Với một nền khoa học phát triển như vũ bão, ngày nay con người hoàn toàn có khả năng tìm kiếm những nguồn năng lượng khác thay thế xăng dầu như hạt nhân, năng lượng mặt trời . Tuy nhiên , trong một vài thập kỷ tới xăng dầu vẫn đóng vai trò là nguồn năng lượng chính. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự gia tằg ở mức cao nhu cầu về nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, an ninh quốc phòng và tiêu dùng. Trong đó nhu cầu về xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Xăng dầu đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
Chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do đó nhu cầu sử dụng xăng dầu là không thể thiếu được, đặc biệt là đối với các ngành như giao thông vận tải , điện lực xây dựng, công nghiệp . Mặt khác, nền kinh tế việt nam trong những năm gần đây phát triển nhanh và ổn định. Đời sống kinh tế vật chất của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhu cầu về phương tiện giao thông ngày một tăng nhanh. Do vậy nhu cầu về xăng dầu là rất lớn, khoảng từ 8-9 triệu tấn/năm. Cho đến nay, Việt nam chưa có nhà máy hoá dầu nên các sản phẩm về dầu mỏ phục vụ nhu cầu trong nước chủ yếu phải nhập khẩu.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành ba chương với nội dung như sau:
Chương I: Thị trường dầu mỏ thế giới và Việt nam.
Chương II: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong những năm gần đây.
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam:
39 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Với một nền khoa học phát triển như vũ bão, ngày nay con người hoàn toàn có khả năng tìm kiếm những nguồn năng lượng khác thay thế xăng dầu như hạt nhân, năng lượng mặt trời…. Tuy nhiên , trong một vài thập kỷ tới xăng dầu vẫn đóng vai trò là nguồn năng lượng chính. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự gia tằg ở mức cao nhu cầu về nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, an ninh quốc phòng và tiêu dùng. Trong đó nhu cầu về xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Xăng dầu đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
Chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do đó nhu cầu sử dụng xăng dầu là không thể thiếu được, đặc biệt là đối với các ngành như giao thông vận tải , điện lực xây dựng, công nghiệp…. Mặt khác, nền kinh tế việt nam trong những năm gần đây phát triển nhanh và ổn định. Đời sống kinh tế vật chất của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhu cầu về phương tiện giao thông ngày một tăng nhanh. Do vậy nhu cầu về xăng dầu là rất lớn, khoảng từ 8-9 triệu tấn/năm. Cho đến nay, Việt nam chưa có nhà máy hoá dầu nên các sản phẩm về dầu mỏ phục vụ nhu cầu trong nước chủ yếu phải nhập khẩu.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành ba chương với nội dung như sau:
Chương I: Thị trường dầu mỏ thế giới và Việt nam.
Chương II: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong những năm gần đây.
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam:
Chương I :
Thị trường dầu mỏ thế giới và hoạt động nhập khẩu xăng dầu ở Việt nam
I.Thị trường dầu mỏ thế giới
1.Những biến động trên thị trườg xăng dầu thế giới và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế Việt Nam.
Trong những năm gần đây thị trường xăng dầu thế giới luôn có nhiều biến động. Khi cuộc chiến tranh Iran, Irac nổ ra,giá dầu đã tăng lên. Đến cuối năm 1990, sản lượng khai thác trên toàn thế giới đạt 4 triệu thùng/ngày với giá 40 USD/thùng. Đặc biệt, sang năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở khu vực Châu á đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá dầu thế giới.
Năm 1998 giá dầu thô ở mức thấp nhất, chỉ đạt trung bình 13,35 USD/thùng. Đây là thời kỳ đen tối của ngành công nghiệp dầu lửa. Giá dầu thô giảm trung bình 11-12 USD dưới giá thành sản xuất, điều đó buộc các công ty phải cắt giảm chi phí qua các vụ hợp nhất, sa thải công nhân và giảm đầu tư.
Sang năm 1999, các thành viên của OPEC và các nước sản xuất dầu lửa khác đã thoả thuận cắt giảm mức cung toàn cầu tới 3,7 triệu thùng mỗi ngày. Nhờ vậy giá dầu thô đã tăng lên mạnh mẽ từ 10 USD/thùng tháng 12 năm 1998 lên mức 20-25 USD/thùng năm 1999. Có thể nói năm 1999 là năm căng thẳng nhất của thị trường xăng dầu thế giới với sự gia tăng mạnh mẽ và liên tục giá dầu thô.
