Thiết bị lọc tay áo là thiết bị lọc vải có vật liệu lọc dạng tay áo hình trụ và
lắp vào một thiết bị hoàn chỉnh có kèm cơ giới để rủ bụi.
Thiết bị gồm nhiều ống tay áo đường kính 125÷ 300mm, chiều cao từ
2÷ 3,5m đầu dưới liên kết vào bản đáy đục lỗ tròn bằng đường kính túi vải hoặc
lồng vào khung và cố đinh đầu trên vào bản đục lỗ.
Thiết bị lọc tay áo có hiệu quả cao đối với tất cả các kích thước bụi đặc biệt
bụi có kính thước nhỏ hơn 10µm. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các nghành
công nghiệp luyện kim, đúc, công nghiệp xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng như
đá vôi, sản xuất gạch , công nghiệp đồ gốm
25 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Học phần:công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn - Đề tài: Lọc bụi túi vải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
KHOA CNSH & KTMT
HỌC PHẦN:CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
KHÍ THẢI VÀ TIẾNG ỒN
ĐỀ TÀI:
LỌC BỤI TÚI VẢI
GVHD:Trần Đức Thảo
Nhóm thực hiện: 09
thứ 2 – tiết 11,12
Tp.HCM,29/11/2014
2DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT Họ và tên Mã số sinh
viên Phân công công việc
1 Huỳnh Lê BảoPhương 2009120106
Nguyên tắc tác dụng, cơ sở vật lý
và cơ chế.
2 Lê Văn Rê 2009120099 Phân loại, cấu tạo thiết bị lọc túi
vải và các loại xơ.
3 Trịnh Thị Thu Sự 2009120043
Ưu, nhược điểm và ứng dụng của
thiết bị.
4 Huỳnh Thị Mỹ Linh 2009120093
Tổng hợp tài liệu, làm
powerpoint.
5
Khưu Nguyễn Mỹ
Hằng 2009120008 Tổng hợp tài liệu, đánh word.
3LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chúng ta không thể phủ nhận được sự phát triển
vượt bậc của nền kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật của thế giới. Cùng với sự
phát triển ấy, mức sống của con người cũng được nâng cao và nhu cầu cảu con
người cũng thay đổi. Tuy nhiên, hệ quả của sự phát triển ấy là một loạt các vấn đề
về môi trường như trái đất nóng lên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,
mực nước biển dâng lên hay biến đổi khí hậu. Trước thực trạng ấy con người đã
có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức về việc bảo vệ mối trường.
Ngày nay ô nhiễm không khí đang là một vấn đề đáng quan tâm của Việt
Nam cũng như toàn thế giới. Vì vậy việc xử lý bụi và khí thải trong quá trình sản
xuất là điều tất yếu phải có để bảo vệ môi trường.
Do đó việc thiết kế một hệ thống xử lý bụi trong nhà máy trước khi thải ra
môi trường không khí là hết sức cần thiết để đảm bảo sư phát triển bền vững. Nói
đến hệ thống lọc bụi khô thường người ta nghĩ đến lọc bụi bằng cyclone và lọc
bụi bằng tay áo. Trong đó lọc bụi bằng tay áo cho hiệu quả cao hơn, thậm chí có
thể đạt đến hiêu quả 100%. Với đề tài “ hệ thống máy lọc tay áo (túi vải)” sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của thiết bị xử
lý bụi này.
