- Hiểu các kiến thức cơ bản, nền tảng về kế toán quản trị.
- Vận dụng và thực hành việc phân loại chi phí để lập báo cáo
kết quả kinh doanh.
- Vận dụng mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận
trong các tình huống ra quyết định quản lý.
- Thực hành lập dự toán ngân sách
- Thực hành định giá bán sản phẩm.
- Phân tích thông tin thích hợp trong các tình huống cụ thể để
đưa ra quyết định ngắn hạn trong kinh doanh.
61 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Học phần Kế toán quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
06-Jul-19
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BỘ MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1. Mục tiêu môn học:
- Hiểu các kiến thức cơ bản, nền tảng về kế toán quản trị.
- Vận dụng và thực hành việc phân loại chi phí để lập báo cáo
kết quả kinh doanh.
- Vận dụng mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận
trong các tình huống ra quyết định quản lý.
- Thực hành lập dự toán ngân sách
- Thực hành định giá bán sản phẩm.
- Phân tích thông tin thích hợp trong các tình huống cụ thể để
đưa ra quyết định ngắn hạn trong kinh doanh.
2. Nội dung môn học:
Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán quản trị
Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí
Chương 3: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng
– lợi nhuận (CVP)
Chương 4: Dự toán ngân sách
Chương 5: Định giá bán sản phẩm
Chương 6: Ứng dụng thông tin thích hợp trong việc ra
quyết định ngắn hạn.
3. Phương pháp đánh giá:
Thành phần đánh giá Phương thức đánh giá Tỷ lệ (%)
A1. Đánh giá quá trình
A1.1 Chuyên cần 10%
A1.2 Bài tập cá nhân 10%
A1.3. Kiểm tra giữa kỳ 20%
A2. Đánh giá cuối kỳ A2.1 Thi cuối kỳ 60%
06-Jul-19
2
4. Tài liệu tham khảo:
Tài liệu chính
Nguyễn Thị Loan, Giáo trình Kế toán quản trị, Trường Đại học
Ngân hàng TP.HCM, 2012.
Tài liệu tham khảo
Noreen, E. W., Brewer, P. C., & Garrison, R. H.
(2011). Managerial accounting for managers. McGraw-Hill Irwin.
Nguyễn Thị Loan và các tác giả, Tình huống và giải quyết tình
huống thực tế trong Kế toán Quản trị, ĐHNH TPHCM, 2015.
Đoàn Ngọc Quế và các tác giả, Giáo trình kế quản trị, NXB Lao
động, 2011.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Hiểu được lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Kế toán
quản trị
- Nắm được khái niệm, mục tiêu và đối tượng của Kế toán quản trị.
- Giải thích được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Kế toán quản trị
- Phân biệt được Kế toán tài chính và Kế toán quản trị
- Nắm được các phương pháp sử dụng cho Kế toán quản trị
- Nắm được các nội dung nghiên cứu của Kế toán quản trị.
NỘI DUNG:
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Kế toán quản trị
1.2 Khái niệm, mục tiêu và đối tượng của Kế toán quản trị
1.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Kế toán quản trị
1.4 Phân biệt giữa Kế toán tài chính và Kế toán quản trị
1.5 Các phương pháp sử dụng cho Kế toán quản trị
1.6 Nội dung nghiên cứu của Kế toán quản trị.
06-Jul-19
3
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Kế toán quản trị
Quá trình hình thành và phát triển của KTQT về cơ bản có thể chia
thành 3 giai đoạn:
- Trước những năm 1950
- Từ năm 1995 đến nay
- Giai đoạn từ sau năm 1950 đến năm 1995
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Kế toán quản trị
Tại Việt Nam, KTQT là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối
với doanh nghiệp. Việc quản trị dựa vào thông tin kế toán còn sơ
khai và chưa mang tính hệ thống và thậm chí khái niệm về kế
toán quản trị còn khá mơ hồ đối với các nhà quản lý.
