Mở đầu: Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực Hội chứng chuyển hoá(HCCH) ngoài ngăn chận biến
chứng tim mạch và đái tháo đường típ 2, còn đặc biệt có ý nghĩa trên đối tượng nhiễm vi rút viêm gan (VRVG)
C mạn vì ảnh hưởng rất lớn đến việc đáp ứng điều trị VRVG.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa trên người nhiễm vi rút viêm gan C.
Phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích từ tháng 3-7/2010 trên 103 người có anti HCV(+),
chưa điều trị thuốc chống vi rút viêm gan C. Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo NCEP ATP III áp
dụng ở người Châu Á.
Kết quả: Tỉ lệ HCCH ở bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan C là 34,0%. HDL-C thấp: 85,70%, vòng eo cao:
77,1%, Triglycerid cao: 77,1%, tăng huyết áp: 67,7%, đường huyết cao: 51,4%. 45,7% bệnh nhân có 3 yếu tố,
thường nhất là “ tăng vòng eo– tăng Triglycerid –giảm HDL-C ”.
Kết luận: Cần lưu tâm đến hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan C.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội chứng chuyển hoá trên bệnh nhân viêm gan virút C mạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 43
HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ TRÊN BỆNH NHÂN
VIÊM GAN VIRÚT C MẠN
Ngô Hồng Thanh Trúc*, Trần Kim Trang*
TÓM TẮT
Mở đầu: Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực Hội chứng chuyển hoá(HCCH) ngoài ngăn chận biến
chứng tim mạch và đái tháo đường típ 2, còn đặc biệt có ý nghĩa trên đối tượng nhiễm vi rút viêm gan (VRVG)
C mạn vì ảnh hưởng rất lớn đến việc đáp ứng điều trị VRVG.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa trên người nhiễm vi rút viêm gan C.
Phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích từ tháng 3-7/2010 trên 103 người có anti HCV(+),
chưa điều trị thuốc chống vi rút viêm gan C. Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo NCEP ATP III áp
dụng ở người Châu Á.
Kết quả: Tỉ lệ HCCH ở bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan C là 34,0%. HDL-C thấp: 85,70%, vòng eo cao:
77,1%, Triglycerid cao: 77,1%, tăng huyết áp: 67,7%, đường huyết cao: 51,4%. 45,7% bệnh nhân có 3 yếu tố,
thường nhất là “ tăng vòng eo– tăng Triglycerid –giảm HDL-C ”.
Kết luận: Cần lưu tâm đến hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan C.
Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa, nhiễm vi rút viêm gan C.
ABSTRACT
METABOLIC SYNDROME AMONG CHRONIC HEPATITIS C VIRUS – INFECTED SUBJECTS
Ngo Hong Thanh Truc, Tran Kim Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 43- 47
Background: Early diagnosis and vigorous treatment for metabolic syndrome not only prevent progression
to cardiovascular complications and diabetes but also have signification in chronic hepatitis C virus host by
affecting treatment response to virus.
Objective: To determine prevalence and characteristic of metabolic syndrome among individuals infected
with HCV.
Method: Cross – sectional survey was carried out during March – July 2010 to investigate 103 previously
untreated patients with anti HCV (+).Asian modified NCEPT ATPIII criteria of the metabolic syndrome was
applied.
Result:The prevalence of hepatitis C virus host acquired metabolic syndrome was 34%. Low HDL-C level
85.7%, high triglycerid level 77.1%, hypertension 67.7%, fasting hyperglycemia 51.4%. 45.7% of patients had a
combination of 3 metabolic factors which the most commonly was “ a large waistline- a high triglycerid level – a
low HDL-C level”.
Conclusion:Taking account of metabolic syndrome in hepatitis C virus host is nesessary.
Keywords: Metabolic syndrome,hepatitis C infection.