4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
I. NGUYÊN TẮC TÁC DỤNG VÀ CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA QUÁ TRÌNH LỌC
BỤI QUA TÚI VẢI ...................................................................................................7
II. CƠ CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH LỌC.....................................................................9
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc .............................................................9
2. Cơ chế của quá trình lọc.....................................................................................10
III. CÁC LOẠI XƠ DÙNG TRONG THIẾT BỊ LỌC ........................................11
1. Nhóm xơ là những chất thiên nhiên ..................................................................12
1.1. Vật liệu xơ được chế tạo từ xenlulo ...................................................................12
1.2. Vật liệu chế tạo từ protein ..................................................................................12
2. Nhóm xơ là những chất hóa học ........................................................................12
IV. PHÂN LOẠI VÀ CẤU TẠO CÁC THIẾT BỊ LỌC TÚI VẢI.....................15
1. Phân loại...............................................................................................................15
2. Nguyên lý lắp đặt và tính toán thiết bị ..............................................................16
2.1. Nguyên lý lắp đặt ...............................................................................................16
2.2. Tính toán thiết bị lọc ..........................................................................................16
3. Cấu tạo thiết bị ....................................................................................................18
3.1. Thiết bị lọc bụi ống tay áo nhiều đơn nguyên, giũ bụi bằng cơ cấu rung và thổi
khí ngược chiều. ........................................................................................................18
3.1.1. Cấu tạo ............................................................................................................18
3.1.2. Nguyên lý hoạt động .......................................................................................19
3.1.3. Ưu nhược điểm của thiết bị. ............................................................................20
3.2. Cấu tạo thiết bị lọc bụi ống tay áo có khung lồng và có hệ thống phụt không khí
nén kiểu xung lực để giũ bụi. ....................................................................................20
3.2.1. Cấu tạo ............................................................................................................20
3.2.2. Nguyên lý hoạt động .......................................................................................21
3.2.3. Ưu và nhược điểm của thiết bị có hệ thống phụt khí nén ...............................21
V. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA THIẾT BỊ LỌC BỤI TÚI VẢI.............................22
VI. ỨNG DỤNG ......................................................................................................22
51. Quy trình công nghệ xử lý bụi Ximăng: ...........................................................23
2. Ưu nhược điểm của công nghệ ...........................................................................24
2.1. Ưu điểm..............................................................................................................24
2.2. Nhược điểm ........................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................25
6THIẾT BỊ LỌC BỤI TÚI VẢI
Giới thiệu chung về thiết bị lọc tay áo
Thiết bị lọc tay áo là thiết bị lọc vải có vật liệu lọc dạng tay áo hình trụ và
lắp vào một thiết bị hoàn chỉnh có kèm cơ giới để rủ bụi.
Thiết bị gồm nhiều ống tay áo đường kính 125÷ 300mm, chiều cao từ
2÷ 3,5m đầu dưới liên kết vào bản đáy đục lỗ tròn bằng đường kính túi vải hoặc
lồng vào khung và cố đinh đầu trên vào bản đục lỗ.
Thiết bị lọc tay áo có hiệu quả cao đối với tất cả các kích thước bụi đặc biệt
bụi có kính thước nhỏ hơn 10µm. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các nghành
công nghiệp luyện kim, đúc, công nghiệp xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng như
đá vôi, sản xuất gạch , công nghiệp đồ gốm
7I. Nguyên tắc tác dụng và cơ sở vật lý của quá trình lọc bụi qua túi vải
Khi dòng khí chứa bụi (các hạt rắn, giọt dịch thể) chuyển động qua lớp vải
xốp, lớp cốc có khả năng làm lắng các hạt bụi. Phương pháp lọc bụi này sử
dụng rộng rãi trong công nghiệp.
Vải dùng để lọc được chế tạo từ vật liệu dạng sợi (bông, len, thủy tinh, sợi
tổng hợp) có đường kính từ vài µm đến hàng chục µm với chiều dài vài cm. từ
những sợi riêng biệt được se lại thành chỉ và dệt thành vải. Bụi do các chất thăng
hoa có kích thước nhỏ hơn nhiều so với kích thước lỗ rỗng trung bình của vải lọc,
do vậy vải sạch khó có khả năng lọc các hạt bụi có kích thước nhỏ. Tuy nhiên
trong thực tế, khí chứa bụi chuyển động qua lớp vải nguyên chất lại có khả năng
bị lắng, kết quả này là do quá trình va chạm của các hạt bụi với sợi vải làm các
hạt bụi lắng trên đó.
Các sợi vải không có khả năng thấm khí nên dòng khí qua lỗ rỗng của vải,
còn các hạt bụi có trong dòng sẽ chuyển động theo nhiều hướng khác nhau. Các
hạt bụi có kích thước lớn, khối lượng của chúng lớn chịu ảnh hưởng của lực quán
tính nên duy trì các hạt bụi chuyển động theo hướng thẳng. Tuy nhiên chúng khắc
phục trở lực ma sát của dòng để chạm vào các sợi và bám trên đó. Các hạt bụi có
kích thước nhỏ bị dòng khí cuốn theo và chuyển động bao quanh sợi. Sở dĩ các
hạt này vẫn có thê va đập vào sợi là do chuyển động nhiệt, còn ảnh hưởng của lực
quán tính thì nhỏ nên các hạt đó vẫn bám vào sợi.
