Hội chứng giảm cung lượng tim trong 48 giờ đầu sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng fallot tại bệnh viện nhi đồng 1 từ 11-2010 đến 09-2011

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ giảm cung lượng tim trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot, các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Từ 11-07 đến 09-2011, tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 có 92 trẻ tứ chứng Fallot được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn đều được đưa vào nghiên cứu. Tất cả các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng đều được thu thập và phân tích để tìm các yếu tố liên quan đến giảm cung lượng tim sau phẫu thuật. Kết quả: Tỷ lệ giảm cung lượng tim trong vòng 48 giờ đầu sau mổ là 55,43%, cần điều trị albumin 5% và vận mạch. Trong nhóm có giảm cung lượng tim, 58,82% trường hợp cô đặc máu, 33,33% giảm tiểu cầu, 82,35% có SpO2 trước phẫu thuật < 90%, động mạch chủ cưỡi ngựa  50% chiếm 86,27%, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể  160 phút chiếm 27,45%, 92,2% bệnh nhân có mở rộng động mạch phổi bằng mảnh vá màng ngoài tim, 41,18% bệnh nhân được tái tạo van động mạch phổi 1 mảnh và 37,25% trường hợp có làm transannular patch. Kết luận: Các yếu tố có liên quan đến tình trạng giảm cung lượng tim là: SpO2 < 90%, cô đặc máu, giảm tiểu cầu, động mạch chủ cưỡi ngựa  50%, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể  160 phút, tái tạo van động mạch phổi 1 mảnh và mở rộng động mạch phổi bằng mảnh vá. Vì vậy cần phải theo dõi chặt chẽ huyết độ

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội chứng giảm cung lượng tim trong 48 giờ đầu sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng fallot tại bệnh viện nhi đồng 1 từ 11-2010 đến 09-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 149 HỘI CHỨNG GIẢM CUNG LƯỢNG TIM TRONG 48 GIỜ ĐẦU SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA HOÀN TOÀN TỨ CHỨNG FALLOT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 11-2010 ĐẾN 09-2011 Phạm Thị Kiều Diễm*, Vũ Minh Phúc**, Phạm Lê An** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ giảm cung lượng tim trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot, các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Từ 11-07 đến 09-2011, tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 có 92 trẻ tứ chứng Fallot được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn đều được đưa vào nghiên cứu. Tất cả các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng đều được thu thập và phân tích để tìm các yếu tố liên quan đến giảm cung lượng tim sau phẫu thuật. Kết quả: Tỷ lệ giảm cung lượng tim trong vòng 48 giờ đầu sau mổ là 55,43%, cần điều trị albumin 5% và vận mạch. Trong nhóm có giảm cung lượng tim, 58,82% trường hợp cô đặc máu, 33,33% giảm tiểu cầu, 82,35% có SpO2 trước phẫu thuật < 90%, động mạch chủ cưỡi ngựa  50% chiếm 86,27%, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể  160 phút chiếm 27,45%, 92,2% bệnh nhân có mở rộng động mạch phổi bằng mảnh vá màng ngoài tim, 41,18% bệnh nhân được tái tạo van động mạch phổi 1 mảnh và 37,25% trường hợp có làm transannular patch. Kết luận: Các yếu tố có liên quan đến tình trạng giảm cung lượng tim là: SpO2 < 90%, cô đặc máu, giảm tiểu cầu, động mạch chủ cưỡi ngựa  50%, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể  160 phút, tái tạo van động mạch phổi 1 mảnh và mở rộng động mạch phổi bằng mảnh vá. Vì vậy cần phải theo dõi chặt chẽ huyết động và biến chứng giảm cung lượng tim các trường hợp tứ chứng