Hoàn thiện thể chế tài chính hướng tới thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế xã hội của đất nước có những chuyển biến tích cực. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Hàng năm, các DNNVV đã tạo ra gần 60% việc làm (chiếm 42,2% số lao động), 44,8 doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3 cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, DNNVV vẫn gặp phải nhiều rào cản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó phải kể đến các rào cản tài chính tiền tệ. Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã có rất nhiều các chính sách hỗ trợ cho DNNVV. Tiếp tục hoàn thiện thể chế tài chính là một trong những giải pháp quan trọng để hỗ trợ các DNNVV phát triển. Đồng thời giúp tháo gỡ các rào cản tài chính khác đối với sự phát triển của các doanh nghiệp này.

pdf16 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện thể chế tài chính hướng tới thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
103 HOÀN THIỆN THỂ CHẾ TÀI CHÍNH HƢỚNG TỚI THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM Th.S Nông Thị Phương Thu Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên Tóm tắt: Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế xã hội của đất nước có những chuyển biến tích cực. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Hàng năm, các DNNVV đã tạo ra gần 60% việc làm (chiếm 42,2% số lao động), 44,8 doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3 cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, DNNVV vẫn gặp phải nhiều rào cản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó phải kể đến các rào cản tài chính tiền tệ. Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã có rất nhiều các chính sách hỗ trợ cho DNNVV. Tiếp tục hoàn thiện thể chế tài chính là một trong những giải pháp quan trọng để hỗ trợ các DNNVV phát triển. Đồng thời giúp tháo gỡ các rào cản tài chính khác đối với sự phát triển của các doanh nghiệp này. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, thể chế tài chính, luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 1. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa dựa trên một trong ba tiêu chí là quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp), tổng doanh thu năm trƣớc liền kề hoặc số lao động bình quân năm. Trong đó, tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên. Xét theo tiêu chí này, doanh nghiệp siêu nhỏ có tổng nguồn vốn nhỏ hơn 3 tỷ đồng, doanh nghiệp nhỏ có tổng nguồn vốn từ 3 đến dƣới 20 tỷ đồng, doanh nghiệp vừa có tổng nguồn vốn từ 20 đến dƣới 100 tỷ đồng. Số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa Những năm vừa qua số lƣợng DNNVV tăng mạnh, phù hợp với xu thế và điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam. Theo Báo cáo thƣờng niên doanh nghiệp 104 VN 2016 số lƣợng các DNNVV xét theo quy mô vốn biến động trong giai đoạn 2005-2015 nhƣ sau: Bảng 1: Số lƣợng và tỷ trọng các doanh nghiệp theo quy mô vốn giai đoạn 2005-2015 Năm 2005 2010 2014 2015 Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) DN siêu nhỏ và nhỏ 95.088 89.19 219.934 78.73 305.593 75.96 306.735 69.32 DN vừa 8.166 7.66 45.553 16.31 74.377 18.49 108.180 24.45 Tổng cộng DN vừa và nhỏ 103.254 96.85 265.487 95.03 379.970 94.44 414.915 93.77 DN lớn 3.362 3.15 13.873 4.97 22.356 5.56 27.571 6.23 Tổng cộng 106.616 100 279.360 100 402.326 100 442.486 100 Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên doanh nghiệp VN 2016. Tính đến hết năm 2015, cả nƣớc có 442.486 doanh nghiệp hoạt động. Số lƣợng doanh nghiệp năm 2015 tăng so với năm 2005 là 335.870 doanh nghiệp, với tốc độ tăng 330%. Trong đó phần lớn là các doanh nghiệp là DNNVV. Trong vòng 10 năm số DNNVV tăng 311.661 DN với tốc độ tăng 301,8%. DNVVN chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh nghiệp cả nƣớc. Nếu nhƣ năm 2005, số DNNVV là 103.254 doanh nghiệp, chiếm 96,85% tổng số