Năm 2000, cuộc khủng hoảng ở khu vực Trung Đông đã gia tăng áp lực đối với thị trường dầu mỏ vốn đã bị căng thẳng, khi lượng dầu dự trữ ở mức thấp nhất trước thời điểm mùa đông đến. Tháng 10 năm 2000, giá dầu đã tăng tới mức đỉnh cao trong vòng 10 năm qua là 35 USD/thùng. Giá dầu tăng mạnh làm cho giá cả tại thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và ở nhiều nước Châu á tăng theo. Tại nhiều nước nổ ra các cuộc biểu tình phản đối giá dầu tăng cao, gây ảnh hưởng tới nền kinh tế các nước. Trước tình hình đó tháng 11 năm 2000 OPEC đã tăng hạn ngạch sản xuất dầu thêm 500.000 thùng/ngày lên 26,70 triệu thùng/ngày. Đây là nguyên nhân đưa giá dầu trên các thị trường thế giới giảm mạnh xuống còn 23,75 USD/thùng vào tháng 12 năm 2000.
Sáu tháng đầu năm 2001 giá xăng dầu trên thị trường thế giới tiếp tục giảm. Đến quý II năm 2001 giá dầu giảm xuống còn 20 USD/thùng. Tuy nhiên OPEC đã thực hiện việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày trong hai tháng đầu năm nay nhằm kiềm chế sự tụt giảm nhanh của giá dầu.
Có thể nói, nhu cầu xăng dầu của Việt Nam trong những năm tới vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường xăng dầu thiế giới. Nó một cách khác là mọi biến động của thị trường xăng dầu thế giới đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nền kinh tế Viêt Nam cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
ở tầm vĩ mô: giá dầu tăng cao đưa lại thu nhập cao cho các nước sản xuất dầu, nhưng có lợi nhất vẫn là các tập đoàn, các công ty dầu khí xuyên quốc gia vì họ chi phối toàn bộ quá trình sản xuất dầu. Không phải ngẫu nhiên trong năm 2000 có 10 tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới đã thu lãi gấp đôi, trong đó hãng BP 9 tháng đầu năm 2000 lãi 8,6 triệu USD. Còn thiệt hại nhiều nhất vẫn là các nước phải nhập khẩu dầu.
Với Việt Nam , để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ( khoảng 8 triệu tấn/năm), hàng năm Nhà nước phải bỏ ra khoảng hơn 1,4 tỷ USD cho nhập khẩu xăng dầu. Vì vậy khi thị trường xăng dầu thế giới bấp bênh, không ổn định, giá cả lên xuống phức tạp sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp chủ đạo trong kinh doanh xăng dầu. Hệ quả là các doanh nghiệp rất khó hạch toán trong kinh doanh, đảm bảo hiệu quả nhập khẩu xăng dầu, hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao. Ngoài ra, để ổn định giá xăng dầu phục vụ tốt cho nhu cầu đời sống và sản xuất trong nước nên Nhà nước đã phải chi một khoản tiền lớn để bù giá thông qua quỹ bình ổn của Nhà nước do chính các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng góp qua hình thức phụ thu.
ở tầm vi mô: Sau hơn 10 năm thực hiện quá trình đổi mới, hiện nay đời sống nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Số ngời sử dụng ô tô , xe máy , bếp ga ngày một tăng lên , kéo theo nhu cầu xăng dầu tăng lên rất nhanh. Vì vậy, giá xăng dầu trên thế giới tăng lên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, hành vi mua bán của người tiêu dùng.
2. Tình hình sản xuất và cung ứng xăng dầu trên thế giới
2.1. Tình hình cung ứng xăng dầu trên thế giới
Bảng 1: Khối lượng xăng dầu sản xuất trên thế giới
Đơn vị: 1000 thùng/ngày
Tên khu vực
1996
1997
1998
1999
2000
Tỷ trọng năm 2000/thế giới (%)
Bắc Mỹ
17330
17795
18050
17925
18375
24,76
Châu á
15140
16490
16335
16515
17695
23,85
Châu âu
14685
14840
15315
14755
14765
19,90
Trung Đông
5490
5550
5710
5980
5660
7,62
Trung và Nam Mỹ
5080
5305
5380
5460
5947
8,01
Liên Xô (cũ)
4625
4735
4480
4515
6998
9,43
Châu Phi
2305
2440
2335
2405
4750
6,40
Thế giới
64925
67155
67605
67735
74190
100,00
Nguồn: Tạp chí thống kê năng lượng thế giới PBA Moco 2000
Khối lượng xăng dầu sản xuất trên thế giới liên tục gia tăng, Trong đó ba khu vực Bắc Mỹ, Châu á, Châu Âu riêng năm 2000 đã cung cấp 66,51% tổng khối lượng xăng dầu toàn thế giới. Trong những năm gần đây nhất, hầu hết các khu vực đều nỗ lực trong việc tăng sản lượng dầu. Thêm vào đó sản lượng khai thác dầu thô cũng liên tục gia tăng và đang đi vào giai đoạn đỉnh.