Với các hạt nhỏ, xác suất va chạm của các hạt với sợi dưới ảnh hưởng của
lực quán tính là hàm của tiêu chuẩn không thứ nguyên, trong giới hạn tác dụng
của định luật Stốc được biểu thị theo công thức:
Stk=
Trong đó:
d: đường kính hạt bụi, m: tốc độ dòng khí, m/s: khối lượng riêng hạt bụi, kg/m3
µ: hệ số nhớt động lực học của khí trong điều kiện thực nghiệm N.s/m2, kG.s/m2
D0: đường kính của sợi, m
8Trị số Stk càng lớn càng nhiều hạt bụi va chạm vào sợi
Biểu thị là tỷ số khối lượng các hạt bụi lắng trên sợi đơn độc dưới ảnh
hưởng của lực quán tính với toàn bộ khối lượng của hạt qua sợi đó. Nói cách khác,
là hiệu quả lắng các hạt bụi lên một sợi dưới ảnh hưởng của các lực quán tính.
Thừa nhận các hạt bụi va chạm vào sợi và bám trên đó không bị tách ra hoặc
bị dòng khí cuốn theo thì trị số Stk xác định đại lượng và Stk càng lớn thì càng
lớn.
Quan hệ giữa Stk và được nhiều tác giả nghiên cứu nhưng không đưa ra
kết quả cụ thể. Trong quá trình lọc thực tế trị số Stk và không lớn.
Thí dụ, với các hạt bụi lớn có đường kính ~ 4 , khối lượng riêng của hạt
4.5g/cm3, tốc độ khí qua vải lọc ~ 1.2m/s (vải len) có đương kính sợi ~30 ,
khi nhiệt độ khí 80℃ thì giá trị =16%. Với hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 1
có gần như bằng 0. Tuy nhiên nếu đặt nhiều lớp vải khí chứa bụi qua đó sẽ cho
hiệu quả thu bụi đáng kể dưới tác dụng của lực quán tính.
Các hạt bụi nhỏ và nhẹ dễ bị dòng khí cuốn theo qua khe hở (đường kính <
1 ) giữa các sợi vải (lỗ rỗng). Xác suất va chạm của các hạt bụi này với sợi
dưới tác dụng của lực quán tính có giá trị bằng 0, đặc biệt đối với các sợi có đường
kính lớn ( hàng chục ). Tuy nhiên đối với các hạt bụi nhỏ chịu tác dụng chuyển
động nhiệt của các phân tử khí là chủ yếu. Nếu hạt bụi có kích thước càng nhỏ,
ảnh hưởng sự va đập càng lớn, hạt bụi càng bị lệch ra khỏi quỹ đạo chuyển động
càng xa. Do vậy khi dòng khí chứa bụi ở gần sợi, các hạt bụi có thể chạm vào bề
mặt sợi dưới tác dụng chuyển động nhiệt và lắng trên bề mặt sợi.
Nếu biểu thị là hiệu quả lắng các hạt bụi lên mặt sợi dưới tác dụng của
chuyển động nhiệt, khi đó tính theo công thức (khi nhiệt độ khí <100℃).= . .. .
Trong đó:: tốc độ khí chuyển động quanh sợi, m/s
d: đường kính hạt bụi,
D0: đường kính sợi,
Khi đặt nhiều lớp vải lọc, hiệu quả lắng bụi do chuyển động nhiệt và lực
quán tính tăng lên.
Biết các giá trị , và thừa nhận các hạt bụi do quá trình thăng hoa, tốc độ
khí qua lớp vải không lớn, đồng thời không tính đến sự lắng bụi trực tiếp và quá
9trình lắng bụi dưới tác dụng của lực tĩnh điện và hiệu quả lắng qua một lớp vải có
thể xác định ( ).
Như đã nêu trên, tổng số , là tỷ số khối lượng các hạt bụi lắng trên một
sợi dưới tác dụng của lực quán tính và lực chuyển động nhiệt trên toàn bộ khối
lượng bụi. Tuy nhiên sợi có đường kính D0 chỉ chiếm một phần chiều rộng của
vải lọc D (D = khe hở + D0) cho nên ứng với một đơn nguyên lọc sẽ lắng bụi ít
hơn tỷ số , nghĩa là:= ( + )
Nếu vải lọc được chế tạo gồm nhiều lớp, lớp tiếp theo sẽ lọc bụi với lượng ít
hơn, do vậy hiệu quả lọc qua nhiều lớp bằng:= 100[1-(1 - )n ], %
Trong đó:
n: số dãy sợi trong lớp vải lọc
II. Cơ chế của quá trình lọc
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc
Nhiệt độ của khí thải cần xử lý thuờng phải bé hơn 2500c: vì vải lọc chỉ chịu
được độ bền nhiệt thấp nên khi nhiệt độ khói thải cao thì sẽ làm cho vải lọc bị
cháy. Vì vậy, để lọc bụi các loại khí ở nhiệt độ cao cần phải làm nguội khí trước
quá trình lọc hoặc sử dụng những túi vải co tính chịu nhiệt cao (vải thủy tinh).