Fallot được phẫu thuật có các đặc tính kể trên. Từ khóa: Tứ chứng Fallot, giảm cung lượng tim trong 48 giờ đầu, các yếu tố liên quan ABSTRACT LOW CARDIAC OUTPUT IN FIRST 48 HOURS AFTER TOTAL CORRECTION OF TETRALOGY OF FALLOT AT CHILDREN HOSPITAL N0 1, FROM NOVEMBER 2010 TO SEPTEMBER 2011. Pham Thi Kieu Diem, Vu Minh Phuc, Pham Le An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 149 - 154 Objective: to determin e the percentage of patients with low cardiac output (LCOS) and these relative factors in first 48 hours after total correction of Tetralogy of Fallot. Methods: From November 2007 to September 2011, 92 consecutive patients with the diagnosis of TOF (Tetralogy of Fallot) underwent complete surgical repair at Children’s Hospital 1. All the details including clinical and paraclinical signs were colleted and analyzed to determine the relative factors of low cardiac output after total correction of TOF. Results: the percentage of patients with low cardiac output in first 48 hours after total correction of TOF was 55.43%, they were treated with albumin 5% and inotropic drugs. Among 51 patients with LCOS, 58.82% patients had polycythemia, 33.33% had thrombocytopenia, overriding of the aorta  50% was 86.27%, cardiopulmonary bypass (CPB) time  160 minutes was 27.45%, 92.2% patients was enlarged pulmonary artery * Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Đồng 1 ** Bộ môn Nhi, Đại Học Y Dược TPHCM Tác giả liên hệ: BS. CK1 Phạm Thị Kiều Diễm, ĐT: 0916412694, Email: kieudiem84@yahoo.com. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 150 with pericardial, 41.18% patients had monocusp and 37.25% had transannular patch. Conclusion: the relative factors of low cardiac output are: polycythemia, thrombocytopenia, overriding of the aorta  50%, cardiopulmonary bypass (CPB) time  160 minutes, monocusp, and enlarged pulmonary artery with pericardial. So, in these patients, we should monitor hemodynamic for early detection complication of low cardiac output. Key words: Tetralogy of Fallot, low cardiac output, relative factors. ĐẶT VẤN ĐỀ Tứ chứng Fallot là tim bẩm sinh tím thường gặp nhất trong tất cả bệnh tim bẩm sinh tím ở trẻ em (khoảng 75%). Lillehei đã thành công trong phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot với hệ thống tuần hoàn chéo (cross-circulation)(6). Từ đó đến nay, ngành phẫu thuật tim đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc điều trị triệt để loại tim bẩm sinh này. Tuy nhiên, giảm cung lượng tim sau phẫu thuật là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong sớm trong vòng 48 giờ sau mổ, chiếm 10,7% – 77%(1,3,5). Từ khi triển khai hoạt động phẫu thuật tim hở tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 từ năm 2007, ngày càng có nhiều trẻ tứ chứng Fallot được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn. Giảm cung lượng tim trong 48 giờ sau phẫu thuật xảy ra với tuần suất cao dẫn đến tử vong sớm sau mổ cũng như kéo dài thời gian nằm viện và tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện, tăng chi phí điều trị. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định tỷ lệ cũng như các yếu tố liên quan giảm cung lượng tim trong vòng 48 giờ sau mổ ở các bệnh nhi được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng fallot tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả hàng loạt ca tứ chứng Fallot được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 từ 11-2007 đến 09-2011. Sau phẫu thuật tất cả bệnh nhân đều được theo dõi, điều trị tại khoa hồi sức ngoại với thở máy, theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn, CVP liên tục, theo dõi nước tiểu, bilan xuất nhập mỗi giờ, và xét nghiệm khí máu động mạch, ion đồ, lactat máu mỗi 4 giờ. Tất cả bệnh nhân được chia thành 2 nhóm có và không giảm cung lượng tim. Bệnh nhân có giảm cung lượng tim trong 48 giờ đầu hậu phẫu khi thỏa 2 trong các tiêu chuẩn sau: mạch nhanh hay chậm hơn ngưỡng bình thường theo tuổi; mạch nhẹ khó bắt; chi lạnh, ẩm, xanh tái; thời gian phục hồi màu da > 3 giây; huyết áp thấp theo tuổi và giới; huyết áp kẹp, nước tiểu < 1 ml/kg/giờ. Số liệu thu thập bao gồm các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước, trong và sau phẫu thuật. Các biến số định tính được qui ra tỷ lệ phần trăm. Các biến số định lượng được biểu hiện dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Mối liên quan giữa yếu tố định tính với giảm cung lượng tim sau mổ được khảo sát bằng phép kiểm t, mối liên quan giữa các yếu tố định lượng với giảm cung lượng tim được khảo sát bằng phép kiểm 2. Ngưỡng có ý nghĩa thống kê là p < 0,05. Nhập số liệu bằng phần mềm epi.data và phân tích số liệu với Stata. KẾT QUẢ Từ 11-2007 đến 09-2011 có tổng cộng 92 trẻ tứ chứng Fallot được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tại bệnh viện nhi đồng 1, gồm 52 nam và 40 nữ, tuổi từ 2 tháng đến 6 tuổi (27,9 ± 17,5 tháng), trong đó đa số là từ 1 đến 4 tuổi. Trong giai đoạn hậu phẫu sớm có 51 (55,43%) trường hợp giảm cung lượng tim. Các trường hợp này thường xảy ra vào giờ thứ 6 (5,88 ± 0,82 giờ) sau phẫu thuật. Trong giai đoạn hậu phẫu sớm có 1 trường hợp tử vong do giảm cung lượng tim nặng không đáp ứng với các biện pháp hồi sức. Ở nhóm bệnh nhân có giảm cung lượng tim (51 trường hợp), nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân đều có tím trung ương trước phẫu thuật, với tỷ lệ SpO2 < 90% là 82,35%, cô đặc máu và giảm tiểu cầu chiếm tỷ lệ lần lượt là 58,8% và 33,3%. Tất cả bệnh nhân không có suy tim trước phẫu thuật với động mạch chủ cưỡi ngựa  50% là 86,27%. Về mức độ hẹp động mạch phổi, đa số hẹp ở cả 3 vị trí dưới van, tại van và trên van, và có 8 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 151 trường hợp có tuần hoàn bàng hệ. Đa số bệnh nhân đều được mở rộng động mạch phổi bằng mảnh vá (92,16%), trong đó 37,25% được làm transannular patch, 41,18% được tái tạo van động mạch phổi 1 mảnh. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể là 159,47 ± 9,85 phút, thời gian kẹp động mạch chủ 81,63 ± 5,97 phút. Chỉ có 2 trường hợp suy thận do giảm cung lượng tim nhưng hồi phục hoàn toàn, không cần thẩm phân phúc mạc. Nguyên nhân giảm cung lượng tim chủ yếu là suy chức năng thất phải (41,18%) và thiếu dịch (35,29%). Phân tích đơn biến bệnh nhân có giảm cung lượng tim (nhóm 1) và không có giảm cung lượng tim (nhóm 2) trong 48 giờ đầu hậu phẫu cho thấy cô đặc máu, giảm tiểu cầu, động mạch chủ cưỡi ngựa  50%, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể  160 phút, mở rộng động mạch phổi bằng mảnh vá màng ngoài tim và tái tạo van động mạch phổi 1 mảnh là các biến có ý nghĩa thống kê. Bảng 1: Một số đặc điểm các trường hợp giảm cung lượng tim Tần số hay trung bình SpO2 < 90% 42 (82,35%) Cô đặc máu 30 (58,82%) Giảm tiểu cầu 17 (33,33%) Động mạch chủ cưỡi ngựa  50% 44 (86,27%) Hẹp động mạch phổi cả 3 vị trí (dưới van, tại van và trên van) 26 (50,98%) Tuần hoàn bàng hệ 8 (15,69%) Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể 159,47 ± 9,85 phút Thời gian kẹp động mạch chủ 81,63 ± 5,79 phút Mở rộng động mạch phổi bằng mảnh vá 47 (92,16%) Transannular patch 