Việc nắm giữ nguồn tài nguyên dầu mỏ trên toàn thế giới của OPEC (gồm 13 thành viên) đã chi phối được quan hệ cung cầu. Năm 1973, OPEC chuyển từ phòng thủ sang phản công với những quyết định đơn phương như tăng giá dầu chuẩn lên 4 lần trong vòng một tháng (từ 1,8 USD/thùng lên 2,9 USD/thùng và 11,65 USD/thùng cùng năm đó), giảm sản lượng để thay đổi cung cầu, cấm vận dầu mỏ từng phần để thực hiện mục tiêu chính trị trong chiến tranh vùng vịnh….Cho đến nay OPEC điều chỉnh chiến lược của mình và gần đây nhất vào cuối năm 2000 OPEC cố gắng giữ giá dầu ở mức 25-28 USD/thùng, mặc dù trong thời gian đó có lúc giá dầu lên tới 38 USD/thùng. Đến quý II năm 2001 giá dầu chỉ còn 20 USD/thùng. Trong quý I năm 2000, OPEC giảm sản lượng 1 triệu thùng/ ngày nhằm ngăn chặn sự giảm nhanh của giá dầu. Trong khi đó các nước sản xuất dầu nằm ngoài OPEC, tuy nắm giữ trữ lượng dầu mỏ không nhiều nhưng sản lượng khai thác ngày một tăng, lại hoàn toàn bị chi phối bởi cơ chế thị trường tự do và không quan hệ với OPEC. Mặt khác, áp lực của các nước phương Tây là rất lớn. Tất cả các yếu tố trên làm cho cuộc chiến về cung cầu dầu mỏ ngày một trở nên phức tạp, giá cả thay đổi thất thường gây điêu đứng cho nhiều nước, nhất là những nước phải nhập khẩu dầu khí.
3.2.Tình hình nhập khẩu xăng dầu trên thế giới
Nhu cầu xăng dầu là rất lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia trên toàn thế giới, nhất là những nước phát triển có nền sản xất lớn nhất thế giới như Mỹ, Nhật…Hàng năm họ phải nhập khẩu một trữ lượng xăng dầu lớn mới đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước. Hiện nay Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản là ba khu vực nhập khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới.
Bảng 2: Khối lượng xăng dầu tiêu thụ của các nước và các khu vực trên thế giới trong những năm gần đây
Đơn vị: triệu tấn
Nước
1996
1997
1998
1999
2000
Tỷ trọng 2000/TG(%)
Mỹ
836,5
848,0
863,8
882,8
920,5
26,35
Nhật
269,9
266,3
254,9
258,8
260,7
7,46
Trung Quốc
174,4
185,6
190,3
200,0
214,3
6,13
Đức
137,4
136,5
136,6
132,4
135,6
3,88
Nga
130,1
129,11
123,7
162,2
132,3
3,78
Khu vực
Châu Mỹ
1191,5
1220,3
1247,8
1265,9
1268,7
36,32
Châu á- Thái Bình Dương
887,8
920,1
896,3
928,7
948,6
27,16
Châu Âu
741,5
784,9
760,7
755,2
760,3
21,76
Liên Xô (cũ)
188/,4
186,7
182,1
182,0
189,65
5,42
Trung Đông
200,1
204,3
207,0
215,0
209,3
5,99
Châu Phi
106,9
109,5
112,,7
115,6
116,0
3,32
Thế giới
3316,2
3398,8
3406,,6
3462,4
3492,5
100
Nguồn: Tạp chí thống kê năng lượng thế giới PBA Moco năm 2000
Chúng ta thấy rằng Mỹ là một nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhưng cũng là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Năm 1999, khối lượng xăng dầu nhập khẩu của Mỹ 93,9 triệu tấn và năm 2000 là 97,54 triệu tấn, nguồn cung cấp chủ yếu là từ Trung Đông, Vê-nê-zuê-la, Canada, Mexico và Tây Âu.