Năm 2003, khi Luật Kế toán Việt Nam được ban hành,
khái niệm về KTQT mới được chính thức hoá.
Đến năm 2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài
chính về hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp chính thức
được ra đời nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện
KTQT.
1.2 Khái niệm, mục tiêu và đối tượng của Kế toán quản trị
1.2.1. Khái niệm về KTQT
Do KTQT bao hàm nhiều nội dung cần phải giải quyết để
nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nên có những quan điểm
về KTQT đứng trên những lập trường khác nhau.
Theo Ronald W. Hilton (1991), KTQT là hệ thống thông
tin quản trị trong một tổ chức. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý sẽ dựa
vào hệ thống thông tin quản trị để điều hành và kiểm soát hoạt động
của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Garrison & Noreen (1999) cho rằng KTQT nhằm cung cấp
thông tin cho các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp, những người
sẽ trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của DN.
1.2.1. Khái niệm về KTQT
Theo Học viện kế toán quản trị (The Institute of
Management Accountants) thì KTQT là việc thiết lập các hoạt
động kinh doanh trong nội bộ của đơn vị mà trong đó những nhà
quản lý sẽ là người thiết kế, thực hiện để điều hành hệ thống quản
lý nội bộ. Việc quản trị này thông qua việc lập kế hoạch, dự toán
cũng như kiểm soát để đảm bảo việc ra quyết định được hiệu quả.
Luật kế toán Việt Nam (2015) tại khoản 10 điều 3 qui định
KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính
trong nội bộ đơn vị kế toán
1.2 Khái niệm, mục tiêu và đối tượng của Kế toán quản trị
06-Jul-19
4
1.2.2. Các mục tiêu của tổ chức và hoạt động của nhà quản trị
Mục tiêu của tổ chức
Mục tiêu hoạt động của các tổ chức rất đa dạng và khác
nhau. Trong mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau, một tổ chức có
thể xác định một hoặc một số mục tiêu nhất định. Các mục tiêu đó
có thể là:
- Tối đa hóa lợi nhuận hoặc đạt được mức lợi nhuận mong
muốn;
- Tối đa hóa thị phần hoặc đạt được một mức thị phần nào đó;
- Nâng cao chất lượng sản phẩm;
- Tăng trưởng;
- Cực đại giá trị tài sản;
- Trách nhiệm đối với môi trường;
- Cung cấp các dịch vụ công cộng với chi phí tối thiểu.
1.2 Khái niệm, mục tiêu và đối tượng của Kế toán quản trị
1.2.2. Các mục tiêu của tổ chức và hoạt động của nhà quản trị
Quá trình quản trị và các chức năng chủ yếu trong hoạt động
quản trị
Sau khi đã xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức, các nhà
quản trị phải đảm bảo các mục tiêu được thực hiện. Để làm được
điều đó, các nhà quản trị thực hiện bốn chức năng cơ bản sau:
- Lập kế hoạch
- Tổ chức và điều hành
- Kiểm soát
- Ra quyết định
1.2 Khái niệm, mục tiêu và đối tượng của Kế toán quản trị
1.2.3. Mục tiêu và đối tượng của KTQT
Mục tiêu của KTQT
Các mục tiêu chủ yếu của KTQT được xác định là:
- Xác định từng thành phần chi phí, tính toán và tổng hợp chi
phí sản xuất, giá thành cho từng loại sản phẩm, từng loại dịch vụ;
- Xây dựng các dự toán ngân sách, cụ thể hóa các kế hoạch;
- Kiểm soát thực hiện và giải trình nguyên nhân chênh lệch giữa
dự toán và thực hiện;
- Cung cấp các thông tin cần thiết làm cơ sở để nhà quản trị có
các quyết định kinh doanh hợp lý;
- Trợ giúp nhà quản trị trong việc điều hành và kiểm soát hoạt
động của tổ chức;
- Đo lường hiệu quả hoạt động của các bộ phận, đơn vị trực
thuộc trong tổ chức.