19 (37,25%) Tái tạo van động mạch phổi 1 mảnh 21 (41,18%) Bảng 2: Nguyên nhân giảm cung lượng tim (n=51) Nguyên nhân Tần số Tỷ lệ (%) Thiếu dịch 13 25,4 % Mất máu 4 7,84 % Suy thất phải 21 41,18 % Suy thất trái 4 7,84 % Rối loạn nhịp tim 9 17,6 % Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến giảm cung lượng tim Nhóm 1 (n=51) Nhóm 2 (n=41) Giá trị p Tuổi phẫu thuật > 0,05 < 1 tuổi 9 (17,65%) 5 (12,2%) 1 – 4 tuổi 36 (70,59%) 28 (68,29%) > 4 tuổi 6 (11,76%) 8 (19,51%) B-T Shunt trước phẫu thuật 3 (5,88%) 1 (2,44%) > 0,05 Cô đặc máu 30 (58,82%) 13 (31,71%) < 0,05 Giảm tiểu cầu 17 (33,33%) 3 (7,32%) < 0,01 Động mạch chủ cưỡi ngựa  50% 44 (86,27%) 28 (68,29%) < 0,05 Thời gian THNCT  160 phút 14 (27,45%) 4 (9,76%) < 0,05 Tái tạo van động mạch phổi 1 mảnh 21 (41,18%) 8 (19,51%) < 0,05 Transannular patch 19 (37,25%) 8 (19,51%) > 0,05 Mở rộng động mạch phổi bằng mảnh vá 47 (92,16%) 31 (75,61%) < 0,05 BÀN LUẬN Sau mổ tứ chứng Fallot, giảm cung lượng tim thường xảy ra trong vòng 48 giờ đầu hậu phẫu, vì đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong trong giai đoạn hậu phẫu sớm sau phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot trên toàn thế giới trong giai đoạn phẫu thuật tứ chứng Fallot mới phát triển. Tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 mới bắt đầu phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot trong 4 năm gần đây, nên chúng tôi tập trung nghiên cứu các yếu tố liên quan đến giảm cung lượng tim trong giai đoạn hậu phẫu sớm để có thể theo dõi, điều trị kịp thời cũng như tiên lượng trước phẫu thuật. Kết quả phân tích từ nhóm bệnh nhân cho thấy nguyên nhân giảm cung lượng tim trong vòng 48 giờ đầu hậu phẫu chủ yếu là suy thất phải. Suy thất phải với các triệu chứng như huyết áp tụt, CVP cao, gan to hơn so với lúc ra giờ đầu hậu phẫu, có 21 trường hợp chiếm tỷ lệ 41,18%. Suy thất phải là một nguyên nhân thường gặp gây giảm cung lượng tim sau phẫu thuật tứ chứng Fallot do lòng thất phải nhỏ, độ đàn hồi thất phải kém nên không chịu được áp lực đổ đầy cao sau phẫu thuật, và thường chức năng thất phải hồi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 152 phục sau 3 – 5 ngày. Woodson cũng ghi nhận giảm cung lượng tim trong 48 giờ đầu sau mổ do suy thất phải trong nghiên cứu của mình là 12%(11). Theo y văn các yếu tố liên quan đến giảm cung lượng tim cũng như tử vong sau phẫu thuật là: tuổi, mức độ nặng của thiểu sản chỗ nối thân động mạch phổi – thất phải, transannular patch (mảnh vá xuyên vòng van), P thất phải/thất trái cao, phẫu thuật tạm thời trước đó, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài, Hct trước mổ cao, bất thường của động mạch phổi, chu vi vòng van động mạch phổi nhỏ. Trong nghiên cứu này, trong tất cả các trường hợp giảm cung lượng tim, kết quả phân tích ghi nhận các yếu tố liên quan đến giảm cung lượng tim sau phẫu thuật tứ chứng Fallot tại bệnh viện Nhi Đồng 1 là cô đặc máu, giảm tiểu cầu, động mạch chủ cưỡi ngựa  50%, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể  160 phút, tái tạo van động mạch phổi 1 mảnh và mở rộng động mạch phổi bằng mảnh vá. Lứa tuổi phẫu thuật Thất phải bắt đầu phì đại trong một thời gian ngắn sau sinh, và liên tục cho đến khi trẻ lớn, và bắt đầu không hồi phục khi trẻ 4 tuổi, bên cạnh đó tình trạng thiếu oxy mãn sẽ dẫn đến tổn thương cơ tim và các cơ quan khác như não, thận, phổi, ganVì vậy, sau 4 tuổi thì thất phải bị tăng áp lực không hồi phục, đây là yếu tố tiên lượng tử vong sau này. Wang XW trong nghiên cứu đánh giá nguy cơ tử vong sau phẫu thuật tứ chứng Fallot