Nhắc đến pháp luật, chúng ta có nhiều định nghĩa khái niệm khác nhau. Nhưng nhìn chung, pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Trong bài tiểu luận này, ta tìm hiểu về vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Vì vậy, ta cần hiểu, pháp luật ở đây chính là pháp luật xã hội chủ nghĩa. Là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện. Đây là kiểu pháp luật mới có bản chất khác với các kiểu pháp luật trước nó và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội chủ nghĩa.
8 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học kỳ lý luận - Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi nhà nước ra đời thì pháp luật đã trở thành một công cụ, một phương tiện hữu hiệu để nhà nước xây dựng bộ máy chính quyền, cũng như quản lí mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ chính trị - kinh tế, văn hóa – xã hội… Trong đó có thể nói, vai trò của pháp luật trong lĩnh vực kinh tế là vô cùng cần thiết.
Ở Việt Nam, trong thời kì đi lên xã hội chủ nghĩa thì việc Nhà nước định hướng phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, tích cực hội nhập và mở rộng thị trường. Để làm được điều đó, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa với nhiều nội dung tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam sẽ giúp chúng ta nhìn nhận đánh giá những thành tựu, những hạn chế còn tồn tại trong vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, Nhà nước sẽ tiếp tục phát huy sự quản lí, điều tiết kinh tế có hiệu quả nhất.
Trong phạm vi bài tiểu luận cá nhân này, em xin được chỉ ra một số vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Vì đây là bài tiểu luận cá nhân đầu tiên nên chắc chắn em không tránh khỏi những thiếu sót trong kiến thức và cách trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận.
Pháp luật, bản chất và đặc điểm của pháp luật.
Pháp luật là gì?
Nhắc đến pháp luật, chúng ta có nhiều định nghĩa khái niệm khác nhau. Nhưng nhìn chung, pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Trong bài tiểu luận này, ta tìm hiểu về vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Vì vậy, ta cần hiểu, pháp luật ở đây chính là pháp luật xã hội chủ nghĩa. Là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện. Đây là kiểu pháp luật mới có bản chất khác với các kiểu pháp luật trước nó và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội chủ nghĩa.
Bản chất của pháp luật.
Bản chất của pháp luật luôn phụ thuộc vào bản chất của giai cấp thống trị (giai cấp lãnh đạo). Đối với bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa, cũng giống với các kiểu pháp luật khác, nó vừa thể hiện tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội và cũng có những đặc trưng cơ bản của pháp luật nói riêng. Tuy nhiên, vì xuất phát từ cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và hệ tư tưởng trong chủ xã hội chủ nghĩa nên pháp luật xa hội chủ nghĩa cũng có những đặc điểm riêng. Bản chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa là một hệ thống quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa là do nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước dân chủ, thể hiện quyền lực của đông đảo nhân dân lao động ban hành và bảo đảm thực hiện.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Pháp luật có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ quy phạm xã hội khác trong chủ nghĩa xã hội.
2. Vai trò của pháp luật.
Pháp luật là một công cụ quản lý giúp nhà nước thực hiện ý chí của giai cấp lãnh đạo. Vì thế pháp luật chiếm một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực. Xét trên bình diện chung nhất, pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội; là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội; là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Có thể nhận thấy vai trò của pháp luật được thể hiện ở những mặt sau đây:
- Pháp luật là cơ sở xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu qủa chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
- Pháp luật bảo đảm thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội.
- Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Pháp luật có vai trò giáo dục mạnh mẽ.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa góp phần tạo dựng những mối quan hệ mới.
- Pháp luật tạo ra môi trường ổn định chi việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển.
II. Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
1.Vì sao pháp luật có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế VIệt Nam.
