Hoạt động sản xuất nấm sò ở tỉnh Quảng Trị: Lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng

Tóm tắt. Với dữ liệu của 94 hộ trồng nấm sò ở tỉnh Quảng Trị, nghiên cứu này đã tiến hành phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất nấm sò thông qua chỉ tiêu lợi nhuận cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Kết quả phân tích cho thấy, bình quân mỗi hộ có thể thu được 7,9 triệu đồng lợi nhuận từ 1000 bịch giống, chiếm 38,6% tổng giá trị sản xuất của hộ. Số lượng bịch giống và số tháng trồng nấm là những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng nấm sản xuất. Ngoài ra, loại nước tưới và tình trạng tham gia tập huấn cũng như giới tính của những người sản xuất cũng được xác định có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đến kết quả sản xuất của các hộ điều tra. Vì vậy tăng lượng giống sử dụng hoặc tăng số tháng trồng nấm trong năm, mở rộng hơn nữa các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nấm sò cũng như phương pháp phòng và trị sâu bệnh và khuyến khích người nông dân sử dụng nước máy để tưới nấm là những biện pháp cần thiết để nâng cao hơn nữa kết quả và hiệu quả sản xuất.

pdf15 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động sản xuất nấm sò ở tỉnh Quảng Trị: Lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/323445919 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NẤM SÒ Ở TỈNH QUẢNG TRỊ: LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Article · September 2017 CITATIONS 0 READS 12 1 author: Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Efficiency of marine cage lobster aquaculture in Vietnam View project Technical efficiency of prawn poly-culture in Tam Giang lagoon, Vietnam View project Au Ton Nu Hai Ghent University 10 PUBLICATIONS   4 CITATIONS    SEE PROFILE All content following this page was uploaded by Au Ton Nu Hai on 28 February 2018. The user has requested enhancement of the downloaded file. Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 04 – Tháng 9/2017 * Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, email: haiautonnu@gmail.com 81 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NẤM SÒ Ở TỈNH QUẢNG TRỊ: LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Tôn Nữ Hải Âu* Ngày nhận bài:11/07/2017 Ngày nhận bản sửa:20/09/2017 Ngày duyệt đăng:25/09/2017 Tóm tắt. Với dữ liệu của 94 hộ trồng nấm sò ở tỉnh Quảng Trị, nghiên cứu này đã tiến hành phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất nấm sò thông qua chỉ tiêu lợi nhuận cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Kết quả phân tích cho thấy, bình quân mỗi hộ có thể thu được 7,9 triệu đồng lợi nhuận từ 1000 bịch giống, chiếm 38,6% tổng giá trị sản xuất của hộ. Số lượng bịch giống và số tháng trồng nấm là những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng nấm sản xuất. Ngoài ra, loại nước tưới và tình trạng tham gia tập huấn cũng như giới tính của những người sản xuất cũng được xác định có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đến kết quả sản xuất của các hộ điều tra. Vì vậy tăng lượng giống sử dụng hoặc tăng số tháng trồng nấm trong năm, mở rộng hơn nữa các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nấm sò cũng như phương pháp phòng và trị sâu bệnh và khuyến khích người nông dân sử dụng nước máy để tưới nấm là những biện pháp cần thiết để nâng cao hơn nữa kết quả và hiệu quả sản xuất. Từ khóa: Lợi nhuận; Sản xuất nấm sò; Nhân tố ảnh hưởng. 