1.2 Khái niệm, mục tiêu và đối tượng của Kế toán quản trị
1.2.3. Mục tiêu và đối tượng của KTQT
Đối tượng của KTQT
KTQT là một bộ phận trong hệ thống kế toán doanh nghiệp.
Do vậy, đối tượng của KTQT cũng là tài sản và sự vận động của
tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở số liệu kế toán và các thông tin khác có liên
quan, KTQT sẽ phân tích và đánh giá để cung cấp thông tin hữu
ích cho các nhà quản lý nội bộ bên trong doanh nghiệp.
1.2 Khái niệm, mục tiêu và đối tượng của Kế toán quản trị
06-Jul-19
5
1.3.1. Vai trò của KTQT
Vai trò của KTQT xét trong mối quan hệ giữa KTQT với chức năng
quản lý bao gồm:
- Chuyển hoá các mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu
kinh tế;
- Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết;
- Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục
tiêu;
- Lập báo cáo KTQT.
1.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Kế toán quản trị
1.3.2. Chức năng của KTQT trong doanh nghiệp
Chức năng cụ thể của KTQT trong doanh nghiệp bao gồm:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi,
nội dung KTQT của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.
- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn
vị bằng báo cáo KTQT
- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế
hoạch và ra quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
1.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Kế toán quản trị
1.3.2. Mối quan hệ giữa chức năng của KTQT với chức năng
của nhà quản trị
Xác định
mục tiêu
Lập kế hoạch
Kiểm tra
Đánh giá
Tổ chức
điều hành
C
ác
c
hứ
c
nă
ng
q
uả
n
tr
ị
Chính thức hóa các mục
tiêu thành các chỉ tiêu
kinh tế
Lập dự toán chung và các
dự toán chi tiết
Soạn thảo
các báo cáo thực hiện
Ghi nhận
kết quả thực hiện
K
ế toán quản trị
1.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Kế toán quản trị 1.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Kế toán quản trị
1.3.3 Nhiệm vụ của Kế toán quản trị
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán
- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán
- Lập các báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu của nhà quản trị
trong DN
- Phân tích thông tin để phục vụ cho việc lập kế hoạch và đưa ra
các quyết định của nhà quản trị trong DN
06-Jul-19
6
1.4.1. Bản chất của KTQT
KTQT là một bộ phận của tổ chức kế toán của doanh
nghiệp, đồng thời là công cụ quan trọng không thể thiếu đối với
hoạt động quản trị nội bộ doanh nghiệp.
KTQT được coi như một hệ thống nhằm trợ giúp cho các
nhà quản trị ra quyết định, là phương tiện để thực hiện kiểm soát
trong doanh nghiệp.
1.4. Phân biệt kế toán tài chính và Kế toán quản trị
Các chỉ tiêu KTQT Kế toán tài chính
1. Đối tượng sử
dụng thông tin
Nhà quản trị bên trong
doanh nghiệp
Chủ yếu cho những
đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp
2. Đặc điểm của
thông tin
cung cấp
- Hướng về tương
lai,linh hoạt, kịp thời,
thích hợp.
- Biểu diễn dưới hình
thái giá trị và các hình
thái khác.
- Phản ánh quá khứ,
đòi hỏi tính chính xác.
- Biểu diễn dưới hình
thái giá trị.
3. Nguồn thông tin
cung cấp
Thông tin tài chính và
thông tin phi tài chính
-Hầu hết là thông tin
tài chính
1.4. Phân biệt kế toán tài chính và Kế toán quản trị
1.4.2 Các tiêu chí phân biệt
Các chỉ tiêu KTQT Kế toán tài chính
4. Tính chất bắt
buộc của thông tin
và báo cáo
Không tuân thủ các
nguyên tắc chung của
kế toán.
Tuân thủ các nguyên
tắc của kế toán
5. Phạm vi báo cáo Từng hoạt động, bộ
phận từng khâu công
việc
Toàn bộ doanh nghiệp
6. Kỳ báo cáo Theo yêu cầu của nhà
quản trị bên cạnh các
báo cáo định kỳ
Định kỳ hàng tháng,
quý, năm
7. Tính pháp lệnh Không có tính
pháp lệnh.
