thủy, Nam Định, tài trợ của Viện phát triển các nguồn lực ven biển Á Chân tại Việt Nam (CORIN-Asia), Chương trình Liên minh đất ngập nước (WAP), cơ quan hợp tác và phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA), Giao Thủy, Nam Định. 12. Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - UBND huyện Giao Thủy (2009), báo cáo Quy hoạch phân vùng và quản lý nuôi ngao bền vững khu vực vườn quốc gia Xuân Thủy, Giao Thủy, Nam Định. 13. Robert S. Pomeroy and R.Rivera-Guieb (2008), Sổ tay thực hành đồng quản lý nghề cá, Nguyễn Ngọc Lan dịch, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (2008), Báo cáo hiện trạng hoạt động thủy sản vùng ven biển xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, tài trợ bởi Oxfam Novib, Hà Nội. 15. Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (2009), Sổ tay cộng đồng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi nhuyễn thể khu vực, Hà Nội. 16. Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (2009), Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống, hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu (EU) và Oxfam Novib, Hà Nội. 17. Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (2009), Hội thảo “Giới thiệu và thúc đẩy các mô hình kết hợp bảo tồn và phát triển vùng ven biển Việt Nam”, Hà Nội. 18. Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (2009), Cộng đồng ven biển Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu nghiên cứu điển hình tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, báo cáo Hội nghị khu vực Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ tại Việt Nam, Đà Nẵng. 19. Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (2011), Thúc đẩy hoạt động thủy sản bền vững Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định, báo cáo Hội nghị tổng kết, Hà Nội. 20. UBND xã Giao Xuân (2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Giao Xuân, 10 trang. 21. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (2005), Cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch chi tiết sử dụng hợp lý vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất muối ven biển huyện Giao Thủy, Nam Định. 22. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (2010), Hướng dẫn quốc gia về đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ (Ban hành kèm theo quyết định 67/QĐ-TCTS-KTBVNLTS ngày 07/6/2010). Lưu trữ tại Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Hà Nội. 23. Vườn Quốc gia Xuân Thủy (2008), Sổ tay cộng đồng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi nhuyễn thể khu vực VQG Xuân Thủy, tài trợ của Viện phát triển các nguồn lực ven biển Á Chân tại Việt Nam (CORIN-Asia), Chương trình Liên minh đất ngập nước (WAP), Giao Thủy, Nam Định. Tài liệu tiếng anh 24. Marine policy, Vol 20 (1996), Fisherie co-management a comparative analysis, Eslevier Science Ltd, Great Britain. 25. Nguyen Chu Hoi, Jacob Fialland and Others (2005), The Development of Fisheries Co- management in Viet Nam: Needs for Routine Data and Indicators. Regional Workshop Proceedings on Adaptive Fisheries Management in South-East Asia, Hai Phong, Viet Nam. 26. SEAFDEC (2006), Regional Guidelines on Right-based Co-management for Small-Scale Fisheries Users in South-East Asia. Published by SEAFDEC, Bangkok, Thailand.
Tài liệu liên quan