Trong lịch sử phát triển hệ thống thương mại biển Đông, từ thế kỷ X, vùng biên viễn phía Nam Đại Việt – Nghệ Tĩnh(1) - đã nổi lên như một khu vực năng động diễn ra các hoạt động thương mại của các quốc gia, trở thành một khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Đóng vai trò là vùng trung chuyển thương mại, đồng thời là khu vực mậu dịch tự do trong suốt nhiều thế kỷ, nơi hội tụ về của thương nhân người Hoa, Champa, Chân Lap, Ai Lao trên lộ trình buôn bán của họ. Đồng thời, Nghệ Tĩnh còn là cửa ngõ ra biển của các vương quốc người Thái ở miền Tây thuộc Lào và Campuchia ngày nay (Ai Lao, Ngưu Hống, Chân Lạp ). Với vị trí chiến lược quan trọng, Nghệ Tĩnh đã trở thành một điểm nhấn quan trọng đối với lịch sử hệ thống thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI. Nghiên cứu Nghệ Tĩnh cùng hệ thống các cửa biển khu vực này chính là làm sáng rõ hơn lịch sử của tuyến đường thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI.
Khảo sát về vai trò của Nghệ Tĩnh trong hoạt động thương mại biển Đông thế kỷ X - XVI, chúng tôi đi sâu vào tập trung nghiên cứu về cửa biển Đai Thai (Hội Thống) – một cửa biển đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động hải thương biển Đông quốc tế trên địa bàn khu vực Nghệ Tĩnh. Trong hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh và rộng hơn là các điểm trọng yếu của tuyến đường thương mại biển Đông, cửa Hội nổi lên như một hiện tượng kinh tế khu vực, có vị trí hết sức quan trọng trong các hoạt động hàng hải của các thuyền buôn suốt một vài thế kỷ. Từ Hội Thống và các mối liên hệ của nó với các khu vực khác trên tuyến đường hải thương Biển Đông, chúng ta có thể tiếp cận sát hơn những nhận thức mới về một giai đoạn lịch sử của con đường tơ lụa bằng đường biển nổi tiếng này và vị thế thương mại của Nghệ Tĩnh đối với các mối quan hệ kinh tế liên khu vực.
51 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội Thống và vị trí của nó trong hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh (thế kỷ X – XVI), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử phát triển hệ thống thương mại biển Đông, từ thế kỷ X, vùng biên viễn phía Nam Đại Việt – Nghệ Tĩnh(1) - đã nổi lên như một khu vực năng động diễn ra các hoạt động thương mại của các quốc gia, trở thành một khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Đóng vai trò là vùng trung chuyển thương mại, đồng thời là khu vực mậu dịch tự do trong suốt nhiều thế kỷ, nơi hội tụ về của thương nhân người Hoa, Champa, Chân Lap, Ai Lao…trên lộ trình buôn bán của họ. Đồng thời, Nghệ Tĩnh còn là cửa ngõ ra biển của các vương quốc người Thái ở miền Tây thuộc Lào và Campuchia ngày nay (Ai Lao, Ngưu Hống, Chân Lạp…). Với vị trí chiến lược quan trọng, Nghệ Tĩnh đã trở thành một điểm nhấn quan trọng đối với lịch sử hệ thống thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI. Nghiên cứu Nghệ Tĩnh cùng hệ thống các cửa biển khu vực này chính là làm sáng rõ hơn lịch sử của tuyến đường thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI.