Bộ môn Nội ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: TS BS.Trần Kim Trang_ ĐT.0989694263, Email: bskimtrang@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 44
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, các nhà khoa học nước ngoài đang
quan tâm đến những yếu tố cấu thành HCCH
trên bệnh nhân nhiễm VRVG C vì có mối liên
quan giữa 2 tình trạng này về sinh bệnh học và
hiệu quả điều trị. Thế nhưng ở Việt Nam, chúng
tôi chưa tìm được công bố về tỉ lệ và đặc điểm
của HCCH trên bệnh nhân nhiễm VRVG C. Đó
chính là động lực thúc đẩy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định tỉ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển
hóa trên người nhiễm vi rút viêm gan C.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích.
Nơi thực hiện
Phòng khám viêm gan BV ĐHYDTPHCM cơ
sở 1.
Thời gian nghiên cứu
Tháng 3-7/2010.
Đối tượng nghiên cứu
Những người có anti HCV(+), chưa điều trị
thuốc chống VRVG C.
Cở mẫu
Theo công thức N= Z21- α/2 P(1-P)/d2 chọn mẫu
tối thiểu là 92 người.
Z²(1-α/2)=1,96 (theo bảng), với α là sai lầm
loại 1 (= 0.05) độ tin cậy 95%
P= 0,61 (p là tỉ lệ có HCCH ở bệnh nhân
nhiễm VRVG C, theo Grigorescu năm 2008 (8)
d : sai số cho phép của p, được lấy là 0.1
(10%)
Tiêu chuẩn lọai trừ
- Người có anti HCV(+) không đồng ý tham
gia nghiên cứu
- Bệnh nhân đã điều trị thuốc chống VRVG
C.
- Có bệnh lý cấp tính.
- Suy chức năng thận; xơ gan có báng bụng.
- Bệnh nhân đang dùng hormon thay thế.
- Không đầy đủ xét nghiệm.
Liệt kê và định nghĩa biến số
- Tuổi: 3 nhóm (20 – 39, 40 – 59, 60 – 70), biến
số liên tục.
- Giới: Biến nhị giá (nam, nữ), định tính.
- Vòng eo(cm): Biến định lượng.
- Huyết áp (mmHg): Biến định tính, nhị giá
(có, không) và biến định lượng.
- Đường huyết đói (mg%): Biến định lượng.
- Lipid : TG, HDL-C (mg%). Biến định
lượng.
- ALT: Biến định lượng.
- HCV RNA: Biến định tính
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp đo HA theo khuyến cáo 2008
của Hội Tim Mạch Học Việt Nam về các bệnh lý
tim mạch và chuyển hóa(3).
Vòng eo được đo vào lúc bụng đói, tư thế
đứng thẳng, trọng lượng dồn đều cả 2 chân,
thước dây đặt song song với mặt đất, vị trí đo là
nơi nhỏ nhất giữa cung sườn và mào chậu. Béo
phì bụng tính theo tiêu chuẩn ATP III áp dụng
cho vòng eo ở người Châu Á(11).
Bệnh nhân được chẩn đoán là béo bụng khi
vòng eo ≥ 80 cm ở nữ và ≥ 90 cm ở nam.
Lấy máu vào buổi sáng sau khi bệnh nhân
nhịn đói ít nhất 12 giờ. Tất cả xét nghiệm được
thực hiện tại BV Đại Học Y Dược với máy:
- Cobas 6000, Architect Ci 8200: 2 chức năng
sinh hóa và miễn dịch.
- Olympus AU 2700, Hitachi 917: máy sinh
hóa.
- Architect i200: máy xét nghiệm miễn dịch.
Phương pháp phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng chương trình EpiData 3.1.
Xử lí bằng phần mềm thống kê Stata 10.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 45
Dùng thống kê mô tả và thống kê phân tích.
Nhận định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p < 0.05.
