Hội nhập kinh tế quốc tế - Mục tiêu và động lực để Việt Nam phát triển - Chuyên đề 3

I. THỜI CƠ Trong Thông điệp về phép biện chứng của tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/2/2016 Thủ tướng nêu: “Những cam kết trong các Hiệp định là những khung khổ, chuẩn mực để góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng”.

pdf52 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế - Mục tiêu và động lực để Việt Nam phát triển - Chuyên đề 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - MỤC TIÊU VÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN Biên soạn Ts Luật GVCC PHẠM VĂN CHẮT TRỌNG TÀI VIÊN TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIAC) BÁO CÁO VIÊN BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên đề 3 THỜI CƠ, THÁCH THỨC VÀ TÁC ĐỘNG TỪ CÁC FTA THẾ HỆ MỚI, AEC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 11/16/2016 2 I. THỜI CƠ Trong Thông điệp về phép biện chứng của tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/2/2016 Thủ tướng nêu: “Những cam kết trong các Hiệp định là những khung khổ, chuẩn mực để góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng”. “Đặc biệt, cần nhận thức sâu sắc rằng cơ hội thuận lợi tự nó không chuyển thành sức mạnh kinh tế, lợi ích và khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà phải thông qua sự nỗ lực và hiệu quả hoạt động hướng đích của các chủ thể – Nhà nước, người dân và doanh nghiệp”. - Sức ép buộc VN phải tiếp tục ban hành hệ thống luật, chính sách phù hợp cam kết FTA và trên tiêu chí: + phù hợp; + Rõ ràng, + Khả thi, + đồng bộ. Thực hiện được như vậy giúp DN dễ nắm, dự báo, thực thi và tạo thống nhất giữa các cơ quan, cán bộ quản lý và doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. ( Chủ tịch QH, Chủ tịch nước và Thủ tướng đang rất quyết tâm). . 11/16/2016 5 - Cải cách hành chính giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; -Thuế nhập khẩu từ các nước FTA giảm mạnh, VN có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng VN có thế mạnh cả về lượng, chất lẫn kim ngạch, tăng thu ngoại tệ, tạo khả năng nhập khẩu máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo điều kiện tái đầu tư mở rộng và nâng cao nền tảng sản xuất của DN và cả nước; 11/16/2016 6 - Hàng hoá VN thuận lợi hơn trong thâm nhập và mở rộng thị trường do các TBT đang ngăn cản hàng XK từ VN được loại bỏ đến mức tối đa có thể . - Thu hút đầu tư FDI với nhiều lĩnh vực mà VN đang cần nhờ môi trường được cải thiện; - Nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ; - Thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế VN theo tiêu chí bền vững. 11/16/2016 7 II. KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC 1, Tổng thể 1.1. Xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách, biện pháp điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như HTX. 1.2. Cải cách thủ tục hành chính; 1.3. Nâng cao trình độ quản lý nền kinh tế của cơ quan, quản trị doanh nghiệp; 1.4. Phát triển Công nghiệp phụ trợ; 1.5. Đào tạo nguồn nhân lực; 11/16/2016 8 1.6. Tái cấu trúc các lĩnh vực nền kinh tế nước ta theo yêu cầu khách quan và chủ trương của Chính phủ. 1.7.Sức ép cạnh tranh đối với nền kinh tế: - Phải mở cửa thị trường ở mức độ thoáng rất cao cho các doanh nghiệp thành viên các FTA mà VN tham gia; - VN phải giảm thuế đánh vào hàng nhập từ các nước xuống mức thấp nhất theo thoả thuận, hàng hoá, dịch vụ và các DN Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường nội địa vào tay các doanh nghiệp ASEAN (Thailand, Malaysia, Singapore). 