Hoạt động đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh là một trong những đại học đầu tiên tại Việt Nam triển khai các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của nhà Trường được thực hiện tập trung thông qua Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ (Trung tâm). Sau hơn 7 năm thành lập, Trung tâm đã hỗ trợ ươm tạo hơn 30 dự án khởi nghiệp, đào tạo nâng cao nhận thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho hàng ngàn giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp. Để tăng cường hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo chủ trương phát triển Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp năm 2020, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM định hướng phát triển Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và ươm tạo doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực sáng tạo và môi trường kiến tạo sự thành công cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

pdf5 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 72 HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường ĐH Bách Khoa Tóm tắt Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh là một trong những đại học đầu tiên tại Việt Nam triển khai các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của nhà Trường được thực hiện tập trung thông qua Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ (Trung tâm). Sau hơn 7 năm thành lập, Trung tâm đã hỗ trợ ươm tạo hơn 30 dự án khởi nghiệp, đào tạo nâng cao nhận thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho hàng ngàn giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp... Để tăng cường hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo chủ trương phát triển Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp năm 2020, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM định hướng phát triển Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và ươm tạo doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực sáng tạo và môi trường kiến tạo sự thành công cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Giới thiệu Năm 2007, Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dự án xây dựng mô hình Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ tại các Trường đại học và Khu công nghệ cao. Trong khuôn khổ dự án, chính quyền thành phố hỗ trợ Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM (HCMUT), Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Khu công nghệ cao để thành lập 3 vườn ươm doanh nghiệp công nghệ. Năm 2010, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học Bách Khoa (Trung tâm) được thành lập. Trung tâm được trên xây dựng trên diện tích 600m2, hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận, có thể hỗ trợ ươm tạo tối đa 10 doanh nghiệp tại cùng một thời điểm. Các mục tiêu chính trong việc thành lập Trung tâm là:  Đào tạo nâng cao ý thức cho giảng viên, sinh viên và cộng đồng về khởi nghiệp.  Nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm các sản phẩm KH&CN từ các nhà nghiên cứu và các sinh viên để tìm ra tiềm năng cho thương mại hóa.  Thực hiện tiền ươm tạo và ươm tạo các ý tưởng KH&CN, nâng cấp và cải tiến sản phẩm/dịch vụ hiện tại. ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 73  Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học và các doanh nghiệp.  Ươm tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp còn non trẻ.  Tạo việc làm và phát triển kinh tế địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh. Vai trò Trường Đại học trong việc hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động của các Trường đại học không thể tách rời với xu hướng và định hướng phát triển Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp của chính phủ. Vậy, Trường đại học đóng vai trò gì trong việc hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo? Và Trường Đại học Bách Khoa nên thực hiện những công việc gì trong điều kiện hiện nay? Trọng định hướng phát triển hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Bách Khoa định hướng sẽ phát triển Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ trở thành nơi kiến tạo sự hình thành và phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hàng đầu Việt Nam (hình 1). Để thực hiện chiến lược cần thời gian, khả năng đổi mới sáng tạo, thực thi và sự hợp tác. Hình 1: Chiến lược phát triển các họat động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trong giai đoạn đầu, nhà trường tập trung trong việc phát triển không gian làm việc, xây dựng hệ sinh thái để từng bước xây dựng và đưa văn hóa doanh nghiệp, văn hóa khởi nghiệp vào trường. Song song đó, nhà trường từng bước triển khai các chương trình đạo, huấn luyện về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, phát triển và hoàn thiện chương trình tiền ươm tạo, ươm tạo, hậu ươm tạo. Việc ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 74 hình thành quỹ khởi nghiệp Bách Khoa (BK seed) và các phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo mở nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng và triển khai chương trình thương mại hóa sản phẩm. Chương trình thương mại hóa sản phẩm được thiết kế và triển khai nhằm phát triển các kết quả nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Trong tương lại, nhà trường sẽ đầu tư trọng điểm cho các sản phẩm thương mại hóa thành công thông qua quỹ đầu tư Bách Khoa (BK Venture) nhằm tạo ra các công ty từ trường đại học. Sự hình thành các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mang tầm cỡ quốc tế (BK Enterprises) được mong đợi sẽ phát triển từ những công ty được spin-off tốt nhất trong chương trình này. Hoạt động đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Chương trình đào tạo giảng viên và chuyên viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Cuối năm 