- Đầu tiên, ta có thể khẳng định vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của nền kinh tế là xuất phát từ chính bản chất và những đặc điểm vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa, cũng như bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Thứ hai, có thể thấy sự tác động ngược lại của nền kinh tế đối với chính trị là vô cùng lớn. Bên cạnh đó, thị trường - kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ giữa người với người trong sản xuất, trao đổi và tiêu dùng, nên mang đậm dấu ấn của quan hệ xã hội, của thể chế chính trị mà nền kinh tế đó tồn tại. Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền. Song, để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực vận động của nền kinh tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Xét từ góc độ đó, Nhà nước có tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế thị trường. Pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước chỉ đúng, khi chúng phản ánh chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị trường, lấy quy luật thị trường làm cơ sở. Xét ở mặt này, chúng mang tính khách quan. Nhưng chúng lại là sự thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu chính trị của Đảng, nên cũng có mặt chủ quan. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chủ quan (ý chí của Đảng, của Nhà nước và nhân dân ta) là ở chỗ, cùng với việc bảo đảm lợi ích hợp lý của doanh nhân, thì việc ưu tiên bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là một vấn đề có tính nguyên tắc Đối với giai cấp lãnh đạo của một Nhà nước thì yếu tố quản lý và tổ chức kinh tế sẽ góp phần quyết định đến sự tồn tại của giai cấp đó.
- Thứ ba, trên thực tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề căn bản của triết lý phát triển ở Việt Nam hiện nay. Từ rất sớm chúng ta đã khẳng định, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng phải có sự quản lý của Nhà nước. Kiên trì tư tưởng đó, tại Đại hội X, Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải “bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
=> Có thể nói pháp luật chính là một trong những công cụ, phương tiện giúp nhà nước ta phát huy những vai trò đó.
2. Đánh giá thực tiễn về vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế VN hiện nay.
2.1. Thành tựu.
Đối với nền kinh tế vĩ mô.
Trên lĩnh vực sở hữu: Sự tồn tại của ba chế độ sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), ba hình thức sở hữu (hình thức sở hữu nhà nước, hình thức sở hữu tập thể, hình thức sở hữu tư nhân) là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, nhiều điều luật (chương II, Hiến pháp 1992; Luật kinh doanh, Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng,…) làm đòn bẩy kinh tế để định hướng đã góp phần làm cho kinh tế nhà nước từng bước vươn lên nắm vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân (Luật đầu tư nước ngoài trực tiếp, Luật khiến khích đầu tư trong nước).
Trên lĩnh vực quản lý: Bằng những nội dung của pháp luật mà Nhà nước xây dựng các cơ chế, chính sách... tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trực tiếp hay thông qua các khâu trung gian nhất định tham gia quá trình hoạch định, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp ( Luật Doanh nghiệp, Luật sở hữu, Luật kinh doanh bảo hiểm…).
Trên lĩnh vực phân phối và điều tiết: Pháp luật cụ thể hóa hệ thống chính sách kinh tế do nhà nước hoạch định, nhằm sử dụng các nguồn lực - trực tiếp là bộ phận kinh tế nhà nước - để định hướng, can thiệp vào lĩnh vực phân phối và phân phối lại theo hướng ưu tiên phân phối theo lao động và qua phúc lợi xã hội; kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; hoạch định các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa (Luật kinh doanh bảo hiểm...
=> Bằng việc quản lý nền kinh tế vĩ mô qua những lĩnh vực trên, pháp luật đã thể hiện được vai trò của mình trong thời gian qua. Cụ thể qua nhiều luật, văn bản pháp luật: Luật tài chính, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật đầu tư, Luật chứng khoán… đã tạo nên những kết quả như:
- Ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế.
- Tạo lập khung khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả. Hệ chuẩn pháp luật kinh tế của nhà nước càng được xây dựng đồng bộ, đúng đắn, nhất quán và kịp thời bao nhiêu, càng có tác động tích cực tới sự vận hành của nền kinh tế bấy nhiêu.
- Góp phần đắc lực vào việc tạo môi trường cho thị trường phát triển.
