Hoạt động hội chăn nuôi thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế 6 tháng đầu năm 2016

Đầu năm 2016, thời tiết diễn biến thất thường: rét đậm, rét hại kéo dài; nắng nóng, hạn hán ; tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng xảy ra ở nhiều tỉnh trong cả nước; dịch tai xanh xảy ra ở 4 huyện, thị của tỉnh Quảng Trị; gia súc, gia cầm vẫn còn mang mầm các bệnh nguy hiểm nên nguy cơ dịch bệnh tái phát và lây lan trên địa bàn tỉnh rất lớn; tình hình nhập động vật và sản phẩm động vật để phát triển chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ đa dạng; nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư phát triển theo hướng trang trại, cùng gia trại, nông hộ góp phần chăn nuôi trên địa bàn phát triển tốt.

pdf3 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 07/06/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động hội chăn nuôi thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế 6 tháng đầu năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
94 KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 6 - 2016 HOAÏT ÑOÄNG HOÄI CHAÊN NUOÂI THUÙ Y TÆNH THÖØA THIEÂN - HUEÁ 6 THAÙNG ÑAÀU NAÊM 2016 Nguyễn Văn Hưng Hội Chăn nuôi Thú y Thừa Thiên - Huế Đầu năm 2016, thời tiết diễn biến thất thường: rét đậm, rét hại kéo dài; nắng nóng, hạn hán; tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng xảy ra ở nhiều tỉnh trong cả nước; dịch tai xanh xảy ra ở 4 huyện, thị của tỉnh Quảng Trị; gia súc, gia cầm vẫn còn mang mầm các bệnh nguy hiểm nên nguy cơ dịch bệnh tái phát và lây lan trên địa bàn tỉnh rất lớn; tình hình nhập động vật và sản phẩm động vật để phát triển chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ đa dạng; nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư phát triển theo hướng trang trại, cùng gia trại, nông hộ góp phần chăn nuôi trên địa bàn phát triển tốt. Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bám sát nhiệm vụ chuyên môn của Ngành, động viên toàn thể các hội viên trên địa bàn tỉnh phát huy những yếu tố thuận lợi, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Hội và công tác chuyên môn của Ngành. Một số kết quả hoạt động của Hội 1. Tình hình xây dựng và phát triển tổ chức So với năm 2015, về mặt tổ chức nhân sự không thay đổi. Hội gồm có 9 Chi hội, 291 hội viên; Trong đó có 21 đồng chí trong Ban Chấp hành Hội. TS. Nguyễn Văn Hưng giữ chức vụ Chủ tịch Hội. 2. Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội - Số lượng đề tài Hội đã tư vấn, phản biện và giám định xã hội bằng văn bản được thực hiện theo hợp đồng có trả kinh phí theo quy định của Nhà nước: Chưa có - Số lượng đề tài, dự án hội viên đã tham gia đóng góp ý kiến tư vấn, phản biện: 7 đề tài. Thành viên trong Hội đồng tham gia phản biện là TS Nguyễn Văn Hưng hiện là Chủ tịch Hội Chăn nuôi Thú y Thừa Thiên - Huế với 4 đề tài, những đề tài còn lại tập trung chính ở hội viên Khoa Chăn nuôi Thú y. Nhiều đề tài có giá trị thực tiễn, dễ áp dụng trong sản xuất. - Ngoài những đóng góp tham gia tư vấn. phản biện và giám định xã hội, nhận thức các Chi hội, hội viên được nâng cao hơn về việc nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Nhiều công trình nổi lên và đã đăng ký của các hội viên như: + Công trình của PGS. TS Phạm Hồng Sơn: “Phát hiện virus dại và kháng thể chống virus dại trên chó bằng phản ứng SSIA và IHA” + Công trình của PGS. TS Đinh Thị Bích Lân “Báo cáo: Nghiên cứu chế tạo kháng thể từ lòng đỏ trứng gà và ứng dụng trong phòng trị một số bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng” + Công trình của PGS. TS Hồ Trung Thông: “Báo cáo: Nhu cầu SID lysine và tỷ lệ lý tưởng của amino acid chứa lưu huỳnh so với lysine cho lợn lai 4 máu ngoại nuôi trong điều kiện Thừa Thiên - Huế” + Công trình của TS. Nguyễn Văn Hưng: “Dự án: Xây dựng mô hình giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái”. 