Khảo sát về vai trò của Nghệ Tĩnh trong hoạt động thương mại biển Đông thế kỷ X - XVI, chúng tôi đi sâu vào tập trung nghiên cứu về cửa biển Đai Thai (Hội Thống) – một cửa biển đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động hải thương biển Đông quốc tế trên địa bàn khu vực Nghệ Tĩnh. Trong hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh và rộng hơn là các điểm trọng yếu của tuyến đường thương mại biển Đông, cửa Hội nổi lên như một hiện tượng kinh tế khu vực, có vị trí hết sức quan trọng trong các hoạt động hàng hải của các thuyền buôn suốt một vài thế kỷ. Từ Hội Thống và các mối liên hệ của nó với các khu vực khác trên tuyến đường hải thương Biển Đông, chúng ta có thể tiếp cận sát hơn những nhận thức mới về một giai đoạn lịch sử của con đường tơ lụa bằng đường biển nổi tiếng này và vị thế thương mại của Nghệ Tĩnh đối với các mối quan hệ kinh tế liên khu vực.
Dựa vào một số quan điểm về vị trí của các cửa biển Nghệ Tĩnh trong thời kỳ thương mại sớm của Đại Việt như là một trung tâm mậu dịch tự do của khu vực, chúng tôi xây dựng nên đề tài nghiên cứu có tên: “Hội Thống và vị trí của nó trong hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh (thế kỷ X – XVI)”. Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu về cửa biển Hội Thống và vai trò kinh tế của nó trong hệ thống thương mại biển Đông vào thế kỷ X – XVI. Thông qua việc tìm hiều và phân tích vai trò của Hội Thống được gắn liền các mối liên hệ với các cửa biển khác thuộc Nghệ Tĩnh nhằm nổi bật vị trí của Nghệ Tĩnh trên tuyến đường hải thương khu vực. Từ đó, có thể khẳng định rằng trong thời kỳ đầu của nền thương mại Đại Việt (thế kỷ X – XVI), Nghệ Tĩnh đã là một trung tâm mậu dịch thương mại khu vực, trở thành một điểm nhấn trong hệ thống thương mại biển Đông.
Do những điều kiện hạn chế về thời gian và tìm kiếm các nguồn tài liệu, báo cáo của chúng tôi chỉ mới có thể thực hiện được bước đầu trong mục tiêu làm sáng rõ lịch sử thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI cũng như giới thiệu về cửa Hội và hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh trong lịch sử thương mại khu vực. Và vì vậy, chắc chắn không thể không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi mong rằng các thiếu sót này sẽ được sự góp ý và bổ sung quý báu của quý độc giả. Đó thực sự là cơ hội hết sức thuận lợi cho chúng tôi hoàn thiện đề tài khoa học này một cách sáng rõ và đầy đủ hơn. Qua đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc định hướng nghiên cứu và tìm hiểu các nguồn tư liệu, góp phần vào sự hoàn thành của công trình nhỏ này.
I. ĐẠI VIỆT TRONG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI BIỂN ĐÔNG THẾ KỶ X – XVI
1. Những điều kiện mới cho sự phát triển của các hoạt động thương mại biển Đông từ thế kỷ X
Thế kỷ X mở ra những điều kiện phát triển mới trong lịch sử kinh tế thương mại khu vực biển Đông. Hệ thống thương mại biển Đông(2) với sự tham gia của nhiều quốc gia Đông Á - Đông Nam Á đã có một lịch sử ra đời phát triển từ rất sớm. Nhu cầu giao lưu kinh tế, mở rộng các mối quan hệ kinh tế ra bên ngoài của các quốc gia trong khu vực này đã đưa đến việc xuất hiện các hoạt động mậu dịch hàng hải trong phạm vi vùng biển Đông, tuyến buôn bán hải thương khu vực được hình thành.