Có tính pháp lệnh.
8. Quan hệ với các
ngành khoa học
Nhiều Ít
1.4. Phân biệt kế toán tài chính và Kế toán quản trị
1.4.2 Các tiêu chí phân biệt
1.5. Các phương pháp nghiệp vụ chủ yếu sử dụng trong KTQT
Các phương pháp nghiệp vụ chủ yếu được sử dụng để thiết
kế thông tin KTQT:
- Thiết kế thông tin dưới dạng so sánh được;
- Phân loại chi phí với nhiều tiêu thức khác nhau;
- Trình bày quan hệ giữa các thông tin dưới dạng mô hình,
phương trình, đồ thị;
- Thiết kế thông tin dưới dạng các báo cáo đặc thù.
06-Jul-19
7
1.6. Các nội dung nghiên cứu chủ yếu trong KTQT
Nội dung nghiên cứu của KTQT có thể gồm những nội dung
chủ yếu sau:
- Nghiên cứu phương pháp phân loại chi phí và kiểm soát
chi phí nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong quá trình
kiểm tra và đánh giá biến động của chi phí;
- Nghiên cứu, cung cấp thông tin, phân tích mối quan hệ giữa
chi phí khối lượng và lợi nhuận;
- Nghiên cứu phương pháp lập dự toán kinh doanh nhằm cung
cấp thông tin để lập kế hoạch bao gồm dự toán ngắn hạn và dự
toán dài hạn;
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về giá tại
doanh nghiệp;
- Nghiên cứu việc sử dụng thông tin thích hợp để ra quyết
định.
CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2
CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI
CHI PHÍ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Hiểu được Khái niệm và ý nghĩa của chi phí đối với nhà quản trị
- Hiểu và phân loại được chi phí theo các tiêu thức khác nhau
- Có khả năng phân loại chi phí và lập báo cáo kết quả kinh doanh.
06-Jul-19
8
NỘI DUNG:
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của chi phí đối với nhà quản trị.
2.2. Phân loại chi phí.
2.3. Báo cáo kết quả kinh doanh
2.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CHI PHÍ ĐỐI VỚI NHÀ
QUẢN TRỊ
2.1.1. Khái niệm chi phí và đối tượng chịu chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Đối tượng chịu chi phí là tập hợp chi phí phát sinh liên
quan đến từng sản phẩm, dịch vụ, dự án, chương trình cụ thể.
2.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CHI PHÍ ĐỐI VỚI NHÀ
QUẢN TRỊ
2.1.2. Ý nghĩa của chi phí và kiểm soát chi phí đối với nhà quản
trị.
Các doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí vì chi phí ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp vì vậy để tồn tại và
phát triển trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải
quản trị chi phí một cách có hiệu quả.
Việc kiểm soát chi phí giúp cho nhà quản trị có thể kiểm soát
được các nguồn lực một cách có hiệu quả để tạo ra các giá trị cho
khách hàng cũng như đem lại giá trị cho doanh nghiệp.
2.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CHI PHÍ ĐỐI VỚI NHÀ
QUẢN TRỊ
2.1.3. Tập hợp chi phí và phân bổ chi phí
Tập hợp chi phí và phân bổ chi phí là quá trình quan trọng
bởi nó phản ánh tính chính xác trong việc tính toán chi phí của doanh
nghiệp để từ đó tính ra lợi nhuận.
Tập hợp chi phí
Tập hợp chi phí là việc thu thập và lưu giữ một cơ sở số liệu
của các chi phí phát sinh của một doanh nghiệp trong quá trình hoạt
động theo một cách có tổ chức thông qua hệ thống kế toán.