95 KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 6 - 2016 + Công trình của Nguyễn Thị Dung hướng dẫn học sinh: “Quy trình sử dụng phân động vật để nuôi giun quế phục vụ chăn nuôi gà tại phường An Đông và An Tây” + Công trình khác: Công trình của Phan Văn Vầy thuộc Chi hội Khuyến nông với “Báo cáo: Hiệu quả KT-XH từ mô hình nuôi gà Ai Cập lấy trứng trên nền đệm lót sinh học Balasa” ... 3. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật 3.1. Hình thức tuyên truyền - Để nâng cao nhận thức người dân trong phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Hội tích cực phát 15.000 tờ rơi và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện 5 phóng sự, 10 bản tin, tổ chức tuyên truyền lưu động về phòng chống bệnh dại chó, lở mồm long móng, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn vệ sinh thực phẩm. - Tổ chức tập huấn quản lý lợn đực giống tại các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Phong Điền và Quảng Điền với 140 người tham gia. - Trang Web của Ngành không ngừng đăng tải nhiều tin, bài kịp thời, kể từ đầu năm đến nay tổng cộng đăng tải trên 20 tin, bài; nội dung, chất lượng tin, bài đã được nâng cao và được các hội viên đón nhận tích cực. - Hội cùng các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức họp các cơ sở chăn nuôi để tuyên truyền sự tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, quán triệt người chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm, thực hiện việc chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. 3.2. Nội dung tuyên truyền - Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản - Phòng chống bệnh dại - Chăn nuôi an toàn sinh học, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. - Phòng chống đói rét, đổ ngã, nắng nóng cho gia súc. 4. Tham gia triển khai công tác chuyên môn (một số hoạt động chính) Trong 6 tháng đầu năm, Hội Chăn nuôi Thú y cũng như các thành viên đã tham gia nhiều hoạt động trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y. 4.1. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản của hội viên Thú y - Trước tình hình dịch lợn tai xanh đang điễn biến phức tạp ở tỉnh Quảng Trị, các hội viên đã bám sát chủ trương của nội dung công văn số: 582/SNNPTNT- /SNNPTNT CCCNTY ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tai xanh ở lợn; Tuyên truyền vận động bà con tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn lợn, vệ sinh, tiêu độc khử trùng và việc kiểm soát dịch bệnh; Các Chi hội Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã triển khai hoạt động giám sát hướng dẫn việc chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của đàn vật nuôi. Đến nay, chưa phát hiện lợn mắc bệnh tai xanh trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh đã tiêm phòng được 31.300 liều THT trâu bò (88%, tăng 4%), 97.610 liều tam liên lợn (82%, giảm 6,8%), 58.702 liều dại chó (86%, tăng 2,5%); 13.400 liều vắc xin và kháng thể E. coli (62%, giảm 6,7%), 271.500 liều cúm gia cầm (51%, giảm 29,7%), 258.450 liều dịch tả vịt (55%, giảm 26%), 497.955 liều Newcastle (82%, tăng 10,1%), 138.710 liều đậu gà (86%, tăng 34,8%), 14.200 liều tụ huyết trùng gia cầm (59%, giảm 1,4%), 268.100 liều VX và KT Gumboro (91%, tăng 47,9%) và 160 liều suyễn lợn; LMLM trâu bò: 19.655 liều (44%, giảm 19,8%), LMLM lợn: 11.985 liều (48%, giảm 28,2%), hiện nay các đơn vị đang tiếp tục thực hiện tiêm phòng. Hội đã tích cực vận động bà con phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng tăng tỷ lệ đàn bò lai và tỷ lệ lợn nạc trong tổng đàn; mở rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học gắn với xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại; nâng cao năng lực sản xuất con giống; hưởng ứng các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ theo quyết định 50 của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ vậy đến nay, tổng đàn trâu có 21.797 con, tăng 2,6% so với cùng kỳ; đàn bò có 25.526 con, tăng 12%; đàn lợn có 203.511 con, tăng 0,3%. 