Đứng thứ hai về nhập khẩu dầu thô là Tây Âu với số lượng 87,5 triệu tấn năm 1999 và năm 2000 là 89,3 triệu tấn. Các vùng cung cấp chủ yếu là Trung Đông, Liên Xô (cũ), Bắc Phi (Angêri, Libi, Nigeria).
Nhật Bản là quốc gia đứng thứ ba trên thế giới về tiêu thụ xăng dầu nhưng lại không có mỏ dầu nên lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước đều phải thông qua nhập khẩu. Năm1999 khối lượng dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản là 214,9 triệu tấn, xăng dầu là 49,3 triệu tấn và năm 2000 là 50,1 triệu tấn. Cung cấp xăng dầu cho Nhật Bản chủ yếu là Trung Đông, các nước Châu á-Thái Bình Dương.
Ngoài ba nước nhập khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới còn phải kể đến Trung Quốc và một số nước khác. Năm 1999 nhập khẩu xăng dầu của Trung Quốc đạt 20,8 triệu tấn và năm 2000 đạt 21,3 triệu tấn. Thị trường nhập khẩu của Trung Quốc là các nước Châu á và Trung Đông. Trong đó Châu á chiếm tỷ trọng lớn hơn gồm các nước như Indonesia, Thái Lan, Singapore, Việt Nam.
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 1999-2000
3.3. Tình hình xuất khẩu xăng dầu trên thế giới
Trước tiên phải kể đến Trung Đông, đây là vùng xuất khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới. Năm 1999 xuất khẩu 114,5 triệu tấn, năm 2000 đạt 115,3 triệu tấn. Những nước xuất khẩu chủ yếu là những nước trong khối OPEC như A-rập-xê-út, Iran, Irắc, Cô-oét. Thị trường rộng nhất của Trung Đông là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Trung và Nam Mỹ, Châu á và Châu Phi. Ngoài ra còn một lượng nhỏ xuất khẩu sang Canada, Mexico, Australia.
Liên Xô (cũ): Vùng này có đặc điểm xuất khẩu xăng dầu hầu như thuần tuý. Năm 1999 xuất khẩu đạt 61,8 triệu tấn, năm 2000 lên tới 68,2 triệu tấn. Do sản lượng khai thác cao mà nhu cầu trong nước lại thấp nên xuất khẩu dầu thô và xăng dầu rất sôi động ở khu vực này.Các nước xuất khẩu chủ yếu là Nga, Kajactan, Ucraina, Belarut. Thị trường chính là các nước Tây và Trung Âu.
Châu á-Thái Bình Dương: (trừ Nhật Bản, Trung Quốc, Australia) Đây là khu vực đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu xăng dầu. Thuận lợi của khu vực này là có nhiều bờ biển với nhiều cảng nước sâu cho phép tầu có trọng tải lớn ra vào. Đứng đầu là Singapore-hiện là trung tâm lọc dầu lớn thên thế giới với 65% xuất khẩu. Singapore đang tập trung sản xuất xăng dầu có trữ lượng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ngặt nghèo của Nhật Bản, Mỹ và một số nước Tây Âu. Ngoài ra còn phải kể đến các nước xuất khẩu khác như Indonesia, Malaixia…
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 1999-2000
Có thể nói xăng dầu đóng một vai trò quan trọng chiến lược với nền kinh tế quốc dân, nên những biến động của xăng dầu thên thị trường thế giới đều ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia trên toàn thế giới, nhất là những nước phải nhập khẩu với khối lượng lớn.
II. Tình hình nhập khẩu xăng dầu hiện nay của Việt Nam
1. Tình hình nhập khẩu xăng dầu
Hiện nay, lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước của Việt Nam phụ thuộc gần như hoàn toàn vào xăng dầu nhập khẩu. Chúng ta mới có nhà máy lọc dầu mini là Petro Sài Gòn với sản lượng thấp. Theo dự kiến đến năm 2004 nhà máy lọc dầu Dung Quất mới cho ra sản phẩm, nhưng do nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày một lớn nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu xăng dầu. Cho đến nay Việt Nam đã có 35 đơn vị kinh doanh nhập khẩu xăng dầu, nhưng Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là đơn vị lớn nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ cung ứng và điều tiết nguồn xăng dầu nhập khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước và một phần tái xuất khẩu thu ngoại tệ.