Vận tốc của dòng khí thải khi đưa vào quá trình lọc thường từ 0.5-2 cm/s.
Nếu vận tốc lớn bụi sẽ lèn chặt quá mức làm cho sức cản tang đột ngột. Khi độ
sụt áp lớn và độ giảm vận tốc tang cao, các hạt xuyên sau vào lớp bụi và vải, làm
phá hủy lớp bụi được tạo thành ban đầu và lôi kéo các hạt đặc biệt qua các khe
giữa các sợi. Khi vận tốc lọc tang các hạt bụi xuyên qua các khe tang đột ngột
ngay sau khi hoàn nguyên. Ngoài ra khi vận tốc lọc cao yêu cầu phẩi thường xuyên
hoàn nguyên làm chóng hỏng vải và các cơ cấu của thiết bị. Vậy để đảm bảo độ
tin cậy của thiết bị khi làm việc và đạt hiệu quả lọc cao, cần có bề mặt lọc lớn ca
không nên hoàn nguyên vật liệu lọc quá sau.
Quá trình lọc có hiệu quả tốt hơn khi nồng độ bụi cao, vì nếu nồng độ thấp
thì lớp bụi tạo thành mất nhiều thời gian. Đồng thời khi hoàn nguyên lớp bụi được
tạo thành khong phun vào dòng khí mà bị phân hủy để tạo thành chất keo tụ có
kích thước lớn, vì trong trường hợp này xác suất lắng bụi lặp lại trên vải giảm và
nó dễ dàng rơi xuống bunke. Phần lớn bụi có kích thước nhỏ hơn 5µm dễ keo tụ
để tạo thành chất kết tụ bền vững trong dòng khí, trong thể tích và trên bề mặt vải,
do đó có thể sử dụng thậm chí vải có độ rỗng lớn để lọc đặc biệt với vận tốc bé.
10
Diện tích bề mặt vải lọc phải đủ lớn để làm tăng diện tích tiếp xúc giữa bụi
và sợi vải, từ đó làm tăng độ dính bám của bụi. Để tăng diện tích tiếp xúc giữ bụi
và vải lọc người ta thường sử dụng nhiều ống tay áo( giảm đường kính của ống
tay áo) trong một thiết bị thay vì dùng ít ống tay áo lớn trong cùng thiết bị.
Chất liệu của vải lọc: phải có độ bền cơ học, nhiệt độ cao để phù hợp với
các loại khí thải khác nhau.
Sức cản của thiết bị lọc không nên vượt quá 750- 1500 Pa và chỉ trong
những trường hợp đặc biệt có thể cho phép lên đến 2-2.5 KPa. Khi sức cản tăng
cao, có thể xảy ra hiện tượng như ống tay áo bị rách đường khâu, bị bật ra khỏi
các mối liên kết với hộp thiết bị.
2. Cơ chế của quá trình lọc
Khi bụi lắng lên sợi, kích thước khe hở giữa chúng giảm, do vậy các hạt bụi
có trong dòng khí đến tiếp theo sẽ lắng nhanh hơn. Cho nên sau khi một lượng khí
chứa bụi đi qua lớp sợi thì các khe hở trên bề mặt vải về phía dưới thực tế bị các
hạt bụi điền đầy, dòng khí bụi chuyển đến sau sẽ đi qua khe hở giữa các hạt bụi
bị lắng. Lớp bụi này là lớp đầu tiên trực tiếp dính bám lên sợi vải.
Khi lớp bụi tạo thành đạt kích thước nào đó, kích thước khe hở giữa các hạt
sẽ bằng và nhỏ hơn kích thước hạt. Lúc đó lớp bụi lắng đầu tiên làm nhiệm vụ lọc
bụi của khí, lúc này các hạt bụi lắng này không xuyên sâu vào trong vải mà lắng
ở ngoài (trên bề mặt lớp đầu tiên) làm chiều dày lớp bụi lắng tăng lên.
