Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Ă quốc gai thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em (20-2-1990). Một năm sau, năm 1991, nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ – Chăm sóc – Giáo dục trẻ em và Luật Phổ cập giáo dục tiểu học. Nhưng cho đến nay một thực trạng vẫn đang làm các nhà lãnh đạo lo lắng đó là tình trạng trẻ em bỏ học sớm đang ngày có tỷ lệ tăng cao mà chưa có biệ pháp khắc phục. Nguyên nhân do đâu? Do nhà nước hay do gia đình? Đây là bài luận nêu về vấn đề “trách nhiệm của cha mẹ và người thân trong việc trẻ em bỏ học sớm ”
10 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học kỳ hôn nhân: Trách nhiệm của cha mẹ và người thân trong việc trẻ em bỏ học sớm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Ă quốc gai thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em (20-2-1990). Một năm sau, năm 1991, nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ – Chăm sóc – Giáo dục trẻ em và Luật Phổ cập giáo dục tiểu học. Nhưng cho đến nay một thực trạng vẫn đang làm các nhà lãnh đạo lo lắng đó là tình trạng trẻ em bỏ học sớm đang ngày có tỷ lệ tăng cao mà chưa có biệ pháp khắc phục. Nguyên nhân do đâu? Do nhà nước hay do gia đình? Đây là bài luận nêu về vấn đề “trách nhiệm của cha mẹ và người thân trong việc trẻ em bỏ học sớm…”
I. NỘI DUNG
1, Thực trạng.
Trẻ em bỏ học sớm đang là thực trang bức xúc, đặc biệt là các vùng quê nghèo.
Đã thành cái nếp, cứ sau khi nghỉ Tết xong, tỉ lệ học sinh đến trường, nhất là ở các huyện miền núi, vùng quê xa xôi… và ngay cả các tỉnh thành có sự phát triển sôi động như Khánh Hòa, Hải Phòng, Đà Nẵng… cũng “sụt” đáng kể.
Câu trả lời thật đơn giản: “Gia đình khó khăn quá, các em không đến trường được” nhưng đã khiến người nghe phải suy nghĩ, day dứt với nó. Khi sớm vào đời, các em sẽ ít có cơ hội vươn lên để thoát nghèo. Sớm phải trải đời, trong khi nhận thức non nớt vẫn chưa phân biệt được đúng sai, các em dễ bị sa ngã, dính phải các tệ nạn và nghiêm trọng hơn nữa là trở thành gánh nặng của xã hội. Rồi sau này khi các em này trưởng thành và có con cái, thế hệ sau lại tiếp tục lớn lên trong thiếu thốn, và vòng loẳn quẩn của cái nghèo và thất học cứ thế mà tiếp diễn.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tại, trong năm qua, cả nước có đến 75.691 học sinh bỏ học, trong đó có đến 11,7% học sinh bỏ học do hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn phải nghỉ học sớm để lao động phụ giúp gia đình. Chiếm một phần không nhỏ trong số đó là học sinh ở độ tuổi 9 - 14. Thực trạng trên cho thấy, cái nghèo khó đang “bó” hẹp con chữ của các em - thế hệ được xem là chủ nhân tương lai của đất nước ( anhduongxanh.vicongdong.vn)
Trước hết phải khẳng định rằng không có hiện tượng học sinh bỏ học tràn lan, mà trái lại, trên phạm vi cả nước tỉ lệ học sinh bỏ học đã giảm nhiều trong hai năm học 2006-2007 và 2007-2008 - hai năm học đầu tiên toàn ngành giáo dục thực hiện quyết liệt cuộc vận động "Hai không" và Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Theo số liệu thống kê được công bố hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ học sinh bỏ học ở tiểu học bắt đầu giảm từ năm học 2006-2007, ở trung học (gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông) đã giảm từ năm học 2005-2006, học kỳ I năm học 2007-2008, tỉ lệ học sinh bỏ học đã giảm mạnh ở tất cả các cấp học. Cụ thể: Ở cấp Tiểu học: từ năm học 2003-2004 đến năm học 2006-2007, tỉ lệ học sinh bỏ học dao động từ 2,25% đến 3,33%; nhưng đến học kỳ I năm học 2007-2008, chỉ còn 0,19% . Ở cấp THCS và THPT: từ năm học 2003-2004 đến năm học 2005-2006, tỷ lệ học sinh bỏ học dao động từ 6,29% đến 7,59%; Năm học 2006-2007 tỷ lệ này chỉ còn 2,07%; Học kỳ I năm học 2007- 2008, chỉ còn 1,2%.
Như vậy, trên phạm vi cả nước, kết quả duy trì sĩ số học sinh đã có tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên, số lượng học sinh bỏ học vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm và phải tích cực khắc phục. Học kỳ I năm học 2007-2008 vẫn còn 12.966 học sinh tiểu học, 106.228 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông bỏ học. Cũng cần phải quan tâm đến một số địa phương có nhiều học sinh bỏ học. Ví dụ, cấp Tiểu học bên cạnh 29 tỉnh, thành phố tỉ lệ học sinh bỏ học xấp xỉ 0% vẫn còn 5 tỉnh tỉ lệ học sinh bỏ học ở mức cao (0,95% - 2%). Đối với trung học, trong khi có 30 tỉnh tỉ lệ học sinh bỏ học thấp hơn 1%, vẫn còn 9 tỉnh tỉ lệ từ 2% đến 9,81%.