Hiện nay thị phần của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là 61%, đứng thứ hai là Petec với thị phần 12%, đứng thứ ba là Sài Gòn Petro 11%,tiếp đến là Vinapco 5%, Petechim 35%, công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp 3%, công ty xây dựng quân đội 1,4%, Petro Mêkông 0,9, Công ty xuất nhập khẩu vật tư đường biển 0,5%, còn lại 2,7% là của PTSC, nhà máy điện Hiệp Phước và công ty bột ngọt Vê đan.
Năm 2000 giá xăng dầu trên thị trường thế giới đã tăng liên tục với tốc độ cao. Tại Singapore, giá xăng nhiên liệu DO, dầu FO tăng từ 58-90% so với năm 1999. Điều này đã tác động không nhỏ tới kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, 11 tháng đầu năm 2000 lượng xăng dầu nhập khẩu các loại đã đạt 7,718 triệu tấn, tăng gần 13% so Với cùng kỳ năm 1999. Nhưng kim ngạch nhập khẩu đã tăng tới 91,5% lên 1,8 tỷUSD. Giá vốn nhập khẩu xăng dầu tăng kỷ lục dẫn đến giá xăng dầu trong nước cũng tăng theo.
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 1999-2000
2. Tình hình giá cả xăng dầu trong nước
Trước tình hình trên, để đảm bảo hoạt động của các ngành kinh tế trong nước diễn ra bình thường, không bị tác động đột ngột của giá xăng dầu thế giới tăng cao, năm 2000 Thủ tướng Chính phủ đã cho phép bốn lần điều chỉnh giá bấn tối đa xăng dầu theo nguyên tắc: Nhà nước gánh chịu một phần bằng cách giảm thuế thu nhập đối với xăng dầu, còn lại doanh nghiệp chịu một phần và người tiêu dùng cùng chia sẻ (tăng giá bán có mức độ). Kết quả là đến cuối năm 2000 giá bán lẻ xăng dầu tăng 800 đ/lit (tăng 118,6%) lên 5100đ/lit; dầu DO tăng 400đ/lit (11,1%) lên 4000 đ/lit; dầu hoả tăng 100đ/lit (2,7%) lên 3800 đ/lit; dầu Mazut tăng 700 đ/kg (38,9%) lên 2500 đ/kg. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, năm 2001 cùng với sự phát triển nhanh hơn của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũng tăng, nhập khẩu xăng dầu sẽ tăng từ 7- 8% so với năm 2000. Mặc dù có nhiều dự kiến cho rằng giá xăng dầu trên thị trường thế giới năm 2001 sẽ giảm so vvới mức cao kỷ lục của năm 2000 nhưng vẫn còn chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.
Để đảm bảo hoạt động bìnhn thường cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu , đồng thời giảm bớt khó khăn cho ngân sách Nhà nước trong điều kiện giá xăng dầu duy trì ở mức cao, năm 2001 Nhà nước sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng giá xăng dầu khoảng 15% so với cuối năm 2000. Những bất ổn về xăng dầu trên thị trường thé giới đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như sự mất cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu, cuối cùng là đã ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Chương II:
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam trong những năm gần đây
I. Quy trình kinh doanh của Tổng công ty theo quy định của Nhà nước và pháp luật
1. Xin giấy phép nhập khẩu
Xăng dầu là mặt hàng nhập khẩu có giấy phép, chịu sự quản lý của Bộ thương mại. Cuối mỗi năm, Bộ thương mại cấp giấy phép nhập khẩu để tiêu thụ trong nước cho Tổng công ty trong năm tới với một khối lượng nhất định gọi là kế hoạch định hướng. Khối lượng này được thông báo cho hải quan ở tất cả các cảng khẩu trên cả nước biết. Khi hàng nhập khẩu về, hải quan sẽ trừ vào khối lượng trong giấy phép đã cho. Nếu nhập hết khối lượng cho phép mà Tổng công ty muốn nhập thêm thì Tổng công ty phải làm đơn xin Bộ thương mại. Và nếu được sự đồng ý thì Tổng công ty mới tiếp tục được nhập khẩu xăng dầu với khối lượng theo giấy cấp đó. Hồ sơ gửi lên Bộ bao gồm:
-Đơn xin phép nhập khẩu: ghi rõ chủng loại nhập, số lượng, cửa khẩu nhập, thời gian thực hiện hợp đồng.
-Phiếu hạn ngạch
-Bản sao L/C
-Hợp đồng nhập khẩu xăng dầu
Tất cả những hồ sơ trên gửi lên Bộ thương mại. Bộ thương mại cấp giấy phép nhập khẩu trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn đúng thủ tục quy định.
