Phát triển bền vững là một khái niệm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 và được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 với cách hiểu là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.” Ngày nay, phát triển bền vững đang là yêu cầu cấp thiết đối với mọi nền
kinh tế. Và không đứng ngoài cuộc, các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) đang dần thể hiện vai trò tiên
phong của mình trong lĩnh vực này, là bộ phận quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia và của toàn thế giới.
SAI Tunisia, Tổng thư ký ARABOSAI (Hiệp hội các cơ quan kiểm toán tối cao vùng Ả rập) đã có bài
tham luận trên Tạp chí EUROSAI năm 2015 về đóng góp của các SAI trong việc đạt được các mục tiêu phát
triển bền vững (MTPTBV). Chúng tôi trân trọng giới thiệu tới bạn đọc phần lược dịch của Tạp chí NCKH
kiểm toán.
4 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững: Yêu cầu đối với các cơ quan kiểm toán tối cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 49Số 112 - tháng 2/2017
yEâU CAàU ÑOáI VÔÙI CAÙC CÔ qUAN
KIEÅM TOAÙN TOáI CAO
HÖôÙNG TôÙi MUïC TiEÂU
PHAÙT TRiEÅN bEÀN vÖõNG:
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ban hành hai
nghị quyết liên quan đến cơ quan kiểm toán tối
cao. Điều này cho chúng ta thấy rằng các SAI đang
có tầm ảnh hưởng không chỉ trên phạm vi quốc
gia mà còn trên phạm vi toàn cầu. Nghị quyết số
A/66/209 ban hành năm 2011 khẳng định tầm
quan trọng của việc tăng cường sức mạnh của các
SAI trong việc nâng cao hiệu lực, trách nhiệm giải
trình, hiệu quả và sự minh bạch của quản trị công,
có tác động tích cực đối với việc đạt được các mục
tiêu phát triển ở tầm quốc gia và quốc tế. Đồng thời
nhấn mạnh rằng các SAI chỉ có thể hoàn thành
nhiệm vụ của mình một cách chuẩn xác khi mà họ
được độc lập và được bảo vệ trước các tác động
từ bên ngoài. Sau đó, nghị quyết số A/69/228 ban
hành năm 2014 một lần nữa khẳng định nghị quyết
trước đó và khuyến khích các nước thành viên xem
xét một cách cẩn trọng đến tính độc lập và việc xây
Phát triển bền vững là một khái niệm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 và được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 với cách hiểu là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...” Ngày nay, phát triển bền vững đang là yêu cầu cấp thiết đối với mọi nền
kinh tế. Và không đứng ngoài cuộc, các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) đang dần thể hiện vai trò tiên
phong của mình trong lĩnh vực này, là bộ phận quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia và của toàn thế giới.
SAI Tunisia, Tổng thư ký ARABOSAI (Hiệp hội các cơ quan kiểm toán tối cao vùng Ả rập) đã có bài
tham luận trên Tạp chí EUROSAI năm 2015 về đóng góp của các SAI trong việc đạt được các mục tiêu phát
triển bền vững (MTPTBV). Chúng tôi trân trọng giới thiệu tới bạn đọc phần lược dịch của Tạp chí NCKH
kiểm toán.
Từ khóa: Phát triển bền vững, cơ quan kiểm toán tối cao
Towards the goal of sustainable development: The requirements for the supreme audit institutions
Sustainable development is a concept first appeared in 1980 and was popularized in 1987 with the
understanding that “The development can meet the current needs without compromising, harming the
ability to meet the needs of future generations...” Today, sustainable development is a critical requirement for
any economy. And not a bystander, the supreme audit institutions (SAIs) is gradually showing its pioneering
role in this field, is an important part to ensure the sustainable development of each country and worldwide.
Tunisia SAI, General Secretariat of ARABOSAI ( Arab Organization of Supreme Audit Institutions) made
presentations on EUROSAI Journal in 2015 about the contribution of SAIs in achieving the sustainable
development goals. We would like to introduce the summary translation of Journal of Auditing studies.