Bước sang thế kỷ X, những thay đổi có tính đột phá trong chinh phục biển khơi cùng sự phát triển của nghề đi biển với những kinh nghiệm và kỹ thuật mới cho phép tăng cường hơn nữa các hoạt động buôn bán bằng đường biển. Xa hơn nữa là mở rộng giao lưu với các khu vực khác thông qua các chuyến buôn dài ngày. Công đầu trong quá trình này có lẽ phải kể đến các chuyến đi tiên phong của các thương nhân người Hoa. Ban đầu từ bờ Đông Trung Hoa, họ tiến ra Thái Bình Dương và tiến hành các hoạt động giao lưu kinh tế với cư dân quần đảo Nhật Bản. Không dừng lại ở đó, thuyền mành Trung Hoa men theo đường bờ biển tiến xuống phía Nam, xâm nhập Vịnh Bắc Bộ của quốc gia Đại Việt, mở rộng các mối giao lưu kinh tế với khu vực này. Những nỗ lực của người Hoa trong việc tìm kiếm các nguồn cung cấp lâm thổ sản cũng như các nguồn lợi tự nhiên ở các khu vực thuộc quốc gia láng giềng khác đã đưa đến những kết quả ngoài mong đợi. Đó là sự kích thích tham gia vào các hoạt động trao đổi hàng hóa, điều tiết thừa thiếu hàng hóa giữa các vùng, miền trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau. Tuyến đường thương mại biển Đông được hình thành về cơ bản trong các thế kỷ trước, khi nhà Đường phát triển phồn thịnh. Bước sang thế kỷ X, nó có những điều kiện mới cho sự mở rộng và củng cố vững chắc hơn các mối quan hệ thương mại mang tính truyền thống này.
Bước sang thế kỷ X, chúng ta thấy rõ hơn những bước chuyển mình của nhiều vương quốc Đông Nam Á. Sự vươn lên không ngừng của các quốc gia Đông Nam Á như Champa, Chân Lạp …với những khát vọng phát triển nền kinh tế với tiềm lực mạnh, mở rộng khả năng và phạm vi ảnh hưởng ra bên ngoài, tìm kiếm các nguồn lợi từ thương mại và ngoại giao. Mặt khác, bên cạnh đó, các quốc gia này lại chịu không ít những sức ép chính trị nặng nề từ Trung Hoa và các quốc gia lớn mạnh hơn. Chính vì thế, sự nảy sinh những mối quan hệ kinh tế có tính chất ngoại giao, thần phục cũng là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy, tất cả đều mở đường cho một thời kỳ với những điều kiện mới của lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống thương mại biển Đông.
2. Thời kỳ “thương mại sớm Đại Việt” (thế kỷ X – XVI) – những nỗ lực của quốc gia nhằm tham gia tích cực vào hệ thống thương mại biển Đông
Chiến thắng Bạch Đằng vang dội của Ngô Quyền năm 938 đã trở thành mốc son chói lọi, đánh dấu sự ra đời và xác lập quyền tự chủ, độc lập của quốc gia Đại Việt. Thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhân dân Đại Việt bắt tay vào xây dựng và củng cố nền độc lập của quốc gia dân tộc với vị thế mới. Thế kỷ X – XVI chứng kiến sự vươn lên không ngừng của Đại Việt trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Với việc các vương triều thay nhau nắm quyền cai trị đất nước, Đại Việt đã thực sự nỗ lực trong yêu cầu phát triển một quốc gia vững mạnh ở khu vực, nâng cao vị thế và củng cố nền độc lập tự chủ, tiềm lực kinh tế, quân sự của nhà nước phong kiến. Trong xu thế chung của kinh tế khu vực, đó là yêu cầu mở rộng các hoạt động ngoại giao và thương mại quốc tế, Đại Việt đã ý thức được tầm quan trọng về vị trí chiến lược của mình trên tuyến đường thương mại biển Đông. Chính vì vậy, ngay sau khi giành được độc lập, Đại Việt đã nhanh chóng vươn ra khu vực, phát huy vị thế thương mại của mình, tham gia và trở thành một thành viên trong hệ thống thương mại biển Đông, góp phần quan trọng vào lịch sử phát triển của tuyến hàng hải khu vực.