96 KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 6 - 2016 Tổng đàn gia cầm có 2.139 nghìn con, tăng 1%. - Các hội viên làm công tác chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật tiếp tục được mở rộng, phát triển, nâng cao chất lượng khám và tư vấn, điều trị; Triển khai thực hiện việc lấy mẫu giám sát virus cúm gia cầm tại các chợ bán gia cầm sống theo chương trình của Cục Thú y. - Các hội viên đã tích cực vận động bà con vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các nơi có nguy cơ cao. Các tổ tiêu độc tỉnh, huyện, xã được hình thành và duy trì hàng tháng phun khử trùng vào các vùng nguy cơ cao được xác định như nơi chôn hủy, mua bán, giết mổ, là ổ dịch cũ Lượng hóa chất được tỉnh hổ trợ kịp thời 10.000 lit bekocide. Hoạt động này ngày càng được xã hội hóa thông qua mặt trận, đoàn thể, hướng đẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn chuyên môn. Nhờ vậy mà phần lớn người dân có chăn nuôi bây giờ đã có bình bơm, hóa chất và biết vệ sinh tiêu độc khử trùng vào những lúc nguy cơ đã góp phần rất lớn trong việc khống chế và ngăn chặn dịch bệnh. 4.2. Hội viên Khuyến nông lâm ngư Tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều mô hình như: - Tiếp tục Mô hình nuôi gà Ai cập đẻ trứng năm 2015: (Từ nguồn vốn bổ sung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh năm 2015). Gà bắt đầu úm từ ngày 12/10/2015. Quy mô 1700 con bố trí tại 3 điểm: Xã Quảng Phú, Quảng Điền gồm 5 hộ, 540 con; Xã Hương Toàn, Hương Trà: 6 hộ, 660 con; Xã Hương Phong: 5 hộ, 500 con. Hiện nay gà sinh trưởng và phát triển tốt, bắt đầu đẻ vào thời điểm 5 tháng tuổi, tỷ lệ đẻ >70%. Dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị đánh giá vào ngày 22/ 6/2016. - Mô hình nuôi bò thịt BBB : Quy mô: 30 con bò cái phối giống, trong đó huyện Phong Điền phối giống 13 con (xã Phong An: 10 con, xã Phong Sơn 3 con); TX Hương Trà phối giống 17 con (xã Hương Toàn: 8 con, Hương Vân: 9 con). Đã sinh 24 con bê, trong đó Hương Trà 16 con, Phong Điền 8 con; trọng lượng bê sơ sinh đạt trung bình 30kg/con, - Mô hình nuôi gà HA đẻ trứng: Quy mô 2.000 con/20 hộ; bố trí tại các xã Phú Thanh, Vinh Thanh huyện Phú Vang; xã Lộc Bổn, Lộc An huyện Phú Lộc. Đã cấp giống vào ngày 13/5/2016, cấp xong thức ăn. Đang tổ chức chăm sóc, tiêm phòng theo quy trình. Tỷ lệ sống sau 21 ngày tuổi đạt trên 90%. Gà sinh trưởng tốt. - Mô hình nuôi lợn giống ngoại trên đệm lót sinh học Balasa: Quy mô 56 con/8 hộ (7 con/ hộ). Bố trí tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền và phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy. Đã thả giống ngày 10/5/2016. Lợn phát triển bình thường. - Các hội viên của Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống lợn ngoại Phong Hiền đã cung cấp 2.500 lợn giống các loại ( bao gồm lợn hậu bị và thương phẩm). Các hội viên đã tích cực hưởng ứng tham gia chương trình sản xuất chuỗi thực phẩm sạch từ trang trại đến cửa hàng: bao gồm các sản phẩm từ lợn, gà, rau các loại theo mô hình VietGAHP tại Trung tâm sản xuất nghiên cứu Nông lâm nghiệp Bình Thành. Đây cũng là hoạt động sản xuất hưởng ứng theo lời kêu gọi của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế. 5. Các hoạt động gắn kết - Tổ chức tốt buổi gặp mặt thân mật đầu xuân Ất Mùi cho 61 cán bộ lão thành Ngành Thú y. - Tổ chức cho hội viên tham quan, nghỉ mát sau đợt tiêm phòng vụ Xuân. - Đề nghị Trung ương Hội xét khen thưởng 8 hội viên và 2 Chi hội có nhiều thành tích trong công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh. - Tổ chức trên 20 lượt thăm hỏi, tặng quà cho những hội viên, gia đình hội viên ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn... Trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục triển khai những nội dung bám sát nhiệm vụ của đơn vị, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Hội giúp ngành Chăn nuôi Thú y phát triển ngày càng vững mạnh./.
Tài liệu liên quan