11/16/2016 9 - Để sản phẩm Việt thâm nhập vào thị trường các nước FTA, DN Việt Nam phải nâng cao sức cạnh tranh về mọi mặt thì mới hy vọng. Thực hiện mục tiêu trên không dễ, nhất là 95% doanh nghiệp VN là nhỏ và vừa, vốn ít, công nghệ lạc hậu. - Hoàn thiện các tiêu chí của nền kinh tế thị trường ( nay VN mới chỉ đạt 3/5 tiêu chí). - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng; - Xây dựng Thương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường 11/16/2016 10 1.8 Sức ép lao động Việt Nam sẽ đối mặt với sự di chuyển lao động, việc làm. 8 ngành nghề lao động dự kiến trong AEC được tự do di chuyển qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm: + kế toán, + kiến trúc sư, + nha sĩ, + bác sĩ, + điều dưỡng, + kỹ sư, + vận chuyển +nhân viên ngành du lịch. 11/16/2016 11 1.9. Đối phó với các TBT kiểu mới (biến tướng) Phải xóa bỏ hàng rào thuế quan, các nước sẽ tìm cách dựng các rào cản phi thuế để bảo hộ sản xuất trong nước, trong khi Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó với TBT. Xin tham khảo một vài ví dụ dưới đây: 11/16/2016 12 - Theo khảo sát của WB , chi phí thuế (gồm chi phí tiền bạc và chi phí thời gian cho thuế), Việt Nam cao gấp 10 lần ở Singapore và 5 lần ở Campuchia. - Về trình độ marketing và trình độ tổ chức quy trình nghiệp vụ, VN đứng hạng 114 và 116 trên thế giới, trong ASEAN, thấp hơn cả Lào và Campuchia. - Chỉ tiêu về khả năng thu hút, giữ chân nhân tài, đầu tư đào tạo nhân viên, niềm tin để trao quyền cho cấp dướitrong ASEAN ta chỉ đứng trên được Myanmar; 11/16/2016 13 - Chỉ tiêu xếp hạng sức khỏe của hệ thống ngân hàng, ta thậm chí còn thua cả Myanmar, đứng hạng chót trong khối ASEAN; - Với FDI, chỉ tiêu chuyển giao công nghệ hết sức quan trọng. Trong khối ASEAN chúng ta chỉ đứng trên Myanmar, thấp hơn cả Lào và Campuchia. Điều đó nói lên rằng, so với các nước khác thì FDI vào nước ta chủ yếu nhắm vào lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên. Vấn đề không phải là bán được bao nhiêu dầu thô, than đá, mủ cao su, khoai mì, cà phê, da giày hay dệt may mà là chúng ta chiếm được vị trí nào trong chuỗi giá trị. 11/16/2016 14 - Trong đoạn phim mà Ban thư ký ASEAN nói về AEC, Singapore là xa lộ thông tin và dịch vụ tài chính, Malaysia là cơ sở hạ tầng tuyệt vời, Thái Lan là chợ nông sản hiện đại, còn Việt Nam được giới thiệu bằng hình ảnh gánh hàng rong và đường phố ngập tràn xe hai bánh. . 11/16/2016 15 Với Từ TPP Xếp hạng khảo sát bởi Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF về năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 - 2015 trong 11 nước tham gia đàm phán TPP. 11/16/2016 16 Năng lực đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp. 11/16/2016 17 11/16/2016 18 - Trong TPP thì Việt Nam có hạng thấp nhất về bản chất của năng lực cạnh tranh. Theo phân loại của WEF, trong TPP thì bảy nước Nhật, Singapore, Mỹ, Malaysia, Úc, Canada và New Zealand nằm trong nhóm phát triển dựa vào sáng tạo. Hai nước Chile và Mexico nằm trong nhóm phát triển dựa vào năng suất. Riêng Việt Nam và Peru nằm trong nhóm dưới đáy, được gọi là phát triển kinh tế dựa vào các yếu tố được thiên nhiên