2016, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM là đơn vị đầu tiên xây dựng và triển khải chương trình đào tạo giảng viên và chuyên viênđổi mới sáng tạo và khởi nghiệp nhằm tạo thêm nguồn nhân lực giảng dạy, đào tạo và huấn luyện cho nhà trường, các trường đại học trong cả nước, các sở ban ngành, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp. Chương trình đào tạo được xây dựng và giảng dạy bởi các chuyên gia đổi mới sáng tạo được chứng nhận bởi Bộ Khoa học Công nghệ và Chính phủ Phần Lan thông qua dự án “Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, IPP”. Hiện nay chương trình đã đào tạo và chứng nhận cho 80 người là giảng viên các trường đại học (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM, ĐH CNTT, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Văn Lang, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Trà Vinh, CĐ Sư phạm Huế), chuyên viên hỗ trợ khởi nghiệp tại các sở ban ngành (Sở KHCN tỉnh Bình Định, Phú Yên), và cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp. Hiện nay, đội ngũ các giảng viên và chuyên viên này đang là đội ngũ nòng cốt để tiếp tục phát triển các chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại đơn vị mình đang phụ trách. Hiện tại, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM đã được dự án IPP mời làm đối tác chính để chuyển giao các chương trình đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Chương trình đào tạo đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho chương trình đào tạo thạc sĩ: Nhận thấy nhu cầu cấp thiết trong việc đào tạo cho sinh viên, học viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa đã đưa môn học này vào đào tạo cho học viên cao học từ niên khóa 2017. Cho đến hiện nay, nhà trường đã đào tạo cho 7 lớp cao học với hơn 250 học viên. Chương trình đào tạo đã và đang tạo ra nhiều chuyển biến trong cách học và thực hiện dự án của học viên cao học. Chương trình hiện đang thu hút nhiều học viên đã tốt nghiệp từ trường quay lại học, và nhiều học viên từ các trường khác đến tham gia. ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 75 Chương trình đào tạo và huấn luyện về Khởi nghiệp tinh gọn: Đây là chương trình được thiết kế chuyên biệt nhằm huấn luyện cho các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo áp dụng phương pháp khởi nghiệp tinh gọn vào trong quá trình phát triển của mình nhằm giảm thiểu rủi ro và phát triển nhanh hơn. Chương trình hiện đã đào tạo cho hơn 300 sáng lập viên (startup founder) công ty khởi nghiệp. Hoạt động Ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học Hơn 30 dự án khởi nghiệp đã được hỗ trợ tại trung tâm, trong đó có 6 dự án tốt nghiệp và phát triển thành các công ty công nghệ mới trên thị trường tạo ra hàng trăm việc làm mỗi năm (bảng 1). Các công ty được ươm tạo đa dạng, hoạt động trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, điện điện tử, hóa dược, cơ khí, năng lượng. Các doanh nghiệp ươm tạo được hỗ trợ văn phòng làm việc, đào kiến thức kỹ năng mới về quản trị doanh nghiệp, huấn luyện và cố vấn trong việc phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ tham gia các chương trình, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp trong và ngoài nước. Trong các doanh nghiệp ươm tạo, 70% doanh nghiệp xuất phát từ công trình nghiên cứu từ trường đại học, phần còn lại là doanh nghiệp khởi nghiệp từ cựu sinh viên và doanh nghiệp công nghệ khác. Bảng 1: Các doanh nghiệp tiêu biểu tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo STT Công ty Sản phẩm / Lĩnh vực hoạt động 1 Công ty Cổ phần Thông Minh Ưu Việt (INEXT TECHNOLOGY) - Đầu đọc và card theo công nghệ RFID, - Card giao tiếp FXS/FXO cho hệ thống VoIP, - Hệ thống core, front office – online trading, hệ thống Gateway, hệ thống Call Center. - Hệ thống chẩn đoán y tế online 2 Cty TNHH Kỹ thuật Hóa Học và Môi trường Bách Khoa (CENFOTECH) - Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực hóa dầu, sản xuất thực phẩm, dược liệu, tái chế nhựa và cao su phế thải 3 Công ty cổ phần Giải Pháp Điều Khiển Việt - Bộ đếm sản phẩm xuất nhập qua hệ thống băng tải. - Hệ thống phần mềm quản lý. 4 Công ty TNHH Sản phẩm Thiên nhiên Bách Khoa - Mỹ phẩm - Thực phẩm và đồ uống 5 Công ty TNHH Sinh Hóa Môi Trường Bình Lan - Bộ Kit đo ô nhiễm môi trường nước và chất độc bị cấm trong thực phẩm. - Quan trắc môi trường 6 Công ty TNHH Giải pháp kỹ thuật Indefol - Máy phát điện bằng sức gió công suất vừa và nhỏ ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 76 STT Công ty Sản phẩm / Lĩnh vực hoạt động - Các giải pháp kỹ thuật sử dụng công nghệ thiết kế 3D 7 Công ty TNHH Toàn Cầu G-BUTTON - Thương mại điện tử Tóm tắt Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang là động lực dẫn dắt phát triển nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Trường Đại học Bách Khoa đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn trong việc hội nhập, dẫn dắt nền kinh tế địa phương phát triển thông qua công tác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Việc thực thi và công tác đầu tư trọng điểm cho các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp không chỉ giúp nhà trường nâng cao hình ảnh, thương hiệu mà sẽ có tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn liền việc đào tạo và nghiên cứu vào việc phát triển kinh tế địa phương, khu vực và thế giới. Trường Đại học Bách Khoa với ưu thế là đại học công nghệ đa ngành hàng đầu phía nam, hoạt động đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được xem như là một trong những hoạt động trọng điểm nhằm tạo ra giá trị cho hệ sinh thái. Chương trình đào tạo không chỉ nhằm phát triển ra các công ty khởi nghiệp, mà khởi đầu là trang bị tư duy, công cụ cho người học, đặc biệt là các thế hệ sinh viên, học viên cao học vì họ sẽ là các nhân tố đóng góp chính cho sự thành công của hệ sinh thái bên ngoài nhà trường./.