Keywords: Sustainable development, SAI
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN50 Số 112 - tháng 2/2017
dựng năng lực cho các SAI cũng như cải thiện hệ
thống kế toán công theo kế hoạch phát triển quốc
gia trong nội dung chương trình nghị sự phát triển
năm 2015. Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc
xây dựng năng lực ở các lĩnh vực liên quan đến kế
toán và kiểm toán công.
Nội dung của cả hai Nghị quyết trên đây khái
quát một cách rõ ràng phương pháp tiếp cận mà
các SAI phải bám sát trong tương lai. Các cơ quan
này không chỉ đơn thuần có vai trò quan sát mà còn
là một cơ quan hoạt động tích cực ở cấp độ quốc
gia và quốc tế nhằm cụ thể hóa các mục tiêu phát
triển bền vững.
Trên thực tế, không hề ngạc nhiên khi nói rằng
các nhiệm vụ quan trọng và đầy thách thức đã được
ấn định cho các SAI. Thực tế, so sánh với các cơ
quan kiểm soát khác, các cơ quan kiểm toán tối cao
thường có tính độc lập cao nhất, đóng góp vào sự
khách quan của đầu ra công việc. Cùng với đó, các
báo cáo của các SAI khi được công bố thường có
ảnh hưởng hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với các cơ
quan lập pháp và công chúng.
Vì vậy, để các SAI trên toàn thế giới có thể cung
cấp những giá trị gia tăng cần thiết và đóng góp cho
việc đạt được các MTPTBV, cần phải có những gì?
1. Yêu cầu ở cấp độ mỗi SAI
1.1. Cam kết rõ ràng của người đứng đầu
Qua thực tế nhiều đánh giá do SAI Tunisia thực
hiện liên quan đến quá trình thực hiện các chương
trình nâng cao năng lực cho thấy, hiệu quả của các
chương trình này được tăng lên khi mà bộ máy
lãnh đạo của các SAI đưa ra các cam kết thực hiện
chính thức. Quá trình mà các SAI cam kết thực
hiện các MTPTBV bao gồm cả mục tiêu của người
đứng đầu được hiện thực hóa thông qua các hội
thảo để thảo luận về lợi ích của SAI khi là một phần
của quá trình phát triển bền vững.
Về vấn đề này, trong đại hội INCOSAI lần tới
được tổ chức ở Abu Dhabi, chúng ta cần tận dụng
cơ hội để kêu gọi sự ủng hộ và ký cam kết chính
thức từ người đứng đầu các SAI tham gia. Cũng có
đề xuất rằng trong các cuộc họp toàn thể của các
khu vực thành viên INTOSAI, cần có các bài trình
bày về thành tựu, gương thực hành tốt và bài học
rút ra từ các SAI trong khi tiến hành kiểm toán các
MTPTBV.
1.2. Tăng cường quyền hạn và tính độc lập
Việc kiểm toán các MTPTBV có thể xem là vấn
đề chính trị nhạy cảm ở nhiều quốc gia, vốn có thể
trở thành rào cản, hạn chế các SAI tiếp cận bất kỳ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 51Số 112 - tháng 2/2017
mục tiêu kiểm toán nào trong lĩnh vực này. Do đó,
rõ ràng rằng việc thực hiện bất kỳ cam kết kiểm
toán nào trong vấn đề này đều gắn liền với một
quyền hạn đầy đủ và mức độ độc lập của SAI.
Xét về quyền hạn được phân cấp, quyền thực
hiện các cuộc kiểm toán hoạt động trên quy mô lớn
cho phép các SAI có thể kiểm soát các chính sách
và chương trình công và đưa ra các nhận định về
các báo cáo đầy đủ về mục tiêu, sự minh bạch và
chi phí có vai trò quyết định. Chắc chắn rằng, các
SAI có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán hoạt
động sẽ có vị thế tương đối thuận lợi để thể hiện
khả năng có được và cũng được kỳ vọng sẽ làm tốt
khi kiểm toán các MTPTBV.