doanh nghiệp thì đến năm 2015, DNNVV đã lên tới 414.915 DN, chiếm hơn 93% doanh nghiệp cả nƣớc. Tỷ trọng trong tổng doanh nghiệp cả nƣớc của các doanh nghiệp theo quy mô đƣợc biểu hiện dƣới biểu đồ sau: 105 Biểu đồ 1: Tỷ trọng các doanh nghiệp theo quy mô vốn Nguồn: Tác giả tổng hợp Trong các DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp vừa. Tuy nhiên tỷ trọng doanh nghiệp vừa tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ quy mô vốn của các DNNVV đang tăng dần Các năm tiếp theo số lƣợng các DNNVV tiếp tục gia tăng. Theo Tổng cục thống kê, tính đến 01/01/2017 cả nƣớc có 518.000 doanh nghiệp thực tế đang tồn tại, tăng 176.000 doanh nghiệp và gấp 1,5 lần so với năm 2012; trong đó có 505.000 doanh nghiệp thực tế hoạt động. Số liệu tổng điều tra kinh tế năm 2017 cũng cho thấy, số lƣợng doanh nghiệp lớn chiếm 1,9% tổng số doanh nghiệp, giảm 2,3% so với năm 2012, trong khi đó, doanh nghiệp vừa tăng 23,6%, doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2% và doanh nghiệp siêu nhỏ tăng 65,5%, chiếm 74% tổng số DN. Xét về tốc độ tăng trƣởng, giống nhƣ tăng trƣởng về số lƣợng doanh nghiệp, tăng trƣởng về số lƣợng lao động và nguồn vốn cũng đƣợc chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 2007-2011 tổng nguồn vốn và lao động tăng mạnh. Giai đoạn sau đó 2011-2015 mức tăng trƣởng này có phần chững lại. Cụ thể, bình quân giai đoạn 2007-2011 tổng nguồn vốn tăng trung bình khoảng 40%/năm, số lao động bình quân cũng tăng khoảng 20%/năm. Giai đoạn 2011-2015, vốn vẫn tăng trƣởng nhƣng với tốc độ nhỏ hơn, chỉ khoảng 15%/năm và tốc độ tăng trƣởng lao động khoảng 4,1% mỗi năm. Những năm gần đây các doanh nghiệp có quy mô ngày càng thu nhỏ. 106 Biểu đồ 2: Tăng trƣởng số lƣợng, lao động và vốn của doanh nghiệp Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên doanh nghiệp 2016 (VCCI) Doanh thu bình quân và khả năng thanh toán Theo Báo cáo thƣờng niên doanh nghiệp VN năm 2016, về mức doanh thu bình quân, nhìn chung lao động trong doanh nghiệp nhỏ tạo ra doanh thu bình quân tăng đều qua các năm. Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ thay nhau đứng đầu tạo doanh thu trung bình cao nhất. Giai đoạn sau 2007-2010, doanh thu của doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn tăng nhƣng không đuổi kịp tốc độ tăng của doanh nghiệp vừa. Các doanh nghiệp lớn cũng có mức tạo doanh thu bứt phá sau năm 2011, theo sát mức doanh thu của doanh nghiệp siêu nhỏ và vừa, vƣợt ngƣỡng của doanh nghiệp nhỏ. Tuy có tốc độ tăng về doanh thu bình quân khá đều nhƣng DNNVV có khả năng thanh toán thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn. Xét theo quy mô doanh nghiệp, chỉ số khả năng thanh toán thƣờng có xu hƣớng tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn luôn có chỉ số này cao nhất, tiếp đến là các doanh nghiệp vừa, nguyên do là lợi thế về kinh tế quy mô. Năng lực sinh lời Hiệu suất sinh lời trên tài sản (ROA) Xét theo quy mô doanh nghiệp, ROA cũng tăng theo cùng chiều với quy mô doanh nghiệp. ROA của các doanh nghiệp có quy mô lớn và quy mô vừa luôn cao nhất và diễn biến giống nhau, cùng tăng trong giai đoạn 2007-2009 rồi giảm liên tục trong giai đoạn 2010-2013 và phục hồi nhẹ trong năm 2014 và 2015. Trong khi đó, ROA của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ diễn biến 107 phức tạp hơn theo hình sin, nhất là đối với các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ với biên độ lớn. ROA của các doanh nghiệp siêu nhỏ sau khi giảm trong giai đoạn 2007-2010, từ mức 4,2% xuống 3%. Sau đó tăng mạnh trong 2 năm 2011-2012 lên mức 7,7%, cao nhất so trong số các nhóm doanh nghiệp phân theo quy mô, rồi lại giảm mạnh xuống còn 3,3% năm 2013 và hồi phục nhẹ lên 3,5% năm 2014, tiếp sau đó lại giảm xuống 2,9% năm 2015. Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Cũng giống nhƣ ROA, ROE cũng thay đổi tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lớn luôn có ROE cao nhất, tuy nhiên có xu hƣớng giảm đi kể từ năm 2009. ROE của các doanh nghiệp có quy mô vừa cao thứ hai và có xu hƣớng thay đổi giống ROE của các doanh nghiệp lớn. ROE của các doanh nghiệp siêu nhỏ thƣờng thấp nhất và biên độ thay đổi cũng lớn nhất, nhất là năm 2012, tăng lên mức 12,2%, cao hơn cả các doanh nghiệp nhỏ và gần bằng các doanh nghiệp vừa. Tuy nhiên, đến năm 2015, ROE của các doanh nghiệp siêu nhỏ lại giảm mạnh về mức 5,2%, thấp nhất trong số 4 nhóm doanh nghiệp. Hiệu suất sinh lời trên doanh thu (ROS) Xét theo quy mô doanh nghiệp, ROS của các doanh nghiệp có quy mô lớn vẫn luôn cao nhất tuy nhiên có xu hƣớng giảm, nhất là kể từ năm 2009. Đáng chú ý là nếu ROS của các doanh nghiệp khác có xu hƣớng giảm đi thì của các doanh nghiệp siêu nhỏ lại có xu hƣớng tăng lên, từ 3,9% năm 2007 lên 5,4% năm 2015 và cao hơn cả ROS của các doanh nghiệp quy mô vừa. Trong khi đó, ROS của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thƣờng thấp nhất và có chiều hƣớng giảm từ 3,7% năm 2007 xuống 3,6% năm 2015. Tỷ lệ kinh doanh thua lỗ Nếu xét theo quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ thƣờng tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp cho thấy tính dễ bị tổn thƣơng của khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ. Chính tỷ lệ thua lỗ tăng mạnh của các doanh nghiệp siêu nhỏ và cũng bởi vì khu vực này chiếm tỷ trọng lớn trong các năm 2011, 2013, 2014 và 2015 đã làm cho tỷ lệ thua lỗ của toàn doanh nghiệp tăng cao, trong khi nhóm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ trở lên không có sự tăng đột biến này. Ngoài sự khác biệt của doanh nghiệp siêu nhỏ, 3 nhóm doanh nghiệp còn lại là 108 doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn thƣờng có tỷ lệ thua lỗ gần bằng nhau và diễn biến cùng chiều hƣớng tăng lên nhẹ trong giai đoạn 2007-2015. Biểu đồ 3: Tỷ lệ thua lỗ của doanh nghiệp theo quy mô giai đoạn 2007-2015 Nguồn: Báo cáo thường niên doanh nghiệp 2016 (VCCI) Nhƣ vậy, qua các chỉ số phát triển của DNNVV có thể thấy trong những năm vừa qua tuy là tăng nhanh về số lƣợng, quy mô lao động nhƣng quy mô vốn của DNNVV thì lại giảm. Xét trong tổng các doanh nghiệp trên cả nƣớc, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV chƣa cao mặc dù doanh thu bình quân của các DNNVV tăng đều qua các năm. Các chỉ số ROA, ROE và ROS luôn thấp nhất chứng tỏ các DNNVV quản lý chi phí chƣa hiệu quả. Hệ số sinh lời và khả năng thanh toán thấp dẫn tới tỷ lệ thua lỗ của các DNNVV khá cao. Một số lƣợng lớn các DNNVV lâm vào cảnh bi đát, phải tạm ngừng hoạt động có thời hạn và không thời hạn. Xảy ra tình trạng nhƣ trên có thể kể đến một số các nguyên nhân nhƣ sau: Thứ nhất, các DNNVV còn gặp khó khăn về vốn, khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đặc biệt đối với doanh nghiệp tƣ nhân thì xác suất hồ sơ xin vay vốn đƣợc giải ngân càng giảm. Lý do thƣờng là doanh nghiệp không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo hoặc phƣơng án sản xuất kinh doanh không khả thi. Theo VCCI, sáu tháng đầu năm 2018, dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm khoảng 21% dƣ nợ toàn nền kinh tế. Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn có đến khoảng 60% DNNVV chƣa tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. 109 Thứ hai, các chi phí của DNNVV thời gian qua tăng do chi phí sử dụng lao động tăng, chi phí phi chính thức gây ra cho doanh nghiệp bởi các thủ tục hành chính vẫn tƣơng đối lớn do các thủ tục hành chính còn rƣờm rà, mất thời gian. Thứ ba, phần lớn các DNNVV đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới. Tuy có nhiều DNNVV có nhu cầu đổi mới công nghệ nhƣng còn gặp nhiều khó khăn về vốn. 2. Một số đánh giá về thể chế tài chính với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo quan niệm của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF): Thể chế có thể đƣợc hiểu là cái tạo