Phân bổ chi phí
Việc phân bổ các chi phí tập hợp được cho các đối tượng chịu
chi phí có thể bao gồm tính chi phí trực tiếp cho các đối tượng chịu
chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp) hoặc phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí (các chi phí
gián tiếp như chi phí hao mòn tài sản cố định, chi phí điện, nước).
06-Jul-19
9
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Chi phí trong sản xuất
Hoạt động sản xuất, kinh doanh là sự kết hợp giữa sức lao
động của người lao động với nguyên vật liệu và thiết bị để tạo ra sản
phẩm, dịch vụ, do đó chi phí trong sản xuất bao gồm các yếu tố cơ
bản như chi phí trực tiếp (NVL TT và NCTT) và chi phí SX chung.
Chi phí ngoài sản xuất, kinh doanh
Chi phí ngoài sản xuất, kinh doanh là các loại chi phí phát
sinh ngoài quá trình sản xuất, kinh doanh liên quan đến việc quản lý
chung và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Chi phí ngoài sản xuất,
kinh doanh thường được chia thành hai loại cơ bản như chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.2. Phân loại CP theo mối QH giữa CP với các khoản mục trên BCTC
Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với quá trình
sản xuất sản phẩm hay hàng hóa được mua vào. Chi phí sản
phẩm được ghi nhận là chi phí (gọi là giá vốn hàng bán) tại thời điểm
sản phẩm hoặc dịch vụ được tiêu thụ. Khi sản phẩm, hàng hóa chưa
tiêu thụ được thì những chi phí này nằm trong giá trị sản phẩm, hàng
hóa tồn kho (gọi là chi phí tồn kho).
Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ thường gặp trong các doanh nghiệp là chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Những chi phí thời kỳ,
ngay từ khi phát sinh đã được coi là phí tổn trong kỳ và vì vậy,
chúng sẽ được tính đầy đủ trên báo cáo thu nhập của doanh nghiệp,
phần lớn không phụ thuộc vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.3. Phân loại khả năng quy nạp của CP với các đối tượng chịu CP
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp là những chi phí chi ra chỉ liên quan trực
tiếp đến một đối tượng chịu chi phí cụ thể nào đó, như chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí gián tiếp là chi phí có liên quan đến nhiều đối
tượng chịu chi phí, do đó cần phải tiến hành phân bổ loại chi phí này
cho từng đối tượng theo một tiêu thức phù hợp như phân bổ theo số
giờ sử dụng máy thi công, phân bổ theo tiền lương của công nhân
trực tiếp sản xuất.
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.4. Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định
Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được
Chi phí kiểm soát được đối với một cấp quản trị nào đó là
những khoản chi phí mà cấp quản trị đó dự tính được, kiểm soát
được mức phát sinh của chi phí đó trong kỳ, đồng thời cũng có thẩm
quyền quyết định mức phát sinh của nó.
Chi phí không kiểm soát được là những chi phí nằm ngoài
khả năng dự tính của một cấp quản trị về mức phát sinh của chi phí
đó trong kỳ hay nhà quản trị không đủ thẩm quyền ra quyết định
về loại chi phí này.
06-Jul-19
10
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.5. Phân loại chi phí với mục đích ra quyết định quản trị
Chi phí chênh lệch: Những khoản chi phí hiện diện trong phương
án này nhưng lại không xuất hiện hoặc chỉ hiện diện một phần
trong phương án khác được gọi là chi phí chênh lệch (Differential
Costs).
Chi phí cơ hội: là lợi ích tiềm tàng bị mất đi khi chọn một phương
án này thay vì chọn phương án khác.
Chi phí chìm: (chi phí ẩn, lặn) là những khoản chi phí đã chi ra
trong quá khứ, CP chìm không thay đổi cho dù phần tài sản đại
diện cho khoản chi phí đó đã, đang và sẽ được sử dụng như thế nào,
hoặc không được sử dụng, hay nói cách khác với CP chìm, cho dù
nhà QT lựa chọn PA nào thì khoản CP đó vẫn tồn tại.
Chi phí thích hợp: là những khoản chi phí có liên quan đến hoạt
động trong tương lai, và có sự khác biệt giữa các phương án đang
xem xét và lựa chọn.