Bảng 1. Phương pháp phân tích đơn biến
Biến định tính Biến định lượng
Trình bày Tỉ lệ % Trung bình +/- độ
lệch chuẩn
Kiểm định sự khác
biệt thống kê
Chi bình phương
Pearson hay
Fisher test
T - test
KẾT QUẢ
103 bệnh nhân được khảo sát: nam
45(43,7%), nữ 58(56,3%); tuổi trung bình là 49,6
(± 9,1), nhỏ nhất 28, lớn nhất 70 tuổi. 35 người có
HCCH(34%)
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
Nam (n=16) 6.30% 87.50% 6.20%
Nữ (n=19) 0.00% 73.70% 26.30%
20-39
(n=1)
40-59
(n=28)
60-70
(n=6)
Biểu đồ 1. Tỉ lệ HCCH theo tuổi và giới
Với p = 0.187 (> 0.05), khác biệt không có ý
nghĩa thống kê.
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
Yếu tố 77.10% 77.10% 85.70% 67.70% 51.40%
VE
(n=27)
TG
(n=27)
HDL-C
(n=30)
HA
(n=23)
ĐH
(n=18)
Biểu đồ 2. Tỉ lệ từng yếu tố của HCCH
Thành phần HDL – C thấp chiếm tỉ lệ cao
nhất (85,7 %).
45.70%
40%
14.30%
3 yếu tố 4 yếu tố 5 yếu tố
Biểu đồ 3. Tỉ lệ số yếu tố trong HCCH
Dạng phối hợp 3 yếu tố thường gặp nhất là
VE - tăng TG - giảm HDL.
Dạng phối hợp 4 yếu tố thường gặp nhất là:
VE-THA-tăng TG -giảm HDL-C.
Bảng 2. Giá trị cao nhất, thấp nhất và trung bình của
các yếu tố trong HCCH
Yếu tố Trị số trung bình (± độ
lệch chuẩn)
Thấp nhất-cao
nhất
VE (cm)
Nữ
Nam
88,1 ± 6,4
85,4 ± 7,1
91,1 ± 4,9
76 – 103
78 – 97
ĐH (mg/dL) 129,4 ± 73 84 – 487
HA (mmHg):
Tâm thu
Tâm trương
132,4 ± 15,5
85,3 ± 12,1
90 – 160
60 – 120
TG (mg/dL) 230 ± 219 61 – 1295
HDL-C (mg/dL)
Nữ
Nam
37,4 ± 11,9
42,4 ± 11,4
31,6 ± 9,7
23 – 66
11 – 54
Bảng 3. Giá trị trung bình của các yếu tố ở người có
và không có HCCH
Trị trung bình
(± độ lệch
chuẩn)
HCCH
(+) (n = 35)
HCCH
(-) (n = 68)
P
Tuổi (năm) 52,9 (± 7,5) 47,9 (±9,4) 0,006
VE (cm) 88,1 (± 6,4) 77,9 (±8,2) 0,000
Đường huyết 129,4 (±73,0) 101,5 (±22.7) 0,030
HAtâm thu
HAtâm trương
132± 2,6
85,3±2,3
122±2,3
77,6±1,6
0,010
0,005
Triglyceride 230 (±219) 100,9 (±33,4) 0,001
HDL-C 37,4 (± 11,9) 45,3 (± 11) 0,001
Khác biệt có ý nghĩa thống kê của từng yếu
tố khảo sát giữa nhóm có và không có HCCH.