thành khung khổ trật tự cho các quan hệ của con ngƣời, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham gia tƣơng tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung đƣợc mọi ngƣời chia sẻ. Nhƣ vậy, hiểu một cách khái quát thì Thể chế là những nguyên tắc xác định mối quan hệ xã hội; định hình cách thức ứng xử của các thành viên trong xã hội và điều chỉnh sự vận hành xã hội. Nghiên cứu của Simon Anholt, Dung (2008) cho rằng, thể chế bao gồm ba yếu tố: Luật pháp, bộ máy nhà nƣớc, phƣơng thức điều hành đất nƣớc. Bài viết đề cập đến thể chế tài chính chủ yếu là hệ thống luật pháp - khung khổ pháp lý cho hoạt động của các DNNVV. Bên cạnh việc tuân thủ các văn bản pháp luật chung nhƣ các doanh nghiệp khác (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ...), DNNVV chịu điều chỉnh của hệ thống văn bản pháp luật riêng, bao gồm: 2.1. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 Các DNNVV có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam đã triển khai những chính sách hỗ trợ DNNVV từ năm 2001 nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV nhƣ: Chính sách trợ giúp tài chính, chính sách mặt bằng sản xuất, chính sách đổi mới nâng cao năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật, chính sách về thông tin và tƣ vấn, chính sách trợ giúp phát triển nguồn nhân lực... Tuy nhiên, phần lớn các chính sách hỗ trợ này còn phân tán, chƣa đúng trọng tâm nên không phát huy đƣợc hiệu quả. 110 Nhận thức rõ vấn đề này, Việt Nam đã tổ chức xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV (Luật số 04/2017/QH14) nhằm tạo hành lang pháp lý cao nhất cho DNNVV hoạt động và phát triển. Luật Hỗ trợ DNNVV đƣợc xây dựng dựa trên việc tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia nghiên cứu, các nhà quản lý DNNVV và đặc biệt là các kinh nghiệm thực tiễn của thế giới. Luật đƣợc Quốc hội thông qua ngày 12/6/2017. Nội dung của Luật Hỗ trợ DNNVV bao gồm hai nội dung: Hỗ trợ chung với tất cả các DNNVV và hỗ trợ cho một số đối tƣợng trọng tâm có tính chọn lọc, trọng điểm (DNNVV đƣợc thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị). Về hỗ trợ chung đối với tất cả các DNNVV, Luật quy định các nội dung hỗ trợ cụ thể. Trong đó, có nội dung hỗ trợ về tài chính, bao gồm: - Hỗ trợ tiếp cận tín dụng: Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dƣ nợ cho vay đối với DNNVV, hỗ trợ xây dựng phƣơng án sản xuất, kinh doanh khả thi, cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Hỗ trợ thuế, kế toán: DNNVV đƣợc áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập DN thấp hơn mức thuế suất thông thuờng áp dụng cho DN theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập DN. DN siêu nhỏ đƣợc áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán. Ngoài ra Luật cũng quy định các nội dung hỗ trợ khác nhƣ: Hỗ trợ mặt bằng sản xuất; Hỗ trợ công nghệ; Hỗ trợ cơ sở ƣơm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; Hỗ trợ mở rộng thị trƣờng; Hỗ trợ thông tin, tƣ vấn và pháp lý; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, DNNVV đƣợc miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật; miễn, giảm chi phí tƣ vấn khi sử dụng dịch vụ tƣ vấn thuộc mạng lƣới tƣ vấn viên do các Bộ và cơ quan ngang Bộ xây dựng; miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng NSNN về khởi sự kinh doanh và quản trị DN, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các DNNVV... 