Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội và việc nâng cao vị thế, uy tín của kiểm toán nhà nước

Hkhi Tổng KTNN thành lập Phòng Dịch vụ đào t o định hướng phát triển từ năm 2006 bằng việc thành lập Ban dịch vụ trực thuộc Văn phòng, sau đó chuyển qua Phòng Đào t ạt động đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội t ạo. Tuy nhiên, phải đến nửa cuối năm 2010 ạo và tư vấn kế toán kiểm toán (nay ại Trường đã có từ rất lâu và có là Trung tâm Dịch vụ và Tư vấn) thì đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội của Trung tâm khoa học lúc đó mới thực sự có một bước thay đổi lớn với các hoạt động có tính quy mô và thường xuyên hơn.

pdf3 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội và việc nâng cao vị thế, uy tín của kiểm toán nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 TRÖÔØNG ÑAØO TAÏO VAØ BOÀI DÖÔÕNG NGHIEÄP VUÏ KIEÅM TOAÙN – 20 NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 113 - tháng 3/2017 *Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán HOAÏT ÑOÄNG ÑAØO TAÏO VAØ BOÀI DÖÔÕNG THEO NHU CAÀU XAÕ HOÄI VAØ VIEÄC NAÂNG CAO VÒ THEÁ, UY TíN CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC ThS. LĂNG TrịNH MAI HƯơNG* Sau hơn sáu năm, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng theo nhu cầu đã đạt được một số thành quả nổi bật. Tổng lượt học viên đã tham dự các khóa học là trên mười ngàn (10.000) lượt và tổng doanh thu đạt được gần 30 tỷ đồng. Công tác khai thác các nguồn thu này được triển khai đồng bộ, phối hợp và hỗ trợ tốt giữa các bộ phận, sử dụng nguồn thu đảm bảo tuân thủ theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường, quy định của Kiểm toán nhà nước và các quy định theo pháp luật. Hiệu quả hoạt động dịch vụ sự nghiệp đã đảm bảo theo phương án tự chủ tài chính, đồng thời đóng vào các quỹ, tạo thêm nguồn thu nhập tăng thêm cũng như các khoản chi phong trào cho Trường. Ngoài việc đảm bảo chức năng thu sự nghiệp, trong những năm qua, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng theo nhu cầu cũng đã góp phần tích cực vào sự nghiệp chính trị chung của ngành, nâng cao vị thế và uy tín của KTNN trong xã hội, được thể hiện qua các điểm nổi bật sau: Hoạt động đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội tại Trường đã có từ rất lâu và có định hướng phát triển từ năm 2006 bằng việc thành lập Ban dịch vụ trực thuộc Văn phòng, sau đó chuyển qua Phòng Đào tạo. Tuy nhiên, phải đến nửa cuối năm 2010 khi Tổng KTNN thành lập Phòng Dịch vụ đào tạo và tư vấn kế toán kiểm toán (nay là Trung tâm Dịch vụ và Tư vấn) thì đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội của Trung tâm khoa học lúc đó mới thực sự có một bước thay đổi lớn với các hoạt động có tính quy mô và thường xuyên hơn. 25NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 113 - tháng 3/2017 Một là, hỗ trợ các đơn vị thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chính sách pháp luật của nhà nước về công tác tài chính, kế toán, quản trị, sử dụng hiệu quả tài sản công và tài chính công. Kiểm toán nhà nước ngoài chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý sử dụng tài sản công, tài chính công thì việc tư vấn cho các đơn vị được kiểm toán để họ làm đúng, hiệu quả cũng vô cùng quan trọng. Học viên tham dự rất đa dạng và nội dung các lớp học rất phong phú, có tính thực tiễn cao để hỗ trợ học viên trong công tác quản trị chiến lược và vận hành hoạt động hàng ngày. Một số nội dung được các đối tượng là cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập rất quan tâm như xây dựng cơ chế tự chủ tài chính, thuế đối với hoạt động có thu đan xen, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các chính sách về đấu thầu, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản, xây dựng và bảo vệ dự toán, trách nhiệm của người đứng đầu, vị trí việc làm... Các nội dung mới về chế độ kế toán, chính sách thuế, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro được các doanh nghiệp, ngân hàng đánh giá rất cao. Đặc biệt, các nội dung dành cho đối tượng là cơ quan dân cử các cấp như hệ thống thông tin phục vụ quyết định, giám sát ngân sách địa phương, kỹ năng sử dụng kết quả kiểm toán phục vụ quyết định dự toán ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; mối quan hệ phối hợp giữa KTNN với HĐND, uBND trong quyết định dự toán ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; kỹ năng chất vấn các vấn đề về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán của Hội đồng nhân dân các cấp... đã hỗ trợ cho Hội đồng nhân dân các cấp rất nhiều trong việc thực thi nhiệm vụ của mình về giám sát việc quản lý tài chính công và tài sản