Tuy vậy, không phải ngay từ đầu, chính quyền nhà nước phong kiến đã có ý thức phát triển các mối quan hệ kinh tế với các quốc gia láng giềng đến đây đặt quan hệ mậu dịch. Ban đầu, một số khu vực nảy sinh những nhu cầu trao đổi, quan hệ với các lái buôn nước ngoài dong thuyền đến. Các khu vực này thường là vùng biên viễn hay có vị trí tiếp giáp với lãnh thổ các quốc gia khác, có điều kiện thuận lợi để thuyền bè từ ngoài vào cập bến…Ở đây, các hoạt động trao đổi diễn ra giữa các hải nhân với cư dân bản địa mà ít có sự kiểm soát của nhà nước. Người ta thường gọi là các hoạt động thương mại ngoài luồng. Các hoạt động này trong suốt thế kỷ X – XII phát triển mạnh ở các vùng biên viễn Đại Việt, trong đó nổi bật lên là khu vực Nghệ Tĩnh(3).
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, nhà nước phong kiến Đại Việt dần vươn lên từng bước trong sự kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động ngoại thương. Các vua Lý, Trần và sau đó là vua Lê đã ý thức rõ hơn về các nguồn lợi có thể có được từ các hoạt động thương mại này, tiến hành các biện pháp nhằm can thiệp và kiềm tỏa các mối quan hệ kinh tế với thuyền bè các quốc gia tới Đại Việt buôn bán. Đồng thời, tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi hàng hóa dưới sự theo dõi của chính quyền.
Chính những can thiệp ngày càng mạnh tay vào ngoại thương đã đưa đến những thay đổi trong cấu trúc kinh tế và sự luân chuyển các trung tâm buôn bán. Trong vài thế kỷ đầu sau khi giành độc lập (một số học giả thường gọi là thời kỳ “thương mại sớm Đại Việt”)(4), khu vực Nghệ Tĩnh đóng vai trò quan trọng với tư cách là vùng mậu dịch biên viễn khá tự do, nơi hội tụ của thương nhân nhiều quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á trên tuyến đường hải thương biển Đông. Bước sang cuối đời Trần, khi nhà nước đã chú trọng hơn tới sự ra vào của các thuyền buôn nước ngoài, trung tâm buôn bán chuyển dần từ Nghệ Tĩnh (Bắc Trung Bộ) ra khu vực các cảng biển thuộc châu thổ sông Hồng – cửa ngõ của kinh thành Thăng Long.(5). Thương mại ngoài luồng với tính chất tự do của nó bị hạn chế rất nhiều và dần đi đến tàn lụi, nhường chỗ cho các quan hệ ngoại thương đi kèm hoạt động ngoại giao, chịu sự chế định gắt gao của nhà nước.
Những nỗ lực của Đại Việt trong thế kỷ X – XVI trong các quan hệ thương mại với các quốc gia trong cùng hệ thống thương mại biển Đông đã cho thấy sự vươn lên không ngừng và mong muốn xác lập một vương quốc vững mạnh ở khu vực. Với vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến đường hải thương khu vực, Đại Việt đã dần gạt bỏ được sự cạnh tranh của Champa, Chân Lạp trong nhiều thế kỷ, giành lấy quyền kiểm soát những nguồn lợi thương mại. Những cố gắng đó trên thực tế đã đưa lại kết quả khả quan, tạo tiền đề cho một thời kỳ mới phát triển hưng thịnh của thương mại biển Đông vào thế kỷ XVII – XVIII, khi có sự tham gia của các nước phương Tây vào tuyến thương mại đường biển này.