1. Đặt vấn đề Nấm sò từ lâu đã được biết đến như một trong những loại thực phẩm sạch, dễ trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, hoạt động này đã sớm được rất nhiều tỉnh thành trong cả nước chú trọng phát triển. Tuy nhiên ở tỉnh Quảng Trị, trồng nấm sò chỉ mới được mở rộng phát triển trong những năm gần đây. Hoạt động này không những giúp xử lý, tận dụng nguồn phế liệu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp sản xuất và chế biến gỗ và công nghiệp may mặc mà còn giúp giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân (Marshall & Nair, 2009; Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị, 2009). Nhưng do chưa xác định được một cách chính xác Tôn Nữ Hải Âu 82 mức lợi nhuận thu được cũng như chưa xác định các nhân tố ảnh hưởng nên phần lớn các hộ trồng nấm sò ở tỉnh Quảng Trị chưa dám mạnh dạn đầu tư, chủ yếu sản xuất một cách tự phát, quy mô nhỏ, manh mún, mang tính thủ công. Cho đến nay, cây nấm nói chung đã được các nghiên cứu trên thế giới xem xét về hiệu quả năng lượng bằng phương pháp màng bao dữ liệu (Farashah, Tabatabaeifar, Rajabipour, & Sefeedpari, 2013) hay phương pháp phân tích lợi ích chi phí (Singh, Bishnoi, & Singh, 2010; Y. Celik & Peker, 2009). Một số nghiên cứu trong nước đã sử dụng phương pháp hạch toán để phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế bằng giá trị tuyệt đối của một số loại nấm như nghiên cứu của Phan Văn Hòa & Nguyễn Việt Thiên (2013) và Nguyễn Hiếu Trung (2014). Tuy nhiên, vẫn còn rất ít nghiên cứu tìm hiểu về hiệu quả của hoạt động sản xuất nấm sò (Kumar, Sarkar, Dey, Sarma, & Bhatt, 2016), đặc biệt là ở tỉnh Quảng Trị (Âu, 2017; Âu & Dung, 2015). Bằng phương pháp màng bao dữ liệu, Âu (2017) và Âu và Dung (2015) chỉ mới ước lượng mức hiệu quả tương đối của các hộ trồng nấm sò ở thành phố Đông Hà và tỉnh Quảng Trị. Các chỉ số này rất hữu ích cho những nhà nghiên cứu, các ban ngành liên quan và chính quyền địa phương trong việc xác định lượng yếu tố đầu vào tối ưu cũng như tỷ lệ đầu vào hoặc tỷ lệ chi phí sản xuất có thể tiết kiệm để đưa vào các chương trình khuyến nông hoặc các lớp tập huấn liên quan. Tuy nhiên, để có thể đưa ra những thông tin thuyết phục cho người nông dân bằng những con số tuyệt đối thực tế thì các chỉ số được xác định bằng các phương pháp trên vẫn chưa đáp ứng được. Chính vì vậy, nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế hộ và hồi quy bình phương bé nhất với dạng hàm Cobb Douglas để xác định hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nấm sò ở tỉnh Quảng Trị. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hạch toán Âu & Dung (2015) đã sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu theo hướng chú trọng đầu ra, xác định được mức hiệu quả kỹ thuật của 30 hộ trồng nấm sò ở thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Phương pháp này dựa trên việc xây dựng đường màng bao từ những hộ sản xuất tốt nhất trong mẫu điều tra và so sánh các hộ còn lại với đường màng bao này để xác định mức hiệu quả hiện tại của các hộ. Chính vì vậy, kết quả này có thể đưa ra những gợi ý giúp người sản xuất xác định lượng đầu ra có thể tận thu thêm mà không cần sử dụng thêm bất kỳ yếu tố đầu vào nào. Sau đó, Âu (2017) cũng đã sử dụng cùng phương pháp nhưng theo hướng chú trọng đầu vào cho bộ số liệu của 94 hộ sản Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 04 – Tháng 9/2017 83 xuất nấm sò ở tỉnh Quảng Trị. Dựa trên nguyên tắc tương tự, nghiên cứu này đã đưa ra những gợi ý giúp người sản xuất tiết kiệm các yếu tố đầu vào nhưng không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa xác định được mức lợi nhuận thu được từ việc sản xuất nấm sò, trong khi đây là một trong những