Hong trào “ 5 không, 3 sạch’’ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp tác động tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, trong những năm qua, phụ nữ Việt Nam có những đóng góp không nhỏ trong xây dựng nông thôn mới. Phụ nữ vừa là chủ thể thực hiện, là nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, vừa là người được trực tiếp thụ hưởng những thành quả tốt đẹp của chương trình. Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và tham gia quản lý nhà nước. Những năm qua Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động để phát huy vai trò của hội viên, phụ nữ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới của đất nước. Từ năm 2010, Hội đã đăng ký với Chính phủ hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bằng Cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch (5 không: không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; 3 sạch: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ). Các tiêu chí của cuộc vận động đều hướng tới cấp hộ gia đình và nhằm góp phần thực hiện 11/19 tiêu chí nông thôn mới và các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao.

pdf5 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hong trào “ 5 không, 3 sạch’’ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp tác động tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
113 TRUNG ƢƠNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM PHONG TRÀO “ 5 KHÔNG, 3 SẠCH’’ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CÁC CẤP TÁC ĐỘNG TỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, trong những năm qua, phụ nữ Việt Nam có những đóng góp không nhỏ trong xây dựng nông thôn mới. Phụ nữ vừa là chủ thể thực hiện, là nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, vừa là người được trực tiếp thụ hưởng những thành quả tốt đẹp của chương trình. Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và tham gia quản lý nhà nước. Những năm qua Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động để phát huy vai trò của hội viên, phụ nữ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới của đất nước. Từ năm 2010, Hội đã đăng ký với Chính phủ hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bằng Cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch (5 không: không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; 3 sạch: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ). Các tiêu chí của cuộc vận động đều hướng tới cấp hộ gia đình và nhằm góp phần thực hiện 11/19 tiêu chí nông thôn mới và các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao. Cuộc vận động đã được đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ hưởng ứng với nhiều kết quả cụ thể: hàng năm giúp khoảng 100.000 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo; trong 10 năm xây dựng gần 3000 hợp tác xã/tổ hợp tác, trong đó trên 50% số hợp tác xã/tổ hợp tác được thành lập trong lĩnh vực nông nghiệp; duy trì 7.815 CLB gia đình hạnh phúc; trên 8,4 triệu bà mẹ và 3 triệu ông bố có con dưới 16 tuổi được tập huấn kiến thức nuôi dạy con, các kỹ năng giúp xây dựng gia đình hạnh phúc; hỗ trợ gần 150.000 hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; giúp hàng triệu hộ tiếp cận vốn vay để xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh... Đặc biệt, thông qua phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” của Hội, đã xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, cách làm hay ở cấp cơ sở, góp phần thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao. Mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch xây dựng nông thôn mới” đã được Trung ương Hội chỉ đạo điểm tại 8 cụm thi đua năm 2017, đến nay đã có trên 40 tỉnh/thành nhân rộng mô hình với gần 1.500 chi hội. Đây là mô hình triển khai toàn diện các tiêu chí 5 không, 3 sạch gắn với tiêu chí nông thôn mới, xác định các vấn đề ưu tiên để phụ nữ tham gia thực hiện góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương, phát huy vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và các cấp Hội trong tham gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu. Nhiều mô hình khác đã được thực hiện ở cộng đồng như “Con đường hoa/Hàng rào xanh”,“10 hộ liền kề” chung tay xây dựng nông thôn mới, mô hình “Cơ sở, chi