II. KHÁI QUÁT VỀ CỬA BIỂN HỘI THỐNG – VỊ TRÍ VÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Hội Thống(6) là cửa biển thuộc vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Đây là cửa đổ ra biển của sông Lam – con sông lớn của Bắc Trung Bộ, cách thành phố Vinh 12km về phía Đông Bắc(7). Trong quá khứ, Hội Thống đóng vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử hình thành và phát triển của Nghệ Tĩnh nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung. Là một vùng có vị trí chiến lược với chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử Đông Nam Á, Hội Thống có đủ những yếu tố để trở thành một cảng biển quan trọng trên con đường thương mại biển Đông trong suốt nhiều thế kỉ trước. Và trên thực tế, trong một chặng đường phát triển của hệ thống thương mại biển Đông trong lịch sử châu Á, cửa biển này đã đóng một dấu ấn khá đặc biệt, cho thấy những cách nhìn mới về vị trí của Việt Nam trong lịch sử. Đó là quá trình vươn lên không ngừng của Đại Việt sau khi giành độc lập nhằm sớm nhập cuộc vào hoạt động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia vốn đã hình thành từ rất sớm và được đẩy mạnh theo từng thời đại lịch sử khác nhau của nhân loại. Từ thế kỉ X – XVI, nằm trong hệ thống các cửa biển Bắc Trung Bộ, cửa Hội đã là một điểm mốc không thể bỏ qua trên tuyến đường thương mại biển Đông, là một trong những cửa biển năng động nhất trong hoạt động thương mại cổ của quốc gia Đại Việt vào buổi đầu độc lập, xây dựng và phát triển.
Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử, Hội Thống nằm trên một vùng đất có những điều kiện khá đặc biệt về cả các yếu tố mang tính tự nhiên và xã hội – vùng lưu vực hệ thống Sông Lam. Đây là điểm cuối của hệ thống sông Cả đổ ra biển Đông. Cửa biển Hội Thống vừa chứa đựng những yếu tố chung của một vùng ven biển như các khu vực duyên hải khác, vừa mang những điều kiện có tính dị biệt của khu vực Nghệ Tĩnh. Tuy vậy, sự dung hợp giữa các yếu tố chung và riêng đó tạo nên những điều kiện khá đặc biệt của cửa biển này trên khá nhiều phương diện. Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi chỉ đề cập đến những điều kiện tự nhiên và lịch sử cho sự xuất hiện một thương cảng từng đóng vai trò quan trọng trong suốt thế kỉ X – XVI – thời kì thương mại sớm của quốc gia Đại Việt cũng như thời kì phát triển mạnh mẽ của hệ thống thương mại biển Đông.
1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động thương mại
1.1.Vị trí địa lí của cửa biển Hội Thống
Theo chiều dọc bờ biển Bắc Trung Bộ nước ta, có hàng loạt cửa biển được phân bố khá dày theo tự nhiên thuộc các vùng duyên hải. Đa số các cửa biển này đều là nơi các con sông đổ ra biển, là điểm thắt nối giữa biển với khu vực nội địa. Chính vì vậy, đối với khu vực sâu trong đất liền, các mối giao lưu chủ yếu giữa họ và biển chính là nhờ vào các cửa sông này. Từ biển, qua các cửa sông, mối giao lưu được nới rộng trên khắp các ngả đường sông khác nhau trong cùng một hệ thống đường thủy không đứt đoạn. Chính vì vậy, yếu tố vị trí tự nhiên của các cửa sông là cực kì quan trọng, ảnh hưởng lớn trên nhiều phương diện, trong đó phải kể đến việc tác động đến những mối liên hệ mang tính tất yếu giữa khu vực nội địa với biển và các vùng duyên hải.
Thuộc khu vực giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay, Hội Thống xưa kia không chỉ thuộc trung tâm của Nghệ Tĩnh mà còn là trung tâm của Bắc Trung Bộ. Với vị trí này, Hội Thống đóng vai trò là trung điểm trên con đường kết nối thông thương giữa những hoạt động vùng biển Vịnh Bắc Bộ với khu vực Nghệ – Tĩnh. Nằm ở phía Nam Vịnh Bắc Bộ, Hội Thống là một trong những điểm cuối cùng trong hệ thống các cảng thuộc vịnh này, đồng thời, nó đảm nhiệm vai trò “đại diện” cho khu vực Nghệ Tĩnh trong các mối liên hệ thương mại ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Chính vì vậy, tất nhiên nó phải có những quan hệ mật thiết với các cảng Bắc Bộ khi tham gia vào hoạt động thương mại biển Đông trong những thế kỷ đầu tiên xây dựng và phát triển nền độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt.