ghi nhận tuổi là phẫu thuật nhỏ là yếu tố nguy cơ của giảm cung lượng tim(9). Tuy nhiên kết quả cho thấy tuổi phẫu thuật không phải là yếu tố liên quan. Có thể tất cả trẻ đã được phẫu thuật từ rất sớm khi phát hiện ra triệu chứng, nên những trẻ trên 4 tuổi được phẫu thuật là những trẻ tím nhẹ hay không tím, triệu chứng lâm sàng nhẹ nên nguy cơ giảm cung lượng tim không có khác biệt so với trẻ nhỏ hơn, có thể do những tiến bộ trong phẫu thuật, hồi sức mà hiện nay tuổi không còn là yếu tố nguy cơ nữa, hay có thể do số trẻ có tuổi nhỏ được phẫu thuật ít nên không tìm thấy mối liên quan. B-T Shunt trước mổ Kirlin ghi nhận phẫu thuật tạm thời trước đó nhiều hơn 1 lần làm tăng nguy cơ tử vong sau mổ do động mạch phổi có nguy cơ bị biến dạng do phẫu thuật tạo shunt trước đó(4). Nhưng chúng tôi ghi nhận không có sự ảnh hưởng của B-T shunt lên tình trạng giảm cung lượng tim. Phạm Nguyễn Vinh cũng ghi nhận B-T shunt trước phẫu thuật không liên quan đến giảm cung lượng tim nặng sau mổ với tỷ lệ bệnh nhân B-T shunt trước phẫu thuật trong nhóm có giảm cung lượng tim nặng và không giảm cung lượng tim lần lượt là 6,9% và 14,7%(8). Cô đặc máu Kết quả nghiên cứu ghi nhận Hct > 60% có liên quan đến giảm cung lượng tim sau mổ. Kirlin ghi nhận Hct trước mổ cao làm tăng nguy cơ tử vong của hậu phẫu sớm(5,6). Nghiên cứu của Phạm Nguyễn Vinh tại viện tim cho thấy Hct > 60% là yếu tố nguy cơ của giảm cung lượng tim nặng(8). Hct trước mổ càng cao chứng tỏ tình trạng thiếu oxy mô càng nặng, mô cơ tim càng dễ bị ảnh hưởng sau chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, dễ dẫn đến giảm cung lượng tim. Giảm tiểu cầu Tỷ lệ giảm tiểu cầu trong nhóm giảm cung lượng tim là 33,33% cao hơn 7,32% trong nhóm không giảm cung lượng tim. Trẻ giảm tiểu cầu chứng tỏ trẻ tím nặng, cho nên cùng với mao mạch phổi phát triển bất thường, rối loạn đông máu cộng với sự bất hoạt tiểu cầu do hậu quả của chạy tuần hoàn ngoài cơ thể nên trẻ sẽ có xu hướng chảy máu sau mổ hay thoát dịch qua khoang thứ ba gây giảm cung lượng tim do giảm tiền tải. Động mạch chủ cưỡi ngựa  50 Đây là yếu tố liên quan đến giảm cung lượng tim vì trên trẻ này, mức độ cưỡi ngựa càng nhiều chứng tỏ thất phải hẹp càng nặng, bệnh nhân sẽ nhận hậu quả của thiếu oxy mô và những bất lợi của chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, nên dễ suy chức năng thất phải hơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 153 Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể ≥ 160 phút thì làm tăng nguy cơ giảm cung lượng tim sau mổ. Nghiên cứu của Phạm Nguyễn Vinh cũng ghi nhận nguy cơ giảm cung lượng tim tăng có ý nghĩa khi thời gian này ≥ 105 phút(8). Hashemzadeck thì ghi nhận nguy cơ tử vong tăng cao hơn khi thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể > 120 phút(2). Các bệnh nhân tứ chứng Fallot nói riêng và tim bẩm sinh tím nói chung có màng mao mạch phổi bất thường, do đó rất nhạy đối với tác động bất lợi của chạy tuần hoàn ngoài cơ thể. Sau mổ tim hở, các bệnh nhân này thường có hiện tượng thoát dịch vào mô kẽ gây phù mô kẽ và thoát dịch vào các khoang màng phổi, màng bụng. Trên 1 tâm thất phải phì đại, phù cơ tim cộng với miếng màng ngoài tim cứng dùng để nới rộng buồng thoát thất phải càng làm suy giảm chức năng tâm thất phải. Do đó, trên bệnh nhân chạy tuần hoàn ngoài cơ thể càng dài thì cơ tim càng bị tổn thương và dẫn đến rối loạn cơ tim sau phẫu thuật. Transannular patch Theo một số tác giả như Klinner và Nollert, xẻ vòng van động mạch phổi là một yếu tố nguy cơ của tử vong hậu phẫu sớm(7). Kirlin nhận