Bảng 4. Đặc điểm thông số vi rút ở người có và
không có HCCH
HCCH(+)
(n = 35)
HCCH(-)
(n= 68)
p
Định lượng HCV -
RNA :n%
0,54
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 46
HCV RNA (+)
HCV RNA (-)
32 (91,4 %)
3 (8,6 %)
58 (85,3 %)
10 (14,7 %)
HCV- RNA: (n %)
Cao
Thấp
17 (36,9 %)
13 (31,7 %)
29 (63,1 %)
28 (68,3 %)
0,60
Típ : (n %)
Genotype 1
Genotype 2
Genotype 6
(n = 29)
17 (38,6 %)
7 (46,7 %)
5 (33,3 %)
(n = 45)
27 (61,4 %)
8 (53,3 %)
10 (66,7 %)
0,760
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5. Liên quan giữa các yếu tố trong HCCH với
nồng độ VRVG C
HCV-RNA cao HCV-RNA thấp P
VE: n%
Tăng
Không tăng
16(45,7%)
30 (57,7%)
19(54,3%)
22(42,3%)
0,27
HA: (n%)
Tăng
Không tăng
20(60,6%)
26(48,2%)
13(39,4%)
28(51,8%)
0,26
ĐH: (n%)
Tăng
Không tăng
14(60,9%)
32 (50%)
9 (39,1%)
32 (50%)
0,46
TG: (n%)
Tăng
Không tăng
18(62,1%)
28(48,3%)
11(37,9%)
30(51,7%)
0,22
HDL-C: n%
Thấp
Không thấp
32(55,2%)
14(48,3%)
26(44,8%)
15(51,7%)
0,54
Không có mối liên quan giữa các yếu tố
trong HCCH và nồng độ vi rút C trong máu.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số học mẫu nghiên cứu:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình của các bệnh nhân nhiễm VRVG C là 49,1 ±
9,1, có thể do VRVG C ít lây từ mẹ sang con,
phần lớn bệnh nhân thường bị nhiễm lúc lớn
tuổi và triệu chứng thường diễn ra âm thầm,
nên ít khi được phát hiện sớm.
Trong điều trị VGVRC mạn, tuổi cũng là
một yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng vi rút lâu
dài. ≤ 40 tuổi thì khả năng đáp ứng điều trị càng
cao và ngược lại(5). Hơn nữa, tuổi còn là yếu tố
nguy cơ bệnh tim mạch, nguy cơ mắc bệnh tim
mạch 10 năm gia tăng theo tuổi(2).
Các tác giả chưa thống nhất về giá trị tiên
đoán của yếu tố giới tính. T. Poynard và Mac
Hutchison nhận thấy ngoài yếu tố: tuổi, chưa bị
xơ hóa gan, genotype và nồng độ vi rút thì giới
nữ được xem là yếu tố có giá trị tiên đoán đáng
kể về khả năng đáp ứng với điều trị. Tại Việt
Nam, Phạm Thị Thu Thủy và Võ Ngọc Quốc
Minh chưa nhận thấy giới tính có ảnh hưởng rõ
ràng(5).
Tương tự như yếu tố tuổi, thì yếu tố giới
tính cũng được đưa vào thang điểm
Framingham để đánh giá nguy cơ bị bệnh mạch
vành trong 10 năm tới. Theo thang điểm này thì
nam giới có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành
trong 10 năm tới cao hơn nữ giới nếu cùng yếu
tố nguy cơ(2)
Tần suất HCCH ở BN nhiễm VRVG C
Bảng 6. Tỉ lệ HCCH trên bệnh nhân nhiễm VRVG C
Tác giả N Đối tượng Tỉ lệ HCCH
Huang(10) 93 Nhiễm VRVG
C
24,7 %(theo ATP III)
Hanouneh(9) 228 VGVR C mạn 26 % (theo ATP III)
Grigorescu(8) 152 VGVR C mạn 61,4 %(theo IDF)
Nghiên cứu
này
103 Nhiễm VRVG
C
34% (theo NCEP ATP
III châu Á)
Chưa tìm được số liệu trong nước về tỉ lệ
HCCH trên đối tượng nhiễm VRVG C nên
chúng tôi không thể so sánh. Sự khác biệt kết
quả với các tác giả ngoài nước có thể do tiêu
chuẩn chẩn đoán, đặc điểm chủng tộc, tập quán
sinh hoạt, độ tuổi trung bình, cỡ mẫu nghiên
cứu.