thông tin quan trọng giúp người nông dân thấy được hiệu quả tuyệt đối của hoạt động mà họ đang tham gia, cũng là một trong những động lực giúp người sản xuất mở rộng quy mô hơn nữa. Vì vậy, để mô tả thực trạng sản xuất và hiệu quả bằng giá trị tuyệt đối của hoạt động sản xuất nấm sò ở tỉnh Quảng Trị, dựa vào giáo trình “Phân tích kinh tế nông hộ” và giáo trình “Phân tích kinh tế và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho nông hộ” của Mai Văn Xuân, Bùi Dũng Thể và Bùi Đức Tính (Xuân & Thể, n.d.; Xuân, Thể, & Tính, n.d.), các chỉ tiêu như chi phí sản xuất, giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp và lợi ích kinh tế được xác định như sau: Chi phí sản xuất (TC) Chi phí sản xuất của hoạt động sản xuất nấm sò của các hộ điều tra được tính bằng toàn bộ hao phí mà hộ phải bỏ ra để trồng nấm sò. Trong đó, để thể hiện cơ cấu chi phí sản xuất của các hộ trồng nấm sò, nghiên cứu đã phân loại chi phí sản xuất thành chi phí sản xuất chi trả trực tiếp bằng tiền (Cbt) và chi phí sản xuất không chi trả trực tiếp bằng tiền (Ch). TC = Cbt + Ch Trong đó, một số hộ sản xuất nấm sò ở địa bàn nghiên cứu thường mua bịch phôi giống đã cấy (gọi tắt là bịch giống) từ các cơ sở sản xuất giống về rồi sắp xếp lên giá đỡ hoặc treo lên giàn cho đến khi sợi nấm ăn cách đáy độ 1 cm thì tiến hành rạch bịch, sau 1 tuần thì bắt đầu tưới với lượng và số lần tùy theo thời tiết, và thu hoạch khi tai nấm đạt yêu cầu. Một số hộ khác không mua bịch phôi giống đã được cấy từ các cơ sở sản xuất giống mà tiến hành tự cấy giống bằng các nguyên liệu như rơm rạ, mùn cưa, meo giống, túi ni lông, vôi, lao động và một số chi phí khác. Do hầu hết các nguyên liệu này đều được mua từ bên ngoài về và để đơn giản hóa, đề tài đã tính tất cả những hao phí này vào chi phí cấy giống và xem như là chi phí giống của hoạt động này. Quy trình sản xuất còn lại cũng tương tự như các hộ đã mua bịch phôi giống từ các cơ sở sản xuất. Vì vậy, có thể nói hoạt động sản xuất nấm sò ở địa bàn nghiên cứu chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố đầu vào như giống, lao động, điện dùng để tăng nhiệt độ những lúc nhiệt độ xuống thấp hoặc bơm nước và nước dùng để tưới nấm. Do đó, chi phí sản xuất Tôn Nữ Hải Âu 84 chi trả trực tiếp bằng tiền (Cbt) hoạt động trồng nấm sò của các hộ bao gồm chi phí cho giống, lao động thuê ngoài, điện, nước, chi phí sửa chửa nhà trại và một số chi phí khác. Chi phí không chi trả trực tiếp bằng tiền (Ch) là chi phí lao động gia đình được tính dựa vào thông tin về giá công lao động trên thị trường tỉnh Quảng Trị tại thời điểm nghiên cứu và chi phí khấu hao nhà trại cũng như các tư liệu sản xuất được sử dụng nhiều hơn 1 vụ nấm. Giá trị sản xuất (GO) Giá trị sản xuất của hoạt động sản xuất nấm sò của các hộ điều tra được tính bằng sản lượng nấm đã sản xuất được nhân với giá thị trường của nó ở địa bàn nghiên cứu tại thời điểm nghiên cứu. Thu nhập hỗn hợp (MI) Thu nhập hỗn hợp của hoạt động sản xuất nấm sò của các hộ điều tra được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí sản xuất chi trả trực tiếp bằng tiền (Cbt) MI = GO - Cbt Lợi nhuận kinh tế (NB) Lợi nhuận kinh tế của hoạt động sản xuất nấm sò của các hộ điều tra là thu nhập hỗn hợp (MI) sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất không chi trả trực tiếp bằng tiền (Ch) của hoạt động đó hoặc bằng giá trị sản xuất (GO) trừ đi tổng chi phí sản xuất (TC). NB = MI – Ch = GO – TC Tất cả các chỉ tiêu trên đều được nghiên cứu tính bình quân trên 1000 bịch giống. Phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (OLS) Bằng