ban phát. Hay nói cách khác, chúng ta được coi là nền kinh tế đào xúc và hái lượm! 11/16/2016 19 2. Khó khăn thách thức cụ thể 2.1. Với Công nghiệp - Công nghệ của ta vẫn còn quá lạc hậu so với thế giới. Theo Ông Vũ Khoan- nguyên Phó Thủ tướng: đa số các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ, 76% máy móc, dây chuyền công nghệ được sản xuất từ những năm 1950 – 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% số thiết bị là đồ tân trang Máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu; 11/16/2016 20 - Tỉ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2% (tỉ lệ này ở Thái Lan là 31%, Malaysia là 51% và Singapore là 73%). Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ta đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chi phí khoảng 0,2% – 0,3% tổng doanh thu; - Công nghệ phụ trợ kém phát triển (ngay cả những ngành CN chủ lực như điện tử, điện thoại, dệt may, da giày) VN vẫn phụ thuộc quá nhiều vào linh kiện, phụ kiện, phụ liệu nhập, giá trị do VN tạo ra trong sản phẩm chiếm tỷ trọng thấp. 11/16/2016 21 - Sức cạnh tranh các mặt hàng CN, nhất là công nghiệp tiêu dùng do DN Việt Nam sản xuất quá yếu so với Thái Lan, Malaysia, thậm chí với Campuchia chứ chưa nói đến Trung Quốc, Hàn Quốc. 11/16/2016 22 2. Với Nông nghiệp 2.1. Trồng trọt - Trước hết, quy mô kinh tế nông hộ nhỏ đã làm hạn chế khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật. Công nghiệp chế biến - bảo quản nông sản quá lạc hậu đã làm cho hàng nông sản Việt Nam không hấp dẫn bằng các nước có điều kiện tương đồng như Thái Lan, Philippin, sức cạnh tranh kém, bị yếu thế ngay trên sân nhà, và dự báo mức độ sẽ gay gắt hơn khi tham gia các FTA; 11/16/2016 23 - Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, lưu thông hàng nông sản chậm phát triển, chi phí bến bãi, kho cảng, vận chuyển lại thường cao hơn các nước trong khu vực đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà khi đầu tư vào ngành nông nghiệp. Ví dụ: ngành mía đường: Cùng diện tích, Thái Lan cần 10 triệu mua phân bón (VN 15 tr), Thái Lan thu hoạch 120 tấn mía (VN 62 t) , Thái Lan cho lượng đường gấp đôi Việt Nam); 11/16/2016 24 - Tái cơ cấu được đặt ra, nhưng trên thực tế kết quả đạt được còn nhiều hạn chế do trong trồng trọt, không chỉ phải tái cơ cấu diện tích, giống cây trồng mà còn phải tái cơ cấu cả giáo dục và đào tạo nông nghiệp, tái cơ cấu quản lý khoa học công nghệ, tái cơ cấu trong chính sách và thể chế quản lý phát triển nông nghiệp và nông thôn”, (theo GS. TS Trần Đức Viên, Viện trưởng ngành NN). 11/16/2016 25 - Với nông dân, tiếp cận các nguồn vốn là điều hết sức khó khăn ân, do vậy việc chậm điều chỉnh cơ cấu sản xuất hết sức khó khăn; - Mặc dù quyết định 80 –TTg trước đây của Thủ tướng CP về liên kết 4 nhà và hiện nay là Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 10 năm 2013 với nhiều chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn được đánh giá cao, song triển khai tại nhiều địa phương còn vướng mắc. 11/16/2016” 26 - Sản xuất còn manh mún, năng suất thấp, chất lượng kém, tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu theo hướng tăng diện tích, tăng vụ. Do vậy, năng lực cạnh tranh nông sản Việt Nam kém, chưa bền vững. Nếu hội nhập sâu hơn, chỉ e rằng chưa nói tới XK, hàng Việt sẽ sớm thua thảm trên “sân nhà”. - Trong trồng trọt, các địa phương chưa tạo được chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, kể cả trong nước lẫn XK, “Hiện nông dân bị điều khiển bởi thị trường, nhất là thương lái”. 