Tỉ lệ từng yều tố của HCCH
Đường huyết là thành phần của HCCH, và
được chứng minh là có liên quan với nhiễm
VRVG C đồng thời ảnh hưởng đến đáp ứng
điều trị thuốc kháng vi rút với phác đồ điều trị
với IFN và Ribavirin. Kháng insulin được ghi
nhận là có tỉ lệ cao ở bệnh nhân VGVR C. Trong
một nghiên cứu ở Hoa Kỳ, tuổi > 40, tỉ lệ bệnh
ĐTĐ ở bệnh nhân VGVR C ba lần nhiều hơn là
nhóm không nhiễm VRVG C(1)
Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu
chứng minh mối liên quan của lipid máu trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 47
bệnh nhân nhiễm VRVG C(6,7). Theo nghiên cứu
của chúng tôi, tỉ lệ của yếu tố thường gặp nhất
trong những người có HCCH là: giảm HDL-C,
gồm 30/35 người (chiếm tỉ lệ 85,7%); kế đến là
yếu tố tăng TG và tăng VE, với tỉ lệ là 27/35
người (chiếm tỉ lệ 77,1%).
Dạng phối hợp thường gặp của HCCH
Trong nghiên cứu của chúng tôi, dạng phối
hợp 4 yếu tố chiếm tỉ lệ khá cao (40%), điều này
cũng có nghĩa là khả năng xảy ra biến cố tim
mạch lớn hơn người không nhiễm VRVG C.
Qua đó, cho thấy HCCH trên đối tượng bệnh
nhân nhiễm VRVG C thực sự cần được quan
tâm vì không những ảnh hưởng xấu đến hiệu
quả điều trị thuốc chống vi rút mà còn tác động
lớn đến biến cố tim mạch và tỉ lệ tử vong do
biến cố này.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân
nhiễm vi rút viêm gan C khá cao (34%), tập
trung nhiều ở nhóm 40–50 tuổi. Do đó cần phát
hiện sớm và điều trị tích cực HCCH trên đối
tượng bệnh nhân này vì ngoài việc ngăn chận
biến chứng tim mạch và đái tháo đường típ 2,
còn đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đến việc đáp ứng
điều trị thuốc chống vi rút bằng phác đồ Peg-
INF và Ribavirin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Chí (2009). Ảnh hưởng của gan nhiễm mỡ và tiểu
đường trên điều trị bệnh VGSV C mạn tính. Điều trị bệnh viêm
gan siêu vi c mạn tính. Nhà xuất bản Y học, tr. 112-138
2. Hội Tim mạch học Việt Nam (2008). Tăng huyết áp ở người lớn.
Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa. Nhà
xuất bản Y học, tr. 239-240
3. Hội Tim mạch học Việt Nam (2008). Khuyến cáo về chẩn đoán
và điều trị rối loạn lipid máu. Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý
tim mạch và chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học, tr. 478.
4. Trương Xuân Liên (1994). Tình hình nhiễm virút viêm gan C tại
TP Hồ Chí Minh. Luận án Phó tiến sĩ, Hà nội.
5. Võ Ngọc Quốc Minh (2003). Đáp ứng điều trị nhiễm siêu vi
viêm gan C mạn tính với công thức phối hợp IFN + ribavirin.
Luận văn thạc sĩ y học.
6. Dai; Chuang; Ho (2008). Associations between hepatitis C
viremia and low serum triglyceride and cholesterol levels: a
community-based study. J Hepatol, 49(1), pp. 9-16.
7. Dai; Huang (2007). Links between triglyceride levels, hepatitis C
virus infection and diabetes. Gut, 56(8), pp. 1167-1168.
8. Grigorescu; Radu; Crisan (2008). Metabolic syndrome, insulin
resistance and adiponectin level in patients with chronic hepatitis
C. J Gastrointestin Liver Dis, 17(2), pp. 147-154.
9. Hanouneh; Feldstein; Lopez (2008). Clinical significance of
metabolic syndrome in the setting of chronic hepatitis C virus
infection. Clin Gastroenterol Hepatol, 6(5), pp. 584-589.
10. Huang; Chuang;Yu (2009). Hepatitis C virus infection and
metabolic syndrome---a community-based study in an endemic
area of Taiwan. Kaohsiung J Med Sci, 25(6), 299-305.
11. Syndrome (2005). An American Heart Association /National
Heart, Lung and Blood Institute Scientific Statement. Circulation
2005(112), pp. 2735-2752.