Điển hình như Nghệ An được mệnh danh là vùng đất hiếu học nhưng
Theo báo cáo mới nhất của Sở GD-ĐT Nghệ An, sau kỳ nghỉ hè năm học 2010-2011, toàn tỉnh có 786 học sinh không trở lại lớp học. Ngành GD-ĐT tỉnh Nghệ An đang hết sức nỗ lực để “kéo” các em trở lại lớp.
Tính đến ngày 24/8, tỉnh Nghệ An có 786 học sinh bỏ học sau dịp nghỉ hè. Cụ thể bậc tiểu học có 22 học sinh, bậc THCS có 416 học sinh và bậc THPT có 348 học sinh bỏ học. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học sau hè chủ yếu là do học kém (681 em), gia đình khó khăn (420 em), 128 em học sinh bỏ học vì đường đến trường quá xa và 90 học sinh bỏ học vì những lý do khác.( tintucxalo.vn)
2. Nguyên nhân
Khi mà vấn đề trẻ em bỏ học sớm thì có rấ nhiều nguyên nhân được đưa ra như:
Các tỉnh có tỉ lệ học sinh bỏ học cao đều là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Tây Nam bộ. Điều đó cho thấy rằng nguyên nhân học sinh bỏ học trước hết là do hoàn cảnh khó khăn. Nói đến các địa phương này, chúng ta nghĩ ngay đến dân cư sống rải rác, đường xá đi lại khó khăn, nhà xa trường, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhiều học sinh thiếu ăn, suy dinh dưỡng, mặc không đủ ấm (có 1 huyện miền núi báo cáo về Bộ có 480 học sinh tiểu học quá nhỏ, không đủ sức đến trường học cách nhà 2-3 km); Một số học sinh lớp 4, lớp 5 bỏ học do phải phụ giúp gia đình lao động kiếm sống; Một số em phải bỏ học vì theo gia đình di dân tự do. Các trường học ở đây thường thiếu thiết bị, sân chơi, bãi tập; giáo viên ít có cơ hội giao lưu sinh hoạt, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ hơn ở các nơi khác. Những yếu tố này là nguyên nhân hạn chế chất lượng giáo dục và đời sống văn hoá của các nhà trường và do đó làm giảm niềm vui đến trường của học sinh. Còn một nguyên nhân khác là do nhận thức của các cấp lãnh đạo, của người dân và của chính học sinh về tầm quan trọng của tri thức và việc học tập còn hạn chế.
Nhưng liệu có phải đây là nguyên nhân xâu xa không? Khi mà chính gia đình, người thân là những người sinh ra các em những người có quyền cũng như nghĩa vụ đối với các em lại chưa thực sự quan tâm nhiều đến các em.
Vậy nguyên nhân do đâu?
Các em phải bỏ học sớm không chỉ do hoàn cảnh khó khăn mà còn do thiếu sự quan tâm của cha mẹ, người thân. Các bậc sinh thành có thể không hiểu hay hiểu mà vẫn cố tình vi phạm quyền được học tập của trẻ em theo điều 8 của công ước quốc tế
Điều8. Quyền được học hành
Trẻ em cần nhận được sự giáo dục cần thiết, được giúp đỡ để phát triển tốt về thể chất, trí tuệ và xã hội, trở thành người công dân có trách nhiệm và biết tôn trọng những quyền của người khác.
Nhưng nhiều cha mẹ lại bắt con cái mình bỏ học giữa chừng để lao động sớm làm trẻ em phải chịu thiệt thòi, không được đến trường. Họ có quan niệm rằng học hành lá bình thường không ảnh hưởng lắm đến tương lai của con em họ. Vì họ nghĩ dù có học đến lớp 12 cũng chỉ đi làm công nhân, vậy cứ học hết lớp 9 đi làm công nhân cho đỡ tốn kém và từ suy nghĩ đó sẽ không quan tâm kèm cặp, nhắc nhở con cái học hành tốt hơn.
Hay do cha mẹ ly hôn con cái không ai nuôi dưỡng chăm sóc hoặc bỏ bê con cái không quan tâm làm các em chán nản việc học tập dẫn đến bỏ học giữa chừng.
Ở các đô thị các quán chơi điện tử, các tụ điểm tệ nạn xã hội luôn là nơi rình rập, lôi kéo học sinh, nhất là đối với những em thiếu sự theo dõi, quản lý của gia đình. Đã sa đà vào những nơi đó thì học lực của các em càng giảm sút nên nguy cơ bỏ học càng tăng. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho trẻ em phát triển toàn diện cả về nhận thức và ý chí. Nên khi gia đình không quản lý đến nơi đến chốn thì tình trạng trẻ em bỏ học là không thể tránh khỏi.