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.6. Phân loại CP theo cách ứng xử của CP (theo mức độ HĐ)
Chi phí bất biến: (định phí) là loại CP mà tổng số CP không thay
đổi khi mức độ HĐ của đơn vị thay đổi, trong phạm vi phù hợp.
VD: CP thuê văn phòng, CPKH TSCĐ, lương thời gian của NV, ...
Møc ®é ho¹t ®éng (x)
®p = C/ x
®Þnh
phÝ
®¬n
vÞ
(®p)
®p = C
Tæng
®Þnh
phÝ
tuyÖt
®èi
(
®p)
Møc ®é ho¹t ®éng
(x)
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.6. Phân loại CP theo cách ứng xử của CP (theo mức độ HĐ)
Chi phí khả biến: (biến phí) là loại CP thay đổi (tăng, giảm) theo
sự tăng, giảm của mức độ HĐ. Tổng CP khả biến tăng khi mức độ
hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên, nếu tính cho một ĐV của
mức độ HĐ (1 SP, công việc) thì CP khả biến lại không thay đổi.
39
Tæng
biªn
phi
BiÕn
phÝ
®¬n
vÞ
Møc ®é ho¹t ®éng
y = ax
Møc ®é ho¹t ®éng
y = a
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.6. Phân loại CP theo cách ứng xử của CP (theo mức độ HĐ)
Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bao gồm cả yếu tố bất
biến và yếu tố khả biến. Loại chi phí này xuất hiện khá phổ biến
trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiêp.
Phương trình tuyến tính dùng để lượng hoá chi phí hỗn hợp:
y = ax + b
Trong đó:
y: Chi phí hỗn hợp cần phân tích
a: Chi phí khả biến tính cho một đơn vị hoạt động
x: Số lượng đơn vị hoạt động
b: Tổng chi phí bất biến cho mức độ hoạt động trong kỳ.
06-Jul-19
11
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.6. Phân loại CP theo cách ứng xử của CP (theo mức độ HĐ)
Chi phí hỗn hợp
Có thể sử dụng 3 phương pháp sau đây để phân tích chi phí
hỗn hợp thành yếu tố bất biến, khả biến là:
- Phương pháp cực đại, cực tiểu;
- Phương pháp đồ thị phân tán và;
- Phương pháp bình phương bé nhất.
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.6. Phân loại CP theo cách ứng xử của CP (theo mức độ HĐ)
Chi phí hỗn hợp
* Phương pháp cực đại, cực tiểu
CP khả biến đơn vị
hoạt động
(a)]
=
Chênh lệch về chi phí giữa cực đại và
cực tiểu
Chênh lệch mức độ hoạt động cực đại và
cực tiểu
Chi phí
Bất biến
(b)
=
Tổng chi phí ở
mức độ cao nhất
(hay thấp nhất)
-
Mức khối
lượng cao nhất
(hay thấp nhất)
x
Biến phí
đơn vị
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.6. Phân loại CP theo cách ứng xử của CP (theo mức độ HĐ)
Chi phí hỗn hợp
* Phương pháp đồ thị phân tán
Phương pháp đồ thị phân tán là phương pháp sử dụng đồ thị
biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí với mức độ đã hoạt động.
Phương pháp đồ thị phân tán đòi hỏi phải có các số liệu về mức
độ hoạt động đã được thống kê qua các kỳ hoạt động kinh doanh và
cuối cùng đi đến xây dựng phương trình dự đoán về chi phí hỗn hợp
có dạng y = ax + b.
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.6. Phân loại CP theo cách ứng xử của CP (theo mức độ HĐ)
Chi phí hỗn hợp
* Phương pháp đồ thị phân tán
So gio hoat dong0
450
$
06-Jul-19
12
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.2.6. Phân loại CP theo cách ứng xử của CP (theo mức độ HĐ)
Chi phí hỗn hợp
* Phương pháp bình phương bé nhất