Hội chứng tiền mãn kinh

Thay đổi tâm thần, ngực mềm, bụng căng, thèm ăn, mệt mỏi, dễ kích thích và trầm cảm. Nếu bạn bị một số trong các triệu chứng này trong nhiều ngày trước chu kỳ kinh hằng tháng, có thể bạn có hội chứng tiền mãn kinh (PMS). 75% số phụnữ mãn kinh có một vài kiểu triệu chứng tiền mãn kinh. Các triệu chứng này hay gặp nhất ở lứa tuổi 20-30 và có thể báo trước. Bạn có thể có những thay đổi về thân thể và cảm xúc với mức độ mạnh hơn hoặc yếu hơn trong mỗi chu kỳ kinh. Tuy nhiên, không nên để các triệu chứng này theo suốt cuộc đời bạn. Trong những năm gần đây, nhiều người đã được biết về PMS. Điều trị và điều chỉnh lối sống có thể giúp bạn giảm hoặc kiểm soát được các triệu chứng này.

pdf10 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội chứng tiền mãn kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội chứng tiền mãn kinh Thay đổi tâm thần, ngực mềm, bụng căng, thèm ăn, mệt mỏi, dễ kích thích và trầm cảm. Nếu bạn bị một số trong các triệu chứng này trong nhiều ngày trước chu kỳ kinh hằng tháng, có thể bạn có hội chứng tiền mãn kinh (PMS). 75% số phụ nữ mãn kinh có một vài kiểu triệu chứng tiền mãn kinh. Các triệu chứng này hay gặp nhất ở lứa tuổi 20-30 và có thể báo trước. Bạn có thể có những thay đổi về thân thể và cảm xúc với mức độ mạnh hơn hoặc yếu hơn trong mỗi chu kỳ kinh. Tuy nhiên, không nên để các triệu chứng này theo suốt cuộc đời bạn. Trong những năm gần đây, nhiều người đã được biết về PMS. Điều trị và điều chỉnh lối sống có thể giúp bạn giảm hoặc kiểm soát được các triệu chứng này. Dấu hiệu và triệu chứng Đối với nhiều phụ nữ, các triệu chứng PMS gây khó chịu và là một phần khó chịu của chu kỳ kinh hằng tháng. Tuy nhiên, ước tính đối với 30- 40% số phụ nữ, đau thân thể và stress cảm xúc không đủ nặng để ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hằng ngày của họ. Với phần lớn những phụ nữ này, các triệu chứng biến mất khi chu kỳ kinh bắt đầu. Nhưng khoảng 7% có dạng PMS gây rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc tiền mãn kinh (PMDD). Các triệu chứng thể chất và cảm xúc có liên quan với PMS hay gặp nhất bao gồm:  Tăng cân do giữ nước  Bụng căng  Ngực mềm  Căng thẳng hoặc lo âu  Trầm cảm  Các cơn khóc  Thay đổi tâm thần và dễ kích thích hoặc giận dữ  Thay đổi cảm giác ngon miệng và thèm ăn  Đau khớp hoặc đau cơ  Buồn nôn  Nôn  Đau đầu  Khó tập trung  Mệt mỏi Mặc dù danh sách các triệu chứng rất dài, phần lớn phụ nữ bị PMS chỉ có một vài trong số những rối loạn này. Nguyên nhân Mặc dù không ai biết chính xác nguyên nhân của PMS, có một vài giả thuyết về các yếu tố có thể góp phần gây những triệu chứng này. Thay đổi chu kỳ hormon là một nguyên nhân quan trọng, vì các triệu chứng thay đổi PMS theo dao động của hormon và cũng biến mất khi có thai hoặc mãn kinh. Sự thay đổi hóa chất trong não cũng có liên quan. Một manh mối của nguyên nhân này có thể là thay đổi serotonin, một hóa chất trong não được coi là giữ vai trò quan trọng trong trạng thái tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Nhóm thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) giúp