111 Từ các nội dung trên, có thể thấy Luật Hỗ trợ DNNVV tập trung giải quyết các rào cản tài chính của DNNVV nhƣ: Giảm thiểu chi phí của DNNVV, tháo gỡ khó khăn tiếp cận tài chính cho DNNVV. Để tăng nguồn tài chính cho các hoạt động hỗ trợ DNNVV, Luật quy định về ba quỹ: Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Quỹ Phát triển doanh nghiệp, Quỹ Đầu tƣ khởi nghiệp sáng tạo. 2.2. Nghị định số 39/2018 NĐ - CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV Ngày 11/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Trong đó, quy định rõ tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc hỗ trợ thông tin và tƣ vấn pháp lý, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Với các DNNVV nói chung, Nghị định hƣớng dẫn chi tiết nội dung Hỗ trợ thông tin, tƣ vấn và phát triển nguồn nhân lực: Quy định cụ thể hồ sơ đề nghị hỗ trợ tƣ vấn trên mạng lƣới tƣ vấn viên của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỷ lệ hỗ trợ trên giá trị hợp đồng tƣ với với các mức 10%, 30%, 100%; Để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nguồn nhân lực, ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, nghị định cũng quy định chi tiết nội dung hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh đáp ứng điều kiện về hồ sơ quy định sẽ đƣợc miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh; Miễn phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; Miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm và đƣợc tƣ vấn, hƣớng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 3 năm kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu 112 Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng điều kiện sẽ đƣợc hỗ trợ tƣ vấn về sở hữu trí tuệ; Khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đo lƣờng, chất lƣợng; Thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới; Hỗ trợ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ; Hỗ trợ về đào tạo, thông tin, xúc tiến thƣơng mại, thƣơng mại hóa Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị đáp ứng điều kiện sẽ đƣợc hỗ trợ 50% chi phí đối với các khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trƣờng; Hỗ trợ liên kết sản xuất, kinh doanh; Hỗ trợ phát triển thƣơng hiệu, mở rộng thị trƣờng; Tƣ vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lƣờng, chất lƣợng; Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lƣợng 2.3. Nghị định số 34/2018/NĐ - CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Chính phủ ban hành Nghị định 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 08/3/2018 thay thế Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013. Nghị định quy định rõ địa vị pháp lý, tƣ cách pháp nhân thành lập, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Theo đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng là quỹ tài chính nhà nƣớc ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thành lập, thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. So với quyết định 58/2013/QĐ thì nghị rõ mô hình hoạt động của Quỹ là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn. Đồng thời quy định cụ thể đối tƣợng đƣợc ƣu tiên cấp bảo lãnh tín dụng. Theo nghị định điều kiện để DNNVV đƣợc cấp tín dụng là: - Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay. - Dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh đƣợc Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này. - Có phƣơng án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh tại thời điểm Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh. 113 - Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật Quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Trƣờng hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp. - Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định tại điều 25 của Nghị định. Điều kiện để DNNVV đƣợc cấp tín dụng quy định trong Nghị định 34/2018/NĐ-CP có những điểm khác so với Quyết định 58/2013/QĐ. Đó là bỏ yêu cầu đối tƣợng đƣợc bảo lãnh phải có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng tối thiểu bằng 15% giá trị khoản vay. Thay vào đó là phải có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay đƣợc quy định tại điều 25 của Nghị định. Ngoài ra, Nghị định quy định cụ thể hơn điều kiện không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc là từ 1 năm trở lên. Ngoài các văn bản pháp luật mới ban hành nêu trên, còn một s
Tài liệu liên quan