Chúng ta biết rằng, vùng biển Vịnh Bắc Bộ là một vùng biển có cấu trúc khá kín. Sự án ngữ của đảo lớn Hải Nam của Trung Quốc – trước con đường hướng ra Thái Bình Dương ở mạn bắc của vịnh là một trở ngại cho vấn đề chinh phục biển khơi của người Việt. Đồng thời, cũng là khó khăn cho ý định tiếp cận vào Đại Việt của người Hoa từ bờ Đông Trung Quốc. Hơn nữa, đường bờ biển hình cánh cung khép vào trong tạo nên cho vịnh một diện tích khá rộng nhưng các con thuyền từ bên ngoài đại dương lại khó xâm nhập vào khu vực trung tâm của dải bờ vịnh. Thế kỷ X – XVI, trong những điều kiện kĩ thuật hàng hải còn thấp kém, các dòng hải lưu và luồng gió chính ở vùng vịnh Bắc Bộ dường như đã phần nào hạn chế các thương thuyền tiếp cận châu thổ sông Hồng từ phía đông. Như thế, có thể thấy trong giai đoạn đầu tham gia vào hệ thống thương mại biển Đông của quốc gia Đại Việt, khó có thể khẳng định rằng các khu vực duyên hải châu thổ sông Hồng là khu vực giao lưu thương mại chính yếu.
Một vấn đề đặt ra là vậy thì trong thời kì thương mại sớm của quốc gia Đại Việt (thế kỷ X – XV), đâu là khu vực tỏ ra vai trò năng động và chính yếu nhất trong các hoạt động hải thương? Theo quan điểm của Whitmore (1986 :130) thì những cảng thuộc vùng Nghệ An và Hà Tĩnh (phía nam lãnh thổ Đại Việt) hẳn phải có tầm quan trọng hơn với tư cách là những trung tâm thương mại sớm. Nếu chỉ dựa vào những phân tích ở trên, chúng ta cũng chưa thể khẳng định một cách chắc chắn điều này. Tuy vậy cũng có thể rút ra được rằng, vào buổi đầu tham gia vào hệ thống thương mại biển Đông với tư cách là thành viên mới, các cảng biển thuộc khu vực Nghệ Tĩnh đã trở thành những địa điểm mấu chốt của quá trình giao lưu kinh tế giữa các quốc gia tham dự vào tuyến thương mại này. Hội Thống là một trong số các cảng đó khi nằm ở vị trí trung tâm khu vực.
Nằm ở phía Nam lãnh thổ Bắc Bộ, cửa Hội cũng như các cửa biển thuộc Nghệ Tĩnh đã mang những yếu tố thuận lợi trong các hoạt động ngoại thương xét trên phương diện vị trí địa – lịch sử. Trong buổi đầu giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc, Nghệ Tĩnh là khu vực biên viễn của quốc gia Đại Việt (cho đến hết thời Lý và sang đầu thời Trần). Nhà nước Đại Việt từ thời Đinh – Tiền Lê, đến cuối Lý, đầu thời Trần chưa thể đủ sức kiểm soát khu vực này một cách chặt chẽ. Nhà Lý áp dụng chính sách kimi theo mô hình của phong kiến Trung Hoa, ràng buộc lỏng lẻo đối với những khu vực biên viễn như Nghệ Tĩnh một thời gian dài. Chính sách này của nhà nước đối với miền biên viễn phía nam vô hình trung đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hải thuyền vào khu vực này. Nhờ đó có thể tránh được những chế định gắt gao của chính quyền quốc gia sở tại. Điều này dễ xẩy ra ở những khu vực trung tâm như châu thổ sông Hồng, nơi ảnh hưởng của chính quyền trung ương là rất mạnh. Tất nhiên, ở đây điều kiện này chỉ đúng cho các hoạt động thương mại ngoài luồng, không có sự can thiệp nhiều của nhà nước.