3. Hậu quả của việc trẻ em bỏ học sớm
Thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho thấy, thời gian gần đây số các vụ án mạng do trẻ vị thành niên thực hiện đang có chiều hướng gia tăng với hàng chục nghìn vụ mỗi năm. Tội phạm thường ở độ tuổi từ 16 đến 18 (60%), mồ côi lang thang hoặc cha mẹ ly dị, bỏ học sớm, bị kẻ xấu xúi giục cướp tài sản, giết người, buôn bán ma túy...(giadinh.net.vn)
Bỏ học sớm trẻ em không được giáo dục dẫn đến tình trạng như trên là không hề hiếm. Vậy thử hỏi “trẻ em là tương lai của đất nước” vậy cái tương lai đó sẽ như thế nào khi mà tình trạng bỏ học giữa chừng trên cả nước đang là con số đáng phải quan tâm.
Như vụ án gần đây sát thủ tuổi teen Lê Văn Luyện hạ thủ cả nhà chủ tiệm vàng ở Bắc Giang, chém đứt lìa bàn tay em bé duy nhất sống sót, khiến nhiều chuyên gia tâm lý lật lại vấn đề tội phạm vị thành niên: "Do sự thiếu trách nhiệm trong giáo dục con cái của bố mẹ". càng ngày một nguy cơ lớn hơn đang dần hình thành trong giới trẻ ngày nay. Đó là sự coi thường trật tự kỷ cương xã hội, các em không biết “sợ” - đặc biệt là trẻ vị thành niên.
Chuyên gia tâm lý Phạm Phúc Thịnh cho rằng, sự thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái trong mỗi gia đình dẫn đến hành vi ứng xử bạo lực của trẻ vị thành niên. Vì nhiều lý do khác nhau, cha mẹ ly dị, mải mê kiếm tiền không dành thời gian cho con cái, gần như suốt ngày các em không hề gặp bố mẹ, đưa đón con cái đến trường hay lo cơm nước đều do một tay người giúp việc...
4. Biện pháp khắc phục
Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là xóm giềng và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt trước hành động của người lớn trẻ em bắt đầu thâu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình.
Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiênhình thành nhân cách cho trẻ em.Trẻ được sinh ra từ lòng mẹ, được nuôi dưỡng từ dòng sữa mẹ, được nghe lời ru ấm áp của mẹ để đi vào giấc ngủ. Mẹ là người đầu tiên trẻ được tiếp xúc khi cất tiếng khóc chào đời, là người dạy trẻ từ lời ăn tiếng nói, hướng dẫn trẻ những bước đi đầu tiên. Bên cạnh quan hệ cha mẹ - con cái còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa khía cạnh tự nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảng hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ.
Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông bà và các cháu, anh chị và các em. Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình. Các bậc lớn tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình. Người xưa nói “rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và những người trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em.Nhận thức của gia đình về việc học tập của các em là vô cùng quan trọng. Nhưng thực tế không phải gia đình nào khá giả cũng đều có quan niệm nhận thức về việc học đối với tương lai của các em, vấn đề mấu chốt là học vấn tầm hiểu biết của cha mẹ. Học vấn càng cao thì tầm nhìn và hiểu biết của cha mẹ càng sâu hơn. Bở vậy tư tưởng lạc hậu là do dân trí thấp. Các chính sách nâng cao dân trí, thay đổi nhận thức thay đổi tư tưởng quan điểm cho nhân dân bằng việc tổ chức các khóa học ban đêm của chính quyền địa phương ở thôn xã. Tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ nói lên tầm quan trọng của giáo dục. Đối với các vùng miền núi dân tộc thiểu số nên xây dụng lức lượng vận động cốt cán là người dân tộc, những cán bộ khuyến học ở những nơi này nên là người địa phương người dân tộc thành đạt về chuyện học hành sẽ làm thay đổi tư duy của bà con trước việc học hành của con cái mình.
Cha mẹ nên quan tâm hơn nữa nhắc nhở, động viên con cái việc học hành tốt hơn.
Đối với trẻ lang thang cơ nhớ không nơi nương tựa các tổ chức cũng như nhà nước cần tạo điều kiện tốt cho các em có cơ hội đến trường.
Bao nhiêu thế hệ qua đi “ tre già măng mọc” đất nước ta đã có những bước phát triển ngày cang vượt trội đó là nhờ một phần đóng góp của những mần non của đất nước những thế hệ trẻ đang ngày đêm tìm tòi học hỏi đưa đất nước ta phát triển sánh tầm năm châu bốn biển. Và có nối bước tiếp được những thành quả đã đạt được đó hay không là trông chờ vào nền giáo dục nước nhà. Trông chờ vào sự quan tâm của chính quyền, Nhà nước của gia đình, người thân tới việc học hành của con cái “ những mần non của đất nước” .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật Hôn Nhân Gia Đình Việt Nam , Nxb Công An Nhân Dân. 2009.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, 2000.
Công Ước quốc tế về quyền của trẻ em.
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 1
I. NỘI DUNG 1
1, Thực trạng. 1
2. Nguyên nhân 3
3. Hậu quả của việc trẻ em bỏ học sớm 5
4. Biện pháp khắc phục 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9