- Cùng với tác động của hệ thống luật kinh tế và sự đầu tư trực tiếp vào kinh tế, Nhà nước còn định hướng nền kinh tế qua các công cụ gián tiếp là chính sách kinh tế, như chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách thu nhập và việc làm...
Kinh tế vi mô.
- Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường hơn 20 năm đổi mới cho thấy, pháp luật nhà nước ta đã có nhiều tác động tích cực trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế này. Việc từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách bằng nhiều văn bản luật, các pháp lệnh, quy định về chế độ sở hữu và cơ cấu thành phần kinh tế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch theo hướng tạo động lực và điều kiện thuận lợi hơn cho khai thác các tiềm năng trong và ngoài nước để phát triển kinh tế- xã hội. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhìn chung, không ngừng được nâng cao: thời kỳ 1986 - 1990, tăng trưởng GDP bình quân đạt 4,5%/năm; 1996 - 2000: 7%/năm; 2001 - 2005: 7,5%/năm; năm 2007 đạt 8,48%. Năm 2008, dù phải đối mặt với không ít khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng GDP là 6,23%.
- Để góp phần giữ vững độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế, từ đó có độc lập tự chủ trên con đường phát triển đất nước nói chung, Nhà nước đã có nhiều chính sách được cụi thể hóa bằng văn bản luật nhằm phát huy vai trò các nhân tố nội lực, coi trọng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Trong năng lực nội sinh, chúng ta coi trọng trước hết nhân tố con người. Do vậy, Nhà nước đã có nhiều chính sách về giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học từ 13,5% năm 1996 tăng lên 19,7% năm 2005. Năm 1996 mới có 12,31% lực lượng lao động được đào tạo, đến nay, tỷ lệ này đạt 31%. Về nỗ lực nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế: năm 1990, tỷ lệ tích lũy so với GDP mới đạt 2,9%, năm 2004 là 35,15% và những năm gần đây đều có xu hướng tăng lên...
- Bằng pháp luật Nhà nước cũng có nhiều chính sách khai thác ngoại lực, biến ngoại lực thành nội lực cho sự phát triển. Biểu hiện rõ nhất là Nhà nước đã hoàn thiện Luật Đầu tư, thu hút được nhiều vốn ODA, FDI,... Từ năm 1988 đến hết năm 2006, có hơn 8.000 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký 74 tỉ USD. Năm 2007, nguồn vốn ODA từ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế cấp cho Việt Nam đạt hơn 40 tỉ USD, trong đó, 80% là nguồn vốn vay ưu đãi. Năm 2008, dù kinh tế thế giới suy thoái, nhưng nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại tăng kỷ lục: vốn đăng ký 64 tỉ USD, trong đó các dự án mới chiếm 60,2 tỉ USD.
- Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế càng bộc lộ rõ nét trong ban hành, thực thi các chính sách, văn bản luật khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế gần đây. Bằng hệ thống pháp luật nhà nước đã góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát. Kinh tế vĩ mô ổn định: thu chi ngân sách được cân đối; tổng thu ngân sách nhà nước vượt mức dự toán cả năm, tăng 26,3% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD, vượt kế hoạch đề ra; kim ngạch nhập khẩu đạt 80,4 tỉ USD, tăng 28% so với năm 2007. Những thành tựu này có vai trò to lớn trong việc giữ vững ổn định xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
2.2. Những tồn tại và hạn chế.
- Tình trạng thiếu hệ thống quy phạm pháp luật kinh tế, cũng như sự tồn tại quá lâu những văn bản, những quy phạm pháp luật kinh tế của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã là giảm hiệu lực quản lý nhà nước, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và làm phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như tham ô, lãng phí…
- Thực tiễn những năm qua cho thấy khi chưa có một hệ thống các quy phạm pháp luật đầy đủ, đồng bộ, vận hành suôn sẻ giúp quả nhà nước quản lý kinh tế.