Thế kỉ X – XVI, không chỉ là vị trí biên viễn, Nghệ Tĩnh còn có vị trí giáp ranh với lãnh thổ của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Tiếp giáp với Chămpa ở phía nam,(*) phía Tây nam kề cận với Chân Lạp, và phía Tây là Ai Lao, Nghệ Tĩnh được coi là khu vực “phên dậu” phía nam của Đại Việt, đóng vai trò quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt với các quốc gia phương Nam trong một thời gian khá dài. Ở đây, có thể thấy là một khu vực hướng ra biển của các quốc gia Đông Nam Á lục địa ở phía Tây trong điều kiện muốn đẩy mạnh giao lưu với các quốc gia Đông Nam Á hải đảo, Trung Quốc và Nhật Bản…Chính từ vị trí này đã làm cho Nghệ Tĩnh trở thành khu vực quan trọng trong chiến lược đối ngoại của mỗi quốc gia. Đồng thời, tại đây diễn ra sự gặp gỡ của thương nhân các quốc gia khác nhau trên con đường buôn bán của họ. Không chỉ có thương nhân các nước kế cận Đại Việt, sự tham gia của các thương nhân người Hoa, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á hải đảo là những điểm quan trọng trong hoạt động ngoại thương ở khu vực này. Trên thực tế nó đưa đến những diện mạo mới phong phú và đa dạng hơn trong hoạt động thương mại tại đây. Nghệ Tĩnh là một khu vực trung chuyển thương mại trên một tuyến đường hải thương quốc tế - đó là hệ quả xuất phát từ yếu tố vị trí tiếp giáp này trong thời điểm lịch sử mà chúng ta đang xét đến (tất nhiên, đây là yếu tố chính yếu).
Đóng vai trò là cửa sông chính của một hệ thống sông lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ, Hội Thống là một điểm tới của các thương thuyền muốn xâm nhập vào nội hạt Nghệ Tĩnh để trao đổi buôn bán bằng đường thủy. Sự phân bố khá đều khắp của hệ thống sông Cả(9) trên địa bàn khu vực đặc biệt là ở phía bắc, hình thành nên các nhánh sông tỏa đi các vùng miền khác nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông quan trọng mà Hội Thống là điểm nút cuối cùng, liên kết với biển Đông.
1.2. Hội Thống với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động thương mại khu vực
- Cấu tạo địa hình của cửa Hội Thống và những đánh giá về khả năng xâm nhập vào nội địa của các hải thuyền qua cửa biển này trong các thế kỉ X - XVI:
Xét đến cấu tạo của cửa sông Lam, có thể thấy những điểm hết sức đặc biệt về địa hình. Từ các nhánh sông xuất phát từ vùng thượng nguồn, các con sông nhỏ hợp lưu thành dòng sông Cả (với ý nghĩa là sông lớn, sông mẹ) chảy qua các khu vực thuộc các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc ngày nay và đổ ra biển qua cửa Hội. Cấu trúc của cửa sông khá đặc biệt, và điều này cũng ảnh hưởng đến đặc tính của thủy triều ở đây. Khi viết Nghệ An kí, Bùi Dương Lịch cũng chú ý vào điểm này của Hội Thống: “Cửa Hội (Hội Hải) ở giáp giới hai huyện Nghi Xuân và Chân Phúc. Nước sông Lam chảy ra cửa này. [Sông Lam] do các sông khác đổ vào, nguồn xa dòng dài. Nước triều mặn dâng ngược lên rất gần. Đảo Song Ngư sừng sững ở cửa biển, thuyền bè ra vào gặp nhiều khó khăn”.(10)
Đánh giá k