2. Mở L/C
Việc viết đơn mở L/C do phòng tài chính của Tổng công ty chịu trách nhiệm và căn cứ theo mẫu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Thông thường Tổng công ty mở L/C sau ngày ký hợp đồng một ngày để bên bán kịp thời sắp xếp hàng hoá. Loại L/C thường là L/C không huỷ ngang (Irrivocable L/C), trả chậm 30 ngày. Trên đơn ghi rõ: tên người mở L/C là Petrolimex; tên người hưởng lợi (tức người bán), trị giá L/C là 100% trị giá hợp đồng. Chứng từ xuất trình gồm:
+Hoá đơn thương mại
+Hối phiếu
+Vận đơn sạch đã bốc hàng
+Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
+Giấy chứng nhận số lượng và trọng lượng của cơ quan giám định độc lập
+Giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có)
Mua bán xăng dầu quốc tế, trong quá trình vận chuyển người chuyên chở có thể mua bán xăng dầu dọc đường. Vì vậy, nếu không xuất trình vận đơn gốc và các chứng từ giao hàng khác thì người bán phải phát hành và xuất trình thư bảo lãnh của mình: LOI (Sell’s letter of Indeminity), đồng thời cũng xuất trình LOI cho ngân hàng để thay thế tạm thời vận đơn gốc hoặc các chứng từ khác. Trong thư này người bán phải ghi rõ bảo đảm quyền sở hữu đó cho người mua là Tổng công ty và cam kết họ sẽ cố gắng cung cấp hàng. Thời gian xuất trình chứng từ trong vòng 21 ngày sau ngày vận đơn nhưng trong thời hạn hiệu lực của L/C. Việc mở L/C chỉ áp dụng trong trường hợp thanh toán bằng L/C.
2. Thuê tàu chở hàng
Do nhập khẩu theo điều kiện FOB nên Tổng công ty luôn giành quyền vận tải. Phần lớn Tổng công ty dùng tầu của mình để vận chuyển dầu nhập khẩu. Hiện nay Tổng công ty đã có một tầu vận tải 30.000 DWT, một tầu 7.000 DWT, ba tầu trọng tải 23.000 DWT. Ngoài ra Tổng công ty còn thuê tầu chuyến thông qua môi giới theo hình thức thuê ướt nhưng trường hợp này rất ít do hiệu quả rất thấp. Thực tế cho thấy Tổng công ty chỉ nhập FOB với khối lượng mà tầu của mình có thẻ chuyên chở khi huy động tối đa công suất, khối lượng còn lại Tổng công ty nhập theo điều kiện CIF hặc CFR, nhường quyền vận tải cho người bán. Bên bán xăng dầu cho Tổng công ty thường là hãng xăng dầu lớn, có tên tuổi. Những hãng này thường có đội tầu biển chuyên chở với công suất lớn, không phải thuê tầu thông qua môi giới nên việc thuê tầu của Tổng công ty có chi phí thấp hơn. Hặc các hãng này thuê tầu định hạn để chở hàng với khối lượng lớn cho nhiều nước trong cùng một hành trình nên cước phí rẻ hơn rất nhiều so với Tổng công ty đi thuê.
3. Mua bảo hiểm
Việc mua bảo hiểm của Tổng công ty căn cứ vào giá nhập khẩu xăng dầu taụi thời điểm đầu quý, căn cứ vào lượng nhập FOB, CFR và tỷ lệ phí bảo hiểm. Tổng công ty ước tính phí bảo hiểm cho từng quý, trích một số tiền bằng số phí bảo hiểm ước tính để mua bảo hiểm cho từng quý một.
Cứ mỗi lần có hàng nhập cần mua bảo hiểm, Tổng công ty gửi đơn yêu cầu bảo hiểm đến PJICO. Đến cuối quý PJICO hạch toán thừa thiếu với Tổng công ty và Tổng công ty sẽ chuyển tiền mua bảo hiểm tiếp cho quý sau.
Điều kiện bảo hiểm thông thường là điều kiện C áp dụng cho dầu chở rời, tỷ lệ phí bảo hiểm là 0.027%.
4. Kiểm tra hàng nhập khẩu
Tổng công ty tiến hành kiểm tra hàng nhập khẩu ngay từ khi hàng còn ở trên tầu và tầu vừa cập bến cảng quy định. Trước tiên kiểm tra, niêm phong van thông biển, van dỡ qua boong và kiểm tra tất cả các khoang liên quan để phát hiện rò rỉ của dầu. Nếu niêm phong không còn nguyên thì phải lập biên bản giám định hầm tầu.