Xét về mức độ độc lập, chúng tôi tin rằng sự độc
lập của người đứng đầu các SAI, cơ chế tài chính,
quyền tự do lựa chọn các chủ đề và phạm vi kiểm
toán, quyền công bố và phổ biến báo cáo kiểm toán
là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực
hiện kiểm toán các MTPTBV của các SAI. Các dữ
liệu khả dụng ở quy mô quốc tế cho thấy phần lớn
các SAI đều thiếu cơ chế tài chính. Và do các nguồn
lực con người và tài chính phù hợp rất cần thiết
để thực hiện nhiều cuộc kiểm toán trong lĩnh vực
MTPTBV, cần phải có một hướng đi phù hợp để
hỗ trợ cơ chế tài chính của các SAI và cung cấp các
phương pháp thay thế nếu cần thiết cho việc hỗ trợ
tài chính.
1.3. Xác định định hướng chiến lược
Nhờ vào các nỗ lực của INTOSAI, kế hoạch
chiến lược đã trở thành một trong các công việc
cơ bản tại phần lớn các SAI. Trên thực tế, họ đã
xây dựng các kế hoạch chiến lược phát triển với
các kế hoạch triển khai và thông qua các báo cáo
thường niên về các thành tựu đạt được. Để đủ khả
năng thực hiện kiểm toán các MTPTBV, cần phải
có các mục tiêu chiến lược, được thiết lập sau khi
tiến hành các đánh giá cần thiết về năng lực của
từng SAI. Điều này là cơ sở để các nhà tài trợ đưa
ra các gói hỗ trợ phù hợp nhằm tăng cường năng
lực cho các SAI trong lĩnh vực phát triển bền vững.
Nhờ đó, INTOSAI sẽ có được một nền tảng dữ liệu
phong phú và cũng đồng thời cung cấp thông tin về
những gì đã làm được.
1.4. Tăng cường kết nối với các bên liên quan
bên ngoài
Ngày nay, rõ ràng rằng việc xử lý một cách đúng
đắn các mối quan hệ với các bên liên quan bên
ngoài là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động của các SAI, đặc biệt là trong lĩnh vực PTBV
với 17 mục tiêu cụ thể. Trên thực tế, mỗi mục tiêu
quan tâm đến một nhóm các nhân tố cụ thể, ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp bao gồm Quốc hội,
các cơ quan của Chính phủ, người dân, xã hội,
truyền thông và các cơ quan nghiên cứu. Ví dụ như
nếu nhằm đánh giá thành tựu trong công tác đấu
tranh xóa đói giảm nghèo, SAI cần phải tìm hiểu và
lấy ý kiến của người dân trong vùng hay thậm chí
phối hợp với họ để thực hiện các cuộc khảo sát. SAI
cũng có thể phối hợp với các tổ chức phi chính phủ
hoạt động trong lĩnh vực liên quan với nền tảng dữ
liệu có thể cùng chia sẻ. May mắn là INTOSAI đã
chuẩn bị cho vấn đề này thông qua chương trình
phát triển năng lực của IDI nhằm tăng cường năng
lực của các bên liên quan. Yêu cầu duy nhất trong
vấn đề này là thực hiện chương trình nhằm phù
hợp với từng hoạt động cụ thể của SAI trong lĩnh
vực MTPTBV.
2. Yêu cầu ở cấp độ INTOSAI
Trong những năm qua, INTOSAI đã thực hiện
nhiều cơ chế cho phép các SAI thành viên có thể
tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau, với việc
đưa ra các loại hàng hóa công cộng chất lượng
cao như tiêu chuẩn chuyên nghiệp, các loại sổ tay
hướng dẫn và nhiều tài liệu có giá trị do các ủy ban
và nhóm công tác của INTOSAI ban hành. Xem
xét đến tầm quan trọng to lớn của nó, phần lớn các
SAI đều chia sẻ những kiến thức có được đối với
các mục tiêu chiến lược. Cụ thể hóa các mục tiêu,
đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển bền vững yêu
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN52 Số 112 - tháng 2/2017
cầu cần có nhiều cơ chế. Đáng chú ý nhất, cần có:
- Một nhóm các chương trình dài hạn nhằm
phát triển năng lực của các SAI ở các nước đang
phát triển để kết nối với các MTPTBV;
- Nhóm hệ thống giám sát giữa INTOSAI và các
khu vực thành viên nhằm theo dõi quá trình triển
khai thực hiện các chương trình trên và tập hợp
những kinh nghiệm thực hành tốt nhất;
- Tổ chức hội thảo khoa học thường niên với
sự tham gia của tất cả các khu vực thành viên
INTOSAI để trình bày về các kinh nghiệm và tấm
gương thực hành tốt nhất trong lĩnh vực kiểm toán
MTPTBV;
- Tạo ra đường link liên kết trong chính website
của INTOSAI để cung cấp tài liệu về các kinh
nghiệm thành công và cho phép truy cập vào các tài
liệu hướng dẫn liên quan của các SAI thành viên;
- Tổ chức nhóm các chuyên gia có nhiệm vụ
phát triển các tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ các SAI
thành viên.