Thời gian đầu, khi lớp vải còn sạch nên lớp vải lọc chỉ thu một phần bụi của
dòng khí mặc dù dòng khí qua nhiều lớp vì giá trị , nhỏ và theo chiều sâu của
lớp thì giá trị của chúng càng giảm. Khi lỗ rỗng trên vải lọc được điền đầy các hạt
bụi, hiệu quả làm sạch khí tăng lên và đến khi lớp bụi tạo thành dày đặc đầu tiên
thì hiệu quả lọc bụi trở nên cực đại.
Thí dụ với lớp vải len, khi lớp thứ nhất có lớp bụi dày đặc lượng bụi chiếm~ 60 ÷ 80 g/m2 . Đối với vải xơ thủy tinh thì từ 5÷ 10 g/m2.
Ảnh hưởng của lớp bụi đối với hiệu quả lọc của vải với hạt đường kính
0,3µ:
Loại vải
Hiệu quả lọc (%)
Vải sạch Có bám bụi Sau hoàn
nguyên
Vải tổng hợp
mỏng
2 65 13
Vải tổng hợp dày
có lông
24 75 66
11
Vải len dày có
lông
39 82 69
Theo mức độ lắng của các hạt bụi trên vải và sự điền đầy chúng ở những lỗ
rỗng, chiều dày lớp bụi tăng lên đồng thời làm tăng trở lực qua lớp vải lọc, giảm
khả năng cho khí bụi qua. Để loại trừ hiện tượng trên cần tái sinh vải lọc (phá vỡ
lớp bụi tạo thành).
Quan sát sự làm việc của thiết bị lọc vải thấy rằng, sự đập mạch của dòng
và các nguyên nhân khác của lớp bụi lắng đã tạo khe nức làm dòng khí dễ chuyển
động qua lớp vải. Để tái sinh lớp vải lọc dùng phương pháp rung cơ học hoặc thổi
dòng khí ngược về phía mặt vải không có bụi lắng.
Thiết bị lọc túi vải có thể có nhiều ngăn trong đó mỗi ngăn có thời gian phục
hồi túi vải (tái sinh) từ 3 ÷ 4 phút đến vài giờ.
Sau khi tạo lớp bụi sơ cấp trên vải thì các hạt bụi qua hầu như được thu lại
hoàn toàn. Vì vậy tính chất lớp vải (cấu tạo và chiều dày của sợi) ảnh hưởng ít
đến mức độ thu bụi. Khi lớp bụi trên vải bị phá vỡ, tạo khe nức tính chất của vải
sẽ ảnh hưởng đến mức thu bụi, vì dòng khí qua các khe nức có tốc độ lớn có thể
kéo theo bụi trên lớp vải.
Mỗi lần tái sinh vải lọc, lớp bụi sơ cấp lại được tạo thành lúc đó một phần
khí qua không được làm sạch hoàn toàn. Quá trình tái sinh túi vải phụ thuộc vào
các nhân tố: phương pháp tái sinh, độ phân tán bụi, các tính chất và cấu tạo vải,
các đặc tính lý – hóa – cơ học về mặt cơ học.
III. Các loại xơ dùng trong thiết bị lọc
Trong thiết bị lọc túi vải, khí bụi cần làm sạch không những có nhiệt độ cao
mà còn chứa những chất có tác dụng hóa học: SO2, HCl, Cl2,HF nên cần chọn
vải lọc đảm bảo độ bền nhiệt hóa. Các xơ tự nhiên như bông gai và xơ nhân tạo
như visco chủ yếu là vật chất xenlulo. Thí dụ trong bông chứa 94÷ 95% (theo khối
lượng) chất xenlulo.
Vải lọc được chọn phải đáp ứng các tính năng sau:
- Khả năng chứa bụi cao và sau khi phục hồi đảm bảo hiệu quả lọc cao.
- Giữ được khả năng cho khí xuyên qua tối ưu.
- Có độ bền cơ học cao khi nhiệt độ cao và trong môi trường ăn mòn.
- Có khả năng phục hồi cao.
- Giá thành thấp.