11/16/2016 27 - Trong khi đó nhiều người dân vẫn còn tâm lý “sính ngoại” càng khiến khả năng mất thị trường nội địa dễ xảy ra. Việc tiêu thụ nông sản hiện phụ thuộc chủ yếu vào thương lái (chuyện gạo, dừa) - Trong xuất khẩu, hàng nông sản Việt Nam đang và sẽ gặp khó khăn trong thâm nhập thị trường do nhiều sản phẩm chưa được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, chưa theo đúng HACCP, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn TP và kiểm dịch thực vật - Trình độ của lao động nông nghiệp thấp, ngay cả so với Thai Lan, Philippin. 11/16/2016 28 2.2. Chăn nuôi - Chăn nuôi là ngành nguy cấp và đầy thách thức, có rất nhiều nguyên nhân đẩy ngành chăn nuôi nước ta rơi vào thảm cảnh này. - Quy mô manh mún, nhỏ lẻ, giá thành sản xuất cao, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh là những điểm yếu cố hữu của ngành chăn nuôi Việt Nam. 11/16/2016 29 - Thực thi các FTA, chăn nuôi trong nước sẽ đứng trước nguy cơ đáng báo động nhất so với các ngành nông nghiệp khác, doanh nghiệp ngành chăn nuôi là đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình mở cửa thị trường, và hàng chục triệu hộ chăn nuôi trước sức ép chuyển đổi ngành nghề. 11/16/2016 30 - Hiện nay phải nhập khẩu hơn 90%, việc phụ thuộc nhập khẩu đang khiến giá thành thức ăn chăn nuôi Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực 10-15%, đẩy giá thành các sản phẩm gia súc, gia cầm tăng cao, vì giá thức ăn chiếm 70% cơ cấu thành phần tạo giá của sản phẩm chăn nuôi; 11/16/2016 31 - Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, kỹ thuật còn thấp, chưa giải quyết được bài toán về con giống. Tổng giá trị sản xuất của toàn ngành chăn nuôi hiện ít hơn nhiều so với các quốc gia khác. (Trong số 20 nước có đàn heo nái hàng đầu thế giới, Việt Nam đứng vị trí chót bảng về năng suất chăn nuôi); - Với các FTA, Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu sản phẩm như sữa, thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm do thuế nhập khẩu thấp, nguy cơ các sản phẩm tương tự của Việt Nam sẽ gặp khó khăn về sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhập khẩu là rất lớn. 11/16/2016 32 - "Nếu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam không giảm được giá thành sản xuất, thị trường sẽ bị chiếm lĩnh bởi nước ngoài”. - Hàng rào kỹ thuật chúng ta cũng khó vượt qua, bởi ở Việt Nam các hàng rào kỹ thuật chưa có hoặc có nhưng không cao. Trong khi các nước rào cản kỹ thuật khắt khe hơn rất nhiều, như TBT (hàng rào kỹ thuật thương mại) và SPS (biện pháp vệ sinh dịch tễ...). 11/16/2016 33 2.3. Thuỷ sản - Với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa hoặc hạn chế NK. Những rào cản như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh...đang và sẽ được tăng cường áp dụng. 11/16/2016 34 - Thủy sản là ngành cần lực lượng lao động lớn. Các quy định chặt chẽ về lao động từ FTA sẽ tăng thêm thách thức cho DN chế biến thủy sản. Vấn đề an toàn lao động, tiền lương, giờ làm việc, vệ sinh lao động, cấm lao động cưỡng bức, cấm lao động trẻ em, cùng cơ chế giám sát và chế tài đặt ra trong hiệp định này sẽ tạo ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp khi tham gia vào các chuỗi cung ứng XK, vì nếu vi phạm, có thể bị điều tra, bị kiện và bị phạt. Do đó, doanh nghiệp cần phải gặp thách thức trong nâng cao năng lực, để hội nhập. 11/16/2016 35 - Hiện nay, với những ưu đãi về thuế NK nguyên liệu, một số nước đối thủ cạnh canh như: Trung Quốc hay Thái Lan đang hay các nguồn cung lớn khác như: Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ... đang khiến DN thủy sản Việt Nam khó cạnh tranh để giành được thị phần. 11/16/2016 36 3. Đối với xuất nhập khẩu - Doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ, không ký được hợp đồng, tồn kho nhiều khi tăng, nhất là đối với hàng nông sản và nông sản chế biến. - Khó khăn về nguồn nguyên liệu: Bao gồm nguyên liệu dệt may, da giày, linh kiện điện tử, hạt điều thô, gỗ, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi phụ thuộc nghiêm trọng vào nguồn nhập khẩu. - Công nghệ và công nghệ phụ trợ sản xuất hàng xuất khẩu quá yếu. November 16, 2016 37 - Trong nhiều sản phẩm của Việt Nam yếu tố cấu thành của tri thức, công nghệ thấp, trong khi yếu tố sức lao động và nguyên vật liệu cao. - Quy mô thị trường nhỏ, đa số các DN Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu là làm gia công, hiệu quả và lợi nhuận thu từ xuất khẩu thấp; - Rất nhiều hàng hoá Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín chất lượng và năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. November 16, 2016 38 - Môi trường cho kinh doanh yếu, thiếu; - Năng lực tài chính của DN chưa cao; - Sản phẩm xuất khẩu chưa ổn định; - Về mặt khách quan, Hàng rào kỹ thuật TBT và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm SPS và việc áp dụng các luật lệ mới tại các nước nhập khẩu vẫn là trở ngại lớn đối với XK của Việt Nam. November 16, 2016 39 - Rào cản thuế quan các nước áp dụng để bảo hộ ngày càngtinh vi hơn, trong đó phải kể đến: + Thuế chống trợ cấp, + Thuế chống bán phá giá, + Thuế tự vệ; + Thuế leo thang; + Thuế giá trị tuyệt đối, Bởi theo quy định của WTO các nước thành viên vẫn có thể áp dụn các biện pháp trên vì lý do bảo vệ sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường,sinh thái, an ninh... Từ XK và NK rút ra: - Nhập siêu chỉ 3,17 tỷ USD, ( thực hiện được mục tiêu Quốc hội, Chính phủ) + nhưng trong khi DN FDI tuy số lượng ít xuất đạt 115,13 tỷ = 70,09% tổng kim ngạch XK/ chỉ nhập 98 tỷ (xuất siêu 17,13 tỷ) + Trong nước nhiều hơn XK 47,3 tỷ, nhập 67,6 tỷ USD, (siêu 20,3 tỷ) Nếu khơng cĩ xuất siêu của DN FDI thì sao? - Xuất khẩu hàng CN và cơng nghiệp chế biến tăng, nhưng phụ thuộc vào gia cơng, lăp ráp và doanh nghiệp FDI. - Mặt hàng nơng sản chủ lực, là thế mạnh của VN gồm (gạo, chè, cà phê, tiêu, điều, sắn và sản phẩm từ sắn, rau quả, cao su và hải sản) đạt: 20,63 tỷ USD, trong khi chỉ riêng ĐT và linh kiện ĐT đạt 30,65 tỷ USD!!! - Nhập siêu từ thị trường TQ quá lớn, trong khi xuất chỉ 17 tỷ USD thì nhập tới 49,3 tỷ USD (siêu 32,3 tỷ, trong đĩ cĩ nhiều mặt hàng nơng sản, điện thoại, ơ tơ nguyên chiếctăng mạnh do giá rẻ) - Trong nhập khẩu 2015, + 91,3% là máy móc, vật tư, nguyên liệu, dụng cụ, phụ tùng (151,2 tỷ USD) + chỉ có 8,7% (14,4 tỷ USD) nhập hàng tiêu dung, nhưng việc nhập ô tô nguyên chiếc chiếm tỷ trọng lớn: chiếm 2,99 tỷ USD/ 6,6 tỷ USD nhập ô tô và phụ tùng. + Thức ăn gia súc và nguyên, phụ liệu chế biến thức ăn gia súc nhập quá lớn, cho thấy sự phụ thuộc của ngành chăn nuôi, chiếm 3,37tỷ USD, là nguyên nhân thủ tiêu sức cạnh tranh của ngành này. 4. Đối với ngành dịch vụ - So với mặt bằng chung cũng như ASEAN, chất lượng dịch vụ của Việt Nam chỉ ở mức trung bình; - Dịch vụ hành chính công vẫn là gánh năng đối với doanh nghiệp do thủ tục hành chính ở Việt Nam còn quá phức tạp: Ví dụ: - Thời gian DN sử dụng cho kê khai nộp thuế, nộp và hoàn thuế 2014 là 876 giờ, cao gấp 10 lần ở Singapore và 5 lần Campuchia. 