giảm các triệu chứng PMS, có lẽ là do hiệu quả của chúng trên hóa chất này của não. Đôi khi, một số phụ nữ bị PMS nặng không được chẩn đoán là trầm cảm, mặc dù trầm cảm đơn thuần không gây tất cả các triệu chứng liên quan tới PMS. Stress cũng có thể làm một số triệu chứng nặng hơn, nhưng riêng lẻ thì không phải là nguyên nhân. Một vài triệu chứng PMS có liên quan tới nồng độ vitamin và chất khoáng thấp. Ăn nhiều thức ăn mặn có thể gây giữ nước, uống rượu và đồ uống có càfê, là các chất có thể gây rối loạn tâm thần và năng lượng, cũng được phát hiện là có thể góp phần gây PMS. Cuối cùng, tất cả các yếu tố này có thể góp phần gây PMS ở một vài mức độ. Khi nào cần đi khám Nếu bạn thử kiểm soát PMS bằng việc thay đổi lối sống, nhưng ít hoặc không thành công, và các triệu chứng PMS ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và các hoạt động thường ngày của bạn, hãy đến khám bác sĩ. Sàng lọc và chẩn đoán Không có kết quả khám thực thể và xét nghiệm nào giúp chẩn đoán PMS. Bác sĩ có thể đóng góp một triệu chứng PMS đặc trưng nếu có một phần mô hình dự báo tiền mãn kinh. Để thiết lập mô hình này, bác sĩ có thể hỏi bạn về việc theo dõi các triệu chứng trên lịch hoặc nhật ký trong ít nhất 2 chu kỳ kinh. Ghi chú ngày triệu chứng được quan tâm đầu tiên xuất hiện và biến mất là rất quan trọng. Cũng đánh dấu ngày chu kỳ kinh bắt đầu. Điều trị Bác sĩ có thể kê đơn một hoặc nhiều thuốc điều trị PMS. Sự thành công của thuốc trong việc giảm các triệu chứng thay đổi giữa người này với người khác. Các thuốc thường được kê cho PMS bao gồm:  Thuốc chống viêm phi steroid (NSAID). Dùng trước chu kỳ kinh, các thuốc NSAID như ibuprofen (Advil, Motrin, các thuốc khác) hoặc naproxen natri (Aleve) có thể giảm đau và căng vú. Lưu ý rằng dùng NSAID kéo dài có thể gây chảy máu hoặc loét dạ dày và có thể nguy hiểm nếu bị các rối loạn về gan, thận hoặc tim.  Các thuốc tránh thai đường uống. Các thuốc hormon ngừng rụng trứng và ổn định này, có thể làm giảm các triệu chứng PMS.  Thuốc chống trầm cảm. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI), bao gồm fluoxetin (Prozac, Sarafem), paroxetin (Paxil), sertralin (Zoloft) và venlafaxxin (Effexor) thành công trong việc giảm các triệu chứng PMS ở 60-70% số phụ nữ dùng thuốc. Những thuốc này có thể được dùng ở liều thấp hơn liều thường được kê điều trị trầm cảm và có thể dùng hằng ngày hoặc chỉ dùng trong 1-2 tuần trước khi có kinh.  Acetat medroxyprogesteron (Depo-Provera). Với PMS hoặc PMDD nặng, một mũi tiêm này có thể được dùng để tạm thời ngừng rụng trứng. Điều trị PMDD tương tự như điều trị PMS, nhưng có thể tích cực hơn do triệu chứng nặng hơn. Tự điều trị Bạn có thể kiểm soát và giảm các triệu chứng PMS bằng cách thay đổi cách ăn, tập luyện và nhu cầu sống hằng ngày. Các bước bạn có thể làm bao gồm: Thay đổi chế độ ăn  Nếu có thể, ăn với các bữa ăn nhẹ và đều hơn để giảm chướng bụng và cảm giác quá no.  Hạn chế muối và thức ăn mặn để giảm chướng bụng và giữ nước.  