3. Yêu cầu đối với các nước thành viên Liên
hợp quốc
Cần phải nhấn mạnh rằng nếu không có các cấu
trúc chính sách và chương trình nhằm đạt được
các MTPTBV của các nước thành viên Liên hợp
quốc, các SAI sẽ không thể tiến hành thực hiện ở
cấp độ quốc gia để đảm bảo trách nhiệm thực hiện
các cam kết hướng tới các mục tiêu đó. Do đó, cần
có các nỗ lực ban đầu để các nước nhận thức được
tầm quan trọng của việc họ cần tham gia vào hệ
thống phát triển bền vững toàn cầu và cho thấy lợi
ích có được từ đó trong hiện tại và cả tương lai. Do
đó, mỗi quốc gia nên thiết lập chương trình của
riêng mình để làm cơ sở cho trách nhiệm giải trình
của các SAI.
Nói cách khác, khủng hoảng mà các nước phải
đối mặt trong cuộc đấu tranh lâu dài để đạt đến
nền tảng thiết yếu cho người dân, ngăn cản bất kỳ
nỗ lực bền vững nào nhằm hướng tới các MTPTBV
trừ phi có được sự hỗ trợ tài chính/kỹ thuật ổn
định và tương xứng nhằm thực hiện các cải cách và
chương trình hướng tới các mục tiêu này. Do đó, sự
hỗ trợ đối với các quốc gia gặp khủng hoảng và tới
các nước kém phát triển là một trong các điều kiện
cơ bản để thúc đẩy nỗ lực của các nước trên toàn
thế giới đạt được MTPTBV.
Sự nâng cấp hệ thống thống kê quốc gia phù
hợp với chuẩn mực quốc tế chắc chắn sẽ là một tiền
đề khác cho thành công, nhờ đó sẽ cho ra đời các
dữ liệu đáng tin cậy và có thể so sánh qua thời gian
và giữa các quốc gia. Về vấn đề này, cần phải lưu ý
rằng thống kê về tác động của chính sách công ở
nhiều nước là khá yếu và gần như đối phó riêng với
các báo cáo tài chính liên quan để sử dụng, ngăn
ngừa các hoạt động kiểm soát toàn diện và mục
tiêu. Cũng trong bối cảnh đó, ngân sách quốc gia
phải cơ cấu lại để phản ánh mục tiêu phát triển và
thực tế rằng các dự án và hoạt động phát triển bền
vững đang được triển khai thông qua ngân sách
nhà nước.
Những vấn đề trên đây chỉ là một phần trong
những việc cần phải làm từ các bên liên quan nhằm
hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu phát triển bền
vững. Đây đơn thuần chỉ là những luận điểm nhằm
tìm kiếm một cái nhìn chung trên phạm vi toàn
cầu, để từ đó cùng nhau hướng tới một sự phát
triển bền vững. Chắc chắn rằng, các SAI hơn lúc
nào hết đang phải đối mặt với thách thức mang tính
lịch sử để chứng minh giá trị và lợi ích của mình,
không chỉ với công chúng mà còn với cộng đồng
quốc tế nói chung. Với nỗ lực chung của cộng đồng
các cơ quan kiểm toán tối cao, các SAI sẽ một lần
nữa chứng minh rằng mình có thể vượt qua thách
thức để đóng góp vào việc đạt được các MTPTBV.
Diệu Thúy (Lược dịch)