phương pháp Bootstrap truncated, Âu (2017) đã xác định các biến như giới tính của người nông dân, tình trạng tham gia tập huấn, loại nước tưới, số tháng trồng nấm và số vụ nấm đã trồng trên nhà trại đó có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đến hiệu quả kỹ thuật của 94 hộ trồng nấm sò ở địa bàn nghiên cứu. Sử dụng cùng bộ dữ liệu, để kiểm tra các nhân tố này có ảnh hưởng đến sản lượng nấm sản xuất của các hộ hay không, bài viết đã sử dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất với dạng hàm Cobb Douglas như sau: Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 04 – Tháng 9/2017 85 Trong đó: Y: Sản lượng nấm thu được của các hộ trồng nấm sò điều tra. X1: Số vụ nấm đã trồng trên nhà trại đó tính đến thời điểm nghiên cứu (năm) X2: Số tháng trồng nấm trong năm (tháng) X3: Số lượng bịch giống đã sử dụng để sản xuất nấm (bịch) D1: Giới tính của người trồng nấm (D1 = 1 nếu là nữ và D1 = 0 nếu là nam) D2: Tình trạng tham gia tập huấn của người sản xuất về kỹ thuật trồng nấm và các vấn đề liên quan (D2 = 1 nếu không tham gia tập huấn và D2 = 0 nếu tham gia tập huấn) D3: Loại nguyên liệu dùng để cấy giống (D3= 1 nếu là rơm và D3= 0 nếu là mùn cưa) D4: Loại nước tưới sử dụng cho việc trồng nấm (D4 = 1 nếu là nước máy và D4 = 0 nếu là nước giếng) Hàm sản xuất trên có thể được viết lại như sau: Dữ liệu Số liệu sơ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng nấm sò ở tỉnh Quảng Trị. Trong đó, mặc dù chưa có báo cáo chính thức về số lượng hộ trồng nấm cụ thể của các địa phương, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm Quảng Trị (cho đến thời điểm nghiên cứu, đây là cơ quan duy nhất quản lý sơ bộ hoạt động sản xuất nấm sò ở địa bàn tỉnh Quảng Trị) đã khẳng định Đồng Hà, Cam Lộ và Triệu Phong là 3 huyện có số hộ trồng nấm sò nhiều nhất tỉnh Quảng Trị. Vì vậy, 3 huyện này đã được chọn để tiến hành thu thập số liệu sơ cấp. Mẫu điều tra gồm 94 hộ trồng nấm sò, trong đó có 50 hộ ở thành phố Đông Hà, 25 hộ ở Cam Lộ và 19 hộ ở Triệu Phong. Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia ông Nguyễn Ngọc Huỳnh, Giám đốc Trạm Nghiên cứu và Phát triển nấm Quảng Trị để có thêm những căn cứ thuyết phục cho kết quả phân tích. Tôn Nữ Hải Âu 86 3. Kết quả và thảo luận Tình hình cơ bản của các hộ điều tra Theo kết quả điều tra ở Bảng 1, dao động về độ tuổi của những lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động trồng nấm sò là khá lớn, từ 23 cho đến 66 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi bình quân của những lao động này là 49,8. Hơn nữa, trong tổng số người được điều tra, có 53% là nam giới, 47% còn lại là nữ. Điều này cho thấy trồng nấm sò là một hoạt động không đòi hỏi quá phức tạp về kỹ thuật chăm sóc cho nên người già hay thanh niên, nam hay nữ đều có thể tham gia sản xuất. Bảng 1. Một số đặc điểm cơ bản của người sản xuất nấm sò được điều tra (Tính bình quân/hộ) Chỉ tiêu ĐVT BQC Cực tiểu Cực đại Tuổi Năm 49,8 23,0 66,0 Trình độ học vấn Năm 9,7 5,0 12,0 Kinh nghiệm Năm 7,8 1,0 15,0 Giới tính - Nam Người 50,0 - - - Nữ Người 44,0 - - Tham gia tập huấn - Có Người 54,0 - - - Không Người 40,0 - - (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả) Bảng 1 còn cho thấy trình độ học vấn bình quân của những người tham gia trồng nấm sò là từ lớp 9 đến lớp 10, mặc dù mức dao động của biến này cũng tương đối lớn (từ lớp 5 đến lớp 12). Trong đó, có một số hộ chỉ có 1 năm kinh nghiệm trồng nấm, nhưng cũng có hộ đã trồng được 15 năm. Số năm kinh nghiệm bình quân của các hộ được điều tra trong lĩnh vực trồng nấm là từ 7 đến 8 năm. Tuy nhiên, trong