hội mẫu 3 sạch”, “Ngày thứ 7, chủ nhật xanh”, “Đoạn đường xanh, sạch, đẹp do phụ nữ 114 quản lý”, “Chi hội phụ nữ thực hiện vệ sinh môi trường”, “Tổ phụ nữ thu gom rác thải”, “Dùng làn đi chợ”, “Tái sử dụng túi ni lon”; “Sạch nhà, sạch ngõ, sạch đồng ruộng”, “Thôn phụ nữ xanh - sạch – đẹp”, “Mô hình thôn dân cư kiểu mẫu và vườn mẫu”,; “Nhà tôi xanh – sạch – đẹp”, "Tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn", "Nhà sạch, vườn đẹp", "Sản xuất, chăn nuôi giỏi", "Ngôi nhà 3 sạch", "Phụ nữ trồng rau sạch", "Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon", "Hộ gia đình không chăn nuôi gia súc dưới gầm sàn", "Giúp nhau xóa đói, giảm nghèo"...; các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình và phát triển kinh tế địa phương như: trồng nấm linh chi, nuôi vịt trời, nuôi cá rô đầu vuông, nuôi cá chim, cá rô phi đơn tính, hàu, chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.Các mô hình này đã thu hút được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của hội viên, phụ nữ, góp phần thiết thực vào việc chỉnh trang, giữ gìn môi trường nông thôn, xây dựng cộng đồng văn hóa, cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ năm 2014, Hội LHPN Việt Nam cũng đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và công ty Unilever trong triển khai xây dựng mô hình Làng Hoàn hảo tại gần 200 Làng, trong đó Hội thực hiện công tác truyền thông về nông thôn mới, vận động phụ nữ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới và tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống mọi mặt cho phụ nữ. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội, Hội LHPN các tỉnh/thành đã bám sát kế hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương, chủ động lựa chọn nội dung trọng tâm từng năm, đăng ký với cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các ngành, đoàn thể triển khai tốt các hoạt động xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu. Điển hình như: Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt đề án “Duy trì, nhân rộng, nâng cao chất lượng câu lạc bộ gia đình 5 không, 3 sạch góp phần thiết thực vào chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020” đến nay đã có 220 CLB “Gia đình 5 không 3 sạch” được nhân rộng và hoạt động có hiệu quả. Đề xuất thành công và chủ trì thực hiện Đề án “Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh ở các xã ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020” với tổng số nhà vệ sinh do Hội LHPN tỉnh hỗ trợ xây dựng đến nay lên 23.476 nhà, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và môi trường sống của cộng đồng. Xây dựng mô hình điểm “Nhà sạch, vườn mẫu” tại các xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2019 với nội dung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, phụ nữ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống gắn với bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hội LHPN tỉnh Nghệ An đã chỉ đao 480/480 cơ sở Hội đăng ký các phần việc xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu như: Vận động người dân mua thẻ bảo hiểm y tế; Làm đường giao thông nông thôn; Xây dựng các mô hình kinh tế tập thể; xây dựng “Những đoạn đường nở hoa”, đoạn đường “Xanh, sạch đẹp”, “Đoạn đường mẫu”; mô hình “Phân loại rác thải tại nguồn”; mô hình “mô hình „„Biến rác thải thành con giống ‟‟; mô hình “Biến rác tái chế thành đường hoa”; mô hình CLB “Giỏ hoa đẹp, sọt rác xinh”, “Hạn chế sử dụng túi nylon, mô hình "Phụ nữ cam kết nói không với thực phẩm bẩn" ... Hội LHPN Hà Tĩnh phát động đợt thi đua“Phụ nữ tích cực xây dựng nhà sạch, vườn đẹp, chung sức xây dựng nông thôn mới”; chỉ đạo xây dựng mô hình“chi hội 5 không 3 sạch” gắn với khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu tại 13 huyện, thành, thị hội. Thông qua phong trào đã tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức của hội viên, phụ nữ và nhân dân, trở thành một trong những điển hình của cả nước trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới như: mô hình “CLB phụ nữ tham gia bảo vệ 115 môi trường”, “10 hộ liền kề” của Hội LHPN Hương Sơn; mô hình “Cụm dân cư xanh-sạch-đẹp” của Hội LHPN Thạch Hà; mô hình “Tổ ươm mầm xanh” của Hội LHPN huyện Cẩm Xuyên; mô hình “Lò đốt rác gia đình” Hội LHPN Kỳ Anh; mô hình “Hố rác gia đình – sử dụng chế phẩm sinh học” của Hội LHPN Cẩm Xuyên, Nghi Xuân; CLB “Gia đình 5 không, 3 sạch” của Hội LHPN Hương Sơn, Đức Thọ... Hội LHPN tỉnh Quảng Trị chỉ đạo cấp cơ sở duy trì các tổ phụ nữ thu gom, phân loại, xử lý rác thải nông thôn, thị trấn; đảm nhận việc trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh tại các tuyến đường nông thôn mới; vận động hội viên sản xuất rau sạch...Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo xây dựng 126 “Làng/ Khu phố 3 sạch”, 5 “Làng nông thôn mới kiểu mẫu”; 718 “Tổ phụ nữ tiết kiệm tham gia BHYT” với 8.933 thành viên; duy trì hoạt động ủng hộ tặng thẻ bảo hiểm y tế cho phụ nữ khó khăn, phụ nữ tham gia các tổ thu gom rác thải. Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh đã vận động, hỗ trợ nhiều phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế bằng mô hình vườn mẫu với hiệu quả kinh tế cao, tham gia chỉnh trang đường thôn ngõ xóm, trồng cây xanh, giữ vệ sinh mô trường. Hội LHPN TP Hà Nội đã chỉ đạo duy trì và nhân rộng mô hình "Sạch đồng ruộng” 100% cơ sở Hội có hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm tuyên truyền, vận động phụ nữ và người dân vệ sinh đồng ruộng, thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đồng ruộng... Các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ cũng đều có nhiều hoạt động thiết thực góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Những kết quả trên cho thấy phụ nữ và các cấp Hội LHPN Việt Nam đã và đang chủ động, tích cực, phát huy tính năng động, sáng tạo tham gia thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao bằng nhiều hình thức, cách làm thiết thực và các mô hình hiệu quả, tạo môi trường sống lành mạnh, an toàn, vui tươi cho người dân nói chung, phụ nữ nói riêng, góp phần thiết thực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Kết quả xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng cơ bản đã đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, còn một số vấn đề đặt ra cần quan tâm như: chất lượng một số tiêu chí ở một số địa phương còn thiếu tính bền vững, trong đó tiêu chí về chất lượng cuộc sống người dân cần được quan tâm thường xuyên, ngay cả khi đã đạt chuẩn như môi trường, văn hóa, bình đẳng giới...; tình trạng được mùa mất giá vẫn xảy ra thường xuyên; sản xuất nông nghiệp còn manh mún nên hiệu quả chưa cao; vấn đề ô nhiễm môi trường, những khó khăn về biện pháp xử lý rác thải khu vực nông thôn ở nhiều địa phương; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang là vấn đề nhiều người dân lo lắng; tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt gây mất an toàn thực phẩm; vấn đề an ninh trật tự không đảm bảo, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bạo hành và xâm hại trẻ emgây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đời sống phụ nữ và nhân dân và khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Bên cạnh đó, yêu cầu ngày càng cao về tay nghề sản xuất, kỹ năng nghề nghiệp và giá trị sản phẩm nông nghiệp đang là thách thức lớn đối với phụ nữ trong khi phần lớn lao động nữ nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp, tỷ lệ lao động nữ nông thôn qua đào tạo nghề thấp, đặc biệt với những ngành nghề đòi hỏi tay nghề cao. Việc đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn đã được chú trọng, nhưng các loại hình đào tạo nghề dành cho phụ nữ thường là ngắn hạn và tập trung vào các kỹ năng “truyền thống” của phụ nữ, đồng thời đầu ra sau học nghề gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, với những định kiến giới và sự tự ti còn phổ biến ở nông thôn, phụ nữ cũng hạn 116 chế hơn nam giới về cơ hội tiếp cận kỹ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại - những yếu tố quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong CNH - HĐH nông nghiệp. Tình trạng phụ nữ di cư lao động sang các thành phố, đô thị tăng; trong khi tay nghề, kiến thức không đảm bảo nên phần lớn phụ nữ di cư tham gia thị trường lao động phi chính thức, điều kiện làm việc tạm bợ, thu nhập thấp, không được hưởng các chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm. Sản xuất ở nông thôn nói chung và do phụ nữ thực hiện nói riêng còn manh mún, phụ nữ thiếu khả năng/cơ hội tiếp cận thông tin thị trường, khó xây dựng thương hiệu, hiệu quả sản xuất không cao. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn nói chung, phụ nữ nói riêng còn có sự khác biệt so với thành thị, chất lượng dịch vụ y tế còn hạn chế cũng là thách thức với phụ nữ để đảm bảo điều kiện sức khỏe cho lao động và tái tạo sức lao động. Nhận thức của hội viên, phụ nữ chưa đồng đều, một bộ phận còn trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước nên chưa phấn đấu vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, chưa tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Một số phụ nữ và người dân chưa tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng và nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả. Ðể tiếp tục duy trì hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và giải quyết được những vấn đề tồn tại hiện nay, rất cần sự tiếp tuc vào cuộc một cách quyết liệt, sát sao của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể, đặc biệt cần phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn, trong đó có phụ nữ. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ và tổ chức Hội như sau: - Các cấp, các ngành, đoàn thể cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để mỗi người dân và phụ nữ hiểu được mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới và những lợi ích của chương trình đối với người dân, đối với sự phát triển của đất nước, từ đó người dân và phụ nữ chủ động, tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu. Việc tuyên truyền, vận động cần được thực hiện thường xuyên, qua nhiều kênh, trong đó cần chú trọng phát huy kênh tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng thông qua sinh hoạt đoàn, hội của các tổ chức đoàn thể. - Cần tăng cường tính liên kết, hỗ trợ ở cấp cộng đồng thôn/ấp, đây là phạm vi nhỏ, gần gũi, gắn bó với người dân nhất; cần khuyến khích, tạo cơ chế để người dân chủ động thảo luận về những vấn đề của chính mình, của thôn, ấp và đưa ra biện pháp giải quyết với sự hỗ trợ của nhà nước. Cần quan tâm đến bình đẳng giới, bảo đảm phụ nữ được bình đẳng về cơ hội tham gia vào thảo luận kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tham gia thực hiện và thụ hưởng thành quả của Chương trình xây dựng nông thôn mới. - Cấp ủy các cấp phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới; các cấp chính quyền phối hợp, tạo điều kiện để các đoàn thể thực hiện nhiệm vụ được giao. Cần tiếp tục gắn việc xây dựng nông thôn mới với các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể như “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi”nhằm phát huy được sức mạnh của từng đoàn thể, góp phần thực hiện mục tiêu chung của địa phương. 117 - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, hợp tác xã, phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông sản tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm gắn với địa bàn nông thôn để giúp phụ nữ và người dân nông thôn ổn định sản xuất, tăng thu nhập. - Các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm xây dựng, phát hiện các mô hình hiệu quả, cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới để tuyên truyền, biểu dương và phổ biến, nhân rộng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Về phía Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội sẽ tiếp tục chủ trì, hướng dẫn triển khai thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, chỉ đạo các địa phương chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng của phụ nữ và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của địa phương để xác định nội dung ưu tiên hàng năm, tập trung vào những vấn đề bức xúc hiện nay như: phòng chống bạo lực gia đình; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch; đảm bảo vệ sinh môi trường; vận động phụ nữ giúp nhau thoát nghèo, phát triển kinh tế làm giàu chính đáng, xây dựng gia đình hạnh phúc; giữ gìn văn hóa truyền thống; tư vấn, giáo dục pháp luật cho phụ nữ nông thôn...Tăng cường phát hiện và biểu dương và khen thưởng, nhân rộng các mô hình hiệu quả, cách làm hay, các gương cá nhân phụ nữ, gia đình điển hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới, qua đó động viên khích lệ phụ nữ phát huy vai trò, đóng góp tích cực vào vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao./.
Tài liệu liên quan