12
1. Nhóm xơ là những chất thiên nhiên
Vật liệu xơ được chế tạo từ xenlulo
Các xơ được chế tạo từ xenlulo như bông gai, visco. Các tính chất hóa lý và
cơ học của nhóm này xác định bởi tính chất của xenlulo. Xenlulo không có tính
bền về hóa học, tính bền cơ học bị giảm nhanh khi tác dụng với axit vì bị thủy
phân. Thí dụ trong dung dịch có 1.5% axit HCl ở nhiệt độ 90°, xơ bông sẽ bị phá
hoại qua 1 giờ, đối với xenlulo trong dung dịch trên cũng bị phá hoại như vậy. do
xenlulo có độ bền hóa học kém, nên xơ của nó không dùng chế tạo túi lọc khí có
axit.
1.2. Vật liệu chế tạo từ protein
Vật liệu xơ từ các chất có protein chịu axit tốt hơn so với xenlulo. Các axit
có nồng độ yếu chỉ làm giảm một phần độ bền xơ len. Tuy nhiên khi tăng nhiệt
độ và nồng độ axit trong dung dịch độ bền xơ giảm nhanh. Xơ len có tính đàn hồi
tốt khi ở nhiệt độ thấp và nếu không có tác dụng hóa học thì có thể làm việc lâu
dài trong thiết bị lọc. Phần lớn các nhà máy luyện kim màu dùng vải bông len làm
túi lọc, đảm bảo làm việc tốt với các bụi tạo thành do quá trình thăng hoa, các túi
này có trở lực thay đổi đều đặn. Nhiều nhà máy dùng túi lọc khâu, nên trong quá
trình làm việc mép khâu là chỗ yếu nhất. Ngành dệt Liên Xô trước đây đã chế tạo
túi vải không có mép khâu, đồng thời để tăng độ bền xơ len cho thêm xơ capron.
Nhược điểm của xơ len là độ bền nhiệt thấp: khi nhiệt độ >100 xơ len trở
nên cứng và giòn. Tiếp tục tăng nhiệt độ lên đến 130 xơ len bị phá hoại rất
nhanh. Vì vậy khi dùng túi lọc bằng xơ len phải làm nguội trước khi lọc. Ngoài
ra, trong nhiều trường hợp tính bền hóa học của xơ len không đảm bảo.
Hiện nay túi lọc bằng xơ len vẫn còn dùng phổ biến trong luyện kim chưa
được thay thế bằng những vật liệu mới, vì xơ tổng hợp, xơ thủy tinh xuất hiện
chưa lâu, việc ứng dụng chúng vào thực tế còn bị hạn chế.
Trong nhóm xơ thiên nhiên còn phải kể đến xơ chịu nhiệt có tính bền hóa
học và tính chịu nhiệt cao. Tuy nhiên, vì tính bền cơ học kém (giòn) nên khó chế
tạo túi vải bằng xơ chịu nhiệt nguyên chất. Để tăng tính bền của vải và tạo chất
lượng cần thiết cho thêm 15 20% bông vào sợi chịu nhiệt. Do giảm nhanh về độ
bền hóa học và nhiệt, nên loại này không áp dụng trong thực tế (túi lọc).
2. Nhóm xơ là những chất hóa học
Nhiều nước trên thế giới phát triển sản xuất các vật liệu tổng hợp, tạo nên
loại xơ hóa học mới có tính ưu việt so với bông, len. Nguyên liệu để sản xuất xơ
tổng hợp là axetylen, etylen, phenol và các chất khác lấy từ thiên nhiên, dầu mỏ,
khí mỏ, nhựa than.
13
Trong các loại xơ tổng hợp chế tạo túi lọc hiện nay chỉ có nitron, lapsan cho
phép làm việc đến 130÷ 140℃. Ở điều kiện nhiệt độ trên hai loại này vẫn đảm bảo
tính chống mòn. Tuy nhiên cũng phải tính đến sự tăng nhiệt độ quá giới hạn cho
phép trong điều kiện sản xuất có thể xảy ra, khi đó tính bền cơ học của xơ sẽ giảm.
Trong khí chứa Cl, HCl và một số cấu tử có tác dụng hóa học, xơ lapsan và nitron
sẽ không đảm bảo tính bền.
Để lọc khí chứa Clo nên dùng xơ Clorin làm việc ở 6℃và ftonlon làm việc
đến 110℃. Khi tăng nhiệt độ quá giới hạn, hai loại xơ trên sẽ bị cháy.
Khi nhiệt độ >120℃ chỉ dùng loại xơ polyfen, loại này là vật liệu chế tạo
túi lọc trong tương lai của ngàn