11/16/2016 44 - Việt Nam đã mở cửa có điều kiện 11/12 ngành dịch vụ và 120/155 phân ngành dịch vụ theo Hiệp định GATs về dịch vụ của WTO cho các thành viên. Tuy nhiên sau hơn 8 năm gia nhập WTO, cùng với gia nhập các FTA thế hệ mới, nhiều hạn chế được bãi bỏ thì ngành dịch vụ bộc lộ nhiều yếu kém + Du lịch: Tính chung cả năm 2015, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 7.943.700 nghìn lượt người, giảm 0,2% so với năm trước và đây là năm đầu tiên khách đến Việt Nam giảm kể từ năm 2009. 11/16/2016 45 + Bán lẻ: Mặc dù hệ thống bán lẻ có nhiều tiến bộ, nhưng hoạt động tiếp thị chưa tốt, năng lực giữ khách hàng chưa thể so sánh được với ASEAN 6; + Dịch vụ phục vụ ngành nông nghiệp chưa thể theo kịp ngay một số nước ASEAN, do vậy giá thành cao, nông dân không thu được lợi (ví dụ nuôi 1 con gà nông dân chỉ lãi 2.000 đồng). + Dịch vụ vận tải, bảo hiểm, xây dựng, tài chínhđang bị sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các nhà cung cấp dịch vụ đến từ nước ngoài. 11/16/2016 46 5. Đối với Doanh nghiệp - 95% Doanh nghiệp VN là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô nhỏ, vốn ít nên nhiều khi vẩn làm ăn theo kiểu “chạy mánh, rẻ mua, đắt bỏ”; - Năng lực triển khai ứng dụng công nghệ, sản xuất sản phẩm khối lượng lớn ít, tiếp cận thị trường yếu; - Doanh nghiệp trong nước chưa đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp có vốn FDI, - Trình độ công nghệ thấp, năng lực đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp thấp. 11/16/2016 47 -Trong năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong năm là 71.391 doanh nghiệp, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 15649 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 55.742 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số. 11/16/2016 48 Trong tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, có: - 26.349 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 36,9%); - 22.889 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 32,1%); -13.081 công ty cổ phần (chiếm 18,3%) - 9. 070 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 12,7%) - 2 công ty hợp danh. 11/16/2016 49 6. Đối với nguồn nhân lực - Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế khiến dòng vốn đầu tư vào VN khó phát huy hết hiệu quả, vốn đầu tư chủ yếu hướng vào công nghệ đơn giản, hàng hóa có giá trị gia tăng thấp. - Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng từng ngày đã thực sự là mối quan tâm của xã hội. - Theo số liệu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao nhất ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề. November 16, 2016 50 - Số liệu Bộ LĐ và TBXHcông bố chiều 24/12/2015, số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp cả nước là 225.500 người, tăng thêm 26.100 người so với quý 2-1015. Lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000; lao động kh