- Những yêu cầu từ thực tế trong lĩnh vực kinh tế luôn đòi hỏi những chính sách, những văn bản pháp luật sát với thực tiễn. Trong khi đó, quy trình xây dựng pháp luật kinh tế lại còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
- Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật được ban hành lại chưa sát với nhu cầu thực tiễn nên không áp dụng được. Nhiều chính sách, văn bản pháp luật kinh tế còn gò bó, mang tính bảo thủ của ban lãnh đạo Nhà nước dẫn đến việc kìm hãm sự phát triển.
- Thiếu pháp luật trong một số lĩnh vực quan trọng như cạnh tranh, chống độc quyền, chứng khoán, kiểm toán, kế toán, thống kê, kinh doanh bất động sản.
- Pháp luật chưa phân định rạch ròi giữa chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...
- Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập trong lĩnh vực kinh tế: nhiều văn bản dưới luật (các nghị định, thông tư còn chồng chéo, bất hợp lý so với các văn bản luật…). Pháp luật về kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh thậm chí còn mâu thuẫn, thiếu tính minh bạch và tính xác định gây khó khăn cho việc sử dụng pháp luật của các nhà đầu tư.
- Ý thức chấp hành pháp luật còn kém, trong đời sống kinh tế xã hội còn nhiều vi phạm như kinh doanh trái phép, buôn lậu, hàng giả, trốn thuế, nợ đọng thuế.
- Hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam còn nhiều sự việc khác biệt với hệ thống pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới.
III. Phương hướng hoàn thiện và nâng cao vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay.
1. Cải cách hoạt động xây dựng pháp luật.
- Đây là giải pháp để khắc phục tình trạng quá nhiều văn bản mà không phát huy được hiệu lực, thậm chí còn làm rối sự điều chỉnh.
- Cải cách việc xây dựng các văn bản luật tạo nên tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Đồng thời tăng cường tính chuyên môn và tính tập trung trong hoạt động xây dựng pháp luật, nhất là trong khâu soạn thảo văn bản.
2. Hoàn thiện chiến lược phát triển pháp luật.
- Chiến lược pháp luật cần tập trung thể hiện chính sách tổng thể về mục tiêu và các giải pháp lớn để phát triển hệ thống pháp luật theo tiến trình phát triển kinh tế. Chiến lược phát triển pháp luật cuảN hà nước phải xác định được những vấn đề cơ bản, có tính định hướng cũng n hư chương trình hóa dài hạn.
- Bên cạnh xây dựng các chiến lược dài hạn thì cũng phải thay đổi các văn bản dưới luật (thông tư, nghị định…) cho phù hợp với sự thay đổi của kinh tế thị trường.
3. Hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô.
4. Quá trình áp dụng văn bản luật.
Cần cụ thể và đơn giản hóa các khâu trong quá trình áp dụng luật. Đặc biệt trong các lĩnh vực đầu tư, tọa điều kiện để kinh tế nước ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
5. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực hiện pháp luật trong lĩnh vực kinh tế nới riêng và trong đời sống nới chung.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ bản chất giai cấp – xã hội, các nhà nước trong lịch sử từng tác động mạnh mẽ đến các quá trình phát triển kinh tế, thể hiện vai trò tích cực, chủ động của mình đối với quan hệ kinh tế. Để thực hiện được vai trò đó, một lần nữa ta có thể khẳng định pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để mỗi nhà nước thực hiện điều đó. Lịch sử phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng khẳng định là không thể phát triển kinh tế nếu không có vai trò của nhà nước và pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU
A. GIÁO TRÌNH
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật.
Khoa luật - ĐHQG Hà Nội, Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
* Sách
Nguyễn Minh Đoan (chủ biên), Các nguyên tắc pháp luật XHCN Việt Nam thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.
Nguyễn Minh Đoan, Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008.
3. Nguyễn Thị Hồi (chủ biên), Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2009.
4. Trần Thái Dương, Chức năng kinh tế của Nhà nước – Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb.CAND,Hà Nội, 2004.
* Các website