Chọn thực phẩm chứa nồng độ carbohydrat cao, như hoa quả, rau xanh và gạo nguyên nhất, và thực phẩm giàu calci. Nếu không thể dung nạp những thực phẩm này hằng ngày hoặc không chắc chắn về sự thích hợp của calci trong chế độ ăn, có thể cần bổ sung calci hằng ngày.  Bổ sung multivitamin hằng ngày.  Tránh dùng cà phê  Tránh dùng rượu. Kết hợp tập luyện với công việc hằng ngày Đi bộ nhanh, bơi vòng hoặc các bài tập thể dục nhịp điệu khác trong 20-30 phút, ít nhất 3-5 lần/tuần để cải thiện sức khỏe toàn thân và cảm thấy thoải mái hơn. Tập luyện thường xuyên cũng có thể giảm các triệu chứng như mệt mỏi và trầm cảm. Giảm stress  Ngủ đủ  Tập giãn cơ tăng dần và tập thở sâu để giảm đau đầu, lo âu hoặc ngủ ít. Theo dõi các triệu chứng trong vài tháng Theo dõi để phát hiện các đợt và thời gian xuất hiện triệu chứng. Điều này cho phép bạn đưa ra những chiến lược có thể giảm triệu chứng. Thuốc bổ sung và thay thế Các sản phẩm và liệu pháp điều trị mới giúp giảm triệu chứng PMS phù hợp với thị trường mỗi năm. Dựa vào các nghiên cứu gần đây, đây là những hiểu biết về hiệu quả của một số liệu pháp điều trị bổ sung thường gặp: Tác động gì  Bổ sung calci. Một nghiên cứu trên 500 phụ nữ được đăng trên Tạp chí American Journal of Obstetrics and Gynecology vào tháng 8/1998 cho thấy nhai 1200mg carbonat calci/ngày, như Tums, giảm được gần 50% số triệu chứng thể chất và tâm lý của PMS. Sự cải thiện được ghi nhận ở đợt điều trị thứ 3. Thông thường, dùng carbonat calci dài ngày cũng có lợi trong việc giảm nguy cơ loãng xương.  Bổ sung magiê. Một nghiên cứu năm 1998 trên Tạp chí Journal of Women's Health cho thấy dùng 200mg magiê/ngày đã giảm 40% giữ nước, mềm vú và giảm sưng. Sự cải thiện được ghi nhận ở đợt điều trị thứ 2. Có thể có hiệu quả gì  Vitamin E. Vitamin E được cho là giúp giảm các triệu chứng PMS nhờ điều hòa sản sinh prostaglandin, các chất giống hormon để giảm đau và mềm vú. Các nghiên cứu về vitamin E cho kết quả khác nhau. Một số bác sĩ khuyên dùng 400 đơn vị quốc tế vitamin E/ngày để điều trị triệu chứng PMS.  Thảo dược. Một số phụ nữ đã giảm các triệu chứng PMS nhờ thảo dược, nhưng một vài nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả điều trị của đen (đau khớp, đau đầu, trầm cảm), gừng (buồn nôn), lá cây mâm xôi đỏ (đau), chè bồ công anh (sưng), quả cây (lo âu, mất ngủ và thay đổi tâm thần) hoặc dầu cây ảnh thảo lúc sáng sớm (đau, mềm vú). Cần cảnh báo là Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc chưa xem xét về thảo dược. Điều này có nghĩa là độ an toàn và hiệu quả của chúng chưa được chứng minh. Bạn không được đảm bảo rằng sản phẩm bạn mua chứa các thành phần như trên nhãn hoặc bị nhiễm các chất có hại khác. Cần đến khám bác sĩ trước khi dùng bất cứ thảo dược nào. Không có hiệu quả gì  Kem progesteron tự nhiên. Có nguồn gốc từ khoai lang dại và đỗ tương, một số phụ nữ cho rằng kem này đã giảm các triệu chứng. Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của chúng, và phần lớn các bác sĩ khuyên không nên dùng kem này.  Vitamin B6. Các nghiên cứu về việc bổ sung hằng ngày vitamin B6 đã không thấy hiệu quả. Liều cao dùng hằng ngày có thể gây tổn thương thần kinh và được coi là nguy hiểm.
Tài liệu liên quan