công, kiểm soát quyền lực của các cơ quan quản lý nhà nước, góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia. Trong mỗi lớp tập huấn luôn có nội dung chia sẻ từ Kiểm toán nhà nước về các sai sót thường được Kiểm toán nhà nước phát hiện và khuyến nghị để thực hiện tốt hơn. Điều đó đã hỗ trợ rất lớn cho các đơn vị tránh được các sai sót trong việc vận hành hệ thống tài chính và quản trị tại đơn vị. Hai là, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật có liên quan. Báo cáo viên của các lớp tập huấn được mời từ các bộ ngành đa phần là những người trực tiếp soạn thảo chính sách. Khi tham gia giảng dạy các lớp do Trường tổ chức, hầu hết các báo cáo viên đều thấy rất hứng khởi vì ngoài việc thông tin đến cho người nghe các quy định mới ban hành, họ cũng lắng nghe được các phản hồi cũng thu thập được thông tin từ phía học viên để phát hiện ra các điểm bất cập, cần sửa đổi. Đặc biệt, khi trao đổi về các dự thảo thì đây là cơ hội rất tốt để lấy ý kiến rộng rãi để hoàn thiện các văn bản 26 TRÖÔØNG ÑAØO TAÏO VAØ BOÀI DÖÔÕNG NGHIEÄP VUÏ KIEÅM TOAÙN – 20 NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 113 - tháng 3/2017 pháp quy trước khi ban hành. Ba là, tích cực tham gia vào hoạt động truyền thông về ngành trên diện rộng. Đối tượng tham dự các lớp học là Chủ tài khoản và Kế toán trưởng các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp, các cơ quan dân cử tại cả Trung ương và địa phương trên phạm vi toàn quốc. Trong các chương trình, ngoài lãnh đạo của Trường, luôn luôn có báo cáo viên là những người nắm giữ các vị trí quan trọng tại KTNN. Qua đó, vừa chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tế của Kiểm toán nhà nước nhưng cũng đồng thời truyền tải các thông tin về KTNN đến các đối tượng tham dự như truyền thông về việc hiến định địa vị pháp lý Kiểm toán nhà nước, Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi, các quyền và nghĩa vụ của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên và đơn vị được kiểm toán, các kết quả, kiến nghị của KTNN, hiệu lực của các kết luận kiểm toán... Qua đó, có rất nhiều học viên có nhận thức đầy đủ hơn và hiểu rõ hơn về KTNN. Bốn là, kênh thông tin phản ánh về hoạt động kiểm toán của ngành thông qua ý kiến của học viên là đại diện của các đơn vị được kiểm toán. Có nhiều học viên sẵn sàng cởi mở, phản ánh về cách ứng xử, chuyên môn của kiểm toán viên đã và đang thực hiện kiểm toán tại đơn vị họ, đồng thời có những trao đổi vể các hướng xử lý khác nhau giữa các đơn vị kiểm toán khác nhau cho cùng một chủ đề. Qua đó, lãnh đạo các đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước, đặc biệt là Lãnh đạo KTNN tham gia giảng dạy được nghe phản hồi và có những ứng xử trở lại một cách hợp lý, bảo vệ uy tín của ngành khi cần thiết. Tuy nhiên, để hoạt động đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu thị trường được đa dạng hơn nữa, có sức lan tỏa lớn hơn thì cần phải có sự thay đổi mang tính đột phá cả về chất lượng và phương thức triển khai. Hai yếu tố cơ bản để có thể thành công hơn đó là (1) gia tăng tỷ trọng chuyên môn chất xám và (2) tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Ấp ủ những dự định mới trong việc đẩy mạnh hoạt động tư vấn cho các đơn vị, xây dựng mô hình đào tạo theo kiểu cầm tay chỉ việc, mô phỏng thực tế, tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng công nghệ thông tin nhưng với đội ngũ nhân sự quá mỏng và thiếu chuyên môn sâu, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội của Trường vẫn đang bước những bước đi dò dẫm vào địa hạt của sự thay đổi nhưng cũng không được phép dừng lại, bởi dừng lại là tụt lùi. Sau hơn 6 năm hoạt động, Trường đã nhận thức rõ về câu chuyện con gà, quả trứng, sẽ không có nhân sự tốt về trường khi hoạt động đang tồi, và hoạt động cũng không thể xuất sắc khi nhân sự đang tồi. Giải pháp tình thế ‘‘vừa chạy vừa xếp hàng’’ trong giai đoạn quá độ này có thể là chiến lược phù hợp để từng bước tự ổn định, tự phát triển, tự thu hút dần những nhân sự phù hợp nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội, đáp ứng mục tiêu tăng dần tính tự chủ và góp phần vào sự nghiệp chính trị của ngành.Với khát vọng vươn lên, khẳng định thương hiệu bằng chính những nỗ lực của mình, với định hướng phát triển và tâm huyết của mỗi cá nhân trong Trường, với những điều kiện thuận lợi mà Lãnh đạo KTNN và các đơn vị trong toàn ngành dành cho Trường, chúng ta có quyền tin tưởng vào một tương lai tươi sáng trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội nói riêng và mọi mặt hoạt động của Trường nói chung, hướng đến mục tiêu chiến lược thành lập Học viện trong tương lai không xa.