tổng số 94 hộ được điều tra, chỉ có 54 hộ có tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật cấy giống hoặc các phương pháp phòng và trị các bệnh liên quan do Trạm Nghiên cứu và Phát triển nấm Quảng Trị thông qua việc đăng ký của hợp tác xã hoặc hội phụ nữ xã, phường 40 hộ còn lại hầu như chưa được tham gia 1 lớp tập huấn chính thống nào Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 04 – Tháng 9/2017 87 mà chủ yếu chỉ thông qua sự chia sẽ kinh nghiệm của những người sản xuất khác hoặc người cung cấp giống ở trên địa bàn tỉnh. Bảng 2. Tình hình đầu tư cho tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (Tính bình quân/hộ) Chỉ tiêu ĐVT BQC Cực tiểu Cực đại Số nhà trại Cái 1,5 1,0 5,0 Diện tích m2 71,2 18,0 500,0 Chi phí xây dựng cơ bản 1000 đồng/m2 277,0 150 2.000 Tư liệu sản xuất 1000 đồng/m2 12,9 8 78,3 Số vụ nấm đã trồng(a) Vụ 5,4 1,0 13,0 Số tháng trồng nấm trong vụ Tháng 7,3 3,0 12,0 Nguyên liệu trồng nấm Rơm Hộ 62 - - Mùn cưa Hộ 32 - - Nước tưới Giếng Hộ 48 - - Máy Hộ 46 - - (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả) Ghi chú : (a) : Số vụ nấm đã trồng ở nhà trại này tính đến thời điểm nghiên cứu Thông tin ở Bảng 2 cho thấy bình quân mỗi hộ có từ 1 đến 2 nhà trại trồng nấm với 71m2. Trong đó, có hộ chỉ sử dụng 18m2 nhưng cũng có hộ đầu tư cả 500m2 cho hoạt động này. Chi phí cho các tư liệu sản xuất liên quan là 12,9 ngàn đồng cho mỗi m2 bình quân mỗi hộ. Tuy nhiên, mức dao động của biến này là khá lớn, từ 8 ngàn đến 78,3 ngàn đồng trên 1m2 mỗi hộ. Sở dĩ như vậy là do yêu cầu về tư liệu sản xuất của hoạt động này thật sự không cao, các bịch giống đã cấy thường được xếp lên giá hoặc treo lên dây trong quá trình sản xuất nên có thể tận dụng không gian của nhà trại. Tư liệu sản xuất của hoạt động này chủ yếu là giá đỡ hoặc dây treo bịch, ống nước tưới, lưới giữ ẩm, đèn với giá trị không lớn nên một số hộ chi cho các loại này rất ít. Tuy nhiên, có một số hộ phải dùng máy bơm hoặc bình bơm để bơm nước tưới cho nấm, cũng có hộ còn đầu tư thêm lò hấp thanh trùng để cấy giống nhằm mục tiêu vừa sản xuất vừa cung ứng giống cho các hộ khác nên chi phí tư liệu sản xuất cao hơn nhiều. Tôn Nữ Hải Âu 88 Theo kết quả điều tra, tính đến thời điểm nghiên cứu, bình quân các nhà trại trên đã được sử dụng để trồng từ 5 đến 6 vụ nấm, thời gian trồng nấm bình quân kéo dài 7 tháng. Ngoài ra, kết quả điều tra còn cho thấy rơm và mùn cưa là 2 loại nguyên liệu chính được sử dụng để cấy giống, nước giếng và nước máy là 2 nguồn nước tưới chính cho hoạt động này. Trong đó có 62/94 hộ, chiếm 66%, trồng trên rơm và 34% còn lại trồng trên mùn cưa. 51,1% số hộ được điều tra phải sử dụng nước giếng bơm để tưới nấm và 48,9% còn lại sử dụng nước máy cho việc này. Hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra Theo kết quả điều tra, việc tưới nấm và dùng đèn tăng nhiệt độ của các hộ trồng nấm ở địa bàn nghiên cứu không diễn ra thường xuyên và liên tục trong ngày mà phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Bình quân mỗi hộ sử dụng 26 KW điện/1000 bịch giống cho việc thắp sáng khi thu hoạch, tăng nhiệt độ lúc quá lạnh hoặc bơm nước tưới lúc trời nắng nóng (đối với những hộ tưới bằng nước giếng) và 2 m3 nước để tưới cho 1000 bịch giống trong vụ nấm. Với mức giá bình quân là 7600 đồng/m3 nước và 1540 đồng/1KW, bình quân mỗi hộ chi 55000 đồng/1000 bịch giống cho điện và nước trong vụ. Ngoài ra, các hộ trồng nấm sò ở địa bàn nghiên cứu chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ. Hơn nữa, trong quy trình trồng nấm sò, ngoài khâu cấy giống, kỹ thuật trồng nấm