thấy xẻ vòng van không phải là một yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong hậu phẫu sớm(5). Nghiên cứu của Phạm Nguyễn Vinh tại Viện Tim cũng ghi nhận kết quả tương tự, xẻ vòng van không là yếu tố nguy cơ của giảm cung lượng tim sau phẫu thuật(8). Xẻ vòng van ĐM phổi cần thiết nếu có hẹp tại vị trí này, nhằm giải phóng tắt nghẽn của buồng tống thất phải, làm giảm tỉ lệ P thất phải / thất trái sau mổ và vẫn được thực hiện ở nhiều trung tâm phẫu tim trên thế giới. Vì vậy, xẻ vòng van động mạch phổi có phải là yếu tố nguy cơ hay không hiện vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên, tái tạo van động mạch phổi 1 mảnh là yếu tố liên quan đến giảm cung lượng tim sau phẫu thuật, đây là những trường hợp không bảo tồn được van động mạch phổi, phù hợp với nhận định của Kirlin(6). Sử dụng miếng vá màng ngoài tim để mở rộng buồng thoát thất phải và động mạch phổi Là yếu tố liên quan đến giảm cung lượng tim sau phẫu thuật. Mức độ nặng của hẹp van động mạch phổi biểu hiện bằng nhu cầu sử dụng miếng vá để mở rộng động mạch phổi. Muriel D. Wolf ghi nhận nguy cơ tử vong cao hơn ở nhóm mà miếng vá mở rộng lên động mạch phổi so với nhóm mà miếng vá chỉ giới hạn ở thất phải(10). Kirlin trong nghiên cứu của mình cho kết quả tử vong ở nhóm có miếng vá là 19% trong khi ở nhóm không có miếng vá là 7%, tác giả cũng ghi nhận tỷ lệ tử vong có giảm từ 15% xuống 7% từ 1960 – 1964 là do giảm sử dụng mảnh vá để mở rộng buống tống thất phải(4,5). KẾT LUẬN Tỷ lệ giảm cung lượng tim trong 48 giờ sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot là 55,43% và nguyên nhân chủ yếu là suy thất phải. Tình trạng cô đặc máu, giảm tiểu cầu, động mạch chủ cưỡi ngựa  50%, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể  160 phút, mở rộng động mạch phổi bằng mảnh vá, tái tạo van động mạch phổi 1 mảnh là các yếu tố có liên quan đến giảm cung lượng tim trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1, do đó cần phải lưu ý các trường hợp có các đặc điểm kể trên để có các biện pháp can thiệp điều trị kịp thời. Tuy nhiên, gần đây Bệnh Viện Nhi Đồng 1 đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phẫu thuật, chạy tuần hoàn ngoài cơ thể cũng như hồi sức sau mổ, vì vậy, tỷ lệ giảm cung lượng tim sau phẫu thuật có thể thấp hơn, và cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để đánh giá thêm các yếu tố liên quan thật sự đến tình trạng giảm cung lượng tim sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chittithavorn V, Rergkliang C (2006), "Predicted Outcome after Repair of Tetralogy of Fallot by Postoperative Pressure Ratio between Right and Left Ventricle." J Med Assoc Thai, 89 (1), pp 43-50. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 154 2. Hashemzadeh K et al (2010), "Early and Late Results of Total Correction of Tetralogy of Fallot." Acta Medica Iranica., 48(2), pp 117-122. 3. Hoffman TM, Wernovsky G (2003), "Efficacy and Safety of Milrinone in Preventing Low Cardiac Output Syndrome in Infants and Children After Corrective Surgery for Congenital Heart Disease." Circulation., 107, pp 996-1002. 4. Kirklin JW, EH Blackstone (1979), "Routine primary repair vs two-stage repair of tetralogy of Fallot". Circulation, 60, pp 373- 386. 5. Kirklin JW, Wallace RB, McGoon DC, DuShane JW (1965), "Early and late results after intracardiac repair of Tetralogy of Fallot. 5-Year review of 337 patients". Ann Surg, 162(4), pp 578- 589. 6. Kirlin JW et al. “Ventricular Septal Defect with Pulmonary Stenosis or Atresia”. Cardiac Surgery.(Third edi
Tài liệu liên quan