sò không quá phức tạp và không cần đến lao động nặng, đặc biệt khi phần lớn các hộ đều mua bịch giống đã cấy từ các cơ sở cung cấp địa phương về để sản xuất. Vì vậy các hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, và tận dụng thời gian nông nhàn trong quá trình sản xuất. Vì thế, chi phí lao động thuê ngoài chỉ chiếm 1,2% trong tổng chi phí sản xuất (155000 đồng/1000 bịch giống). Theo kết quả phân tích ở bảng 3, bình quân mỗi hộ chỉ phải chi trả trực tiếp bằng tiền trên 4,7 triệu đồng cho giống, lao động thuê ngoài, điện, nước và các chi phí khác để sản xuất trên 1000 bịch giống. Chi phí lao động gia đình chiếm đến 58,4% trong tổng chi phí sản xuất làm tăng tỷ trọng của chi phí sản xuất không chi trả trực tiếp bằng tiền lên gần 63%. Bình quân mỗi hộ thu được 20 triệu đồng giá trị sản xuất từ 1000 bịch giống. Trong đó, tổng chi phí sản xuất chiếm 61,4% (gần 13 triệu đồng/1000 bịch giống), 38,6% là lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động này (tức là 7,9 triệu đồng/1000 bịch giống). Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 04 – Tháng 9/2017 89 Nếu không xét đến chi phí tự có của gia đình và khấu hao tài sản cố định, mỗi hộ thu được 15,8 triệu đồng (chiếm 77,1% tổng giá trị sản xuất) từ 1000 bịch giống. Bảng 3. Hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất nấm sò của các hộ điều tra (Tính bình quân/1000 bịch giống) Chỉ tiêu Giá trị (1000 đồng) Cơ cấu (%) 1. Giá trị sản xuất (GO) 20.608,2 100,0 2. Tổng chi phí sản xuất (TC) 12.652,0 61,4 a. Chi phí sản xuất chi trả trực tiếp bằng tiền (Cbt) 4.722,4 37,3 - Giống 4.256,6 33,6 - Lao động thuê ngoài 155,5 1,2 - Sửa chữa nhà trại 255,2 2,1 - Điện, nước 55,1 0,4 b. Chi phí sản xuất không chi trả trực tiếp bằng tiền (Ch) 7.929,6 62,7 - Lao động gia đình 7.393,2 58,4 - Khấu hao TLSX 120,7 1,0 - Khấu hao nhà trại 415,7 3,3 3. Thu nhập hỗn hợp (MI) 15.885,8 77,1 4. Lợi nhuận kinh tế (NB) 7.956,2 38,6 (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả) Nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng nấm sản xuất của các hộ điều tra Theo kết quả phân tích ở Bảng 4, hệ số xác định của mô hình là 0,7538 cho thấy 75,38% sự biến động của sản lượng nấm thu được là do ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình như số vụ nấm đã trồng trên nhà trại đó, giới tính của người trực tiếp trồng nấm, số tháng trồng nấm trong vụ, loại nước tưới đang được sử dụng, loại nguyên liệu dùng để cấy giống và số bịch giống đã sử dụng để sản xuất. Tôn Nữ Hải Âu 90 Bảng 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế của các hộ trồng nấm sò tỉnh Quảng Trị Chỉ tiêu Hệ số Sai số Mức ý nghĩa Hệ số A -0,07539 0,54842 0,890976 Số vụ nấm - lnX1 0,07228 0,09462 0,447011 Số tháng trồng nấm - lnX2 0,66694 0,18809 0,000636 *** Số lượng bịch giống –lnX3 0,74934 0,07751 2,15e-15 *** Giới tính - D1 0,20878 0,10228 0,044298* Tập huấn - D2 -0,35289 0,12765 0,006973 ** Nguyên liệu giống - D3 -0,08342 0,12547 0,507910 Loại nước tưới - D4 0,31969 0,10542 0,003205 ** R 2 0,7538 (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả) Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê: „***‟ 0,001 „**‟ 0,01 * 0,1 Bảng 4 cho thấy biến số tháng trồng nấm, loại nước tưới sử dụng, giới tính và tình trạng tham gia tập huấn của người nông dân có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đến sản lượng nấm sản xuất. Kết quả phân tích này tương tự như kết quả phân tích của Âu (2017). Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy số lượng bịch giống sử dụng cũng là một trong những nhân tố q
Tài liệu liên quan